Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 121 - 124<br />
<br />
TÌNH CẢM YÊU NƯỚC CỦA VŨ PHẠM HÀM<br />
QUA MỘT SỐ BÀI THƠ CHỮ HÁN<br />
Ngô Thị Thu Trang*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906) quê ở làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà<br />
Nội). Ông là người có nhiều đóng góp cho nền văn hoá, giáo dục nước nhà. Ông sống và hoạt<br />
động trong một giai đoạn đất nước từng bước rơi vào tay bọn thực dân. Qua những bài thơ chữ<br />
Hán của ông chúng ta cảm nhận được tâm sự u hoài trước thời cuộc và một tấm lòng yêu nước kín<br />
đáo. Tuy chưa bộc lộ thành những hành động cụ thể nhưng thái độ và tình cảm của ông đối với đất<br />
nước cũng là một điều đáng trân trọng.<br />
Từ khóa: Vũ Phạm Hàm, cuối thế kỉ XIX, thơ chữ Hán, yêu nước, danh nhân văn hóa.<br />
<br />
Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906), tự là Mộng<br />
Hải, hiệu Thư Trì, người làng Đôn Thư,<br />
huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà<br />
Nội). Ngay từ nhỏ ông đã được ngợi ca là “rất<br />
thông minh, học giỏi có tiếng, mọi người vẫn<br />
gọi ông là thần đồng” [4, 922]. Ông là một<br />
trong ba vị Tam nguyên của lịch sử thi cử<br />
Hán học (cùng với Nguyễn Khuyến, Trần<br />
Bích San) và là danh nhân có nhiều đóng góp<br />
cho nền văn hoá, giáo dục nước nhà thời kỳ<br />
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dù tuổi đời<br />
ngắn ngủi nhưng ông đã để lại nhiều áng thơ<br />
ca, câu đối tuyệt tác được người đời sau yêu<br />
mến và đánh giá cao. Tác phẩm của ông có cả<br />
chữ Hán và chữ Nôm, trong đó chủ yếu là<br />
những sáng tác viết bằng chữ Hán. Sự nghiệp<br />
trước tác của Vũ Phạm Hàm tuy không phải<br />
đồ sộ nhưng những gì ông để lại rất đáng<br />
được trân trọng.*<br />
Vũ Phạm Hàm sống và hoạt động trong giai<br />
đoạn rối ren đầy biến động. Lúc bấy giờ, thực<br />
dân Pháp đã chiếm được nước ta, triều đình<br />
nhà Nguyễn vẫn tồn tại song thực chất chỉ là<br />
bù nhìn tay sai. Ở vào thời kỳ vận nước gian<br />
nan như vậy, nhà Nho chân chính như Vũ<br />
Phạm Hàm chắc hẳn không thể không có<br />
những tâm sự, những nỗi niềm về nước, về<br />
dân. Qua các bài thơ chữ Hán của ông người<br />
đọc có thể nhận thấy tấm lòng yêu nước kín<br />
đáo. Mặc dù niềm ái quốc ấy đôi khi còn chưa<br />
bộc lộ rõ thành những hành động cụ thể<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 176762, Email: ngothutrang2007@gmail.com<br />
<br />
nhưng xét trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ<br />
thì đó cũng là điều đáng ghi nhận. Đây chính<br />
là một trong những mặt tích cực góp phần<br />
khẳng định giá trị thơ văn của ông trong dòng<br />
chảy văn học dân tộc.<br />
Vũ Phạm Hàm sinh ra trong thời kỳ nhiều<br />
buồn thương của đất nước. Ông chứng kiến<br />
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp<br />
và cũng chịu chung nỗi đau của người dân<br />
một nước nô lệ .<br />
Quân khan thế sự thù nhi hí,<br />
Bán bích sơn hà khởi chiến tranh.<br />
(Trung thu đăng)<br />
Kìa xem việc đời như trò chơi con trẻ,<br />
Một nửa giang sơn nổi chiến tranh<br />
(Đèn trung thu)<br />
Ông sinh ra chỉ sáu năm sau khi quân Pháp nổ<br />
súng tấn công Đà Nẵng. Khoảng thời gian<br />
ông học hành, thi cử cũng là lúc thực dân<br />
Pháp đang chiếm dần nước ta. Ông đau lòng<br />
khi thấy xã hội đổi thay, chiến tranh gây đau<br />
thương mất mát cho dân lành. Trong hoàn<br />
cảnh đó, Vũ Phạm Hàm cùng với nhiều nhà<br />
Nho khác cùng thời vẫn ôm chí của kẻ sĩ lập<br />
công danh phò vua giúp nước. Ông chọn cho<br />
mình con đường mà người xưa vẫn đi: thi đỗ<br />
và ra làm quan cho nhà Nguyễn. Trong quan<br />
niệm của ông, con đường làm quan là con<br />
đường duy nhất để ông có thể thực hiện được<br />
lý tưởng “trí quân trạch dân” của mình.<br />
Nhưng đến lúc này, trong ông đã có sự phân<br />
121<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vân day dứt trước lẽ xuất - xử của Nho gia.<br />
Có lúc ông bày tỏ niềm hy vọng về một phép<br />
màu có thể giúp đất nước thoát khỏi thảm họa:<br />
Hộ trì nguyện tá Đông quân lực<br />
Lưu đãi tha niên tác miếu đường<br />
(Vịnh mai hoa)<br />
(Hộ trì xin nguyện có pháp lực của Chúa xuân<br />
Để dành năm sau giúp rập miếu đường)<br />
(Vịnh hoa mai)<br />
Nhưng rốt cuộc, ông vẫn đành bất lực. Chính<br />
vì vậy mà mặc dù đỗ cao, được giữ những<br />
chức quan không nhỏ nhưng ông luôn cảm<br />
thấy chán chường, muốn quay về với cuộc<br />
sống điền viên, vui thú ruộng vườn. Đất nước<br />
gặp họa xâm lăng, những mất mát đau thương<br />
của dân tộc không thể không tác động đến<br />
một bậc đại trí thức giàu tâm huyết và nhạy<br />
cảm như Vũ Phạm Hàm. Ông luôn mang<br />
nặng trong mình ý thức “quốc gia hưng vong,<br />
thất phu hữu trách”. Không có điều kiện để<br />
đứng lên cầm vũ khí chống giặc cứu nước<br />
như một số sĩ phu khác, ông chỉ còn biết giữ<br />
khí tiết “oánh nhiên băng ngọc” (sáng trong<br />
như băng ngọc) và gửi nỗi niềm tâm sự vào<br />
thơ. Đúng như tác giả Nguyễn Minh Tường<br />
đã nhận xét “Chất thơ của Vũ Phạm Hàm là<br />
chất thơ nhiều tâm sự, lắm nỗi u hoài”<br />
[2,283]. Đọc một số bài thơ của Vũ Phạm<br />
Hàm ta cảm nhận được nỗi u hoài của ông:<br />
Nhất thu tâm tự thái vô liêu,<br />
Thược mính nhàn song phá tịch liêu.<br />
Tạc dạ tây phong xuy vũ quá,<br />
Mãn đình hoàng diệp há tiêu tiêu<br />
(Thu)<br />
(Ngày thu lòng dạ vô cùng buồn bã,<br />
Nấu nước chè, tựa cửa phá tan sự lặng lẽ.<br />
Đêm hôm qua, gió tây thổi, mưa càng nhiều<br />
Đầy sân phủ kín lá vàng xác xơ.)<br />
(Thu)<br />
Những hình ảnh gió, mưa và lá vàng rụng đầy<br />
sân dường như đều thấm đẫm tâm trạng thi<br />
nhân. Mùa thu vốn đã gợi buồn, nó lại được<br />
hiện lên qua nỗi lòng cô đơn và buồn thương<br />
của tác giả lại càng trở nên xác xơ, tàn úa.<br />
122<br />
<br />
98(10): 121 - 124<br />
<br />
Đêm thu, nhà thơ như tìm thấy sự tương đồng<br />
với một áng mây trên bầu trời:<br />
Bạch vân hà xứ lai<br />
Trực thướng thanh thiên khứ<br />
Khứ khứ hà sở chi<br />
Phủ ngưỡng bất tri xứ<br />
(Thu tịch vô đề)<br />
(Mây trắng đến từ nơi nào<br />
Bay thẳng lên trời xanh<br />
Đi đâu, biết đi đâu<br />
Cúi ngửa chẳng biết nơi nào)<br />
(Đêm thu không đề)<br />
Sự lẻ loi, đơn côi của đám mây trôi vô định<br />
giữa khoảng không mênh mông cũng giống<br />
với tâm trạng lẻ loi, vô định của tác giả. Ông<br />
cảm thấy lạc lõng, hoang mang và mất<br />
phương hướng ngay trên chính quê hương<br />
mình. Câu thơ như tiếng lòng thổn thức của<br />
một người luôn canh cánh nỗi niềm ưu dân ái<br />
quốc nhưng đành bất lực trước thực tại.<br />
Trước thực trạng xã hội nhiễu nhương đương<br />
thời, một nhà nho chân chính như Vũ Phạm<br />
Hàm không thể không nhận ra:<br />
Đạo tại sĩ do đôn tố nghiệp,<br />
Thời gian nhân vị yếm hư danh.<br />
(Thí viện tức sự)<br />
(Còn đạo, kẻ sĩ còn chăm cử nghiệp,<br />
Thời khó, người chưa chán hư danh)<br />
(Tức sự trong trường thi)<br />
Tác giả thấy rất rõ trong thời buổi hỗn loạn<br />
này nhiều kẻ có danh nhưng bất tài, không<br />
làm được việc gì cho dân cho nước. Câu thơ<br />
là lời than cho đạo học đã đến lúc suy tàn,<br />
đằng sau đó chúng ta còn như thấy một tiếng<br />
thở dài chua xót.<br />
Cũng có lúc, Vũ Phạm Hàm bộc lộ nỗi đau<br />
của người dân mất nước một cách trực diện,<br />
không hề che đậy:<br />
Vinh nhục giang sơn bất tự do<br />
Thành thượng tinh chiên kim vị tẩy<br />
Yên ba tằng phủ diệc hàm sầu<br />
(Ức Tây Hồ)<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(Vinh nhục non sông mất tự do<br />
Trên thành mùi tinh chiên đến nay chưa rửa hết<br />
Trách chi khói sóng cũng vương sầu)<br />
(Nhớ Hồ Tây)<br />
“Tinh chiên” (mùi tanh hôi) là từ được dùng<br />
để ám chỉ thực dân Pháp xâm lược và nó thể<br />
hiện sự khinh bỉ, coi thường. Ở đây Vũ Phạm<br />
Hàm cũng đặt hẳn ra vấn đề vinh và nhục.<br />
Nước mất, nhà tan, vua vốn là niềm ngưỡng<br />
vọng, là biểu tượng của sự tôn kính thì lúc<br />
này chỉ là một kẻ bù nhìn tay sai. Mất tự do,<br />
gót giày quân xâm lược giày xéo đất nước, đó<br />
chính là nỗi nhục lớn lao và thấm thía lúc nào<br />
cũng trĩu nặng tâm hồn nhà thơ. Ý thức được<br />
nỗi nhục vong quốc nhưng đành bất lực cho<br />
nên trong nhiều bài thơ của mình ông đã gửi<br />
gắm nỗi niềm u hoài trước thời cuộc.<br />
Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được lòng<br />
yêu nước của Vũ Phạm Hàm qua những bài<br />
thơ “thể hiện lòng gắn bó với cảnh vật đất<br />
nước, đôi khi cũng để lộ tấm lòng kính phục<br />
đối với một số người đã hy sinh vì đất nước”<br />
[3, 2031] như Phạm Văn Nghị, Nguyễn<br />
Thượng Hiền… Khi Pháp đánh chiếm nước<br />
ta, Phạm Văn Nghị đã chiêu mộ quân và xin<br />
triều đình cho đi đánh giặc. Sau đó ông lại tổ<br />
chức căn cứ kháng chiến để tiếp tục chống<br />
Pháp. Bị triều đình thu hết quan tước, ông về<br />
ở ẩn tại động Liên Hoa. Vũ Phạm Hàm đến<br />
thăm nơi ở cũ của Phạm Văn Nghị và đã bày<br />
tỏ cảm xúc của mình:<br />
Hoa Lư thành ngoại Liên Hoa động,<br />
Hoa tự nhân hương, động cánh u.<br />
Đại cục vị thành năng nhất chiến,<br />
Danh sơn tự chủ túc thiên thu.<br />
Thời gian tử đệ tập nhung mã,<br />
Sự khứ giang hồ lão điếu chu.<br />
Kim nhật dĩ vô ẩn quân tử,<br />
Thạch bàn thư giá thuỷ không lưu.<br />
(Liên Hoa động Phạm Nghĩa Trai tiên sinh<br />
cố cư)<br />
(Động Hoa Sen ngoài thành Hoa Lư,<br />
Hoa thơm tựa người, động thêm u tịch.<br />
Đại cục chưa thành, từng một trận,<br />
<br />
98(10): 121 - 124<br />
<br />
Danh sơn tự chủ, đủ ngàn đời.<br />
Lúc khó khăn anh em cùng nhau luyện tập<br />
binh mã,<br />
Việc hỏng, ngao du giang hồ làm ông lão câu cá.<br />
Nay đã không còn người quân tử ẩn cư,<br />
Thạch bàn giá sách nước chảy mãi.)<br />
(Nhà cũ của Phạm Nghĩa Trai tiên sinh ở<br />
động Hoa Sen)<br />
Vũ Phạm Hàm đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ<br />
đối với một bậc chí sĩ yêu nước, một con<br />
người trung dũng, dẫu “đại cục vị thành”<br />
song đã từng anh dũng chiến đấu với kẻ thù,<br />
đã thể hiện được khí phách và tinh thần yêu<br />
nước đáng nể trọng. Ông bồi hồi tưởng nhớ<br />
đến cuộc đời Liên Hoa động chủ nhân với<br />
những ngày tháng hăm hở cùng đội quân<br />
nghĩa dũng luyện tập binh mã đánh giặc, sau<br />
đó lại quay về với cuộc sống nhàn hạ thảnh<br />
thơi giữ cốt cách thanh cao. Mặc dù Phạm<br />
Văn Nghị đã bị tước hết quan tước phải lui<br />
về ở ẩn song tinh thần yêu nước của ông vẫn<br />
ngời sáng đến ngàn năm.<br />
Yêu nước luôn gắn với thương dân. Trong thơ<br />
Vũ Phạm Hàm chúng ta thấy ông cũng dành<br />
nhiều sự quan tâm đối với cuộc sống của<br />
người dân lao động nghèo. Ông thấu hiểu và<br />
cảm thông với nỗi vất vả của họ:<br />
Nông phu ngải mạch quy,<br />
Nhật trung hãn như vũ.<br />
Đãn nguyện tuế thường phong,<br />
Bất tích cân lực khổ.<br />
(Quan cát mạch)<br />
(Nhà nông cắt lúa trở về,<br />
Giữa trưa nắng mồ hôi rơi như mưa.<br />
Những mong năm cứ mãi được mùa,<br />
Chẳng tiếc công sức nhọc nhằn vất vả.)<br />
(Xem gặt lúa)<br />
Để làm ra hạt thóc người nông dân đã phải đổ<br />
bao nhiêu mồ hôi. Phải gần gũi và yêu mến<br />
người dân lao động Vũ Phạm Hàm mới có<br />
được sự quan sát tinh tế và sự trân trọng thành<br />
quả từ sự khó nhọc của họ. Ông hiểu tâm tư<br />
nguyện vọng của họ, họ sẵn sàng đổ mồ hôi<br />
và không tiếc công sức vất vả nhọc nhằn để<br />
có được những vụ mùa bội thu.<br />
123<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bên cạnh đó, Vũ Phạm Hàm còn dành sự ưu<br />
ái đặc biệt của mình cho những người dân<br />
nghèo. Trong thơ ông thể hiện sự quan tâm,<br />
chia sẻ với cảnh thiếu thốn của họ. Khi ngắm<br />
hoa thuỷ tiên nở vào đêm giao thừa, ông<br />
chạnh lòng:<br />
Hoặc giải hàn gia vô giáp lịch,<br />
Cố tương phương tín báo xuân hồi.<br />
(Giao thừa thuỷ tiên hoa khai ngẫu đắc)<br />
(Hay biết nhà nghèo không có lịch,<br />
Nên đem tin tốt báo xuân đã về)<br />
<br />
thơ nhìn hoa đẹp đã không khỏi mủi lòng vì<br />
vẫn có nhiều người nghèo bên cạnh mình.<br />
Vũ Phạm Hàm là bậc danh nho sống vào cuối<br />
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tìm hiểu thơ văn<br />
của ông không chỉ giúp chúng ta thấy được tài<br />
năng và đức độ của một người “dòng dõi nhà<br />
nho học thanh bạch, thông minh sớm” [1,<br />
314], một vị khoa bảng khả kính mà còn hiểu<br />
phần nào tâm sự, suy nghĩ của ông trước tình<br />
cảnh nước nhà. Từ đó chúng ta thêm thấu hiểu<br />
và trân trọng ý thức trách nhiệm cũng như nhân<br />
cách của lớp sĩ phu nho học thời kỳ này.<br />
<br />
(Làm lúc hoa thuỷ tiên nở đêm giao thừa)<br />
Chơi hoa thuỷ tiên là một thú chơi tao nhã của<br />
các nhà nho xưa. Trong “Thư Trì thi tập” Vũ<br />
Phạm Hàm đã có đến bốn bài thơ viết về hoa<br />
thuỷ tiên. Hoa thuỷ tiên thường nở vào đúng<br />
đêm giao thừa báo hiệu một năm mới tốt lành<br />
đã đến. Hoa thương người nghèo không có<br />
lịch nên nở để báo tin xuân hay chính là nhà<br />
<br />
98(10): 121 - 124<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Văn Giáp (1970), Tìm hiểu kho sách Hán<br />
Nôm, tập 1, Thư viện Quốc gia xuất bản, H.<br />
[2]. Nhiều tác giả (2010), Tam nguyên Thám hoa<br />
Vũ Phạm Hàm, Nxb VHTT, H.<br />
[3]. Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới) (2004),<br />
Nxb Thế giới, H.<br />
[4]. Trần Trung Viên (2004), Văn đàn bảo giám,<br />
Nxb Văn học, H.<br />
<br />
SUMMARY<br />
PATRIOTISM OF VU PHAM HAM<br />
THROUGH A NUMBER OF CHINESE POEMS<br />
Ngo Thi Thu Trang*<br />
College of Education – TNU<br />
<br />
Vu Pham Ham (1864 – 1906) was born in Don Thu Village, Thanh Oai District, Ha Tay province<br />
(Ha Noi today). He made much contribution to the country’s culture and education. He lived and<br />
worked in the period when the country was gradually occupied by the colonists. Through his Sino<br />
poems, we realize his blue feeling toward his age and the hidden love for the country. Although his<br />
love for the country was not made into specific activities, his emotion and feelings toward the<br />
country were respectable.<br />
Key word: Vu Pham Ham, the late nineteenth century, Chinese poetry, patriotic, cultural<br />
celebrities.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 22/8/2012, ngày phản biện: 30/8/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915 176762, Email: ngothutrang2007@gmail.com<br />
<br />
124<br />
<br />