intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại Bệnh viện An Bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về vi khuẩn và đề kháng kháng sinh, theo dõi khuynh hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh để có thể biết được thực trạng đề kháng và đánh giá được hiệu quả của kháng sinh trị liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh được phân lập tại Bệnh viện An Bình từ 1/10/2012 đến 31/5/2013

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN  <br /> GÂY BỆNH ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH  <br /> TỪ 1/10/2012 ĐẾN 31/5/2013 <br /> Trần Thị Thủy Trinh*, Nguyễn Thanh Bảo** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mở đầu: Vi khuẩn và đề kháng kháng sinh luôn là vấn đề thời sự của Y tế toàn cầu. Theo dõi khuynh hướng <br /> đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh là một yêu cầu để có thể biết được thực trạng đề kháng và đánh giá <br /> được hiệu quả của kháng sinh trị liệu. <br /> Mục tiêu: Xác định:(1) tỉ lệ các tác nhân gây bệnh; (2) tỉ lệ các loại vi khuẩn phân bố theo vị trí nhiễm khuẩn <br /> từ bệnh nhân; (3) tỉ lệ và khuynh hướng đề kháng kháng sinh của VK; (4) tỉ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột <br /> sản xuất men β‐lactamase phổ rộng (ESBL). <br /> Đối tượng ‐ Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang với 704 chủng vi khuẩn được phân lập <br /> tại phòng Vi sinh của bệnh viện từ 1/10/2012 đến 31/5/2013. <br /> Kết quả: Đa số mẫu cấy được phân lập từ nhiễm khuẩn vết mổ, da – mô mềm (39,3%), nhiễm khuẩn đường <br /> hô hấp (36,2%) và nhiễm khuẩn đường tiểu (19,7%). Vi khuẩn Gram âm chiếm đa số tác nhân gây bệnh (78%), <br /> trong đó trực khuẩn Gram âm đường ruột chiếm ưu thế nhất (45,6%). 8 loại vi khuẩn thường gặp nhất là E. coli <br /> (21,2%),  Klebsiella  spp.  (13,9%),  M.  catarrhalis  (9,9%),  S.  aureus  (9,5%),  P.  aeruginosa  (8,8%),  E.  faecalis <br /> (7,1%), Enterobacter spp. (7,1%) và Acinetobacter spp. (5,5%). Mức độ kháng thuốc rất đa dạng và có khuynh <br /> hướng gia tăng đề kháng ở S. aureus, trực khuẩn Gram âm đường ruột và Acinetobacter spp. S. aureus kháng <br /> penicillin 98,3%, MRSA 70,7%, còn nhạy linezolid, vancomycin 100% với 85,4% có MIC vancomycin 0,5mg/L. <br /> Trực khuẩn Gram âm đường ruột đề kháng cao với ampicillin, cotrimoxazol, cephalosporins thế hệ II, III; và đề <br /> kháng  thấp  với  ampicillin‐sulbactam,  ticarcillin‐clavulanate,  piperacillin‐tazobactam,  cefoperazone‐sulbactam, <br /> cefepime, tobramycin, amikacin, ertapenem, imipenem và meropenem. Tỉ lệ sinh ESBL 29,9%. P. aeruginosa đề <br /> kháng thấp 60% với các kháng sinh theo khuyến cáo của CLSI. <br /> Kết luận: Kháng sinh đồ luôn là cơ sở để bác sĩ lâm sàng quyết định chọn lựa kháng sinh. Cần có chiến lược <br /> sử dụng kháng sinh thích hợp để giới hạn sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. <br /> Từ khóa: Đề kháng kháng sinh, Vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn Gram âm đường ruột, MRSA, MIC, ESBL, <br /> CLSI, kháng sinh đồ. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> ANTIBIOTIC RESISTANCE OF BACTERIA ISOLATED IN THE MICROBIOLOGY LAB  <br /> OF LABORATORY DEPARTMENT OF AN BINH HOSPITAL FROM 1/10/2012 TO 31/5/2013 <br /> Tran Thi Thuy Trinh, Nguyen Thanh Bao, Cao Minh Nga  <br />  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 296 ‐ 303 <br /> Background:  Bacteria  and  antibiotic  resistance  are  always  an  actual  problem  of  the  World’s  Medicine. <br /> Monitoring antibiotic resistance trends is a critical necessity to recognize the current situation of resistance and <br /> evaluate antimicrobial therapy. <br /> Objectives:  To  determine:  (1)  the  rates  of  infectious  pathogens;  (2)  the  infectious  pathogens’  rates  of <br /> patients’  infected  sites;  (3)  the  rates  and  the  trend  of  antibiotic  resistance;  (4)  the  rates  of  ESBL‐producing <br /> * Khoa Vi sinh – Bệnh viện An Bình  ** BM Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM. <br /> Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thủy Trinh ĐT: 0989110298 Email: thuytrinhtran1967@yahoo.com <br /> <br /> 296<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Enterobacteriaceae. <br /> Method:  Prospective,  descriptive  and  cross‐sectional  study  with  704  pathogenic  bacteria  isolated  at  the <br /> Microbiology Lab of the hospital from 1/10/2012 to 31/5/2013. <br /> Results: Most of the culture samples came from the skin – soft tissue (39.3%), the lower respiratory tract <br /> (36.2%) and the urinary tract infection (19.7%). Most of pathogens isolated were Gram negative bacilli (78%) <br /> with  the  highest  were  Enterobacteriaceae  (45.6%).  The  most  bacteria  were  E.  coli  (21.2%),  Klebsiella  spp. <br /> (13.9%),  M. catarrhalis  (9.9%),  S.  aureus  (9.5%),  P.  aeruginosa  (8.8%), E. faecalis  (7.1%), Enterobacter spp. <br /> (7.1%) and Acinetobacter spp. (5.5%). The antibiotic resistant level of pathogenic bacteria was multiform and had <br /> a trend of increasing resistance in S. aureus, Enterobacteriaceae and Acinetobacter spp. S. aureus was completely <br /> resistant to penicillin 98.3%, MRSA was 70.7% and sensitive with the rate 100% to linezolid and vancomycin <br /> (85.4% MIC vancomycin 0.5mg/L). Enterobacteriaceae had high antibiotic resistance to ampicillin, cotrimoxazol, <br /> cephalosporins  2nd,  3rd  generations;  and  low  resistance  to  ampicillin‐sulbactam,  ticarcillin‐clavulanate, <br /> piperacillin‐tazobactam,  cefoperazone‐sulbactam,  cefepime,  tobramycin,  amikacin,  ertapenem,  imipenem  and <br /> meropenem.  The  rate  of  ESBL‐producing  Enterobacteriaceae  was  29.9%.  P.  aeruginosa  had  low  resistance <br /> (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1