intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển các giống gà bản địa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tình hình nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển các giống gà bản địa trong nước; Tìm hiểu về việc chăn nuôi, bảo tồn một số giống gà bản địa tại Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có các hành động tích cực trong việc chăn nuôi, phát triển các giống gà bản địa của nước mình. Vì vậy, phát triển các giống gà bản địa để trở thành hàng hóa có giá trị cao đang là một xu hướng chăn nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển các giống gà bản địa

  1. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIỐNG GÀ BẢN ĐỊA Trần Thị Cúc1,*, Châu Thị Tâm1 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, * Email: tranthicuc2502@gmail.com Tóm tắt: Thực tiễn cho thấy các giống gà bản địa có năng suất thấp nhưng chất lượng lại rất phù hợp với thói quen văn hóa, khẩu vị của người Việt Nam. Chăn nuôi gà bản địa hiện nay đang được quan tâm bởi khả năng thích nghi cao, phù hợp với tập quán, văn hóa và phương thức chăn nuôi; hơn nữa chất lượng thịt gà ngon, quí hiếm nên có giá cao, ít biến động và rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng có thu nhập cao. Chăn nuôi, phát triển các giống gà bản địa cũng góp phần vào việc bảo tồn nguồn gen vật nuôi, bảo tồn sự đa dạng sinh học của môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có các hành động tích cực trong việc chăn nuôi, phát triển các giống gà bản địa của nước mình. Vì vậy, phát triển các giống gà bản địa để trở thành hàng hóa có giá trị cao đang là một xu hướng chăn nuôi. Từ khóa: Gà bản địa, chăn nuôi, bảo tồn, khai thác. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ quán, văn hóa và phương thức chăn nuôi; Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong hơn nữa, chất lượng thịt gà cao, quý hiếm hệ thống sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. nên có giá cao, ít biến động và rất phù hợp Trong đó, chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí với thị hiếu của người tiêu dùng có thu quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong nhập cao. Ngoài ra, chăn nuôi gà bản địa ngành chăn nuôi Việt Nam, hàng năm cung còn có ý nghĩa bảo vệ sự đa dạng sinh học cấp 1,920.2 ngàn tấn thịt hơi, chiếm 28.5% và đa dạng di truyền, giúp cho ngành chăn tổng sản lượng thịt ngành chăn nuôi; đồng nuôi của Việt Nam phát triển bền vững. thời cung cấp thường xuyên và bền vững Do vậy, bài báo này nhằm tìm hiểu về việc nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn chăn nuôi, bảo tồn một số giống gà bản địa chỉnh cho đại bộ phận người Việt (17,6 tỷ tại Việt Nam. quả trứng/năm) (Tổng cục thống kê, 2021). 2. NỘI DUNG Song song với phát triển chăn nuôi 2.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, theo hướng thâm canh năng suất cao tại các khai thác và phát triển các giống gà bản trang trại công nghiệp, chăn nuôi gà trong địa trong nước nông hộ có xu hướng phát triển. Những năm 2.1.1. Các giống gà bản địa ở các địa gần đây việc sưu tầm, bảo tồn, nhân giống phương và phát triển các giống gà địa phương trong nước được nhiều người quan tâm. Chăn Gà Ri là giống phổ biến nhất ở nước ta nuôi gà bản địa hiện nay đang được các nhà và phân bố rộng rãi trong cả nước. Gà Ri có quản lý quan tâm bởi khả năng thích nghi tầm vóc nhỏ, thân hình thanh tú, nhỏ xương, cao với điều kiện khí hậu, phù hợp với tập thịt thơm ngon. 105
  2. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Gà Liên Minh là một giống gà bản địa Cảo, mang tên thôn Đông Cảo, xã Đông Tảo có nguồn gốc từ thôn Liên Minh, xã Trân huyện Khoái Châu (nay gọi là huyện Châu Châu, huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng Giang) tĩnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo có tầm từ rất lâu đời. vóc tương đối to. Gà Lạc Thủy là một trong các giống đã Gà Mía có nguồn gốc ở làng Miu, xã được thuần hóa và phát triển lâu đời cùng với Đường Lâm, huyện Tùng Thiện, nay là đời sống của người dân ở huyện Lạc Thủy, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ). Gà Mía có tỉnh Hòa Bình. tầm vóc tương đối lớn, ngoại hình thô, đi lại 2.1.2. Các chính sách bảo tồn của nhà chậm chạp. nước, của các tỉnh Gà Tre có nguồn gốc từ các tỉnh Nam Những năm gần đây việc khai thác Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng nguồn gen bản địa đã được ngành nông tuổi, con trống nặng 800-850g, con mái nặng nghiệp quan tâm nhiều, các giống vật nuôi 600-620g. hiếm hoi của các cộng đồng người dân tộc Gà Hồ còn được gọi Đông Hồ hay gà Tổ. thiểu số được đầu tư để phát triển. Chúng có nguồn gốc từ làng Hồ, nay là làng Thấu hiểu sâu sắc hiểm hoạ đối với các Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, giống vật nuôi bản địa, sự tuyệt chủng của tỉnh Bắc Ninh. Gà Hồ có tầm vóc tương đối nhiều giống vật nuôi địa phương, những lớn, ngoại hình thô, đi lại chậm chạp. giống tuy năng suất thấp nhưng mang những Gà Ác được thuần dường phát triển đặc điểm quý giá như thơm ngon, chịu đựng đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên dinh dưỡng thấp, thích nghi với điều kiện Giang... Đặc điểm ngoại hình: thân hình nhỏ, sinh thái. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có như bông. nhiều chính sách, triển khai các đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam bảo tồn các Gà H’mong là vật nuôi truyền đời của giống vật nuôi bản địa, cụ thể trong những đồng bào Dao, H’Mong, Nùng,… ở các tỉnh năm gần đây gồm có: miền núi phía Bắc. Đặc điểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ vàng sẫm… Năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng chủ yếu là màu đen. đã ban hành thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 24/12/2010 đã quy định việc quản lý nhiệm Gà Chọi có số lượng không nhiều, rải rác vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen. Từ khi nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa triển khai thông tư này đến nay Bộ Khoa học phương có truyền thống chơi chọi gà như Hà và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Nông thôn đã phê duyệt chương trình khai Gà Móng là giống hiện được nuôi nhiều thác và phát triển nguồn gen vật nuôi, với tại xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà mục tiêu tạo ra được đàn hạt nhân, đàn sản Nam. Khi trưởng thành gà trống lông màu xuất và con thương phẩm cùng với các quy nâu đỏ, đỏ tía (màu mã lĩnh), gà mái có lông trình kỹ thuật kèm theo để phát triển rộng rải màu nâu nhạt (màu lá chuối khô).  sản phẩm vật nuôi bản địa vào sản xuất. 106
  3. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 Ngày 28/9/2015 Thủ tướng Chính phủ 2.1.3. Kết quả nghiên cứu, khai thác và đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê phát triển các giống gà bản địa duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền Với mục tiêu của đề án “bảo tồn nguồn vững nguồn gen đến năm 2025 và định hướng gen vật nuôi quốc gia” là bảo tồn để khai thác đến năm 2030 với nhiều quan điểm, trong đó và phát triển. Trong những năm gần đây sau có việc đẩy mạnh ứng ứng dụng khoa học và khi được nuôi giữ và bảo tồn, một số giống công nghệ (KH&CN) hiện đại kết hợp hài hòa gà bản địa đã được đưa vào khai thác, phát với tri thức truyền thống trong bảo tồn và sử triển và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho dụng bền vững nguồn gen. Sau gần 10 năm người dân. triển khai thực hiện Quyết định số 1671/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay công Sau giai đoạn đầu tư kinh phí bảo tồn, gà tác bảo tồn nguồn gen đã được quan tâm phát H’mong đã được chọn lọc phát triển. Đến năm triển, đặc biệt một số nguồn gen vật nuôi đã 2004, đã thực hiện thành công 4 mô hình chăn triển khai thành hàng hóa và bảo tồn bền vững nuôi sinh sản và 5 mô hình nuôi gà thương (Phạm Công Hoạt & cs., 2022). phẩm H’mong ở các tỉnh Hà Nội, Sơn La, Vĩnh Phúc (Phạm Công Thiếu và cs, 2004). Ngoài ra còn có một số chính sách khác như: Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày Giống gà Hồ cũng đã được bảo tồn chọn 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê lọc nhằm bảo tồn một cách bền vững thông duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai qua chương trình hợp tác song phương với đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045”; Quyết vương quốc Bỉ giai đoạn 2013 - 2015. Kết định số 2157/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 quả là đã tạo ra được đàn hạt nhân 4 thế hệ của tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt “ Đề với tổng số quần thể là 240 con tại 20 nông án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn hộ (Nguyễn Văn Duy, 2013). gen tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021- Một số các nghiên cứu khác của các tác 2025”; Quyết định số 5040/QĐ-UBND ngày giả góp phần vào khai thác và phát triển các 11/11/2020 của thành phố Hà Nội phê duyệt giống gà bản địa như: Các giống gà Mía, “Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công Móng, Đông Tảo, Chọi, Tre, Liên Minh nghệ về quỹ gen cấp thành phố thực hiện cũng đã được nghiên cứu một cách bài bản trong giai đoạn 2021 - 2025”… trong chương trình quỹ gen cấp nhà nước từ Từ đó có thể khẳng định, các giống vật năm 2012 đến năm 2017. (Ngô Thị Kim Cúc, nuôi là một bộ phận quan trọng của đa dạng 2016; Lê Thị Thu Hiền, 2016; Vũ Công Quý sinh học, nó là tài sản quý giá hiện đang phát và cs., 2017). Vũ Ngọc Sơn (2015) nghiên huy ý nghĩa kinh tế như là giống thuần thích cứu nhân thuần, chọn lọc và bảo tồn gà Lạc nghi với điều kiện sinh thái địa phương đồng Thủy theo phương thức nuôi nhốt. Kết quả thời còn là nguyên liệu phục vụ cho công tác của các nghiên cứu đã đưa ra được các chỉ lai tạo giống. Vì vậy, các chính sách do nhà tiêu về khả năng sinh trưởng và khả năng nước, các tỉnh đưa ra là hết sức kịp thời nhằm sinh sản của các giống gà, góp phần cung cấp giảm thiểu sự tuyệt chủng của nhiều giống dữ liệu cho việc nhân giống và bảo tồn. vật nuôi địa phương nói chung và các giống Về khai thác và phát triển nguồn gen: gà bản địa nói riêng. các đề tài khai thác và phát triển nguồn gen 107
  4. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An đã và đang thực hiện trên gia cầm gồm: gà ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân Mía và gà Móng (2011-2015); vịt Bầu Bến, (Phạm Công Hoạt & cs., 2022). vịt Đốm, vịt Kỳ Lừa, vịt Mốc, gà Đông Tảo, Hiện nay, trong bối cảnh của cuộc Cách gà Tre, gà Chọi (2012-2015); gà Tè (2012- mạng công nghiệp lần thứ tư, để bảo tồn 2014); gà Liên Minh, gà Tiên Yên, gà Cu nguồn gen quý, các nhà khoa học trên thế Roang (2013-2016); vịt Cổ Lũng, gà Cáy giới đã kêu gọi cách tiếp cận mới là ứng dụng Củm, gà Tai đỏ, gà Hắc Phong và gà Tò kết hợp công nghệ tin học, công nghệ sinh (2014-2017); gà Lạc Thủy, gà Kiến và vịt Sín học. Xu hướng tiếp cận này tập trung vào Chéng (2016-2020); vịt Hòa Lan, gà Xước 5 bước chính: (i) Thiết lập ngân hàng mẫu và ngan Sen (2017-2020); gà Lạc Sơn và gà sinh học (BioBanking) để lưu trữ tế bào, mô, nhiều ngón (2018-2021). Nhóm các dự án phôi, tinh, trứng… của sinh vật nguy cấp, sản xuất thử nghiệm đang thực hiện trên các làm nguyên liệu phục hồi về sau; (ii) Giải đối tượng: gà Cáy Củm, gà Liên Minh, ngan trình tự bộ gen sinh vật để hiểu tường tận bản Trâu, vịt Minh Hương (2019-2022); gà Hắc chất nguồn gen quý của sinh vật cần bảo tồn Phong, gà Tai đỏ, vịt Cổ Lũng (bắt đầu từ 2020)… (Phạm Công Hoạt & cs., 2022). và phát triển; (iii) Sinh tổng hợp các hợp chất thay thế cho các chất có hoạt tính sinh học 2.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu lấy từ động vật hoang dã quý hiếm; (iv) Ứng về bảo tồn, phát triển các giống gà bản địa dụng kỹ thuật sinh sản mới để tạo dòng, thúc trong tương lai đẩy nhanh quá trình sinh sản tạo con non mới Nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn ở sinh vật nguy cấp; (v) Thay đổi di truyền gen vật nuôi giai đoạn vừa qua đã góp bằng cách sử dụng các kỹ thuật cải biến di phần phục tráng, hoàn thiện việc đánh giá truyền từ mức độ gen đến mức độ bộ gen để bổ sung một số đặc điểm như di truyền, phá vỡ thế cân bằng giới tính 1:1 giúp quần ngoại hình, đặc tính sinh học, sinh sản, dinh thể sinh vật quý hiếm có cơ hội phát triển tốt dưỡng, thương phẩm, phân bố và khả năng hơn (Phạm Công Hoạt & cs., 2022). phát triển nhân rộng của nhiều nguồn gen Một số mối đe dọa đến các giống gà vật nuôi quý hiếm. Các nhiệm vụ khai thác bản địa Việt Nam như: Sự lấn át quá mạnh và phát triển nguồn gen vật nuôi đều cho của ngành chăn nuôi gà công nghiệp; thiên kết quả tốt, được ứng dụng hiệu quả vào tai dịch họa; bệnh tật; nguy cơ lai tạp; nguy đời sống. Các đề tài nghiên cứu đã chọn lọc cơ giảm sự đa dạng. Trong các Nhưng nguy được đàn hạt nhân mang các đặc trưng của cơ lớn nhất vẫn là sự cạnh tranh về giá cả giống dựa trên các tiêu chuẩn cơ sở và xây so với gà công nghiệp, giá thường gấp hai dựng được một số quy trình chăn nuôi phù hoặc ba lần so với gà công nghiệp (Võ Văn hợp với từng đối tượng vật nuôi. Hiện nay, Sự & cs., 2018). các dự án sản xuất thử nghiệm với sự tham gia của doanh nghiệp đã được tiến hành Việc bảo tồn và phát triển các giống gà nhằm hoàn thiện các quy trình chăm sóc, bản địa trong tương lai là cấp thiết phù hợp nuôi dưỡng phù hợp với thực tế và xây dựng với xu thế phát triển của trên thế giới lẫn ở các mô hình sản xuất thương phẩm, góp Việt Nam. Do đó, cơ quan nhà nước, các nhà phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo công khoa học, doanh nghiệp và người dân cần 108
  5. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 1/2022 quan tâm, đầu tư để có hướng phát triển phù vụ cấp bách hàng đầu của các ngành, cấp liên hợp từng vùng sinh thái, từng địa phương quan mà còn là của toàn xã hội. trong thời gian tới. Cần phải gắn công tác bảo tồn với việc 3. KẾT LUẬN khai thác và phát triển nguồn gen hai giống Từ các nghiên cứu trên của các nhà gà trên một cách hiệu quả để khai thác và nghiên cứu cho thấy nguồn gen các giống gà lai tạo ra các đàn thương phẩm trong tương bản địa có tiềm năng cải tiến về di truyền lai nhằm tạo thêm sản phẩm cho tiêu dùng qua các thế hệ; cùng với những đòi hỏi của của xã hội và giữ được sự đa dạng nguồn phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, vấn gen vật nuôi Việt Nam nói riêng và sự đa đề bảo vệ sinh thái và tài nguyên môi trường dạng sinh học cũng như phát triển một nền nổi lên như một thách thức đối với từng quốc nông nghiệp sinh thái bền vững nói chung gia cũng như cả nhân loại. Bảo vệ nguồn gen ở nước ta góp phần sử dụng nguồn gen một vật nuôi gắn liền với bảo vệ tính đa dạng sinh cách có hiệu quả và tăng tính hàng hóa sản học không những là một trong những nhiệm phẩm của chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Thu Hiền, (2016). Báo cáo tổng kết kết quả khoa học và công nghệ của đề tài: Khai thác, phát triển nguồn gen gà đặc sản: Đông Tảo, Chọi, Tre. Bộ Khoa học và Công Nghệ. 2. Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Công Định, Lê Thị Thu Hiền, Vũ Chí Thiện, Trần Trung Thông, Nguyễn Hữu Cường, Phạm Công Thiếu, (2016). Chọn lọc và nhân thuần gà Mía và gà Móng. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi số 61 tháng 03/2016. 3. Nguyễn Văn Duy, (2013). Khả năng sinh sản của gà Hồ nuôi trong nông hộ tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội. 4. Phạm Công Hoạt, Trần Hoàng Dũng, Phạm Văn Tiềm, Phạm Lê Anh Minh, (2022). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí khoa học Việt Nam điện tử (http://vjst.vn/vn/tin-tuc/6739/bao-ton- nguon-gen-vat-nuoi-tai-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan- thu-tu.aspx) 5. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Viết Thái, Trần Kim Nhàn, (2004). Bước đầu chọn lọc nâng cao năng suất chất lượng gà H, Mông. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, Sô 18, tháng 6. 6. Tổng cục thống kê, (2021). Niên giám thống kê, NXB Thống kê. 7. Tike Sartika and Ronny Rachman Noor, 2005. Productin performance of some local chicken genotypes in Indonesia: An overview. Global perspectives on animal genetic resources íor sustamable agriculture and food production in the tropics. 8. Vũ Ngọc Sơn, Trần Quốc Hùng, Đỗ Thị Kim Dung, Cao Thị Liên, Nguyễn Văn Tám, 109
  6. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An (2015). Kết quả nuôi bảo tồn gà Lạc Thủy tại Viện Chăn nuôi, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi, (53), 2015, trang 25-36. 9. Vũ Công Quý, Hoàng Thị Yến, Ngô Thị Hải Linh, Nguyễn Thị Năm, Trương Ngọc Anh, (2017). Chọn lọc và nhân thuần giống gà Liên Minh. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ. 10. Võ Văn Sự, Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu, (2018). Nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam: Tập đoàn gà, Tạp chí điện tử Chăn nuôi Việt Nam (http://nhachannuoi.vn/ nguon-gen-vat-nuoi-ban-dia-viet-nam-tap-doan-ga/). SUMMARY SITUATION OF RESEARCH, CONSERVATION, EXPLOITATION AND DEVELOPMENT OF NATIVE CHICKEN BREEDS Tran Thi Cuc1*, Chau Thi Tam1 1 Nghean University of Economics Practice shows that indigenous chicken breeds have low productivity but the quality is very suitable to the cultural habits and tastes of Vietnamese people. Indigenous chicken raising is currently being cared by high adaptability, suitable to customs, culture and farming methods. Moreover, the quality of delicious and rare chicken should be high price, less volatile and very suitable to the tastes of high-income consumers. Breeding and developing indigenous chicken breeds also contribute to the conservation of livestock genetic resources, preserving the biodiversity of the environment. Many countries around the world have taken active actions in raising and developing their native chicken breeds. Therefore, developing native chicken breeds to become high-value goods is one of the breeding trends. Keywords: Native chicken, breeding, conserve, exploit. 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2