Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ TRÙN ỐNG (TUBIFICIDAE)<br />
RESEARCH SITUATION OF TUBEWORMS FAMILY (TUBIFICIDAE)<br />
Trương Thị Bích Hồng1<br />
Ngày nhận bài: 04/01/2014; Ngày phản biện thông qua: 27/5/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Họ trùn ống (Tubificidae) thuộc bộ (Haplotaxida) của lớp trùn ít tơ (Oligochaeta) sống trong bùn, bao gồm 48 giống<br />
và 179 loài. Trùn ống phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt, có màu hồng nhạt, cơ thể phân đốt, thành cơ thể mỏng<br />
có thể nhìn thấy cơ quan bên trong cơ thể. Thức ăn chính của trùn ống là mùn bã hữu cơ. Ngoài ra, trùn ống còn sử dụng<br />
tảo đáy và vi khuẩn làm thức ăn. Trong vòng đời một số loài trùn ống tham gia cả hai hình thức sinh sản đơn tính và hữu<br />
tính. Trùn ống lưỡng tính nhưng dị thụ tinh, kén trùn thường bám trên bề mặt nền đáy, gốc cây thủy sinh hoặc mảnh vụn<br />
hữu cơ. Phôi phát triển trong kén kéo dài từ 6 - 10 ngày, trùn con nở ra có màu trắng, chiều dài khoảng 5 - 6mm. Trùn con<br />
phát triển nhanh, đạt kích thước trưởng thành sau 6 tuần.<br />
Từ khóa: trùn ống, dinh dưỡng, sinh sản, sinh trưởng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The tubeworms (Tubificidae) are a family of the Oligochaeta worms like the sludge worm, including 48 genera and<br />
179 species. They are widely distributed throughout the freshwater. They have reddish bodies, which are split into segments.<br />
The body wall of these worms is thin, you can see through in tho the animal’s organs. Their main diet is organic humus,<br />
tubeworms can use benthic algae and bacteria as food. In life some tube worms involved both forms of parthenogenesis<br />
and sexual. Tubeworms are bisexual but they cross fertilization, cocoons often stick fast to substrate root plants or organic<br />
debris. Embryonic development in the cocoon lasts from 6 - 10 days, hatched worms are usually white, about 5 - 6mm in<br />
length. They grow rapidly, reaching adult size after 6 weeks.<br />
Keywords: tubeworms, nutrition, reproduction, growth<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát<br />
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì nghề<br />
nuôi trồng thủy sản Việt Nam nói riêng và trên thế<br />
giới nói chung ngày một phát triển với quy mô sâu<br />
và rộng. Bên cạnh việc nghiên cứu sản xuất giống<br />
và nuôi thương phẩm những loài cá nước ngọt<br />
truyền thống, các loài cá có giá trị thương mại cao<br />
như họ cá da trơn đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho<br />
con người thì việc nghiên cứu sản xuất giống các<br />
loài cá cảnh mới cũng được các nhà khoa học đặc<br />
biệt quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí ngày<br />
càng cao của đại bộ phận người dân.<br />
Qua thực tế sản xuất, các nhà sản xuất giống<br />
cá nước ngọt và cá cảnh đã nhận thấy một số loài<br />
trùn thuộc họ trùn ống là thức ăn sống lý tưởng của<br />
<br />
1<br />
<br />
hầu hết các loại cá nước ngọt ở giai đoạn cá bột do<br />
chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao, kích thước<br />
nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp trùn ống<br />
cho cá cảnh và các trại sản xuất giống cá nước ngọt<br />
đang phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Trùn ống<br />
thu từ tự nhiên thường có số lượng không ổn định.<br />
Thêm vào đó, trùn ống thu ngoài tự nhiên thường<br />
mang nhiều mầm bệnh, bởi vì chúng thường sinh<br />
sống với mật độ cao vùng nước thải, vùng nước ô<br />
nhiễm và đây có thể là nguyên nhân truyền một số<br />
bệnh cho cá giống và cá cảnh. Vì vây, để đảm bảo<br />
và mở rộng quy mô nuôi, sản xuất giống các loài cá<br />
bản địa cũng như các loài cá có giá trị thương mại<br />
cao cần nghiên cứu nuôi các loài làm thức ăn sống<br />
thuộc họ trùn ống. Trong khi đó trên thế giới cũng<br />
như ở Việt Nam, họ trùn ống rất ít loài được đưa vào<br />
<br />
ThS. Trương Thị Bích Hồng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 203<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
nuôi sinh khối với quy mô lớn để làm thức ăn cho đối tượng nuôi thủy sản. Bài báo này là kết quả nghiên cứu<br />
cơ bản về hình thái phân loại, sinh thái phân bố, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của trùn ống làm cơ sở<br />
khoa học cho việc thử nghiệm nuôi sinh khối trùn ống.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Đặc điểm hình thái và phân loại<br />
1.1. Đặc điểm phân loại<br />
Trước đây, họ trùn ống (Tubificidae) chỉ là phân họ trùn ống (Tubificinae) được gộp với một số phân họ<br />
khác Naidinae, Limnodriloidinae, Phallodrilinae, Rhyacodrilinae, Telmatodrilinae thành một họ lớn Naididae [9].<br />
Sau này, số lượng loài được định danh tăng nên, phân họ trùn ống (Tubificinae) được các nhà phân loại học<br />
thống nhất gọi là họ trùn ống (Tubificidae). Họ trùn ống (Tubificidae) gồm có 48 giống và 179 loài. Trong đó, 22<br />
giống (chiếm tỷ lệ 45,8%) có rất ít loài, mỗi giống có duy nhất 1 loài (Antipodrilus dividis, Arctodrilus wulikensis,<br />
Bothrioneurum vejdovskyanum, Branchiura sowerbyi, Breviatria multiprostatus, Epirodrilus michaelseni, Haber<br />
speciosus, Heterochaeta costata, Jolydrilus jaulus, Macquaridrilus benettae, Marcusaedrilus capricornae,<br />
Olavius alius, Paranadrilus descolei, Peosidrilus biprostatus, Pontodrilus bermudensis, Quistradrilus multisetosus,<br />
Rhizodrilus lacteus, Siolidrilus adetus, Smithsonidrilus marinus, Tectidrilus diversus, Teneridrilus mastix, Teneridrilus<br />
mastix, Uniporodrilus granulothecus), 23 giống (chiếm tỷ lệ 47,9%) có số loài ít, mỗi giống có từ 2 đến 8 loài,<br />
chỉ có 3 giống là Limnodrilus, Phallodrilus và Tubificoides có nhiều loài, mỗi giống có trên mười loài: 12 loài, 13<br />
loài và 17 loài tương ứng [27]. Chúng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt, một số ít loài sống ở trong<br />
môi trường nước lợ vùng cửa sông.<br />
1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể<br />
Các loài thuộc họ trùn ống (Tubificidae) có màu hồng, kích thước nhỏ, thành cơ thể mỏng. Trên các đốt cuối<br />
của cơ thể có mang tham gia hô hấp hoặc không có mang. Những loài không có mang ở cuối cơ thể thì quá<br />
trình hô hấp được thực hiện thông qua bề mặt của cơ thể [3]. Cơ thể trùn ống phân đốt, số lượng đốt thay đổi<br />
theo từng loài. Các đốt trên cơ thể được đánh số theo chữ số la mã. Đốt đầu tiên không có chi bên, nó gồm có<br />
phần quanh miệng, miệng và phần phía trước miệng. Do đó, đây là điểm khác biệt nhất để phân biệt đốt đầu<br />
tiên với các đốt tiếp theo của cơ thể. Trên mỗi đốt tiếp theo đều có một đôi chi bên, trên chi bên có các chùm<br />
lông cứng ở mặt lưng và mặt bụng. Cấu tạo của lông cứng trên chi bên khá phức tạp. Vì vậy, hình dạng và số<br />
lượng lông cứng của chi bên là một trong những dấu hiệu để phân loại trùn ống. Các lông cứng của mặt lưng<br />
và mặt bụng dạng hình chữ S và có hai răng đỉnh hoặc lông cứng ở mặt lưng (có ít nhất một cái) có dạng lông<br />
tơ, hình răng lược, lông cứng mặt bụng có hình chữ S và có 2 răng đỉnh hoặc một số lông cứng ở mặt lưng có<br />
dạng lông tơ, một số lông cứng mặt lưng và toàn bộ lông cứng mặt bụng có dạng hình chữ S đầu lông cứng<br />
phân làm 2 răng đỉnh [20].<br />
Hệ sinh dục nằm ở phía trước cơ thể. Cơ quan sinh dục cái gồm các túi nhận tinh nằm ở đốt thứ X và<br />
các tuyến tinh nằm ở đốt XI. Cấu tạo của cơ quan sinh dục là một trong những dấu hiệu để định dạng các loài<br />
thuộc họ trùn ống. Cơ quan sinh dục đực có ống kitin để dẫn tinh trùng hoặc không có ống kitin, tuyến tinh được<br />
chuyển sang cơ quan sinh dục cái thông qua bộ phận chuyển tinh có hình hạt đậu [10].<br />
<br />
Hình 1. Cấu tạo chung của trùn ống<br />
A. Bầu tinh, P. Cơ quan giao cấu, Pr. Phần trước miệng, Sp. Túi nhận tinh, V. Ống dẫn tinh [10]<br />
<br />
2. Đặc điểm sinh thái và phân bố<br />
2.1. Đặc điểm sinh thái phân bố<br />
Các loài thuộc họ trùn ống phân bố rộng khắp<br />
các thủy vực nước ngọt, lợ và một số ít phân bố ở<br />
biển. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các loài trùn ống<br />
<br />
204 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
thường có khả năng thích ứng cao ở vùng nước ô<br />
nhiễm, giàu hợp chất hữu cơ [4],[12],[17],[23],[26].<br />
Chúng có khả năng gia tăng mật độ cá thể quần thể<br />
khi hàm lượng hữu cơ tăng. Đồng thời, trùn ống có<br />
khả năng thay thế chỗ ở của một số loài động vật<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
không xương sống cỡ lớn khác, những loài không có khả năng thích ứng với môi trường sống có hàm lượng<br />
hữu cơ tăng cao [18],[22]. Có thể giải thích, sự hiện diện thường xuyên với mật độ cao của trùn ống trong cống<br />
rãnh, sông, suối có hàm lượng hữu cơ cao là do chúng có khả năng chịu được trong môi trường có hàm lượng<br />
oxy hòa tan thấp [5]. Trong môi trường có hàm lượng hữu cơ cao, các loài trùn ống cũng giảm được sự cạnh<br />
tranh về nơi ở cũng như các loài ăn thịt [7]. Đặc biệt, một số loài như Limnodrilus hoffmeisteri có thể phát triển<br />
nhanh chóng ở vùng nước ô nhiễm hữu cơ, kể cả chất độc Dioxins, thuốc trừ sâu và các kim loại (cadmium,<br />
thủy ngân, đồng) [6],[13].<br />
2.2. Những nghiên cứu về phân bố<br />
Nghiên cứu về phân bố của trùn ống được thực hiện ở rất nhiều các lưu vực sông, hồ lớn và ruộng lúa trên<br />
khắp thế giới.<br />
Nada Djukic và S.Maletin (1998) xác định có 12 loài thuộc hai họ Naididae và Tubificidae phân bố tự nhiên ở<br />
lưu vực sông Mrtva Tisa của Syrbia. Trong đó, có tới 10 loài thuộc họ Tubificidae: Limnodrilu.sp. L. hoffmeisteri,<br />
L. claparedeanus, L. udekemictnus, L, helueticus, Psamoryctides barbatus, P.Albicola, Potamothrix hammoniensis<br />
and Tubifex tubifex. L. hoffmeisteri là loài chiếm ưu thế trong tất cả các mẫu thu trong thời gian 1983 - 1988.<br />
Mật độ loài này chiếm tới 67% trong tổng số loài phân bố ở nền đáy [16].<br />
Phi Raburu và cộng tác viên (2002) cho biết, năng suất động vật không xương sống ở đáy của hồ Naivasha<br />
của Kenya là 4,07g trọng lượng khô/m2/năm. Trong đó, năng suất của hai loài Branchiura sowerbyi, Limnodrilus<br />
hoffmeisteri thuộc họ trùn ống đạt 3,47g trọng lượng khô/m2/năm chiếm tới 85% [19].<br />
David G. Cook (1974) đã phát hiện và xác định được 6 loài (Tubifex postcapillatus, Thalassodrilus belli,<br />
Limnodriloides monothecus, L.verrucosus, L.barnardi, L.winekelmanni) thuộc họ trùn ống phân bố ở vịnh Bahia<br />
De San Quintin ở Thái Bình Dương. Trong đó, Tubifex postcapillatus là loài đặc hữu của vùng vịnh này, loài<br />
L.verrucosus phong phú nhất [8].<br />
Năm 2004, tác giả Rebi C. Nijboer và cộng tác viên đã phát hiện và xác định được 76 loài trùn ít tơ thuộc 3<br />
họ Tubificidae, Naididae và Lumbriculidae phân bố ở các thủy vực nội địa, vùng cửa sông của Hà Lan. Trong số<br />
76 loài có 50% số loài xuất hiện khá phổ biến và chỉ có 5 loài chiếm ưu thế (Ophidonais serpentina, Limnodrilus<br />
claparedeianus, L. hoffmeisteri, L. variegatus, Srylaria lacustris). Ba loài Limnodrilus cl paredeianus, L. hoffmeisteri,<br />
L. variegatus trong số 5 loài chiếm ưu thể thuộc họ trùn ống Tubificidae. Chúng thường phân bố với mật độ cao<br />
ở những vùng đáy bùn có nhiều loài động vật không xương sống cỡ lớn sinh sống [21].<br />
Martins và cộng tác viên (2008) phân lập được 6 loài thuộc họ trùn ống (Aulodrilus limnobius, Bothrioneurum.sp,<br />
B. vejdovskyanum, L. hoffmeisteri, L. udekemianus, Tubifex tubifex) trong số 75.746 mẫu thu từ dòng suối São<br />
Pedro của vùng đông bắc Brazil. Trong phần lớn các mẫu, các loài này phân bố với mật độ cao >5000 con/m2.<br />
Loài L. hoffmeisteri phân bố rộng khắp như một đối tượng chỉ thị môi trường về ô nhiễm hữu cơ, chiếm hơn<br />
75% trong các mẫu thu [14].<br />
Kang-Jieh Lin Shao-Pin Yo, 2008 tìm thấy, trong các mẫu thu từ 14 điểm ở tất cả các nhánh của dòng suối<br />
Dali thuộc thành phố Taichung - Đài Loan có 17 loài thuộc lớp trùn ít tơ (Oligochaeta). Trong số 17 loài đó, chỉ có<br />
<br />
Hình 2. Vùng phân bố của họ trùn ống (Tubificidae) theo GBIF [28]<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 205<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
3 loài (L. hoffmeisteri, Aulophorus furcatus, Branchiura sowerbyi) thuộc họ trùn ống (Tubificidae) nhưng chúng<br />
chiếm tới 82,5% sản lượng. Loài L. Hoffmeisteri chiếm ưu thế nhất với 68,8% [11].<br />
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc. Ở các lưu vực sông,<br />
suối, ao hồ nước ngọt phía Bắc Việt Nam có sáu loài thuộc họ trùn ống phân bố. Trong số đó, có duy nhất<br />
một loài có mang ở cuối thân (Branchiura sowerbyi, Beddard, 1892), 5 loài không có mang thuộc giống<br />
Aulodrilus, Limnodrilus, Tubifex. Giống Aulodrilus có 3 loài (Aalodrilus limnobius, Bretscher, 1929; A.pluriseta,<br />
Piguet, 1929 và A.prothecatus, Chen, 1940), giống Limnodrilus có 2 loài (Limnodrilus hoffmeisteri, Claparede,<br />
1862 và L.grandisetosus, Nomura, 1962), giống Tubifex chỉ có một loài T. tubifex [3]. L.hoffmeisteri là loài thường<br />
gặp nhất, chúng kết thành búi dày đặc có màu hồng ở cống rãnh và ao nuôi cá [1]. Cho đến nay, những nghiên<br />
cứu về phân bố trùn ống ở khu vực phía Nam chưa có nhiều ngoại trừ một số nghiên cứu sử dụng động vật không<br />
xương sống đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực nước chảy dạng sông. Từ những nghiên cứu này đã phát<br />
hiện trùn ống phân bố nhiều ở các sông có hàm lượng hữu cơ cao. Loài L.hoffmeisteri có khả năng chịu đựng tốt<br />
trong điều kiện môi trường có nồng độ đạm tổng số, lân tổng và chỉ số COD trong nước cao. Hàm lượng bùn ảnh<br />
hưởng tới sự phân bố của hai loài L. hoffmeister, Brachyura sowbyyii, chúng đều thuộc họ trùn ống [2].<br />
3. Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng<br />
3.1. Đặc điểm về dinh dưỡng<br />
Hầu hết các loài giun ít tơ thuộc họ trùn ống là động vật ăn tạp. Thức ăn của trùn ống là mùn bã hữu<br />
cơ và các chất dinh dưỡng có trên bề mặt nền đáy ở khu vực chúng đi qua [25]. Trùn ống nuốt các hạt trầm<br />
tích, cặn vẩn hữu cơ có kích thước khác nhau ở đáy vào trong đường ruột tạo thành nhiều lớp gồm toàn<br />
bộ các hạt trầm tích, cặn vẩn hữu cơ từ phía trước đến cuối cơ thể, cơ quan tiêu hóa nghiền nhỏ thức ăn,<br />
hấp thụ chất dinh dưỡng, sau cùng thải chất cặn bã ra ngoài môi trường thành từng ống nhỏ, mỏng. Trùn<br />
ăn liên tục đã góp phần phân giải trầm tích đáy. Phân của trùn thải ra nền đáy như những giải băng tải [25].<br />
Trong trường hợp thiếu thức ăn trùn có thể ăn tảo sợi, tảo đáy, thực vật thủy sinh cỡ nhỏ hoặc mảnh vụn<br />
động vật. Trùn thường phần bố với mật độ cao ở vùng nước chảy chậm nơi tích lũy nhiều hợp chất hữu cơ,<br />
chính các chất hữu cơ tích tụ cùng tảo đáy và vi khuẩn là nguồn thức ăn cơ bản của trùn ống [24].<br />
3.2. Đặc điểm về sinh trưởng<br />
Những nghiên cứu về sinh trưởng của trùn ống chưa có nhiều, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào<br />
ảnh hưởng của các yếu tố như loại thức ăn, tỷ lệ cho ăn, mật độ nuôi, nhiệt độ đến sinh khối quần thể, tỷ lệ<br />
sống của các thể trong quần thể. Marian và cộng tác viên (1984) nghiên cứu về sinh trưởng của T.tubifex kết<br />
luận, T.tubifex tăng trưởng chậm và đạt được trọng lượng khoảng 1,5mg trong thời gian ban đầu là 28 ngày.<br />
Tiếp đến, khoảng thời gian 14 ngày (từ ngày 28 đến ngày thứ 42) là pha tăng trưởng logarit. Sau ngày 42, trọng<br />
lượng cơ thể của T.tubifex ổn định ở mức tối đa khoảng 7,5 mg. Từ ngày 42 trở đi phần lớn năng lượng tập<br />
trung cho sự phát triển tuyến sinh dục, quá trình sinh trưởng chậm lại. Khi trọng lượng cơ thể của T.tubifex đạt<br />
khoảng 5 mg thì tuyến sinh dục đã phát triển, đai sinh dục dày lên có thể nhìn thấy kén ở bên trong cơ thể nhưng<br />
quá trình sinh sản chỉ thực hiện khi chúng thành thục và trọng lượng cơ thể đạt 7,5mg [15].<br />
4. Đặc điểm sinh sản<br />
4.1. Sinh sản vô tính<br />
Trong vòng đời của trùn ống có sự luân phiên giữa hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính. Sinh sản vô<br />
tính theo phương thức phân đoạn, phân đôi cơ thể hoặc hình thành chuỗi cá thể gắn vào vùng sinh sản của cá<br />
thể mẹ [1, 25].<br />
Hình thức phân đoạn, một số đốt phát triển của trùn mẹ co thắt thành cơ thể phân làm hai phần. Kết quả,<br />
từ một cá thể ban đầu có thể tạo thành nhiều đoạn khác nhau, mỗi đoạn mới được tạo thành nhanh chóng phát<br />
triển thêm phần còn thiếu để thành con hoàn chỉnh. Chu kỳ sinh sản vô tính của cá thể trưởng thành là 2 hoặc<br />
3 ngày một lần [25].<br />
Hình thức phân đôi, cá thể trưởng thành co thắt mạnh mẽ thành cơ thể phân ra thành hai phần, tiếp đến<br />
mỗi đoạn phát triển thêm phần đầu hoặc phần đuôi để tạo thành cơ thể hoàn chỉnh. Ngoài tự nhiên, khi trùn con<br />
nở từ trứng thường tham gia sinh sản vô tính trước sau đó mới tham gia sinh sản hữu tính [25].<br />
Phương thức hình thành chuỗi cá thể gắn với vùng sinh sản của cá thể mẹ. Cơ thể có vùng sinh trưởng, hình<br />
thành phần đầu của cá thể sau và phần đuôi của cá thể trước. Các phần này có thể hình thành trước hoặc sau khi cá<br />
thể con tách khỏi cá thể mẹ. Có khi cá thể con chưa kịp tách khỏi mẹ đã hình thành thế hệ tiếp theo, tạo thành chuỗi<br />
cá thể [1].<br />
<br />
206 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ mô tả sinh sản vô tính của trùn ít tơ theo Smith (2001)<br />
dt: ống tiêu hóa, m: miệng, pr: phần trước miệng<br />
<br />
4.2. Sinh sản hữu tính<br />
Hầu hết các loài trùn thuộc lớp trùn ít tơ sống ở nước đều tham gia sinh sản hữu tính. Chúng thuộc nhóm<br />
động vật lưỡng tính nhưng dị thụ tinh, hai cá thể thành thục sinh dục ghép đôi, quay chéo đầu, áp mặt bụng<br />
vào nhau và trao đổi tinh dịch. Tinh trùng có thể được chuyển trực tiếp vào túi nhận tinh của đối phương<br />
dưới dạng tinh dịch hoặc tinh khối (spermatozeugma), hoặc bao tinh (spermatophora). Sau một thời gian,<br />
kịp cho noãn chín, kén trùn hình thành. Kén có kích thước, hình dạng và số lượng trứng thay đổi theo từng<br />
loài. Kén trùn thường bám trên bề mặt đá, gốc cây thủy sinh hoặc các mảnh vụn hữu cơ ở nền đáy. Các phôi<br />
sẽ phát triển trong kén thành trùn con mới chui ra khỏi kén. Thời gian phôi phát triển trong ken kéo dài từ 8<br />
đến 10 ngày, tùy thuộc vào loài và môi trường sống [1],[25]. Nhưng những nghiên cứu về các yếu tố ảnh<br />
hưởng tới sinh sản của trùn ống trên thế giới còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số loài thường gặp và có<br />
mật độ cao, được sử dụng làm thức ăn tươi cho đối tượng nuôi thủy sản như: L. hoffmeisteri, B. sowerbyi,<br />
T. tubifex<br />
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Hầu hết các nghiên cứu về sinh thái và phân bố của trùn chỉ đều cho thấy, trùn ống có khả năng thích ứng<br />
tốt với thủy vực ô nhiễm, giàu hợp chất hữu cơ. Chúng là nhóm loài chiếm ưu thế ở những thủy vực có nền<br />
đáy bùn. Trong số các loài thuộc họ trùn ống thì L. hoffmeisteri phân bố rộng khắp ở các thủy vực nước ngọt. L.<br />
hoffmeisteri được ví như một đối tượng chỉ thị môi trường về ô nhiễm hữu cơ trong thủy vực.<br />
Các nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản chỉ ra rằng: trùn ống là động vật ăn tạp<br />
và ăn liên tục. Trùn ống nuốt toàn bộ các hạt trầm tích, cặn vẩn hữu cơ, vi khuẩn ở khu vực chúng bò qua vào<br />
đường ruột. Trùn ống có kích thước cơ thể nhỏ, trọng lượng cá thể trưởng thành khoảng 7,5mg có thể tham gia<br />
sinh sản hữu tính. Trong vòng đời, trùn ống thường tham gia sinh sản vô tính trước, tham gia sinh sản hữu tính<br />
sau. Trùn ống lưỡng tính nhưng dị thụ tinh, chúng đẻ kén, phôi phát triển trong kén, con non phát triển thẳng<br />
không trải qua giai đoạn ấu trùng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng việt<br />
1.<br />
<br />
Thái Trần Bái, 2005. Động vật học không xương sống. NXB Giáo dục.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Lê Công Quyền, 2009. Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, thành phố Long<br />
Xuyên. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học An Giang.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam .<br />
NXB Giáo dục.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Alves, Rg, Marchese, Mr. and Martins, Rt., 2008. Oligochaeta (Annelida, Clitellata) of Lotic environments at Parque<br />
Estadual Intervales (São Paulo, Brazil). Biota Neotrop., Vol. 18, No. 1: 21-24.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Aston, Ri., 1973. Tubificids And Water Quality: A Review. Environ. Pollut., Vol. 5, No. 1:1-10.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bradshaw, A. D., and K. Hardwick. 1989. Evolution and stress-genotypic and phenotypic components. Biol. J. Linn. Soc.<br />
37: 137-155.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 207<br />
<br />