YOMEDIA
ADSENSE
Tình hình nhiễm acinetobacter spp trên bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/09/2010-31/12/2010
56
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu có mục tiêu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm acinetobacter spp. trên bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy và tính đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này. Các số liệu của nghiên cứu được thu thập từ bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) từ 01/09/2010-31/12/2010.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình nhiễm acinetobacter spp trên bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/09/2010-31/12/2010
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM ACINETOBACTER SPP TRÊN BỆNH NHÂN<br />
NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 01/09/2010 – 31/12/2010<br />
Dương Hoàng Lân*, Trần Thị Thanh Nga**, Mai Nguyệt Thu Hồng*, Lục Thị Vân Bích*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Acinetobacter spp. là một trong những vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và đã đề kháng<br />
với hầu hết kháng sinh thế hệ mới, kể cả nhóm Imipenem/Cilastatin và Meropenem, là những kháng sinh có thể<br />
điều trị hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn khác. Các nghiên cứu của Bộ Y Tế năm 2004 và bệnh viện Chợ Rẫy năm<br />
2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp lần lượt là 10,3% và 15,5%, và hầu hết các chủng vi khuẩn này đều<br />
đề kháng với tất cả các kháng sinh thông dụng. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sự phân bố của Acinetobacter<br />
spp. trong nhiễm trùng bệnh viện cũng như tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn này là rất cần thiết, nhằm<br />
góp phần vào việc phòng chống nhiễm khuẩn và có kế hoạch sử dụng kháng sinh hợp lý trên lâm sàng.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. trên bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy và tính<br />
đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các số liệu liên quan đến nghiên cứu<br />
được thu thập từ bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) từ 01/09/2010-31/12/2010.<br />
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp là 15,41% (494/3.205), trong đó, Acinetobacter baumannii chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất (99,39%), Acinetobacter khác chỉ chiếm tỷ lệ 0,61%. Trong 491 mẫu bệnh phẩm nhiễm Acinetobacter<br />
baumannii, bệnh phẩm đàm chiếm tỷ lệ cao nhất (63,75%), kế đến là mủ (19,35%). Khoa lâm sàng có tỷ lệ nhiễm<br />
Acinetobacter baumannii cao nhất là khoa Săn sóc đặc biệt (20,77%), kế đến là khoa Ngoại thần kinh (19,75%),<br />
khoa Nội hô hấp (14,86 %). Acinetobacter baumannii đã đề kháng với hầu hết tất cả các kháng sinh nhóm βlactam, Aminoglycoside, Fluoroquinolone, Sulfamide với tỷ lệ đề kháng >70%, trong đó Ceftriaxone bị đề kháng<br />
cao nhất (93,08%). Chỉ có kháng sinh Colistin có tỷ lệ đề kháng thấp nhất là 0,41%.<br />
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. trong nghiên cứu khá cao 15,41%, trong đó Acinetobacter<br />
baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất (99,39%). Các vi khuẩn này đã đề kháng với hầu hết các kháng sinh đang sử<br />
dụng trong điều trị lâm sàng.<br />
Từ khóa: Acinetobacter spp, Acinetobacter baumannii, đề kháng với kháng sinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ACINETOBACTER SPP PREVALENCE IN HOSPITALIZED PATIENTS OF CHO RAY HOSPITAL IN<br />
HO CHI MINH CITY FROM 01/09/2010 – 31/12/2010.<br />
Duong Hoang Lan, Tran Thi Thanh Nga, Mai Nguyet Thu Hong, Luc Thi Van Bich<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 104 - 109<br />
Introduction: Acinetobacter spp. which have been the widely distribution microorganisms in nature<br />
causing nosocomial infection, have multiply resisted to antibiotics, including Imipenem/Cilastatin and<br />
Meropenem, the new generation antibiotics which could be successfully in infectious disease treatment. Studies of<br />
Ministry of Health in 2004 and Cho Ray hospital in 2009 demonstrated that the Acinetobacter spp. prevalence<br />
was 10.3% and 15.5%; and all of Acinetobacter spp. strains in the studies had resisted to many groups of<br />
* Bộ Môn Vi sinh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Khoa Vi sinh - Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. Dương Hoàng Lân<br />
ĐT: 0906257462<br />
Email: duong_hoang_lan@yahoo.com.vn<br />
<br />
104<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
antibiotics. Therefore, the researches on Acinetobacter spp. prevalence and their multiply resistance to antibiotics<br />
should be particularly developed for the appropriate treatment of antibiotics in clinical and decreasing the<br />
transmission of infectious disease.<br />
Objectives: Determination of Acinetobacter spp. prevalence and their antibiotic resistance in hospitalized<br />
patients of Cho Ray Hospital in Ho Chi Minh City.<br />
Methods: Study design is cross-sectional descriptive study. The data relating to the study were collected<br />
based on the records of Cho Ray Hospital from 01/09/2010 to 31/12/2010.<br />
Results: Prevalence of Acinetobacter spp. infection was 15.41% (494/3205), Among all the Acinetobacter<br />
spp., Acinetobacter baumannii had the highest ratio which amounted to 99.39%, while other Acinetobacters were<br />
only 0.61%. Of 491 specimens which contain Acinetobacter baumannii, sputum specimens had the highest ratio<br />
which accounted for 63.75%, followed by pus specimens with 19.35%. The clinical Units whose specimens<br />
infected with Acinetobacter spp. were the Intervention Care Units with the percentage of 20.77%, next by the<br />
Neurological Surgery Unit (19.75%), and the Respiratory Unit (14.86%). Acinetobacter baumannii already<br />
resisted most of antibiotics in groups β-lactam, Aminoglycoside, Fluoroquinolone, Sulfamide with the resistance<br />
ratio of over 70%, and among them, Ceftriaxone was resisted the most (93.08%). Except for Colistin which had<br />
the least resistance ratio (0.41%).<br />
Conclusion: Prevalence of Acinetobacter spp. was 15.41%, among the Acinetobacter spp., Acinetobacter<br />
baumannii was the most common microorganisms with 99.39% and they resisted to most of antibiotics<br />
Keyword: Acinetobacter spp, Acinetobacter baumannii<br />
vi khuẩn, đứng hàng thứ hai chỉ sau E.Coli trong<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
5 loại vi khuẩn thường gặp nhất gây nhiễm<br />
Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây<br />
trùng bệnh viện. Acinetobacter baumannii đề<br />
bệnh đang là vấn đề thời sự của y tế thế giới<br />
kháng cao với tất cả các kháng sinh thường<br />
hiện nay. Một trong những tác nhân được nhắc<br />
dùng trong điều trị với tỷ lệ đề kháng trên 40%<br />
đến nhiều hiện nay là Acinetobacter spp. với khả<br />
ngoại trừ kháng sinh Colistin có tỷ lệ đề kháng<br />
năng gây nhiễm trùng bệnh viện rất cao và<br />
thấp hơn(10).<br />
nhóm vi khuẩn này cũng đã đề kháng với hầu<br />
Với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu<br />
hết các kháng sinh thông dụng. Trung tâm kiểm<br />
về tình hình nhiễm và khả năng đề kháng kháng<br />
soát và phòng bệnh (CDC) đã khảo sát trên 3.601<br />
sinh của Acinetobacter spp tại Việt Nam, nhằm hỗ<br />
chủng vi khuẩn phân lập từ 300 bệnh viện ở<br />
trợ cho việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong<br />
Hoa Kỳ cho thấy vi khuẩn gây nhiễm chủ yếu là<br />
công tác phòng chống nhiễm khuẩn, chúng tôi<br />
Acinetobacter baumannii và vi khuẩn này cũng đã<br />
thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình nhiễm<br />
đề kháng cao với kháng sinh Carbapenem. Theo<br />
Acinetobacter spp. trên bệnh nhân nhập viện tại<br />
tạp chí Lancet, thế giới đang ngày càng lo ngại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/09/2010-31/12/2010”.<br />
về vấn đề nhiễm vi khuẩn này.<br />
Tại Việt Nam, theo tác giả Trần Văn Ngọc,<br />
báo cáo tổng kết của Bộ Y Tế năm 2004 về tình<br />
hình nhiễm trùng bệnh viện, tỷ lệ nhiễm<br />
Acinetobacter spp. là 10,3%, riêng ở bệnh viện<br />
Bạch Mai là 16,5%, ở Chợ Rẫy là 14,1%(11). Tại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy, theo báo cáo tổng kết năm<br />
2008 và 2009 của khoa Vi sinh: Acinetobacter<br />
baumannii chiếm tỷ lệ 16% năm 2008 và 15,5%<br />
năm 2009 trong số các mẫu bệnh phẩm bị nhiễm<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp. trên<br />
mẫu bệnh phẩm.<br />
Xác định tỷ lệ phân bố các loài Acinetobacter<br />
trong giống Acinetobacter spp.<br />
Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các<br />
vi khuẩn Acinetobacter spp. phân lập được.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
105<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số đích<br />
Tất cả các bệnh nhân nhập viện và có chỉ<br />
định làm xét nghiệm vi sinh ở khoa xét nghiệm<br />
bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Tất cả các mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân<br />
có chỉ định làm xét nghiệm vi sinh ở khoa xét<br />
nghiệm bệnh viện Chợ Rẫy có kết quả cấy<br />
dương từ 01/09/2010 đến 31/12/2010.<br />
<br />
Tỷ lệ mẫu cấy dương tính của Acinetobacter<br />
spp. là 15,41% (494/3.205).<br />
<br />
Tỷ lệ phân bố các loài Acinetobacter trong<br />
mẫu bệnh phẩm<br />
Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii là 99,39%<br />
(491/494), Acinetobacter khác là 0,61% (3/494).<br />
Bảng 1: Kết quả phân bố các loài vi khuẩn<br />
Acinetobacter spp. phân lập từ bệnh phẩm.<br />
Vi khuẩn<br />
Acinetobacter baumannii<br />
<br />
Số chủng<br />
491<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
99,39<br />
<br />
Acinetobacter khác<br />
Tổng cộng<br />
<br />
3<br />
494<br />
<br />
0.61<br />
100<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Tất cả các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân<br />
nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy được gửi làm<br />
xét nghiệm tại khoa vi sinh mà có kết quả cấy<br />
dương tính trong thời gian từ 01/09/2010 đến<br />
31/12/2011.<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ nhiễm các<br />
Acinetobacter khác ngoại trừ Acinetobacter<br />
baumannii là rất thấp, chỉ 0,61% (3/494) nên kết<br />
quả khảo sát các đặc tính liên quan với các vi<br />
khuẩn này sẽ không có ý nghĩa thống kê. Do đó<br />
chúng tôi chỉ phân tích các kết quả có liên quan<br />
với Acinetobacter baumannii.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Kết quả xét nghiệm vi sinh không rõ ràng.<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii theo<br />
bệnh phẩm<br />
<br />
Mẫu bệnh phẩm tạp nhiễm.<br />
Mẫu bệnh phẩm trùng lắp.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian từ 01/09/2010 đến 31/12/2010<br />
chúng tôi ghi nhận được 10.915 mẫu bệnh phẩm<br />
có thực hiện xét nghiệm vi sinh. Trong tổng số<br />
10.915 mẫu, 3.205 mẫu cấy dương tính, xác định<br />
được vi khuẩn gây bệnh và có thực hiện thử<br />
nghiệm kháng sinh đồ. Trong 3.205 mẫu này có<br />
494 mẫu cấy dương tính với Acinetobacter spp.<br />
chiếm tỷ lệ 15,41% trong tổng số mẫu bệnh<br />
phẩm cấy dương tính.<br />
<br />
Đặc điểm về dịch tễ của mẫu nghiên cứu<br />
Giới tính: nam chiếm 65,99% và nữ chiếm<br />
34,01%.<br />
Tuổi trung bình là 52,67 tuổi với độ lệch<br />
chuẩn ± 21,65, cao nhất là 94 tuổi và thấp nhất là<br />
16 tuổi. Trong đó nhóm tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất: 40,28%.<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp<br />
<br />
106<br />
<br />
Trong 491 mẫu bệnh phẩm nhiễm<br />
Acinetobacter baumannii, bệnh phẩm đàm chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (63,75%), kế đến là mủ (19,35%), tỷ<br />
lệ nhiễm ở các mẫu bệnh phẩm khác thấp hơn.<br />
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ nhiễm Acinetobacter<br />
baumannii theo bệnh phẩm.<br />
Loại bệnh phẩm<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Đàm<br />
<br />
313<br />
<br />
63,75<br />
<br />
Mủ<br />
Máu<br />
Dịch rửa phế quản<br />
Dịch khác (dịch báng, dịch não<br />
tuỷ, dịch âm đạo…)<br />
Nước tiểu<br />
Khác (đầu sonde, giả mạc…)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
95<br />
19<br />
26<br />
23<br />
<br />
19,35<br />
3,87<br />
5,29<br />
4,68<br />
<br />
11<br />
4<br />
491<br />
<br />
2,24<br />
0,82<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii theo<br />
Khoa lâm sàng<br />
Khoa lâm sàng có tỷ lệ nhiễm Acinetobacter<br />
baumannii cao nhất là khoa Săn sóc đặc biệt<br />
(20,77%), kế đến là khoa Ngoại thần kinh<br />
(19,75%), khoa Nội hô hấp (14,86 %). Các khoa<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
khác có tỷ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii<br />
thấp hơn.<br />
Bảng 3: Tỷ lệ phân bố Acinetobacter baumannii theo<br />
khoa lâm sàng.<br />
Khoa lâm sàng<br />
<br />
Số Tỷ lệ %<br />
lượng<br />
102<br />
20,77<br />
97<br />
19,75<br />
15<br />
3,05<br />
16<br />
3,26<br />
<br />
Săn sóc đặc biệt<br />
Hồi sức ngoại thần kinh<br />
Chấn thương chỉnh hình<br />
Ngoại khác (ngoại tổng quát, ngoại<br />
niệu…)<br />
Phỏng<br />
Nội hô hấp<br />
Nội thần kinh<br />
Nội tim mạch<br />
Nội khác (nội tiêu hoá, nội tiết, thận,<br />
khớp…)<br />
Bệnh nhiệt đới<br />
Khác (tai mũi họng, huyết học…)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Kháng sinh đồ của<br />
baumannii phân lập được<br />
<br />
53<br />
73<br />
34<br />
17<br />
39<br />
<br />
10,79<br />
14,86<br />
6,92<br />
3,46<br />
7,94<br />
<br />
40<br />
5<br />
491<br />
<br />
8,15<br />
1,05<br />
100<br />
<br />
Acinetobacter<br />
<br />
Acinetobacter baumannii đã đề kháng với hầu<br />
hết kháng sinh nhóm β-lactam, Aminoglycoside,<br />
Fluoroquinolone, Sulfamide với tỷ lệ đề kháng<br />
>70%, trong đó Ceftriaxone bị đề kháng cao nhất<br />
(93,08%). Chỉ có kháng sinh Colistin có tỷ lệ đề<br />
kháng thấp nhất là 0,41%.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ đề kháng với kháng sinh của<br />
Acinetobacter baumannii.<br />
Nhóm<br />
KS<br />
<br />
β-lactam<br />
<br />
Kháng sinh<br />
<br />
n<br />
<br />
S<br />
<br />
%S<br />
<br />
Ceftazidime<br />
Ceftriaxone<br />
Cefepime<br />
<br />
491<br />
491<br />
491<br />
<br />
39<br />
4<br />
32<br />
<br />
7,94 3 0,61 449 91,45<br />
0,81 30 6,11 457 93,08<br />
6,52 23 4,68 436 88,80<br />
<br />
Cefoperazone/<br />
Sulbactam<br />
<br />
491<br />
<br />
85 17,31 99 20,16 307 62,53<br />
<br />
491<br />
<br />
33<br />
<br />
491<br />
491<br />
491<br />
<br />
68 13,85 15 3,06 408 83,09<br />
86 17,51 5 1,02 400 81,47<br />
51 10,38 7 1,43 433 88,19<br />
<br />
491<br />
<br />
45<br />
<br />
491<br />
<br />
121 24,64 11 2,24 359 73,12<br />
<br />
491<br />
<br />
41<br />
<br />
491<br />
<br />
487 99,18 2<br />
<br />
491<br />
<br />
251 51,12 36 7,33 204 41,55<br />
<br />
Ticarcillin/Clavula<br />
nic acide<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Amikacin<br />
Aminogl Gentamicin ycoside<br />
NCCLS<br />
Netilmicin<br />
Fluoroq<br />
Ciprofloxacin<br />
uinolone<br />
Polymyxi<br />
Colistin<br />
n<br />
Cycline<br />
Doxycyline<br />
<br />
I<br />
<br />
%I<br />
<br />
R<br />
<br />
%R<br />
<br />
6,72 12 2,44 446 90,84<br />
<br />
9,16<br />
<br />
1<br />
<br />
0,20 641 90,64<br />
<br />
8,35 13 2,65 437<br />
0,41<br />
<br />
2<br />
<br />
89<br />
0,41<br />
<br />
Nhóm<br />
Kháng sinh<br />
n<br />
KS<br />
Sulfami Trimethoprim/Sul<br />
491<br />
de<br />
famethoxazole<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
S<br />
<br />
%S<br />
<br />
I<br />
<br />
%I<br />
<br />
R<br />
<br />
%R<br />
<br />
36<br />
<br />
7,33 21 4,27 434 88,40<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp.<br />
Trong tổng số 3.205 mẫu cấy dương tính, có<br />
494 mẫu Acinetobacter spp chiếm tỷ lệ 15,41%. Kết<br />
quả này tương đồng với hầu hết các nghiên cứu<br />
trong nước: Trân Văn Ngọc (tỷ lệ nhiễm<br />
Acinetobacter spp. là 10,3%, riêng ở bệnh viên<br />
Bạch Mai là 16,5%, ở bệnh viên Chợ Rẫy là<br />
14,1%)(11), Nguyễn Thị Thanh Hà(17,2%)(9), báo<br />
cáo tổng kết năm 2009 của khoa vi sinh bệnh<br />
viện Chợ Rẫy (15,5%)(10)…<br />
<br />
Tỷ lệ phân bố các loài Acinetobacter trong<br />
mẫu bệnh phẩm<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 494<br />
mẫu cấy dương tính với Acinetobacter spp. thì có<br />
491 mẫu là Acinetobacter baumannii và chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất là 99,39%, trong khi các Acinetobacter<br />
khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp 0,61% (3/494).<br />
Do đó kết quả khảo sát các đặc tính liên quan<br />
với các Acinetobacter khác này sẽ không có ý<br />
nghĩa thống kê, do cỡ mẫu quá thấp (3 ca). Vì<br />
vậy chúng tôi chỉ phân tích các kết quả về sau có<br />
liên quan với Acinetobacter baumannii. Điều này<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Nghĩa<br />
Thịnh và cộng sự (2010), “Khảo sát tình hình đề<br />
kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa hồi sức<br />
tích cực và chống độc bệnh viện Cấp Cứu Trưng<br />
Vương”, tác giả cũng chỉ báo cáo về tỷ lệ nhiễm<br />
Acinetobacter baumannii và tính đề kháng kháng<br />
sinh của chúng mà không đề cập đến các<br />
Acinetobacter khác, từ đó cho thấy Acinetobacter<br />
baumannii chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhiễm<br />
khuẩn bệnh viện do Acinetobacter spp. gây ra.<br />
<br />
Tỷ lệ đề kháng với kháng sinh của<br />
Acinetobacter baumannii<br />
Vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng<br />
tăng là thực trạng không thể tránh khỏi dưới áp<br />
lực chọn lọc của kháng sinh trong thời đại ngày<br />
nay. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vi khuẩn<br />
Acinetobacter baumannii đã kháng với hầu hết các<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
107<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
kháng sinh nhóm β-lactam với tỷ lệ đề kháng<br />
đều trên 80%, kể cả Imipenem 83,09% và<br />
Meropenem 81,47%; chỉ có Cefoperazone/<br />
Sulbactam là có tỷ lệ đề kháng thấp nhất trong<br />
nhóm β-lactam, tuy nhiên cũng đã bị kháng đến<br />
62,53%. Kết quả này cũng tương đồng với báo<br />
cáo năm 2009 của khoa Vi sinh bệnh viện Chợ<br />
Rẫy(10), nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú<br />
Hương Lan (2009) tại bệnh viện Bệnh Nhiệt<br />
Đới(8) và tác giả Bùi Nghĩa Thịnh (2010) tại bệnh<br />
viện Cấp Cứu Trưng Vương(1).<br />
Đối với các kháng sinh họ Aminoglycoside,<br />
Acinetobacter baumannii cũng đề kháng với tỷ lệ<br />
khá cao, trong đó kháng Gentamicin–NCCLS<br />
90,64%, Amikacin 88,19% và Netilmicin 73,12%.<br />
Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu<br />
của Nguyễn Hùng Cường (2005) tại bệnh viện<br />
Việt Tiệp Hải Phòng(7), nghiên cứu của Bùi<br />
Nghĩa Thịnh (2010) tại bệnh viên Cấp Cứu<br />
Trưng Vương và cũng tương đồng với báo cáo<br />
của Khoa Vi Sinh bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009.<br />
Ngoài ra, trong nghiên cứu chúng tôi: Tỷ lệ<br />
đề kháng của Acinetobacter baumannii với kháng<br />
sinh nhóm Fluoroquinolone mà cụ thể là<br />
Ciprofloxacin 89%, tương đồng với nghiên cứu<br />
của Phạm Hùng Vân (2009) 82%; Bùi Nghĩa<br />
Thịnh (2010) 77,5% và nghiên cứu của Nguyễn<br />
Phú Hương Lan (2009) là 73%. Tỷ lệ đề kháng<br />
với kháng sinh nhóm Sulfamide theo chúng tôi<br />
là 88,40% Acinetobacter baumannii đề kháng với<br />
Trimethoprim/ Sulfamethoxazole, tương đồng<br />
với Bùi Nghĩa Thịnh tỷ lệ này là 87,6%.<br />
Tuy nhiên Acinetobacter baumannii vẫn còn<br />
nhạy cảm với Doxycyline kháng sinh thuộc họ<br />
Cycline có tỷ lệ đề kháng tương đối thấp<br />
41,55%, kết quả này tương đồng với nghiên cứu<br />
của Nguyễn Hùng Cường tỷ lệ này là 41,2%.<br />
Điều đáng chú ý là Acinetobacter baumannii rất ít<br />
đề kháng với kháng sinh nhóm polymyxin mà<br />
cụ thề là Colistin, kết quả này cũng tương đồng<br />
với Nguyễn Phú Hương Lan (2009), Phạm Hùng<br />
Vân (2009) và báo cáo của khoa vi sinh bệnh<br />
viện Chợ Rẫy năm 2009. Gần như 100% kháng<br />
sinh này nhạy cảm với Acinetobacter baumannii,<br />
<br />
108<br />
<br />
tỷ lệ đề kháng với Colistin theo nghiên cứu của<br />
chúng tôi chỉ có 0,41%, theo tổng kết khoa vi<br />
sinh bệnh viện Chợ Rẫy là 0,52% và theo<br />
Nguyễn Phú Hương Lan là 0%. Tuy nhiên,<br />
Colistin chỉ có hiệu quả kháng lại Acinetobacter<br />
baumannii trên in vitro, mà chưa có nhiều nghiên<br />
cứu chứng minh hiệu quả của nó trên thực<br />
nghiệm lâm sàng. Hạn chế này là do, trên thực<br />
tế các nhà bác sĩ lâm sàng ở nước ta rất ít sử<br />
dụng Colistin nói riêng và các kháng sinh họ<br />
polymyxin nói chung trong điều trị các bệnh<br />
nhiễm trùng ở người. Nguyên nhân là do các<br />
kháng sinh này hấp thu qua đường tiêu hóa rất<br />
kém, trong khi dùng bằng đường tiêm bắp hày<br />
tiêm mạch thì khó sử dụng. Quan trọng nhất là<br />
do các kháng sinh polymyxin khi sử dụng trên<br />
người có tác dụng phụ rất nhiều và gây nguy<br />
hiểm đến tính mạng của người bệnh. Colistin có<br />
khả năng gây độc cho thận đến 58% khi dùng<br />
bằng đường tĩnh mạch(2), có thể gây tiểu máu,<br />
tiểu protein, gây thiếu máu, suy thận cấp do<br />
hoại tử ống thận cấp(5). Tỷ lệ Colistin gây độc<br />
thần kinh khoảng 7%, trong đó dị cảm vùng mặt<br />
và ngoại vi là triệu chứng thường gặp nhất(3),<br />
ngoài ra còn có các triệu chứng như: chóng mặt,<br />
yếu, rối loạn thị giác, lú lẫn, mất điều hòa, và<br />
phong tỏa thần kinh cơ có thể dẫn đến suy hô<br />
hấp hoặc ngưng thở, rối loạn tâm thần, hôn mê,<br />
co giật, nhìn đôi, khó nuốt…(4,6,12).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát 494 mẫu bệnh phẩm cấy<br />
dương tính với Acinetobacter spp. tại bệnh viên<br />
Chợ Rẫy từ 01/09/2010 đến 31/12/2010, chúng tôi<br />
có kết luận sau:<br />
Tỷ lệ nhiễm Acinetobacter spp là 15,41%<br />
(494/3205).<br />
Tỷ lệ các chủng vi khuẩn trong nhóm<br />
Acinetobacter spp phân lập được: Acinetobacter<br />
baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất: 99.39% (491/494).<br />
Tỷ lệ đề kháng với kháng sinh của<br />
Acinetobacter baumannii:<br />
Acinetobacter baumannii có mức độ đề kháng<br />
kháng sinh rất cao (>80%) với hầu hết các kháng<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn