intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định các tác nhân vi khuẩn gây bệnh và tình trạng đề kháng kháng sinh của chúng trên người bệnh nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng nghiên cứu: 352 người bệnh được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn và cấy máu dương với các tác nhân vi khuẩn tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

  1. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT, SỐC NHIỄM KHUẨN VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Lân1,2 TÓM TẮT Phạm Thùy Linh1 Mục tiêu: Xác định các tác nhân vi khuẩn gây bệnh và Lê Thị Ánh Phúc Nhi tình trạng đề kháng kháng sinh của chúng trên người bệnh Nguyễn Thị Ngọc Hân2 nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Huỳnh Minh Tuấn1,2 Đối tượng nghiên cứu: 352 người bệnh được chẩn đoán 1 Đại học Y Dược là nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn và cấy máu Thành phố Hồ Chí Minh dương với các tác nhân vi khuẩn tại bệnh viện Đại học Y Dược 2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2020. Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: các chủng vi khuẩn phổ biến nhất trên người bệnh nhiễm khuẩn huyết gồm E. coli (22,4%), Klebsiella spp. (16,5%), Staphylococcus spp. (không gồm Staphylococcus aureus) (13,1%), Burkholderia spp. (10,8%). Đa kháng thuốc (MDR) chiếm tỷ lệ cao với tổng cộng 32,4%. Chủng có tỷ lệ đa kháng thuốc cao nhất là Acinetobacter spp. với tỷ lệ đa kháng thuốc là 79%. Nhập ICU, phẫu thuật, các thủ thuật có liên quan đến sốc nhiễm khuẩn. Tác giả chịu trách nhiệm Kết luận: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn huyết đề Nguyễn Ngọc Lân kháng kháng sinh ngày càng cao, gây không ít khó khăn trong Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh việc điều trị bệnh. Điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn huyết và sốc Email: lanav5002000@ump.edu.vn nhiễm khuẩn, các bác sĩ lâm sàng cần tuân theo các khuyến cáo mới nhất hiện hành và cập nhật thêm về tình hình đề Ngày nhận bài: 23/8/2023 kháng kháng sinh tại từng địa phương. Ngày phản biện: 30/9/2023 Ngày đồng ý đăng: 9/10/2023 Từ khoá: Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ít khó khăn trong việc điều trị bệnh. Việt Nam Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng thuốc, mức độ phần lớn là do trực khuẩn Gram âm với tỷ lệ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi 60-70%. Tụ cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram khuẩn Gram âm, trong các nhiễm khuẩn bệnh dương ít gặp hơn với tỷ lệ 30-35%. Nhiều viện xuất hiện vi khuẩn mang gen đa kháng nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy với carbapenem. WHO xếp Việt Nam vào danh tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn huyết đề sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh kháng kháng sinh ngày càng cao, gây không cao trên thế giới. Báo cáo sử dụng kháng sinh Trang 132 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN NGỌC LÂN VÀ CỘNG SỰ và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam, ≥ 65mmHg và có lactate huyết thanh >2 mmol/l mức độ kháng kháng sinh phổ biến trong nhóm (18 mg/dl) dù đã được bồi hoàn dịch đầy đủ. vi khuẩn Gram âm bao gồm: Acinetobacter spp., 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: kết quả cấy máu Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella spp. và E. dương tính với cả vi nấm và vi khuẩn; không có coli. Nhìn chung, khoảng 30-70% vi khuẩn Gram đầy đủ các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng, âm kháng các kháng sinh cephalosporin thế hệ kháng sinh đồ; dưới 16 tuổi. 3 và 4, xấp xỉ 40-60% kháng với các kháng sinh nhóm aminoglycosides và fluoroquinolones. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Có tới 40% các chủng Acinetobacter giảm nhạy Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. cảm với imipenem [1]. Nhiễm khuẩn huyết có Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn thể điều trị được, việc thực hiện kịp thời các can mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn thiệp đúng đắn sẽ cải thiện kết quả điều trị. Vì được đưa vào nghiên cứu (N=352). vậy việc xác định đúng vi khuẩn gây bệnh và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn giúp cho các Kỹ thuật sử dụng: (1) Lấy bệnh phẩm cấy bác sĩ lâm sàng có hướng chẩn đoán và sử dụng máu: đối với người bệnh nghi ngờ nhiễm khuẩn kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả kháng huyết sẽ được lấy 02 chai cấy máu, đối với người sinh đồ. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành bệnh nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết có liên quan nghiên cứu đề tài này. đến catheter tĩnh mạch trung tâm (CVC) sẽ được lấy 03 chai cấy máu tại 02 vị trí khác nhau và 01 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP chai tại catheter tĩnh mạch trung tâm. Ngoài ra, 2.1. Đối tượng nghiên cứu: tất cả người trường hợp nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoặc trùng sẽ lấy máu 03 lần, mỗi lần 02 chai trong sốc nhiễm khuẩn và cấy máu dương với các tác vòng 24 giờ để đem đi nuôi cấy. Mỗi bộ cấy máu nhân vi khuẩn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. đều được lấy từ một vị trí tĩnh mạch riêng biệt, Hồ Chí Minh từ 1/2019 – 6/2020, từ 16 tuổi trở lên. và không phải từ một đường tĩnh mạch đã có 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào: người bệnh từ từ trước; (2) Hệ thống cấy máu tự động: Bactec 16 tuổi trở lên thỏa mãn cả hai tiêu chí sau: (1) FX; Bac VIRTUO; (3) Định danh và kháng sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết [1] hoặc đồ: bằng kỹ thuật tự động với máy Vitek, máy sốc nhiễm khuẩn [2]; (2) kết quả cấy máu dương Phoenic. Ngoài ra còn có phương pháp khoanh tính với vi khuẩn. giấy khuếch tán Kirby – Bauer đối với một số kháng sinh còn thiếu. Kết quả kháng sinh đồ 1. có ít nhất hai trong số các tiêu chí của được đọc dựa theo CLSI 2020; Phát hiện ESBL Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) (gồm: theo CLSI 2013 bằng phương pháp đĩa kết hợp. nhiệt độ > 38°C hoặc < 36°C, nhịp tim > 90 lần/ Phát hiện AmpC cảm ứng bằng phương pháp phút, nhịp thở > 20 lần/phút hoặc giảm thông đĩa đối kháng. khí với PaCO2 < 32 mmHg và bạch cầu > 12.000/ mcL hoặc < 4000/mcL hoặc với hơn 10% bạch Xử lý và phân tích số liệu: phần mềm cầu trung tính chưa trưởng thành) hoặc có biểu Epidata 4.6.0.6 và Stata 14; thống kê mô tả; hiện nhiễm khuẩn và điểm SOFA ≥ 2 điểm. thống kê phân tích. 2. người bệnh nhiễm khuẩn huyết kèm theo Y đức: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức hạ huyết áp dai dẳng cần sử dụng thuốc vận trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y dược mạch để duy trì huyết áp động mạch trung bình Thành phố Hồ Chí Minh số 735/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 01/12/2021. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 133
  3. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 3. KẾT QUẢ 3.2. Tác nhân vi khuẩn trên người bệnh nhiễm khuẩn huyết 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Dữ liệu về các chủng vi khuẩn trên người Dữ liệu về đặc điểm của đối tượng nghiên bệnh nhiễm khuẩn huyết được biểu diễn trong cứu được trình bày trong Bảng 1-2. Trong đó, Biểu đồ 1. Kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn nam giới và nữ giới có tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết phổ biến nhất gồm E. coli (22,4%), Klebsiella tương đương nhau (lần lượt là 51% và 49%). spp. (16,5%), Staphylococcus spp. (không gồm S. Nhóm tuổi phổ biến là từ 60 tuổi trở lên chiếm aureus) (13,1%). Dữ liệu về đặc điểm tác nhân vi 70,2%. Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết phân bố cao ở khuẩn được trình bày trong Bảng 3. Nhìn chung, nhóm có bệnh nền chiếm 94,6% và hơn 50% các vi khuẩn phát hiện được khi cấy máu chủ yếu người bệnh nhập ICU. Trong các người bệnh thuộc nhóm Gram âm chiếm 75%. Ở nhóm trực nhiễm khuẩn huyết, số ngày nằm viện phổ biến khuẩn Gram âm, tỉ lệ vi khuẩn sinh ESBL chiếm trong khoảng tứ phân vị từ 9 đến 32 ngày với khá cao 45,7%. Tụ cầu vàng kháng methicilline ở trung vị là 17; tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 55,8%, tử người bệnh nhiễm khuẩn huyết chiếm tỉ lệ cũng vong là 1,7%, chuyển viện/ xin về là 42,5%. rất cao 63%. Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng Bảng 3. Đặc điểm tác nhân vi khuẩn nghiên cứu (n=352) Đặc điểm n (%) Đặc điểm cấy khuẩn n (%)
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN NGỌC LÂN VÀ CỘNG SỰ 3.3. Đề kháng kháng sinh của các tác của vi khuẩn E. coli, Klebsiella spp., Acinetobacter nhân vi khuẩn thường gặp spp., P. aeruginosa, Burkholderia cepacia và S. maltophilia được trình bày trong Bảng 5-6. Dữ liệu về tình trạng đề kháng kháng sinh của các tác nhân vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn Có 70,9% chủng E. coli kháng cefotaxime, huyết được thể hiện trong Bảng 4. Nghiên cứu trên 68% kháng ceftazidime, ceftriaxone và 54,4% ghi nhận tỷ lệ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kháng levofloxacin. Trên 90 % chủng E. coli nhạy (MDR) khá cao (32,4%). Chủng có tỷ lệ đa kháng cảm với amikacin, cefoperazone/sulbactam, thuốc cao nhất là Acinetobacter spp. (79%) và kế netilmicin và nhóm carbapenem như doripenem, đến là P. aeruginosa, S. aureus và Klebsiella spp. meropenem, imipenem và ertapenem. (lần lượt là 50%; 44,4% và 34,5%). Trên 60% chủng Klebsiella spp. kháng Bảng 4. Tình trạng đề kháng kháng sinh cefotaxime, levofloxacin, ceftazidime và (n=352) ceftriaxone. Tỉ lệ nhạy cảm với amikacin, netilmicin, gentamicin và imipenem chiếm hơn 70%. Đa kháng thuốc (MDR), n (%) * Acinetobacter spp. kháng với hầu hết các kháng Vi khuẩn sinh. 100% chủng Acinetobacter spp. kháng với Có Không cefoxitin. Trên 80% kháng levofloxacin, imipenem, Chung 114 (32,4) 238 (67,6) cefotaxime, ceftriaxone, meropenem, piperacillin/ Acinetobacter spp. 15 (79,0) 4 (21,0) tazobactam, doripenem và gentamicin. Trên 75% kháng ceftazidime, amikacin, trimethoprim/ P. aeruginosa 6 (50,0) 6 (50,0) sulfamethoxazole. Có 89.5% chủng Acinetobacter S. aureus 12 (44,4) 15 (55,6) spp. nhạy với cefoperazone/sulbactam. Klebsiella spp. 20 (34,5) 38 (65,5) P. aeruginosa kháng gentamicin 87,5%, E. coli 15 (20,0) 64 (81,0) trimethoprim/sulfamethoxazole 83,3% nhưng nhạy với colistin chiếm 100% và piperacillin/ Enterococcus spp. 1 (12,5) 7 (87,5) tazobactam 75%; * Đa kháng: Kháng với từ 3 nhóm kháng sinh Burkholderia cepacia nhạy với đa phần các trở lên (trong đó kháng với mỗi nhóm kháng sinh kháng sinh. Trên 90% nhạy với ceftazidime, được định nghĩa là kháng với ít nhất 1 loại kháng meropenem. Ngoài ra trimethoprim/ sinh thuộc nhóm đó). sulfamethoxazole cũng nhạy 75%; 3.3.1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của một Stenotrophomonas maltophilia nhạy rất số trực khuẩn Gram âm cao với kháng sinh levofloxacin, trimethoprim/ Dữ liệu về mức độ kháng kháng sinh của sulfamethoxazole. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 135
  5. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Bảng 5. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của một số trực khuẩn Gram âm Độ nhạy kháng sinh: S/I/R* (%) Kháng E. coli Klebsiella spp. Acinetobacter spp. P. aeruginosa Sinh (n=79) (n=58) (n=19) (n=12) S I R S I R S I R S I R Amikacin 97,5 0 2,5 79,3 1,7 19,0 21,1 0 78,9 41,7 0 58,3 Ampicillin/sulbactam 45,4 18,2 36,4 Cefepim 42,9 0 57,1 8, Cefoperazone/sulbactam 97,5 0 2,5 58,6 3,5 37,9 89,5 0 10,5 50 41,7 3 Cefotaxime 22,8 6,4 70,9 34,5 0 65,5 0 15,8 84,2 Cefoxitin 64,6 2,5 32,9 37,9 3,5 58,6 0 0 100 Ceftazidime 29,1 2,5 68,4 34,5 3,4 62,1 21,1 0 78,9 50 0 50 Ceftriaxone 30,4 1,3 68,3 39,7 0 60,3 0 15,8 84,2 Colistin 100 0 0 100 0 0 Doripenem 98,2 0 1,8 47,9 4,2 47,9 16,7 0 83,3 33,3 0 66,7 Doxycycline 44,4 0 55,6 Ertapenem 90,9 0 9,1 52,9 0 47,1 0 0 100 Gentamicin 66 0 34 73,5 0 26,5 18,2 0 81,8 12,5 0 87,5 Imipenem 95,8 4,2 0 71,4 0 28,6 14,3 0 85,7 33,3 0 66,7 Levofloxacin 41,8 3,8 54,4 31 5,2 63,8 10,5 0 89,5 45,5 0 54,5 8, Meropenem 94,9 2,5 2,5 50 3,4 46,6 15,8 0 84,2 41,7 50 3 Netilmicin 91,7 4,2 4,2 75,0 0 25 50 25 25 Piperacillin/tazobactam 88,6 3,8 7,6 48,3 1,7 50 15,8 0 84,2 75 0 25 Trimethoprim/sulfametho 77,2 5,3 17,5 57,9 5,3 36,8 25 0 75 16,7 0 83,3 xazole * S: Nhạy; I: Trung gian; R: Kháng Bảng 6. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của một số trực khuẩn Gram âm (tiếp theo) Độ nhạy kháng sinh: S/I/R* (%) Kháng sinh B.cepacia (n=35) S.maltophilia (n=31) S I R S I R Ceftazidime 97,3 0 2,7 Meropenem 91,9 2,7 5,4 Minocyclin 50 50 0 Trimethoprim/sulfamethoxazole 75,0 6,2 18,8 96,7 3,2 0 Levofloxacin 100 0 0 * S: Nhạy; I: Trung gian; R: Kháng Trang 136 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN NGỌC LÂN VÀ CỘNG SỰ 3.3.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của kháng với levofloxacin, clindamycin, gentamicin nhóm Staphylococcus chiếm hơn 50%. Có 100% chủng Staphylococcus spp. nhạy với amikacin và netilmicin. Trên 80% Dữ liệu về tỷ lệ đề kháng kháng sinh của chủng nhạy cảm với doxycycline, linezolid, nhóm Staphylococcus được biểu hiện trong trimethoprim/sulfamethoxazole. Bảng 7. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận Staphylococcus spp. cũng như S. aureus Trên 60% chủng S. aureus kháng kháng rất cao với kháng sinh penicillin G (lần clindamycin, erythromycin, cefoxitin. Tỉ lệ kháng lượt là 93,5% và 96,3%). với gentamicin chiếm 55%. Có 100% chủng S. aureus nhạy với amikacin, linezolid và netilmicin. Trên 60% chủng Staphylococcus spp. kháng 74,1% chủng nhạy cảm với doxycycline. cefoxitin, erythromycin, ciprofloxacin. Tỉ lệ Bảng 7. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của nhóm Staphylococcus Độ nhạy kháng sinh S/I/R* (%) Kháng sinh Staphylococcus spp S. aureus (n=46) ** (n=27) S I R S I R Amikacin 100 0 0 100 0 0 Cefoxitin 26,1 0 73,9 38,5 0 61,5 Ciprofloxacin 28,9 2,2 68,9 59,3 0 40,7 Clindamycin 34,8 6,5 58,7 29,6 3,7 66,7 Doxycycline 84,8 4,3 10,9 74,1 25,9 0 Gentamicin 42,4 3,0 54,6 40 5 55 Levofloxacin 31,8 9,1 59,1 59,3 3,7 37,0 Linezolid 84,8 0 15,2 100 0 0 Netilmicin 100 0 0 100 0 0 Penicillin G 6,5 0 93,5 3,7 0 96,3 Erythromycin 17,4 8,7 73,9 29,6 7,4 63,0 Trimethoprim/sulfamethoxazole 83,3 0 16,7 * S: Nhạy; I: Trung gian; R: Kháng ** Staphylococcus spp. (không gồm S. aureus) 3.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm nhóm tuổi, giới, bệnh nền và tình trạng chuyển khuẩn huyết viện với sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết. Nhập ICU có liên quan đến sốc nhiễm khuẩn. Tỉ 3.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng lệ sốc nhiễm khuẩn ở những người bệnh nhập nghiên cứu: Không ghi nhận mối liên quan giữa ICU là 63,1% trong khi tỉ lệ này ở nhóm không Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 137
  7. 3.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn huyết TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 3.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Không ghi nhận mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, bệnhkhác biệttình trạng thống viện với sốc nhiễm khuẩn và tử vongkhuẩn huyết. nhập ICU là 7,9%. Sự nền và có ý nghĩa chuyển trong những nguyên nhân gây nhiễm hàng kê với PR=8,01 (KTC 95%: 4,70 – 13,65), p
  8. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | NGUYỄN NGỌC LÂN VÀ CỘNG SỰ bệnh trên 60 tuổi. Kết quả này phù hợp với các 4. Sakr Y, Jaschinski U, Wittebole X, et al. (2018), bằng chứng trước đây với nhóm đối tượng nhiễm “Sepsis in Intensive Care Unit Patients: khuẩn huyết phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và người Worldwide Data From the Intensive Care cao tuổi [8], [9]. Nghiên cứu ghi nhận nhập ICU, over Nations Audit”, Open Forum Infect Dis., phẫu thuật và các thủ thuật có liên quan đến sốc 5(12), pp. ofy313. nhiễm khuẩn. Theo đó, sốc nhiễm khuẩn có thể là 5. Bidell MR, Palchak M, Mohr J, Lodise nguyên nhân dẫn đến nhập ICU. Ổ nhiễm khuẩn TP. (2016), “Fluoroquinolone and Third- tiên phát thường gặp nhất là từ đường tiêu hóa Generation-Cephalosporin Resistance và hô hấp, chiếm tỷ lệ khoảng 30% có khi lên among Hospitalized Patients with Urinary đến hơn 40% [10]. Trong khi đó, nghiên cứu của Tract Infections Due to Escherichia coli: Do chúng tôi chỉ ghi nhận 15,3% ổ nhiễm khuẩn tiêu Rates Vary by Hospital Characteristics and hóa và 10.5% ổ nhiễm khuẩn hô hấp. Geographic Region?”, Antimicrob Agents 5. KẾT LUẬN Chemother, 60(5), pp. 3170-3. Các chủng vi khuẩn phổ biến nhất trên 6. [6] Elixhauser A, Friedman B, Stranges E. người bệnh nhiễm khuẩn huyết gồm E. coli, (2011), “Septicemia in U.S. Hospitals, 2009”. Klebsiella spp., Staphylococcus spp. (không gồm In: Healthcare Cost and Utilization Project S. aureus), Burkholderia spp. Tỷ lệ đa kháng thuốc (HCUP) Statistical Briefs [Internet]. Rockville chiếm tỷ lệ cao (32,4%). Chủng có tỷ lệ đa kháng (MD): Agency for Healthcare Research and thuốc cao nhất là Acinetobacter spp. với tỷ lệ đa Quality (US); 2006 Feb-. Statistical Brief kháng thuốc là 79%, kế đến là P. aeruginosa, S. #122. Available from: https://www.ncbi. aureus và Klebsiella spp. (50%, 44,4% và 34,5%). nlm.nih.gov/books/NBK65391/ Nhập ICU, phẫu thuật, các thủ thuật có liên quan 7. Morrill HJ, Morton JB, Caffrey AR, et al. (2017), đến sốc nhiễm khuẩn. Điều trị hiệu quả nhiễm “Antimicrobial Resistance of Escherichia khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, các bác sĩ lâm coli Urinary Isolates in the Veterans Affairs sàng cần tuân theo các khuyến cáo mới nhất Health Care System”, Antimicrob Agents hiện hành và cập nhật thêm về tình hình đề Chemother, 61(5), pp. e02236-16. kháng kháng sinh tại từng địa phương. 8. Cao Minh Nga (2009), “Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh”, Tạp TÀI LIỆU THAM KHẢO chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 1(12), pp. 250-261. 1. Bộ Y tế (2013), Kế hoạch hành động quốc 9. Trần Thị Thanh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, gia về chống kháng thuốc, tr.1-29. Cao Minh Nga (2015), “Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng 2. Cohen J, Cristofaro P, Carlet J, Opal S. (2004), kháng sinh tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh “New method of classifying infections in viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, critically ill patients”, Crit Care Med., 32(7), 1(19), pp. 414-420. pp. 1510-1526. 10. Karlsson S, Varpula M, Ruokonen E, et al. 3. Mayr FB, Yende S, Linde-Zwirble WT, et al. (2007), “Incidence, treatment, and outcome (2010), “Infection rate and acute organ of severe sepsis in ICU-treated adults in dysfunction risk as explanations for racial Finland: the Finnsepsis study”, Intensive differences in severe sepsis”, JAMA., 303(24), Care Med., 33(3), pp. 435-43. pp. 2495-2503. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 139
  9. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Abstract BACTERIAL PATHOGENS CAUSING BLOODSTREAM INFECTIONS, SEPTIC SHOCK, AND ANTIBIOTIC RESISTANCE AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC Objectives: To determine the bacterial pathogens causing bloodstream infections, septic shock and their antimicrobial resistance in sepsis patients; Study subjects: 352 patients diagnosed with bloodstream infections or septic shock, with positive blood culture samples for bacterial pathogens at University Medical Center Ho Chi Minh City from January 2019 to June 2020. Methods: a descriptive cross-sectional study. Results: the most prevalent bacterial strains among patients with bloodstream infections as follows: E. coli (22,4%), Klebsiella spp. (16,5%), Staphylococcus spp. (excluding Staphylococcus aureus) (13,1%), and Burkholderia spp. (10,8%). A notable prevalence of multidrug resistance (MDR) was observed, totaling 32,4%. Particularly noteworthy was the Acinetobacter spp. strain, which exhibited the highest MDR rate at 79%. Patients who are admitted to ICU or undergo surgical, medical procedures are linked to the occurrence of septic shock. Conclusions: The rate of antibiotic-resistant bacteria causing sepsis is increasing, causing many difficulties in treating the disease. To effectively treat bloodstream infections and septic shock, practicing clinicians must follow current clinical guidelines and stay informed about local antibiotic resistance patterns. Keywords: Bloodstream infection, sepsis shock. Trang 140 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2