intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình nhiễm escherichia coli O157 ở bò ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: Vi khuẩn E. coli O157 gây bệnh cảnh tiêu chảy xuất huyết và biến chứng hội chứng tán huyết urê huyết cao đe doạ tính mạng bệnh nhân. Bệnh lý nhiễm khuẩn này chưa được nghiên cứu thoả đáng ở Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở miến Nam Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình nhiễm escherichia coli O157 ở bò ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TÌNH HÌNH NHIỄM ESCHERICHIA COLI O157<br /> Ở BÒ NGOẠI Ô THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Hà Mai Dung*, Trần Nhật Khoa*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Vi khuẩn E. coli O157 gây bệnh cảnh tiêu chảy xuất huyết và biến chứng hội chứng tán<br /> huyết urê huyết cao đe doạ tính mạng bệnh nhân. Bệnh lý nhiễm khuẩn này chưa được nghiên cứu thoả<br /> đáng ở Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở miến Nam Việt Nam.<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm E. coli O157 ở bò ngoại ô TPHCM.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các chủng E. coli O157 được phân lập từ 122 mẫu phân bò<br /> bao gồm 57 bò sữa và 65 bò thịt bằng kỹ thuật nuôi cấy với môi trường SMAC. Các chủng vi khuẩn được<br /> định danh bằng API-20E của BioMerieux và kháng huyết thanh kháng E. coli O157 của Oxoid. Kháng sinh<br /> đồ được thực hiện bằng phương pháp đĩa giấy Kirby-Bauer theo tiêu chuẩn CLSI với 16 loại kháng sinh.<br /> Kết quả: Tỉ lệ nhiễm E. coli O157của mẫu là 38,5%. Tính đề kháng kháng sinh chỉ quan sát thấy ở bò<br /> sữa với các tỉ lệ: 10,5% (Gentamycin); 15,8% (Chloramphenicol); 21,1% (Ampicillin) và 26,3%<br /> (Trimethoprim-Sulfamethoxazole). Không thấy đề kháng kháng sinh ở bò thịt.<br /> Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên về E. coli O157 ở miền Nam Việt Nam. Tỉ lệ nhiễm 38,5% ở bò đưa<br /> đến một cảnh báo về khả năng nhiễm khuẩn ở người. Các biện pháp phòng bệnh, các phác đồ điều trị cũng như<br /> các nghiên cứu tiếp theo trên người về bệnh lý nhiễm khuẩn này cần được các cơ sở y tế tiến hành.<br /> Từ khóa: Escherichia coli O157, bò, ngoại ô TPHCM.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ESCHERICHIA COLI O157 AMONG CATTLE IN SUBURBS OF HO CHI MINH CITY<br /> Ha Mai Dung, Tran Nhat Khoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 31 - 35<br /> Background: E. coli O157 infection causes a hemorrhagic diarrhea and a life threatening complication,<br /> a hemolytic uremic syndrome. This infectious disease has not been studied well in Vietnam and there has<br /> not had any study about this matter in the South of Vietnam.<br /> Aims: Study the rate of E. coli O157 infection among cattle in suburbs of Ho Chi Minh city.<br /> Subjects and Methods: E. coli O157 were isolated from fecal samples of 122 cattle including 57dairy<br /> cattle and 65 beef cattle by culture technique using SMAC medium. E. coli O157 identification was<br /> determined using API-20E of BioMerieux and O157 specific antiserum from Oxoid. Antibiotic sensitivity<br /> testing was done using Kirby-Bauer disk diffusion method with 16 types of antibiotics following<br /> CLSI standards.<br /> Results: The rate of E. coli O157 infection of samples was 38.5%. Antibiotic resistance was observed<br /> in dairy cattle as follow: 10.5% (Gentamycin); 15.8% (Chloramphenicol); 21.1% (Ampicillin) and 26.3%<br /> (Trimethoprim-Sulfamethoxazole). Antibiotic resistance was not observed in beef cattle.<br /> Conclusion: This is the first study about E. coli O157 in the South of Vietnam. The rate of E. coli<br /> O157 infection among cattle, 38.5% alerts an ability of this bacterial infection in Human. Specific<br /> <br /> *<br /> <br /> Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh<br /> ĐT: 0937957058<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: TS. BS Hà Mai Dung<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản<br /> <br /> Email: hmdung@hcmiu.edu.vn<br /> <br /> 31<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> preventative strategies, specific therapy regimes and also more studies about this infection in Human need<br /> to be done by medical authorities.<br /> Keywords: Escherichia coli O157, cattle, suburbs of Ho Chi Minh city<br /> hoặc gây bệnh cho người thông qua nhiễm<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> vào thức ăn và nước uống. Tỉ lệ nhiễm E. coli<br /> Nhóm vi khuẩn Escherichia coli là một<br /> O157 ở trâu bò trên thế giới dao động từ 0%<br /> nhóm vi khuẩn lớn và đa dạng; đa số là các vi<br /> đến 100% ở những nghiên cứu khác nhau (3).<br /> khuẩn thường trú trong ruột người và động<br /> Ở Việt Nam không có nhiều nghiên cứu về vi<br /> vật và không gây bệnh. Một số chủng vi<br /> khuẩn này. Có thể nói các nghiên cứu đầu<br /> khuẩn E. coli gây bệnh do sản xuất độc tố<br /> tiên ở Việt Nam là của các tác giả ở Viện Vệ<br /> Shiga và được gọi là Shiga toxin-producing E.<br /> sinh Dịch tễ Trung ương Hà Nội. Năm 2004<br /> coli (STEC). Độc tố này được gọi là độc tố<br /> tác giả Nguyễn Bình Minh và cộng sự báo cáo<br /> Shiga vì có cấu trúc giống với độc tố do vi<br /> tìm thấy 4 chủng STEC từ 42 bò ở ngoại ô Hà<br /> khuẩn Shigella dysenteriae sản xuất (9). STEC<br /> Nội (tỉ lệ 9,5%) (8). Năm 2005 các tác giả Nhật<br /> còn được gọi là Verotoxin-producing E. coli<br /> phối hợp với các tác giả củaViện Vệ sinh Dịch<br /> (VTEC) vì khả năng gây độc trên tế bào Vera<br /> tễ Trung ương Hà Nội báo cáo tỉ lệ STEC ở bò<br /> của độc tố này(5) hay còn được gọi là EHEC<br /> ngoại ô Hà Nội là 8% với số lượng mẫu bò là<br /> (enterohemorrhagic E. coli) vì vi khuẩn gây ra<br /> 100 (6). Nghiên cứu thứ ba cũng là nghiên cứu<br /> bệnh cảnh tiêu chảy xuất huyết (7). Đa số STEC<br /> gần đây nhất là của tác giả Vũ Khắc Hùng và<br /> gây bệnh cho người là E. coli O157H7 dựa vào<br /> tác giả Cornick người Mỹ năm 2008; trong<br /> kháng nguyên thân O và kháng nguyên chiên<br /> nghiên cứu này các tác giả đã nghiên cứu trên<br /> mao H, E. coli O157H7 thường được gọi ngắn<br /> một lượng mẫu lớn là 568 động vật bao gồm<br /> gọn là E. coli O157.<br /> cả trâu, bò và dê ở miền Trung Việt Nam. Kết<br /> quả cho thấy tỉ lệ nhiễm STEC là 27% ở trâu,<br /> E. coli O157 lần đầu tiên được xác định là<br /> 23% ở bò và 38,5% ở dê (12). Hiện chưa có<br /> tác nhân gây bệnh vào năm 1982 do gây ra hai<br /> trận dịch tiêu chảy xuất huyết tại hai bang<br /> nghiên cứu nào thực hiện ở miền Nam về E.<br /> Oregon và Michigan của Mỹ (11). Sau đó vi<br /> coli O157 trên cả trâu bò hay người.<br /> khuẩn này cũng được xác định là có gây ra<br /> MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> hội chứng tán huyết urê huyết cao (Hemolytic<br /> Tìm hiểu tần suất nhiễm E. coli O157 ở bò<br /> Uremic Syndrome: HUS) ở 5-10% bệnh nhân<br /> ngoại<br /> ô thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).<br /> nhiễm E. coli O157 (4). HUS được xem là một<br /> Với đặc điểm vệ sinh thực phẩm và môi<br /> biến chứng nguy hiểm vì có thể gây tỉ lệ tử<br /> trường còn kém của Việt nam và đặc điểm<br /> vong cao ở bệnh nhân. Ngày nay E. coli O157<br /> kênh rạch sông nước của TPHCM và miền<br /> được xem là một tác nhân quan trọng trong<br /> Nam, việc lây nhiễm vi khuẩn này từ bò nếu<br /> các bệnh lý tiêu chảy nhiễm khuẩn do thức ăn<br /> có vào người là điều không tránh khỏi.<br /> trên thế giới với các đặc điểm tiêu chảy xuất<br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> huyết, đau bụng, nôn mửa và đặc biệt là có<br /> thể đưa đến hội chứng tán huyết urê huyết<br /> Thu thập mẫu<br /> cao.<br /> Tổng cộng 122 mẫu phân bò từ 57 bò sữa<br /> Trâu bò được xem là ký chủ tự nhiên của<br /> và 65 bò thịt được lấy trong hai tháng 3 và 4<br /> E. coli O157, vi khuẩn tồn tại trong ruột các<br /> năm 2010 từ 4 trại bò sữa ở xã Vĩnh Lộc A,<br /> động vật này nhưng không gây bệnh. Tuy<br /> huyện Bình Chánh và 2 trại bò thịt ở quận<br /> nhiên khi các vi khuẩn này thải ra ngoài qua<br /> Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Que gòn vô<br /> phân bò có thể nhiễm vào các động vật khác<br /> trùng được dùng để lấy phân ở trong hậu<br /> <br /> 32<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> môn bò, cho vào ống chứa que vô trùng, sau<br /> đó tất cả cho vào thùng giữ lạnh và chuyển<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ngay về phòng thí nghiệm. Tất cả mẩu phân<br /> được xữ lý trong vòng 2 giờ.<br /> <br /> Hình 1: Bò sữa và bò thịt ở ngoại ô TPHCM<br /> <br /> Phân lập chủng vi khuẩn<br /> Một gam phân từ mỗi mẫu phân được cho<br /> vào 5ml nước muối sinh lý 0,9% vô trùng và<br /> trộn đều bằng máy trộn. Dung dịch phân này<br /> sau đó được cấy lên môi trường SMAC<br /> (Sorbitol<br /> MacConkey<br /> agar)<br /> và<br /> MC<br /> 0<br /> (MacConkey agar) của Difco, ủ 37 C 24 giờ và<br /> đọc kết quả. Các khóm khuẩn cho thấy lên<br /> men Lactose trên MC nhưng không lên men<br /> Sorbitol trên SMAC được làm phản ứng<br /> ngưng kết với kháng huyết thanh của E. coli<br /> O157 của Oxoid. Các chủng cho phản ứng<br /> ngưng kết dương tính được định danh bằng<br /> kít API-20E của BioMerieux cho ra kết quả<br /> Escherichia coli.<br /> <br /> Kháng sinh đồ<br /> Các chủng E. coli O157 phân lập được làm<br /> kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa giấy<br /> Kirby-Bauer theo tiêu chuẩn CLSI (Clinical<br /> and Laboratory Standards Institute) của Mỹ,<br /> với đĩa kháng sinh của công ty Biorad và<br /> thạch Mueller-Hinton của công ty BectonDickinson.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Tần suất nhiễm E. coli O157<br /> Tần suất nhiễm E. coli O157 thay đổi ở 4<br /> trại bò sữa từ thấp nhất 20% đến cao nhất<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản<br /> <br /> 50%; tỉ lệ dương tính chung cho bò sữa là<br /> 33,3%. Tỉ lệ nhiễm trung bình của hai trại bò<br /> thịt là 43,1%. Tỉ lệ nhiễm chung của mẫu là<br /> 38,5% (bảng 1).<br /> Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm E. coli O157<br /> Nơi lấy mẫu<br /> <br /> Số mẫu<br /> thu thập<br /> được<br /> <br /> Số chủng E.<br /> Tỉ lệ<br /> coli O157<br /> dương tính<br /> phân lập<br /> (%)<br /> được<br /> <br /> Bò sữa<br /> Trại 1<br /> <br /> 9<br /> <br /> 4<br /> <br /> 44,4<br /> <br /> Trại 2<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> Trại 3<br /> <br /> 16<br /> <br /> 8<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> Trại 4<br /> <br /> 25<br /> <br /> 5<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> Tổng cộng của bò<br /> sữa<br /> <br /> 57<br /> <br /> 19<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> Trại 5<br /> <br /> 35<br /> <br /> 14<br /> <br /> 40,0<br /> <br /> Trại 6<br /> <br /> 30<br /> <br /> 14<br /> <br /> 46,7<br /> <br /> Tổng cộng của bò<br /> thịt<br /> <br /> 65<br /> <br /> 28<br /> <br /> 43,1<br /> <br /> Tổng cộng cả bò<br /> sữa và bò thịt<br /> <br /> 122<br /> <br /> 47<br /> <br /> 38,5<br /> <br /> Bò thịt<br /> <br /> Khả năng kháng kháng sinh của các<br /> chủng vi khuẩn E. coli O157 phân lập<br /> được<br /> Tổng cộng 16 kháng sinh được sử dụng<br /> trong kháng sinh đồ theo hướng dẫn của CLSI<br /> đối với thực hiện kháng sinh đồ cho trực<br /> khuẩn gram âm. Tỉ lệ kháng kháng sinh được<br /> quan sát ở bò sữa với 4 loại kháng sinh với<br /> <br /> 33<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> các tỉ lệ sau: 10,5% (Gentamycin); 15,8%<br /> (Chloramphenicol); 21,1% (Ampicillin) và<br /> 26,3%<br /> (Trimethoprim-Sulfamethoxazole).<br /> Không thấy sự kháng kháng sinh đối với 16<br /> loại kháng sinh được thử ở bò thịt.<br /> Bảng 2: Tỉ lệ kháng kháng sinh của các chủng E.<br /> coli O157<br /> Tên kháng sinh<br /> Ampicillin<br /> Cefotaxime<br /> Ceftazidime<br /> Cefuroxime<br /> Chloramphenicol<br /> Ciprofloxacine<br /> TrimethoprimSulfamethoxazole<br /> Gentamycin<br /> Imipenem<br /> Cefepime<br /> Pefloxacin<br /> Ticarcillin<br /> Aztreonam<br /> Cefpodoxime<br /> Cefotaxime +<br /> Clavuclanic acid<br /> Ceftazidime +<br /> Clavuclanic acid<br /> <br /> Tỉ lệ kháng kháng sinh (%)<br /> Tổng<br /> Bò sữa<br /> Bò thịt<br /> cộng<br /> 21,1<br /> 0<br /> 8,5<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 15,8<br /> 0<br /> 6,4<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 26,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 10,6<br /> <br /> 10,5<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 4,3<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đối với đối tượng bò sữa, có một tỉ lệ đề<br /> kháng kháng sinh đáng kể đối với các kháng<br /> sinh Ampicillin (21,1%), Chloramphenicol<br /> (15,8%),<br /> Trimethoprim-Sulfamethoxazole<br /> (26,3%) và Gentamycin (10,5%). Được biết các<br /> trại bò sữa ở ngoại ô TPHCM có sử dụng<br /> thêm các loại thức ăn cám chế biến sẵn. Có thể<br /> các kháng sinh này là các kháng sinh thông<br /> thường được dùng trong chăn nuôi và đã<br /> được cho vào các loại thức ăn cám này. Chính<br /> do việc tiếp xúc thường xuyên với các kháng<br /> sinh này qua thức ăn đã dẫn đến hiện tượng<br /> đề kháng kháng sinh ở các bò sữa.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Tỉ lệ nhiễm E. coli O157 38,5% của nghiên<br /> cứu này cho thấy tương đối cao so với các<br /> nghiên cứu thực hiện ở miền Trung (23%) và<br /> miền bắc (8%) và cũng thuộc loại khá cao trên<br /> thế giới. Không quan sát thấy sự khác biệt rõ<br /> rệt giữa nhiễm E. coli O157 trên bò sữa và bò<br /> thịt. Ở hai trại bò sữa với tỉ lệ phân lập E. coli<br /> O157 tương đối thấp là 20% và 28%, có ghi<br /> nhận khó khăn trong thu thập mẫu do chủ<br /> trại kỹ tính tự lấy mẫu chứ không cho người<br /> của phòng thí nghiệm lấy mẫu. Kết quả là<br /> lượng phân thu thập không được nhiều và tỉ<br /> lệ dương tính hơi thấp. Quan sát tỉ lệ dương<br /> tính của từng trại riêng rẽ ngoại trừ hai trại bò<br /> sữa số 2 và số 4, có thể thấy tỉ lệ nhiễm này<br /> khoảng từ 40% đến 50%.<br /> <br /> 34<br /> <br /> Quan sát tính đề kháng kháng sinh của các<br /> chủng E. coli O157 phân lập được từ bò thịt<br /> không thấy có một sự đề kháng kháng sinh<br /> nào. Với điều kiện chăn nuôi thả với thức ăn<br /> chính là cỏ, bò từ hai trại bò thịt ở Thủ Đức có<br /> thể nói không có tiếp xúc với các kháng sinh<br /> từ các nguồn thức ăn công nghiệp chế biến<br /> sẳn. Điều này giải thích tỉ lệ đề kháng kháng<br /> sinh 0% ở các bò thịt trong nghiên cứu này.<br /> <br /> Mặc dù việc đề kháng kháng sinh của các<br /> chủng E. coli O157 phân lập được ở bò ngoại ô<br /> TPHCM là không đáng ngại vì tỉ lệ đề kháng<br /> thấp và chỉ đề kháng với một vài kháng sinh<br /> thông thường. Tuy nhiên điều này không hề<br /> thay đổi sự nguy hiểm khi nhiễm phải loại vi<br /> khuẩn này vì vi khuẩn gây bệnh thông qua cơ<br /> chế độc tố. Một số nghiên cứu còn cho thấy<br /> việc sử dụng kháng sinh có thể tạo điều kiện<br /> thuận lợi cho hội chứng tán huyết urê huyết<br /> cao xảy ra do việc ly giải hàng loạt vi khuẩn<br /> đưa đến việc hấp thu một lượng độc tố Shiga<br /> lớn hơn vào cơ thể bệnh nhân (1, 2, 10, 11). Việc<br /> nhạy cảm với nhiều kháng sinh cũng có thể<br /> đưa đến tình trạng bệnh nhân nhập viện với<br /> hội chứng tán huyết urê huyết cao, có tiền sử<br /> tiêu chảy xuất huyết nhưng không thể phân<br /> lập được vi khuẩn gây bệnh E. coli O157 từ<br /> phân bệnh nhân vì bệnh nhân đã sử dụng<br /> kháng sinh trước đó.<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> KẾT LUẬN<br /> Đây là nghiên cứu đầu tiên về E. coli O157<br /> ở miền Nam với tỉ lệ nhiễm E. coli O157 ở bò<br /> ngoại ô TPHCM là 38,5%. Với điều kiện vệ<br /> sinh môi trường và thực phẩm kém ở Việt<br /> Nam, cộng với điều kiện sông nước của<br /> TPHCM và Nam bộ, việc lây nhiễm vi khuẩn<br /> này từ bò vào người là không tránh khỏi. Việc<br /> nhạy cảm với nhiều kháng sinh của vi khuẩn<br /> có thể đưa đến tình trạng bệnh nhân nhập<br /> viện với hội chứng tán huyết urê huyết cao,<br /> có tiền sử tiêu chảy xuất huyết nhưng không<br /> thể phân lập được vi khuẩn gây bệnh E. coli<br /> O157. Để đối phó với bệnh lý nhiễm khuẩn<br /> này việc phòng bệnh và thiết lập các phác đồ<br /> điều trị thích hợp là các vấn đề mà ngành y tế<br /> cần quan tâm trước mắt.Những nghiên cứu về<br /> nhiễm khuẩn E. coli O157 ở người cũng cần<br /> nên được thực hiện tiếp theo.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> Carter AO, Borczyk AA, Carlson JAK, Harvey B, Hockin JC,<br /> Karmali MA, Krishnan C,. Korn DA and Lior H (1987). A<br /> severe outbreak of Escherichia coli O157:H7-associated<br /> hemorrhagic colitis in a nursing home. New England<br /> Journal of Medicine; 317:1496–1500<br /> Cimolai N, Carter JE, Morrison BJ and Anderson JD (1990).<br /> Risk factors for the progression of Escherichia coli O157:H7<br /> enteritis to hemolytic-uremic syndrome. Journal of<br /> Pediatrics; 116:1496–1500<br /> Gyles CL (2007). Shiga toxin-producing Escherichia coli: An<br /> overview. Journal of Animal Science; 85(E. Suppl.):E45–E62<br /> Karmali MA, Steele BT, Petric M, Lim C (1983). Sporadic<br /> cases of hemolytic uremic syndrome associated with fecal<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 12.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cytotoxin and cytotoxin producing Escherichia coli in stools.<br /> Lancet; 1:619—620<br /> Konowalchuk J, Speirs JI and Stavric S (1977). Vero response<br /> to a cytotoxin of Escherichia coli. Infection and Immunity;<br /> 18:775–779<br /> Nakasone N., Tran H. H., Nguyen B.M. , Higa N. , Toma C.,<br /> Song T., Ichinose Y. And Iwanaga M (2005). Short report:<br /> Isolation of Escherichia coli O157:H7 from fecal samples of<br /> cows in Vietnam. American Society of Tropical Medicine<br /> and Hygiene; 73(3):586–587<br /> Nataro JP and Kaper JB (1998). Diarrheagenic Escherichia<br /> coli. Clinical Microbiology Reviews; 11:142–201<br /> Nguyen BM, Phung DC, Nakasone N, Toma C, Higa N,<br /> Iyoda S and Iwanaga M (2004). Shiga-Toxin producing<br /> Escherichia coli in Vietnam. Tropical Medicine and Health;<br /> 32(4):339-341<br /> O’Brien AD, LaVeck GD, Thompson MR and Formal SB<br /> (1982). Production of Shigella dysenteriae type 1-like<br /> cytotoxin by Escherichia coli. Journal of Infectious Diseases;<br /> 146:763-769<br /> Pavia AT, Nichols CR, Green DP, Tauxe RV, Mottice S,<br /> Greene KD, Wells JG, Siegler RL, Brewer ED, Hannon D<br /> and Blake PA (1990). Hemolytic uremic syndrome during<br /> an outbreak of Escherichia coli O157:H7 infections in<br /> institutions for mentally retarded persons: clinical and<br /> epidemiological observations. Journal of Pediatrics; 116:544–<br /> 551<br /> Riley LW, Remis RS, Helgerson SD, McGee HB, Wells JG,<br /> Davis BR, Hebert RJ, Olcott ES, Johnson LM, Hargrett NT,<br /> Blake PA and Cohen ML (1983). Hemorrhagic colitis<br /> associated with a rare Escherichia coli serotype. New England<br /> Journal of Medicine; 308:681–685<br /> Vu KH, Cornick NA (2008). Prevalence and genetic profiles<br /> of Shiga toxin-producing Escherichia coli strains isolated<br /> from buffaloes, cattle, and goats in central Vietnam<br /> Veterinary<br /> Microbiology;<br /> 131(1-2):212-21<br /> <br /> 35<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2