intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình nhiễm trypanosoma evansi ở một số loài gia súc tại Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định loài tiên mao trùng gây bệnh cho gia súc ở Việt Nam, kết quả cho thấy: Loài tiên mao trùng ký sinh gây bệnh là Trypanosoma evansi. Áp dụng các phương pháp chẩn đoán tiên mao trùng trong phòng thí nghiệm như soi tươi, lấy mẫu máu nhuộm Giemsa; tiêm truyền cho động vật thí nghiệm… để xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở một số loài gia súc tại các địa phương nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình nhiễm trypanosoma evansi ở một số loài gia súc tại Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 95 - 100<br /> <br /> TÌNH HÌNH NHIỄM TRYPANOSOMA EVANSI<br /> Ở MỘT SỐ LOÀI GIA SÚC TẠI VIỆT NAM<br /> Nguyễn Thị Kim Lan1*, Nguyễn Văn Quang1, Đỗ Thị Vân Giang2,<br /> Nguyễn Thị Ngân1, Lê Minh1, Phan Thị Hồng Phúc1,<br /> Phạm Diệu Thùy1, Trần Nhật Thắng1<br /> 1Trường<br /> 2Trường<br /> <br /> Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,<br /> Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Xác định loài tiên mao trùng gây bệnh cho gia súc ở Việt Nam, kết quả cho thấy: Loài tiên mao<br /> trùng ký sinh gây bệnh là Trypanosoma evansi.<br /> Áp dụng các phương pháp chẩn đoán tiên mao trùng trong phòng thí nghiệm như soi tươi, lấy mẫu<br /> máu nhuộm Giemsa; tiêm truyền cho động vật thí nghiệm… để xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao<br /> trùng ở một số loài gia súc tại các địa phương nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Trâu, bò, dê, ngựa,<br /> lợn ở các tỉnh nghiên cứu đều nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ khác nhau (biến động từ 0,99 % 20,83 %). Trong đó, tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào<br /> mùa Thu, thấp nhất vào mùa Xuân. Tuy nhiên, tỷ lệ phát bệnh cao nhất vào mùa Đông và thấp<br /> nhất vào mùa Hè trong năm.<br /> Từ khóa: Trypanosoma evansi, gia súc, tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ phát bệnh, loài<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Bệnh tiên mao trùng (TMT) là bệnh phổ biến<br /> ở nhiều loài động vật. Wuyts và cs. (1994) [9]<br /> cho biết: Tại Đông Nam Á, bệnh tiên mao<br /> trùng do Trypanosoma evansi là một trong<br /> những bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho<br /> người chăn nuôi vì nó tác động xấu đến sức<br /> khỏe của nhiều loài vật chủ. Theo số liệu của<br /> Phạm Sỹ Lăng (1982) [2], Phan Địch Lân và<br /> cs (2004) [3], Phan Văn Chinh (2006) [1],<br /> bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở nhiều vùng<br /> trên cả nước, với tỷ lệ mắc khá cao: trên trâu<br /> là 13 - 30%, trên bò là 7 - 14%, tỷ lệ gia súc<br /> chết /gia súc mắc bệnh lên tới 6,3 - 20 %.<br /> Qua những dẫn liệu ở trên về mức độ phổ<br /> biến và những thiệt hại do bệnh tiên mao<br /> trùng gây ra trên gia súc ở Việt Nam, những<br /> biến đổi về dịch tễ có thể tạo ra các biến<br /> chủng Trypanosoma spp. gây bệnh cho gia<br /> súc, những khó khăn trong công tác chủ động<br /> phòng ngừa bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu về: “Tình hình nhiễm Trypanosoma<br /> evansi ở một số loài gia súc tại Việt Nam”<br /> nhằm mục đích: nghiên cứu chế tạo kháng<br /> nguyên tái tổ hợp, phục vụ sản xuất các bộ KIT<br /> chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc.<br /> *<br /> <br /> NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nội dung nghiên cứu<br /> - Xác định loài tiên mao trùng gây bệnh cho<br /> gia súc tại Việt Nam.<br /> - Xác định tỷ lệ nhiễm TMT ở một số loài gia<br /> súc tại các địa phương nghiên cứu.<br /> - Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên<br /> mao trùng trên trâu, bò: tỷ lệ nhiễm theo lứa<br /> tuổi, theo mùa vụ; tỷ lệ phát bệnh theo mùa vụ.<br /> Vật liệu<br /> - Mẫu máu gia súc thu thập ở 6 tỉnh tại Việt<br /> Nam (để phân lập và định loài tiên mao trùng).<br /> - Chuột bạch khỏe, khối lượng 25 - 30<br /> gam/con<br /> - Kính hiển vi quang học, các hoá chất và<br /> dụng cụ thí nghiệm khác.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> - Thu thập mẫu máu gia súc theo phương<br /> pháp lấy mẫu phân tầng và ngẫu nhiên, tiêm<br /> truyền chuột bạch.<br /> - Phát hiện tiên mao trùng bằng phương pháp<br /> xem tiêu bản máu tươi, nhuộm giemsa và<br /> tiêm truyền chuột bạch.<br /> - Xác định loài tiên mao trùng bằng kỹ thuật PCR.<br /> 95<br /> <br /> Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 95 - 100<br /> <br /> Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> * Địa điểm nghiên cứu:<br /> <br /> Số liệu được xử lý theo phương pháp thống<br /> kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008 [5]) và<br /> trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm<br /> minitab 14.0.<br /> <br /> - Địa điểm thu thập mẫu: tỉnh Thái Nguyên,<br /> Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Tây Ninh và<br /> Khánh Hòa.<br /> - Xét nghiệm mẫu, theo dõi chuột tiêm truyền<br /> tại phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y –<br /> trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2012 đến<br /> tháng 6/2013.<br /> <br /> Kết quả xác định loài tiên mao trùng gây bệnh<br /> ở gia súc tại 6 tỉnh được trình bày ở bảng 1.<br /> <br /> Thành phần loài tiên mao trùng gây bệnh<br /> cho gia súc tại Việt Nam<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả xác định loài tiên mao trùng ở 6 tỉnh nghiên cứu<br /> Kết quả<br /> <br /> Địa phương (tỉnh)<br /> <br /> Số chủng định<br /> loài (chủng)<br /> <br /> Thái Nguyên<br /> <br /> 2<br /> <br /> Lạng Sơn<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Hòa Bình<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Lai Châu<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Tây Ninh<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Khánh Hòa<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Tính chung<br /> <br /> 14<br /> <br /> 14<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Loài T. evansi<br /> Số chủng<br /> Tỷ lệ (%)<br /> 2<br /> 100<br /> <br /> Loài khác<br /> Số chủng<br /> Tỷ lệ (%)<br /> 0<br /> 0,00<br /> <br /> Kết quả bảng 1 cho thấy: Bằng kỹ thuật PCR để xác định loài tiên mao trùng, chúng tôi thấy 100<br /> % số chủng tiên mao trùng gây bệnh phân lập được từ trâu, bò, dê, ngựa và lợn ở 6 tỉnh nghiên<br /> cứu đều là loài Trypanosoma evansi. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Chinh<br /> (2006) [1].<br /> Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của gia súc tại các địa phương<br /> Kết quả về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên trâu, bò, dê, ngựa và lợn tại một số huyện, thành thuộc<br /> 6 tỉnh nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.<br /> Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên gia súc tại 6 tỉnh nghiên cứu<br /> <br /> 96<br /> <br /> Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Bằng các phương pháp chẩn đoán tiên mao<br /> trùng trong phòng thí nghiệm như làm tiêu<br /> bản máu khô nhuộm Giemsa, tiêm truyền<br /> động vật thí nghiệm (chuột bạch), chúng tôi<br /> đã xác định được tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở<br /> gia súc tại các địa phương nghiên cứu. Kết<br /> quả ở bảng 2 cho thấy: cả 5 loại gia súc được<br /> xét nghiệm máu đều nhiễm tiên mao trùng.<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp<br /> với nghiên cứu của Kumar A. và cs. (1991)<br /> [7], Holland W.G và cs.(2005) [6]:<br /> Trypanosomiasis là một bệnh ký sinh trùng<br /> phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau.<br /> Tỷ lệ nhiễm T. evansi của các loại gia súc ở<br /> các tỉnh không giống nhau. Trâu, bò, dê và<br /> lợn ở các tỉnh nghiên cứu đều nhiễm T. evansi<br /> với tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ nhiễm T. evansi cao<br /> nhất ở trâu (15,58 %), sau đó đến bò (12,94<br /> %), ngựa (10,26 %), dê (9,52 %) và thấp nhất<br /> là ở lợn (0,99 %). Sự khác nhau về tỷ lệ<br /> nhiễm tiên mao trùng của các loài gia súc có ý<br /> nghĩa thống kê (P2-5<br /> <br /> 197<br /> <br /> 25<br /> <br /> 12,69<br /> <br /> >5-8<br /> <br /> 234<br /> <br /> 48<br /> <br /> 20,51<br /> <br /> >8<br /> <br /> 74<br /> <br /> 16<br /> <br /> 21,62<br /> <br /> Tính<br /> chung<br /> <br /> 597<br /> <br /> 93<br /> <br /> 15,58<br /> <br /> So sánh sự sai<br /> khác giữa các<br /> lứa tuổi<br /> χ2≤2, >2-5 = 4,835<br /> P = 0,028<br /> χ2>2-5, >5-8 = 4,652<br /> P = 0,031<br /> 2<br /> χ >5-8, >8 = 0,042<br /> P = 0,838<br /> χ2≤2, >8 = 11,548<br /> P = 0,001<br /> <br /> Bò<br /> Số bò<br /> Số bò Tỷ lệ<br /> kiểm tra nhiễm nhiễm<br /> (con)<br /> (con)<br /> (%)<br /> 51<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,96<br /> <br /> 157<br /> <br /> 17<br /> <br /> 10,83<br /> <br /> 136<br /> <br /> 23<br /> <br /> 16,91<br /> <br /> 58<br /> <br /> 11<br /> <br /> 18,97<br /> <br /> 402<br /> <br /> 52<br /> <br /> 12,94<br /> <br /> So sánh sự sai<br /> khác giữa các<br /> lứa tuổi<br /> χ2≤2, >2-5 = 3,829<br /> P = 0,050<br /> χ2>2-5, >5-8 = 2,288<br /> P = 0,130<br /> χ2>5-8, >8 = 0,119<br /> P = 0,731<br /> 2<br /> χ ≤2, >8 = 8,010<br /> P = 0,005<br /> <br /> 97<br /> <br /> Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ở hầu hết các lứa<br /> tuổi của trâu là rõ rệt (P < 0,01 đến P < 0,05),<br /> song giữa trâu 5 - 8 năm tuổi và trâu trên 8<br /> năm tuổi thì sự khác nhau chưa rõ rệt (P ><br /> 0,05). Đối với bò, do số lượng mẫu ít (52 bò<br /> nhiễm) nên sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa<br /> các lứa tuổi chưa rõ rệt (P > 0,05), chỉ có bò<br /> dưới 2 năm tuổi và bò trên 8 năm tuổi tỷ lệ<br /> nhiễm có sự khác nhau rõ rệt (P < 0,01).<br /> Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả<br /> nghiên cứu của Phan Lục và cs. (1996) [4]: ở<br /> mọi lứa tuổi, trâu và bò đều bị nhiễm ký sinh<br /> trùng đường máu Trypanosoma, song tuổi<br /> càng tăng thì tỷ lệ nhiễm càng tăng.<br /> Phan Địch Lân (2004) [3] đã tổng hợp kết quả<br /> điều tra 3.172 trâu ở các tỉnh đồng bằng và<br /> cho biết: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm thấp<br /> nhất (3,2 - 6,l %), trâu 3 - 5 năm tuổi nhiễm<br /> cao hơn (l0,6 - 12,7 %), trâu 6 - 8 năm tuổi<br /> nhiễm cao nhất (12,9 - 14,8 %), trâu trên 9<br /> năm tuổi tỷ lệ nhiễm giảm thấp hơn trâu 3 - 8<br /> năm tuổi.<br /> Tỷ lệ nhiễm và phát bệnh tiên mao trùng ở<br /> trâu, bò theo mùa vụ<br /> Để công tác phòng và trị bệnh tiên mao trùng<br /> cho đàn trâu, bò mang lại hiệu quả cao, ngoài<br /> <br /> 123(09): 95 - 100<br /> <br /> việc theo dõi tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi, chúng<br /> tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nhiễm tiên mao<br /> trùng theo mùa. Kết quả về tỷ lệ nhiễm theo<br /> mùa được trình bày ở bảng 4.<br /> Bảng 4 cho thấy:<br /> - Kiểm tra 597 trâu có 93 trâu nhiễm tiên mao<br /> trùng. Trong đó, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở<br /> trâu cao nhất vào mùa Thu (26,37 %), sau đó<br /> đến mùa Hè (13,38 %), mùa Đông (10,74 %),<br /> mùa Xuân tỷ lệ nhiễm thấp nhất (7,34 %).<br /> - Trong 402 bò kiểm tra có 52 con nhiễm tiên<br /> mao trùng, chiếm tỷ lệ 12,94 % (biến động từ<br /> 4,17 đến 20,74 % theo các mùa trong năm).<br /> So sánh thống kê về tỷ lệ nhiễm tiên mao<br /> trùng ở trâu, bò theo từng cặp mùa trong năm,<br /> chúng tôi thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm<br /> tiên mao trùng ở mùa Hè - Thu và Thu - Đông<br /> có ý nghĩa thống kê (P < 0,001 đến P < 0,05),<br /> song sự khác nhau giữa mùa Đông - Xuân và<br /> Xuân - Hè không rõ rệt (P > 0,05).<br /> Sau khi đã xác định được tỷ lệ nhiễm tiên<br /> mao trùng ở trâu, bò theo mùa vụ, chúng tôi<br /> tiếp tục theo dõi những trâu, bò nhiễm tiên<br /> mao trùng để xác định tỷ lệ phát bệnh theo<br /> mùa vụ. Kết quả được trình bày ở bảng 5.<br /> <br /> Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu, bò theo mùa vụ<br /> Trâu<br /> Mùa<br /> <br /> Bò<br /> <br /> Số trâu<br /> Số trâu Tỷ lệ<br /> kiểm<br /> nhiễm nhiễm<br /> tra<br /> (con)<br /> (%)<br /> (con)<br /> <br /> So sánh sự sai<br /> khác giữa các<br /> mùa<br /> <br /> Số bò<br /> Số bò Tỷ lệ<br /> kiểm tra nhiễm nhiễm<br /> (con)<br /> (con)<br /> (%)<br /> <br /> So sánh sự sai khác<br /> giữa các<br /> mùa<br /> <br /> Xuân<br /> <br /> 109<br /> <br /> 8<br /> <br /> 7,34<br /> <br /> χ2Xuân, Hè = 2,413<br /> P = 0,120<br /> <br /> 48<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,17<br /> <br /> χ2Xuân, Hè = 2,353<br /> P = 0,125<br /> <br /> Hè<br /> <br /> 157<br /> <br /> 21<br /> <br /> 13,38<br /> <br /> χ2Hè, Thu = 8,784<br /> P = 0,003<br /> <br /> 162<br /> <br /> 19<br /> <br /> 11,73<br /> <br /> χ2Hè, Thu = 4,490<br /> P = 0,034<br /> <br /> Thu<br /> <br /> 182<br /> <br /> 48<br /> <br /> 26,37<br /> <br /> χ2Thu, Đông = 12,841<br /> P = 0,000<br /> <br /> 135<br /> <br /> 28<br /> <br /> 20,74<br /> <br /> χ2Thu, Đông = 7,091<br /> P = 0,008<br /> <br /> Đông<br /> <br /> 149<br /> <br /> 16<br /> <br /> 10,74<br /> <br /> χ2Đông, Xuân = 0,862<br /> P = 0,353<br /> <br /> 57<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,26<br /> <br /> χ2Đông, Xuân = 0,069<br /> P = 0,793<br /> <br /> Tính<br /> chung<br /> <br /> 597<br /> <br /> 93<br /> <br /> 15,58<br /> <br /> 402<br /> <br /> 52<br /> <br /> 12,94<br /> <br /> 98<br /> <br /> Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 123(09): 95 - 100<br /> <br /> Bảng 5. Tỷ lệ phát bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò theo mùa vụ<br /> Trâu<br /> <br /> Bò<br /> <br /> Mùa<br /> <br /> Số trâu<br /> nhiễm<br /> (con)<br /> <br /> Số trâu<br /> phát<br /> bệnh<br /> (con)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> phát<br /> bệnh<br /> (%)<br /> <br /> Xuân<br /> <br /> 8<br /> <br /> 3<br /> <br /> 37,50<br /> <br /> Hè<br /> <br /> 21<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thu<br /> <br /> 48<br /> <br /> Đông<br /> Tính<br /> chung<br /> <br /> So sánh sự sai<br /> khác giữa các<br /> mùa<br /> <br /> So sánh sự sai<br /> khác giữa các<br /> mùa<br /> <br /> Số bò<br /> nhiễm<br /> (con)<br /> <br /> Số bò<br /> phát<br /> bệnh<br /> (con)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> phát<br /> bệnh<br /> (%)<br /> <br /> χ2Xuân, Hè = 3,178<br /> P = 0,075<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 50,00<br /> <br /> χ2Xuân, Hè = 4,203<br /> P không xác định<br /> <br /> 14,29<br /> <br /> χ2Hè, Thu = 4,908<br /> P = 0,027<br /> <br /> 19<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5,26<br /> <br /> χ2Hè, Thu = 4,883<br /> P = 0,027<br /> <br /> 17<br /> <br /> 35,42<br /> <br /> χ2Thu, Đông = 5,418<br /> P = 0,020<br /> <br /> 28<br /> <br /> 9<br /> <br /> 32,14<br /> <br /> χ2Thu, Đông = 1,411<br /> P = 0,235<br /> <br /> 16<br /> <br /> 10<br /> <br /> 62,50<br /> <br /> χ2Đông, Xuân = 2,143<br /> P = 0,143<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> χ2Đông, Xuân = 0,139<br /> P không xác định<br /> <br /> 93<br /> <br /> 33<br /> <br /> 35,48<br /> <br /> 52<br /> <br /> 13<br /> <br /> 25,00<br /> <br /> Bảng 5 cho thấy:<br /> Trong 93 trâu nhiễm tiên mao trùng có 33<br /> trâu phát bệnh, chiếm tỷ lệ 35,48 %. Trong<br /> đó, tỷ lệ phát bệnh cao nhất vào mùa Đông<br /> (62,50 %), sau đó đến mùa Xuân (37,50 %),<br /> mùa Thu (35,42 %) và thấp nhât vào mùa Hè<br /> (14,29 %).<br /> So sánh sự sai khác về tỷ lệ phát bệnh theo<br /> mùa, chúng tôi thấy tỷ lệ phát bệnh vào mùa<br /> Hè - Thu và Thu - Đông có ý nghĩa thống kê<br /> (sự khác nhau là rõ rệt, với P < 0,05), tỷ lệ phát<br /> bệnh vào mùa Đông - Xuân và Xuân – Hà<br /> không khác nhau rõ rệt (P > 0,05).<br /> Trong 52 bò nhiễm tiên mao trùng chỉ có 13<br /> bò phát bệnh, chiếm tỷ lệ 25,00 % (biến động<br /> từ 5,26 – 66,67 % theo các mùa). Khi so sánh<br /> sự sai khác về tỷ lệ phát bệnh ở bò theo mùa<br /> thấy hầu hết không có sự khác nhau rõ rệt, chỉ<br /> có tỷ lệ phát bệnh ở bò vào mùa Hè và mùa<br /> Thu là khác nhau rõ rệt (P < 0,05).<br /> Tỷ lệ trâu, bò nhiễm tiên mao trùng phát bệnh<br /> cao nhất trong mùa Đông là do, vào mùa<br /> Đông, điều kiện thời tiết bất lợi cho gia súc:<br /> giá lạnh, thức ăn khan hiếm, gia súc phải làm<br /> việc nặng, sức đề kháng suy giảm, làm cho<br /> bệnh phát ra. Nếu không được điều trị và<br /> chăm sóc kịp thời con vật rất dễ bị tử vong.<br /> Kết quả ở các bảng 4 và 5 cho phép chúng tôi<br /> <br /> nhận xét: mùa Hè và mùa Thu là các mùa<br /> trâu, bò bị nhiễm bệnh tiên mao trùng nhiều,<br /> nhưng mùa Đông lại là mùa bệnh phát ra nhiều<br /> nhất, tỷ lệ phát bệnh tiên mao trùng vào mùa<br /> Đông cao hơn so với các mùa khác trong năm.<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp<br /> với nhận xét của Luckins (1988) [8]: Sự xuất<br /> hiện số lượng lớn ruồi, mòng trong mùa mưa<br /> nóng ẩm luôn có liên quan đến tình hình dịch<br /> tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, dê, lạc đà.<br /> Từ cuối mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân,<br /> gia súc nhiễm tiên mao trùng phải sống trong<br /> điều kiện thời tiết lạnh, thiếu thức ăn nên sức<br /> đề kháng giảm, bệnh thường phát ra vào thời<br /> gian này làm trâu bò bị đổ ngã hàng loạt.<br /> KẾT LUẬN<br /> Đã xác định được 14 chủng tiên mao trùng ký<br /> sinh ở gia súc tại 6 tỉnh của Việt Nam đều thuộc<br /> loài T. evansi.<br /> Trâu, bò, dê, ngựa, lợn ở 6 tỉnh nghiên cứu<br /> đều nhiễm tiên mao trùng (biến động từ 0,99<br /> % - 20,83 %).<br /> Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu tăng dần theo<br /> tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trâu trên 8 năm<br /> tuổi và thấp nhất ở trâu dưới 2 năm tuổi.<br /> Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu cao nhất vào mùa<br /> Thu, thấp nhất vào mùa Xuân; tuy nhiên, tỷ lệ<br /> phát bệnh cao nhất vào mùa Đông và thấp<br /> nhất vào mùa Hè.<br /> 99<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2