TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT<br />
LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ<br />
NHỮNG TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN<br />
Dương Thị Ánh Minh1<br />
Tóm tắt: Vận dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào nghiên cứu văn học không<br />
phải là vấn đề mới mẻ nhưng lại là hướng đi đầy tiềm năng, góp phần quan trọng<br />
trong việc soi sáng đời sống văn học trên nhiều bình diện. Với tiểu thuyết lịch sử của<br />
Nguyễn Xuân Khánh, từ hiệu ứng dư luận và thực tiễn tiếp nhận phong phú, bằng cái<br />
nhìn khách quan và khoa học, bài viết sẽ lí giải quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử<br />
của nhà văn này từ tiền đề văn bản (“kết cấu vẫy gọi”; “sự chuyển đổi chân trời” tiếp<br />
nhận) và tiền đề chủ thể tiếp nhận (“tầm đón đợi”; tâm thế, động cơ tiếp nhận). Qua<br />
đó, bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượng<br />
văn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh định<br />
cho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói<br />
chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng.<br />
Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Tiểu thuyết lịch sử, Mĩ học tiếp nhận, Chủ thể<br />
tiếp nhận, Thực tiễn tiếp nhận.<br />
1. Mở đầu<br />
Trong bức tranh đa diện của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới kể từ sau 1986,<br />
với bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa nổi tiếng: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn<br />
(2006), Đội gạo lên chùa (2011), Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến một cá tính nghệ<br />
thuật độc đáo, trở thành một hiện tượng mới lạ trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử<br />
đương đại. Khi đi vào khu vực của “những tranh luận trái chiều”, quá trình tiếp nhận<br />
tác phẩm ông đã tạo được hiệu ứng dư luận mạnh mẽ, một thực tiễn tiếp nhận phong<br />
phú và đa dạng với nhiều góc nhìn, khuynh hướng khác nhau. Nếu nói như H. R. Jauss,<br />
“lịch sử văn học thực chất là lịch sử của những cách đọc” thì Nguyễn Xuân Khánh qua<br />
tác phẩm của ông đã tạo nên một lịch sử như thế, trước hết là cho chính mình.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn<br />
từ văn bản<br />
2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - “Kết cấu vẫy gọi”<br />
1. CN, Phòng HC-TH, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
76<br />
<br />
Dương THỊ Ánh Minh<br />
Theo W. Iser, “kết cấu vẫy gọi” là kết quả sáng tạo của tác giả, biểu hiện ở mức<br />
độ hấp dẫn, hứa hẹn hữu ích hàm chứa trong chỉnh thể văn bản; tác động trên mọi<br />
phương diện, cấp độ hình thức - nội dung văn bản tác phẩm, từ đó mời gọi giao tiếp<br />
thẩm mỹ, mời gọi người đọc, đồng thời định hướng và gợi ý quá trình tiếp nhận.<br />
Với Nguyễn Xuân Khánh, xuất phát từ ý thức cách tân và nắm bắt được nhu cầu<br />
của người đọc, nhà văn đã mạnh dạn đổi mới quan niệm và tiếp nhận thể loại theo một<br />
hệ thống mở. Sự thay đổi này đã tạo nên dấu ấn cá nhân rất riêng trên văn đàn và cũng<br />
đồng thời tạo nên nhiều kênh tiếp nhận khác nhau nơi người đọc, đánh dấu sức hấp dẫn<br />
trở lại của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Bên cạnh đó, trong bối cảnh sau đổi mới, nhu<br />
cầu người đọc hôm nay đã khác trước rất nhiều. Muốn người đọc không ngừng say mê,<br />
tìm tòi các tầng nghĩa, bản thân các văn bản nghệ thuật phải tạo được những khoảng<br />
trắng, những điều chưa nói hết để dẫn dụ người đọc tìm đến và say mê giải mã ý nghĩa.<br />
Có thể nói, với những đổi mới độc đáo về nội dung và nghệ thuật, cũng như đề cập tới<br />
nhiều vấn đề mang tính thời sự của cuộc sống đương đại, tác phẩm của Nguyễn Xuân<br />
Khánh đã tạo ra một kết cấu vẫy gọi, hấp dẫn người đọc đào sâu trong quá trình tiếp<br />
nhận. Về phía người đọc, lối viết “mở” đó buộc họ phải tiếp nhận với một tâm thế mở,<br />
phải cùng tham gia vào thế giới của sự phiêu lưu và đưa ra những kiến giải, những khả<br />
thể cho chính mình. Điều này cho thấy lý thuyết tiếp nhận mà H. R. Jauss và W. Iser đề<br />
xướng, coi tác phẩm là kết quả của sự gặp gỡ giữa văn bản và người đọc được Nguyễn<br />
Xuân Khánh ứng dụng tài tình, tạo nên hiệu quả nghệ thuật to lớn.<br />
Nhìn nhận một cách khách quan, ta có thể khẳng định tác phẩm của Nguyễn<br />
Xuân Khánh là thành tựu nghệ thuật điển hình của một lối viết độc sáng. Trong thời<br />
đại văn hóa được đề cao ở hầu hết mọi lĩnh vực như ngày nay, việc gắn lịch sử với văn<br />
hóa, diễn giải lịch sử dân tộc từ cái nhìn văn hóa là một lựa chọn đầy độc đáo của nhà<br />
văn. Theo đó, nhà văn luôn ý thức dùng lịch sử như một phương tiện để phản ánh các<br />
vấn đề hiện tại. Với ông, “bất cứ cuốn tiểu thuyết lịch sử nào cũng đều có ánh xạ của<br />
cuộc sống hiện tại”, và những vấn đề nó đặt ra “không chỉ đúng với lịch sử mà còn phải<br />
là những vấn đề được người hiện tại quan tâm”. Tác phẩm của ông luôn có khả năng<br />
mở rộng biên độ phản ánh hiện thực bởi tính thời sự cập nhật của nó. Người đọc đến<br />
với tác phẩm của ông đã tìm được sự gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại, đọc được những<br />
trang ngụ ngôn của thời hiện đại.<br />
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh không chỉ<br />
xuất phát từ nội dung mà còn xuất phát từ nỗ lực vận dụng những cách tân nghệ thuật<br />
mang lại hơi thở, diện mạo mới cho tiểu thuyết về đề tài lịch sử. Như ta biết, tác phẩm<br />
cách tân được xem là có giá trị luôn mang trong mình đặc điểm một nội dung mới đi<br />
kèm với một hình thức mới. Là nhà văn có thâm niên lâu năm trong nghề, Nguyễn<br />
Xuân Khánh âm thầm đi tìm và xác lập cho mình một hướng đi riêng. Nhà văn trở về<br />
77<br />
<br />
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...<br />
với lối viết truyền thống, đổi mới trên những đường biên nghệ thuật quen thuộc, đồng<br />
thời vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào sáng tác, từ chối hậu hiện đại. Cụ thể, Nguyễn<br />
Xuân Khánh không chọn cách viết đánh đố thiên hạ, trái lại, hành văn của ông đặc sệt<br />
cổ điển, có lớp lang, dẫn dắt mạch lạc, diễn giải kỹ càng và đặc biệt, tăng cường tính<br />
đối thoại vào từng trang diễn ngôn lịch sử. Nói cách khác, tiểu thuyết lịch sử của ông<br />
“gây sự chú ý của người đọc bởi hàm lượng văn hóa lịch sử, bởi cách nhìn lịch sử đa<br />
chiều, và ở tính đối thoại - một nét cách tân mới mẻ của tiểu thuyết hiện đại” [4, tr. 66].<br />
Vì lẽ đó, nó tránh được sự phiền phức của cái gọi là giải thiêng lịch sử và hạ bệ thần<br />
tượng, tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn đối với người đọc, cũng như nhanh chóng trở thành<br />
tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và những người yêu văn chương.<br />
nhận<br />
<br />
2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - Sự chuyển đổi chân trời tiếp<br />
<br />
Có thể nói, thành công hôm nay của bộ ba tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng<br />
ngàn, Đội gạo lên chùa là kết quả đáng ngưỡng mộ của một quá trình “chuyển đổi<br />
chân trời” tiếp nhận. Để làm được điều này, Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo tạo ra<br />
những “ảo tượng” trong tiểu thuyết của mình và lần lượt phá vỡ những “ảo tượng”<br />
đó. Theo Wolfgang Iser, “ảo tượng” là sự hình thành của tác phẩm trong tâm thức tiếp<br />
nhận của người đọc. Tác phẩm khởi đầu trong người tiếp nhận bằng sự hình thành dần<br />
một dự đoán, một bố cục, một hình ảnh tưởng tượng, một thực thể ảo nào đó, và sẽ<br />
được khẳng định vào cuối tác phẩm. Và một văn bản có giá trị là văn bản (kết thúc) đưa<br />
người đọc qua những trải nghiệm và nhận thức để đạt tới sự phá vỡ ảo tượng đã được<br />
tạo ra trước đó, khi tác phẩm khởi đầu, để đưa người đọc tới những chân trời mới. Ý<br />
tưởng này của W. Iser có điểm gần gũi với quan niệm của Hans Robert Jauss về khái<br />
niệm “chân trời chờ đợi” và “sự chuyển đổi chân trời”, trong đó Jauss cho rằng một tác<br />
phẩm có giá trị là tác phẩm khơi gợi sự chờ đợi của người đọc rồi từng bước phá hủy sự<br />
chờ đợi ấy. Với tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã từng bước phá vỡ<br />
“ảo tượng” và tạo nên những chân trời nhận thức mới như vậy nơi người tiếp nhận.<br />
Như ta biết, với một tác phẩm văn học, quan niệm về thể loại là yếu tố đầu tiên<br />
ảnh hưởng đến tầm đón nhận của độc giả văn chương. Trong quá trình tiếp nhận, loại<br />
hình tác phẩm “là mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, qui tắc của trò chơi, cho người<br />
đọc biết cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản, và như vậy là nó bảo đảm sự thông hiểu<br />
văn bản”. Nó cho phép người đọc lựa chọn và giới hạn những phương sách mà việc<br />
đọc sẽ hiện thực hóa. Với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, điều này cũng<br />
không ngoại lệ. Dưới sự chi phối của thể loại và đề tài, tiểu thuyết của nhà văn đã chạm<br />
vào những vỉa tầng lịch sử có tính phổ quát trong người đọc Việt, chạm vào những<br />
định kiến lịch sử khó thay đổi trong tâm thức Việt, vì thế nó dễ dàng tạo ra những “ảo<br />
tượng” nơi người đọc. Nhưng với tài năng hư cấu cùng với vốn trải nghiệm sâu sắc,<br />
78<br />
<br />
Dương THỊ Ánh Minh<br />
Nguyễn Xuân Khánh đã từng bước làm thay đổi và phá vỡ những “ảo tượng” đó một<br />
cách đầy thuyết phục. Chẳng hạn, với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, những hiểu biết về thời<br />
đại cuối Trần, đầu Hồ, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly là điểm tiếp xúc giữa văn bản<br />
và người đọc. Nhưng văn bản tác phẩm từng bước gợi ra những góc nhìn khác biệt,<br />
gây nên ở người đọc sự bất ngờ. Không còn là một Hồ Quý Ly tàn bạo, âm mưu thoán<br />
nghịch,… được đóng khung trong những trang miêu tả khô khan, cứng nhắc của các<br />
nhà sử học, thay vào đó là một con người khát khao canh tân, đổi mới cùng những ý<br />
nghĩ táo bạo, quyết đoán và một nhân cách đa diện. Trong tác phẩm, những điểm bất<br />
ngờ đó là những điểm tựa để từng bước phá hủy những chờ đợi của người đọc, những<br />
chờ đợi có được từ kinh nghiệm đọc và kinh nghiệm đời sống trước đó để thức tỉnh<br />
người đọc khỏi thực tại hằng ngày, đồng thời mở ra một tầm đón đợi mới. Với hai tác<br />
phẩm Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh cũng đạt được<br />
thành công nhất định trong việc tạo nên “sự chuyển đổi chân trời” như vậy, từ đó xác<br />
lập một tầm đón nhận mới, một kinh nghiệm đọc mới cho độc giả.<br />
Bên cạnh đó, qua tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh cũng tạo nên những<br />
bước tiến ngoạn mục trong việc xử lý mối quan hệ giữa khoảng cách thẩm mỹ (sự khác<br />
biệt giữa tầm đón nhận của tác giả (qua tác phẩm) với tầm đón nhận của người đọc) và<br />
sự đồng nhất thẩm mỹ (sự bắt gặp giữa tầm đón nhận của tác giả (qua tác phẩm) với<br />
tầm đón nhận của người đọc) giữa nhà văn và bạn đọc. Như một điều hiển nhiên, khi<br />
tác phẩm ra đời, nó luôn luôn tồn tại một khoảng cách thẩm mĩ giữa mã của người gửi<br />
và mã của người nhận, giữa tầm đón nhận của độc giả với những thông điệp đã được<br />
mã hóa trong văn bản. Khoảng cách thẩm mĩ này quy định giá trị của tác phẩm, được<br />
thể hiện bằng phản ứng của công chúng và thái độ của nhà phê bình. Theo H. Jauss,<br />
khoảng cách thẩm mĩ càng lớn thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm càng cao. Tuy nhiên,<br />
trong lý thuyết của mình, Jauss cũng không quên dành sự lý giải hợp lý cho khái niệm<br />
đồng nhất thẩm mĩ. Theo ông, trong sáng tạo, nhà văn có thể làm cho khoảng cách<br />
thẩm mĩ đó có thể nắm bắt được về mặt lịch sử trên phạm vi của những phản ứng của<br />
công chúng và sự phán xét của phê bình, điều chỉnh “kết cấu vẫy gọi” sao cho đừng<br />
quá xa với khoảng cách thẩm mĩ của “người đọc tiềm ẩn”. Bởi lẽ, nếu cao quá, khác<br />
quá thì người đọc không tiếp nhận được, nhưng nếu thấp hơn hay lặp lại thì người đọc<br />
sẽ không có hứng thú và thờ ơ. Cũng quan tâm về vấn đề này, nhấn mạnh mặt đồng<br />
nhất trong tiếp nhận, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng chỉ ra, “lý thuyết tiếp nhận<br />
luôn đặt vấn đề khuyến khích sự đồng nhất thẩm mĩ trong đông đảo bạn đọc” [5, tr.<br />
113]. Vì thế, một trong những thách thức tài năng của một nhà văn chính là ở sự hình<br />
dung không dễ dàng mức độ đồng nhất trong tương quan với khoảng cách của tầm đón<br />
nhận ở anh ta và tầm đón nhận nơi người đọc. Và để làm được điều đó, nhà văn chịu<br />
sự quy định và chi phối nghiêm ngặt của lý thuyết tiếp nhận. Nguyễn Xuân Khánh là<br />
một trong số ít nhà văn đã làm được điều đó. Trong sáng tác, ông luôn ý thức khắc phục<br />
79<br />
<br />
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...<br />
khoảng cách giữa tác phẩm và bạn đọc, cũng như tái lập và nâng cao tầm đón đợi ở mỗi<br />
người. Theo người viết, đó là một trong những tiền đề để tiểu thuyết nhà văn này thu<br />
hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, cũng như giới nghiên cứu phê bình.<br />
2.2. Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn<br />
từ chủ thể tiếp nhận<br />
2.2.1. Tầm đón nhận<br />
Tầm đón nhận là một trong những khái niệm then chốt của lý thuyết tiếp nhận<br />
văn chương hiện đại. Thuật ngữ này được nhà Mĩ học tiếp nhận người Đức Hans Robert Jauss tiếp thu và phát triển từ đề xuất của Karl Mannheim. Theo H. Jauss, nghĩa của<br />
khái niệm tầm đón nhận đó là trình độ và kinh nghiệm văn chương có trước của mỗi<br />
người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm, bao gồm ba bộ phận hợp thành: một là quan niệm<br />
về thể loại; hai là quan niệm về hình thức đề tài; và ba là quan niệm về đặc trưng văn<br />
chương ở sự phân biệt giữa hư cấu và thực tế, giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ<br />
toàn dân. Với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, tiền đề tiếp nhận này được thể<br />
hiện ở những phương diện cụ thể như sau:<br />
hội<br />
<br />
Thứ nhất, chuẩn thẩm mỹ cộng đồng và ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã<br />
<br />
Như một tất yếu, cộng đồng diễn giải với chuẩn thẩm mỹ cộng đồng đã góp phần<br />
chi phối quá trình tiếp nhận tác phẩm. Theo Stanley Fish, người đọc lý giải tác phẩm<br />
phù hợp với hệ thống chuẩn mực mà theo thời gian, cộng đồng đã quen dùng để đo<br />
giá trị tác phẩm. Điều này cho thấy tại sao cùng nói về một văn bản nhưng các thành<br />
viên của cộng đồng khác nhau hoặc cùng một người đọc mà với tư cách là một thành<br />
viên trong một cộng đồng khác thì lại có những câu trả lời khác nhau. Từ đó, sẽ có một<br />
nhóm người đọc có cùng hoặc khác ý kiến về một tác phẩm cụ thể. Với tiểu thuyết lịch<br />
sử nói chung, khi sáng tác, nhà văn sẽ vấp phải một cộng đồng tiếp nhận có một hệ quy<br />
chiếu và quy ước ngầm, đó là tri thức về lịch sử, dữ kiện lịch sử đã tồn tại trong cộng<br />
đồng đó. Và Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy một cách ứng xử đầy khôn khéo trong<br />
việc lựa chọn và tái hiện lịch sử, đáp ứng gần như cơ bản những yêu cầu của chuẩn<br />
thẩm mĩ cộng đồng.<br />
Bên cạnh sự chi phối của chuẩn thẩm mĩ cộng đồng, bối cảnh xã hội sau đổi mới<br />
mang đến không khí dân chủ, sự đổi mới hệ hình tư duy, mở rộng giao lưu với bên<br />
ngoài, cùng với sự thay đổi công chúng đọc là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến<br />
chủ thể tiếp nhận trong quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh.<br />
Có thể nói, từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, nền văn học được đổi mới trên tinh thần<br />
đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Trong bối cảnh đó, độc giả đã trở lại với văn<br />
hóa đọc. Một văn hóa đọc đã được nâng cấp, được lựa chọn, không bị áp đặt bởi chủ<br />
80<br />
<br />