intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính không trong “gặp thầy bạn tốt” của Thích Đàm Nhuận với an sinh xã hội cho người dân hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tính không trong “gặp thầy bạn tốt” của Thích Đàm Nhuận với an sinh xã hội cho người dân hiện nay trình bày các nội dung: Vài nét về cuộc đời, tác phẩm thơ của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận; Tính Không trong Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận; Ảnh hưởng Tính Không trong Gặp Thầy Bạn Tốt tới an sinh xã hội người dân hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính không trong “gặp thầy bạn tốt” của Thích Đàm Nhuận với an sinh xã hội cho người dân hiện nay

  1. TÍNH KHÔNG TRONG “GẶP THẦY BẠN TỐT” CỦA THÍCH ĐÀM NHUẬN VỚI AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN HIỆN NAY ĐẠI ĐỨC. TS. THÍCH QUẢNG HỢP1* Tóm tắt: Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt, trong xu thế hội nhập quốc tế. Bên cạnh những mặt tích cực thì con người trong xã hội hiện nay còn có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, tư duy sai lầm, sức ép tâm lý không lối thoát, bạo lực gia đình, xã hội có nguy cơ bất an. Để góp phần ổn định an sinh xã hội cho người dân Việt Nam, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề “Tính Không trong thơ Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận với an sinh xã hội cho người dân hiện nay”. Qua bài viết ta thấy được một con người chân tu ảnh hưởng Tính Không đề cao tôn sư trọng đạo, khẳng định mục đích tu thì phải giác ngộ sự mầu nhiệm của Phật pháp tới nhân sinh hiện nay. Qua tư tưởng thơ của Ni trưởng phần nào cho con người Việt Nam hiện đại sống tốt, sống đẹp hơn. Từ khóa: Tính Không, Đàm Nhuận, Gặp thầy bạn tốt, an sinh xã hội,… Đặt vấn đề Đất nước ta đang chuyển mình để hoà nhập vào một thế giới ổn định phát triển bền vững về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội tư tưởng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Hiện nay dù xã hội phát triển nhưng tệ nạn xã hội như đạo đức xuống cấp, tình thầy trò nhiều khi bị quên bẵng, con người có khi bị sức ép tâm lý không lối thoát, khổ cực. Phật giáo luôn có một vai trò đóng góp vào tinh thần đoàn kết toàn dân, an sinh xã hội, định hướng con người có một cuộc sống bớt khổ thêm vui. Để kể tới những đóng góp của Phật giáo, của chư tăng phật tử Việt Nam thì rất nhiều, ở đây tôi chỉ xin trình bày vài nét về: “Tính Không trong “Gặp Thầy bạn tốt” của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận với an sinh xã hội cho người dân hiện nay” trong thời kỳ phát * Trụ trì chùa Hưng Sơn, thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, Tp. Bắc Ninh.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 367 triển và hội nhập quốc tế. Trong đó tôi xin được triển khai mấy ý sau: 1. Vài nét về cuộc đời, tác phẩm thơ của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận; 2. Tính Không trong Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận; 3. Ảnh hưởng Tính Không trong Gặp Thầy Bạn Tốt tới an sinh xã hội người dân hiện nay. Qua đó, để phần nào ta hiểu thêm về con người Ni trưởng tu hành chân chính, thắp sáng đèn thiền triết lý Tính Không duyên sinh, vô ngã trong thơ góp phần ứng dụng vào xây dựng giáo hội, xã hội ổn định, phát triển bền vững trong nhân gian. 1. Vài nét về cuộc đời, tác phẩm thơ của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận 1.2. Cuộc đời Giới thiệu tác giả cố Ni trưởng Thích Đàm Nhuận, thế danh Trần Thị Hải, Pháp hiệu Diệu Giác, Đạo hiệu Hiền Nữ (1924-2017), quê Nam Định, xuất gia từ nhỏ, năm 15 tuổi thụ giới Sa Di Ni, 20 tuổi thụ giới cụ túc, năm 22 tuổi học Phật Pháp ở chùa Mai Xá Hà Nam. Ni trưởng vốn thông minh, nhanh nhẹn bằng một đề thi của Tổ Thích Trí Hải1 ra đề về thầy tốt bạn tốt, cả lớp làm bài, riêng bài thơ “Gặp Thầy bạn tốt” vừa ngắn vừa hay của Ni trưởng đã được Tổ khen chấm điểm mười. Ta có thể nói khi bàn về tư tưởng triết lý Tính Không trong các tác phẩm của Ni trưởng cũng như những nét đặc sắc đậm nét tư tưởng văn hoá Phật giáo thì có lẽ rất đa dạng, phong phú. Có người hỏi, tại sao trong thơ của Ni trưởng không nói câu nào về Tính Không thì làm sao có thể viết về Tính Không? Bởi vì ta không tu ta khó có thể hiểu về Tính Không, Tính Không như là một khái niệm, hay ta có thể tạm cho là một cái gọi là tinh túy nhất, cốt tủy nhất của Phật giáo, biểu trưng của sự chứng đạo như vượt ra khỏi vỏ bọc ngữ nghĩa. Nhiều khi người ta còn cho Tính Không như là Phật Tính, Tâm Phật vượt sắc - không trong mỗi chúng sinh. Nếu như trên ta đã tạm tìm hiểu đôi nét về tiểu sử cố Ni trưởng Đàm Nhuận, sau đây ta có thể tìm hiểu về tác phẩm thơ mộc mạc nhưng chứa “chất nhân duyên” không thể thiếu khi dấn thân tu đạo an lạc của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận. 1.2. Kết cấu, nội dung tác phẩm Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận Tác phẩm “Gặp Thầy bạn tốt” là kết quả trả bài của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận trong một đề thi mà Tổ Thích Trí Hải ra đề “Thầy Tốt bạn tốt” vào năm 1946 tại chùa Mai Xá. Đây là bài thơ duy nhất hiện giờ mới tìm thấy được đưa ra phân tích và nghiên cứu ứng dụng vào trong cuộc sống tu hành, góp phần vào an sinh xã 1 Cố HT Thích Trí Hải thế danh Đoàn Thanh Tảo sinh năm 1906 tại Hải Hậu, Nam Định, mất 30 tháng 6 năm 1979, thọ 74 tuổi đời, 57 hạ lạp.
  3. 368 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... hội cũng như nền văn học nước nhà. Bài thơ này như ngấm hương vị giải thoát, như thoát ra ngoài ngôn ngữ của tư tưởng triết học tư tưởng tôn giáo, thơ đã diễn tả được ý cần thâu tóm “tầm quan trọng của thầy tốt và bạn tốt, yếu tố quan trọng trong quá trình tu tập để giác ngộ ngã không pháp không, đạt vô tư tự tại” phù hợp với xã hội hiện nay. Kết cấu bài thơ Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận được viết theo thể thơ lục bát, trên sáu dưới tám chữ. Tổng có 9 đôi lục bát. Chín nhân 6 bằng 54 chữ, 9 nhân 8 bằng 72 chữ. Vậy tổng toàn bài là 126 chữ, nếu tính cả bốn chữ tiêu đề “Gặp thầy bạn tốt” thì bài thơ gồm 130 chữ. Bài thơ này đã được truyền miệng cho Phật tử cũng như các đệ tử của Ni trưởng nơi chốn thiền môn Chân Tiên Hà Nội, nhưng có lẽ qua Hội nghị khoa học về Ni trưởng Thích Đàm Nhuận vào sáng ngày 6 tháng 10 năm 2019 tại chùa Vua thì bài này được tuyên đọc để làm tư liệu sống cung cấp cho nghiên cứu về Người. Đặc điểm của bài thơ mộc mạc, dễ đọc dễ hiểu, có chất nhạc du dương, tính tình đạo vị, gần gũi, gắn kết như cùng giúp nhau, dìu dắt nhau để đi trên con đường tu đạo chứng đạo, giải thoát, độ sinh. Thể thơ lục bát là một thể thơ của Việt Nam, âm điệu giản dị, nhẹ nhàng nhưng ở đây lại chứa tâm tình từ bi, trí tuệ sâu thẳm khó tả của một nữ tu sĩ Phật giáo của thế kỷ 20 - 21 rất thân thiết dễ hiểu dễ thuộc dễ thâm nhập vào quần chúng nhân dân hiện nay. Nội dung của bài thơ Gặp Thầy Bạn Tốt của Thích Đàm Nhuận chỉ cho ta thấy về vấn đề của người xuất gia đi tu, gặp thầy tốt bạn tốt, tinh tiến tu tập, mục đích của tu hành là giác ngộ Bồ Đề. Ngoài ra còn cho ta hiểu thêm về triết lý Duyên sinh của Phật giáo, cứu độ chúng sinh, cơ duyên gặp bậc thiện tri thức, tôn trọng Tam Bảo, đó là cái may mắn, dụng thủ công phu tu hành mới có thể kiến tính thành Phật, góp phần dân chúng an vui. 2. Tính Không trong Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận Đức Phật thường hay thuyết pháp an tâm cho chúng sinh nhận diện rõ sự vô thường của sự vật và hiện tượng, con người thường hay chứa lòng tham, sân, si nên dẫn tới nhiều sai lầm bất an khổ sở. Để thoát ra sự khổ đau con người cần phải tinh tiến tu tập, học những giáo nghĩa biết rõ đâu là nhân lành ta làm, đâu là nhân xấu ta tránh, thì mới có thể có an vui hạnh phúc trong cuộc sống. Theo thời gian mấy ngàn năm kể từ khi đức Phật ra đời tới nay, xã hội có khi an có khi nóng như lò lửa, con người nếu như không thể cùng nhau ngồi lại để chia sẻ, trao đổi thông cảm giúp nhau để sống mới có an vui hạnh phúc. Để có an vui hạnh phúc thì cần nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng ở đây ta thấy tư tưởng đạo trong thơ của Ni trưởng
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 369 Thích Đàm Nhuận luận bàn về Thầy và bạn. Nếu trên đời nếu toàn thầy bạn xấu thì sao? Thì một xã hội bất an, chiến tranh dễ lan tỏa, con người rất đau khổ. Có người hỏi tư tưởng bài thơ Gặp Thầy Bạn Tốt thuộc tư tưởng gì? Chắc sẽ có không ít người băn khoăn cho theo tư tưởng này hoặc tư tưởng kia. Dầu có lẽ vẽ ra tầm ảnh hưởng làm cho bộ não người tư duy thêm một ý tưởng mới đó cũng là điều cần lưu tâm. Nhưng ở đây theo cá nhân người nghiên cứu thì cho rằng tư tưởng của bài thơ Gặp thầy bạn tốt chứa đựng tư tưởng Tính Không rất sâu sắc. Cái tư tưởng không tự tính, cái vô ngã này dễ làm cho nhiều nhà tư tưởng chuyên gia không để ý không hiểu, khó hiểu, nhiều khi còn cho rằng bài thơ này chỉ là bình thường. Có lẽ những ngôn từ dễ hiểu thì làm cho người ta hay trượt trôi, những ngôn từ ẩn ý trong đó thì lại làm cho người có học có nghiên cứu ít thực hành thì sai lầm. Bởi lý do đó, phần nào thúc dục cần có bài viết về tầm quan trọng của Tính Không trong thơ của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận này. Tính Không là một tư tưởng của Phật giáo, xưa kia Phật quán nhìn mọi sự vật, hiện tượng (pháp) đều theo lý Duyên sinh, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, như bọt nước nổi trôi trên dòng sông, thực thể bọt nước là vô ngã, thể tính vốn là nước. Theo thời gian tư tưởng Phật giáo, Tính Không diệu hữu được Bồ Tát Long Thọ thế kỷ 2-3 Tây Lịch kế thừa phát triển ảnh hưởng ra bốn phương trong đó có Việt Nam. Nên Ni trưởng tu theo Phật giáo hiển nhiên nhắm tới đích giác ngộ hưởng quả Bồ Đề chính là Tính Không ấy vậy. Ta thường nghe câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Câu này chỉ cho tầm quan trọng của thầy dạy, thầy có kiến thức tri thức kinh nghiệm dạy mình những điều chưa biết, mình được dạy rồi thành người hiểu biết, ăn nên làm ra thì không thể quên ơn người thầy năm xưa đã dạy dỗ mình. Mặt khác, ta còn nghe trong dân gian có câu “Học thầy không tày học bạn”. Có lẽ là một người thầy một khi chưa tu chứng chưa thành Phật chưa đầy đủ trí tuệ và từ bi thì người đó là người thầy còn hạn chế, còn nóng giận, ngã mạn. Để bổ khuyết cho sự thiếu thốn về kinh nghiệm và tri thức thì thuộc người khác, người khác đó có phần của người bạn. Người bạn đã chỉ ra những lỗi hư tật xấu, những cái kiến chấp sai lầm của mình bao năm, một khi ta được bạn tri thức thực sự đã chỉ bầy cho ta rồi, thì chỉ là một lời nói, hay một hành động, gẩy tay, ánh mắt, tín hiệu cũng như vàng bạc minh châu vô giá cho ta. Có lẽ Ni trưởng Thích Đàm Nhuận là một nữ tu sĩ, vốn sinh ra trong một gia đình vốn Nho học, bốn chị em hiền lành phúc hậu, sớm bén duyên xuất gia theo Phật giáo, viết được những câu thơ này mà được giảng sư Tổ Trí Hải xác nhận bài thơ
  5. 370 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... hay chấm điểm cao nhất, có lẽ Tổ Thích Trí Hải với trí tuệ thâm sâu như biển đã không nhìn nhầm người, tổ đã cảm nhận được một con người chân tu, đã biết được ngôn ngữ duyên sinh, nữ tu sĩ này sau sẽ rốt ráo đạo lý, ít thăng tòa thuyết pháp rầm rộ nhưng một cử chỉ hành động, một câu chữ thi ca mà lại hút người vào đạo nghiên cứu, kính ngưỡng gắng công tu học không rời phút giây. Theo Kinh Kim Cương, Đức Phật đã từng giảng cho ngài Tu Bồ Đề, nhìn con người sự vật cần nhìn bằng con mắt trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, như sự toàn hảo của sắc chỉ là phi toàn hảo của sắc thân, do đó mới là sự toàn hảo của sắc thân. Hành giả không nên nhìn nhận một “tự ngã” (atman), một “chúng sinh” (sattva), một “linh hồn”(jīva, thọ mệnh giả) hoặc một “cá nhân” (pudgala) nào cả. Hành giả không nên nhìn nhận bất cứ một pháp, một thật thể bên ngoài nào vì hoàn toàn không có một pháp nào có thể được nhận thức cả. Và dĩ nhiên, điều này cũng có giá trị cho một phi pháp. Hành giả không nên để tâm lưu trú ở bất cứ nơi nào: “一切有爲法 Tất cả các pháp hữu vi Như là mộng huyễn, như là điện sương, Như bóng nước, như ảnh tượng, Xét suy như thế cho tường chớ quên”1 Vào thế kỷ 11 - 12, Tổ sư ni Diệu Nhân Việt Nam đã từ thông tỏ tư tưởng Kinh Kim Cương, tới thế kỷ 20 – 21 Ni trưởng Thích Đàm Nhuận đã kế thừa tư tưởng của Phật Tổ, đã ứng dụng khéo léo tư tưởng Tính Không trong Kinh Kim Cương vào trong thơ văn của mình để nhấn mạnh vượt qua dễ dàng viết nên ý thầy tốt bạn tốt, chỉ cho sự tu chứng không còn chấp ngã, gọi là khó gặp, một khi cả đời con người ta không có lấy được một người thầy, một người bạn tốt, huống hồ tri âm. Cho nên, khi ta có duyên lành nghe gặp thầy bạn tốt, ta cần phải trân trọng, yêu quý vì thầy bạn có thể giúp đỡ cho ta lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, họ giúp ta thâm nhập lý Nhân quả Tính Không, sự chia sẻ sẽ an tâm tĩnh tại nên Ni trưởng viết: “Ngày đêm ta phải nghĩ là. Thầy hay bạn tốt dễ mà được đâu”. Qua câu này như Ni trưởng đã nhắc ta phải gắng tinh tiến tu tập, phải giữ được chính niệm, vì chính niệm là nhớ nghĩ chính xác về những gì ta đang nghĩ đang làm gì. Mục đích của Đức Phật ra đời là nhắc con người ta sống tu phải thấu hiểu vấn đề chính niệm, ở hiện tại thì có thực hành đúng đắn có kết quả tốt tươi. Bởi thế cho nên ta thấy Ni trưởng như phần hóa Thân của Phật thừa thanh viết nên câu đó, để khẳng định giá trị của chính niệm, ngày đêm ta phải chính niệm, không rời bỏ chính niệm, mà càng phải khắc cốt ghi lòng, mới có thể làm nên việc lớn, âu cũng là biểu hiện của người chân tu theo Đức Phật. 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2009), Chư kinh nhật tụng, Kinh Kim Cương, Nxb Tôn Giáo, tr.219
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 371 Ni trưởng Thích Đàm Nhuận dầu mới thụ giới Tỷ khiêu ni được chừng 2 năm nhưng đã thấu hiểu về triết lý vô thượng Bồ Đề, rất rõ về khế lý khế cơ, biết rất nhiều pháp môn nhiệm màu, như theo Tịnh độ, niệm Phật tụng kinh hằng ngày để nhằm chính niệm nhất tâm, sau hai năm mươi được vãng sinh về Tây phương An lạc quốc có đức Phật A Di Đà nơi ấy thuyết pháp cho nghe. Pháp môn Mật tông thường tụng câu thần chú, hoặc giữ tam nghiệp thân, khẩu, ý liêm mật thanh tịnh trong trạng thái không, thanh tịnh. Pháp môn thiền là yếu chỉ cốt lõi của Phật giáo, thái tử Tất Đạt Đa thành Phật nhờ chuyên tâm tu học Thiền định quán chiếu Duyên sinh vô ngã, thấu mọi pháp thay đổi, thể tính chỉ là một, ấy là Tính Không diệu hữu. Dầu tu bao pháp môn nhưng chỉ một mục đích đó là giác ngộ. Bởi thế ta dễ dàng thấy Ni trưởng ảnh hưởng của tư tưởng Tính Không nên viết “Bao nhiêu những pháp nhiệm mầu. Để thầy dạy bảo gót đầu dạy răn”. Đọc qua câu thơ trên ta còn thấy rằng với bao pháp môn thì sẽ cứu giúp được nhiều chúng sinh giác ngộ hơn, vì mỗi chúng sinh đôi khi chỉ phù hợp với căn cơ bản tính mỗi pháp mà thôi. Theo Ni trưởng Thích Đàm Nhuận trong thơ Thầy thường dạy gì? Thầy thường dạy Phật pháp, những lời hay ý đẹp, năng làm những việc lành, tránh xa những điều tà. Cuộc đời này chúng sinh khổ nhiều vui ít, sống trong vui không biết mình vui nên vẫn khổ. Để có được sự an vui thực sự thì con người phải nương vào thầy hay bạn tốt để học hỏi kiến thức dễ dàng thâm nhập pháp môn hỷ xả. Dạy vô lượng pháp môn, dạy tăng niềm tin, chuyên cần tức tinh tiến “Vậy nên ta phải chuyên cần. Học sao khỏi phí công huân của thày”. Người thầy chia thành hai loại. Thầy thế gian chỉ biết pháp hữu vi (hữu sư trí). Thầy xuất thế gian (vô sư trí) tu giác ngộ mới có thể biết pháp vô vi, trong cảnh bất sinh bất diệt, vô khứ vô lai. Ni trưởng Thích Đàm Nhuận luôn có tâm khiêm cung, do học Phật pháp nên biết sự đời là vô ngã nhưng để kiểm chứng và để giáo dục người khác tu hành theo tư tưởng vô ngã về đức hạnh. Đức hạnh của người tu có thể thay đổi, người mới tu thì đức hạnh ít, người tu lâu thì đức hạnh cao hơn uy tín hơn. Ni trưởng răn mình và mọi người luôn để tâm trau dồi đức hạnh của mình để thấu hiểu đạo đức không tự tính “Còn như đức hạnh thày đây. Luôn luôn gần cận ngày ngày học thêm”. Nhiều người gần thầy hay bạn tốt chủ quan không tu, tu một ngày bỏ một đêm thì quả phí công tu tập. Người bước trên đường đạo với giáo lý Duyên sinh vô ngã nhưng không hề chấp vào vô ngã mà luôn tinh tiến không rời mục đích trách nhiệm và bổn phận học Phật tu đạo trên tinh thần lục hoà cộng trụ “Đời đời phát nguyện ở bên. Để thầy dìu dắt bước lên Bồ Đề”. Phát nguyện là nhân dìu dắt là duyên, Bồ Đề là quả cần thiết.
  7. 372 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Ni trưởng khẳng định sống ở đời cần có bạn tri âm, bạn tốt, nếu thầy ta mất thì ta vẫn còn bạn. Bạn này là bạn xuất gia, mới có thể giúp mình thoát ly sinh tử. Bạn tại gia tâm xuất gia. Bạn xuất gia thân tâm đều xuất gia. Nên ni trưởng viết “Còn như bạn tốt ta kia. Là người giúp ích sớm khuya cho mình”. Ni trưởng nhắc để đạt được mục đích hoằng pháp thì cần phải tu tâm, thiết lập thệ nguyện có tâm chí thành “Vậy nên ta phải chí thành. Nguyện gần thầy bạn học hành không ngơi”. Có lẽ bởi do chính Đức Phật đã giác ngộ nên thấy vạn pháp giai không, nên Ni trưởng cũng ảnh hưởng tư tưởng quán chiếu duyên sinh Tính Không nên cũng thấy tư tưởng trong thơ, ngôn từ ngữ nghĩa cũng hàm Tính Không, thấy mọi thứ không tự tính nên mới không bị kẹt vào đâu dễ bề tinh tiến tu tập làm Phật sự, di dân, không thăng tòa giảng pháp mà như vẫn giảng, sáng tác thơ không chấp sáng tác giúp Phật tử, nhân dân hóa giải khỏi nỗi khổ niềm đau. 3. Ảnh hưởng Tính Không trong Gặp Thầy Bạn Tốt tới an sinh xã hội người dân hiện nay Tác phẩm Gặp Thầy Bạn Tốt của Ni trưởng Thích Đàm Nhuận đã giúp cho gia đình yêu mến nhau thêm. Cha mẹ thương con - Con yêu kính cha mẹ - Anh em thương yêu nhau, nội ngoại xa gần như ruột thịt, dĩ hòa vi quý, tha thứ lắng nghe chia sẻ tốt hơn. Một gia đình đoàn kết, tôn trọng thầy sau mới được làm Thầy. Đây là một triết lý nhân quả, mà tư tưởng Tính Không đã tham gia vào để giúp cho người học trò có cơ hội tinh tiến, học hành, một mai giác ngộ Triết lý Duyên sinh vô ngã Thầy là trò, trò là Thầy. Là chỉ ra hai phương diện: - Thầy là trò khi thầy chưa giác ngộ toàn phần nên thày vẫn phải học. Thầy là thầy khi thầy đã giác ngộ toàn phần thấu triệt triết lý duyên sinh. Cũng như sắc là không, sắc không là Tính Không vậy. Để nhà trường với học trò quý hoá nhau, học hỏi lẫn nhau thì hai bên cần phải nên tham khảo triết lý nhân quả, triết lý Duyên sinh vô ngã như trong Gặp Thầy bạn tốt, để thêm thiện duyên dạy học sớm thành tựu kết quả cao. Hiện nay trong môi trường giáo dục nhà trường nhiều Thầy cô và học trò dạy và học rất giỏi, đáng khen ngợi. Nhưng bên cạnh đó thì còn có một số thầy cô cố chấp, không tôn trọng học sinh, như đánh học sinh, chấm vở xong vất vở học trò xuống đất, sinh tâm sân giận thù học sinh. Một số học sinh không chịu khó học, đổi lỗi cho thầy cô dạy không hay, không quan tâm. Trong hoàn cảnh này, ta có thể bằng giáo dục Phật giáo qua khế lý, khế cơ, Thầy trò tôn trọng nhau, chia sẻ, tập tu, tham học như trong tác phẩm của Ni trưởng Thích Đàm
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 373 Nhuận giúp cho thầy cô thêm vững chãi lắng nghe bằng hạnh từ bi, trí tuệ vô bờ, thầy trò như một gia đình ruột thịt, bằng mọi cách giảng lý nhân quả để thấy được Tính Duyên sinh vô ngã để giúp cho một lớp học, nhà trường thanh bình, đào tạo nhẹ nhàng chất lượng rất cao. Ngày 6 tháng 11 năm 2019 ni sư Thích Đàm Định trụ trì chùa Vua Hà Nội kể về cố Ni trưởng Thích Đàm Nhuận nhắc về cuộc sống người tu cần phải có như sau: “Sống tu cần biết thời, đợi thời, nhẫn nhịn, học theo gương bác Hồ”. Qua đó, ta thấy tu đạo pháp luôn đồng hành cùng dân tộc. Đức Phật dạy, con người sinh ra đều có tính Phật, ai tu người ấy giác ngộ, nam nữ bình đẳng, cũng như Bác Hồ nói con người sinh ra ai cũng có quyền được hạnh phúc, quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong một xã hội ai cũng muốn được an sinh hạnh phúc. Vậy ai cho ta an sinh, an lạc? Tác phẩm Gặp Thầy Bạn tốt đã chỉ cho mỗi thành viên dân chúng đều là tế bào của đất nước, cũng như của thế giới thanh bình, thịnh trị. Như một lần tôi được thị giả hòa thượng Thích Trí Tịnh ứng cúng đàn tràng rất giỏi cụ nói chịu khó tu thì sẽ sáng, Ni trưởng Thích Đàm Nhuận đã từng chia sẻ người tu Phật rằng “Đời vô thường, các ông tu thì chuyên tâm tu chứ đừng đứng núi nọ trông núi kia nữa”. Chính câu này giúp tôi ngẫm ra thế ra Ni trưởng đã thấu đạo, nên thầy tốt, bạn tốt có khi chỉ cho đức Phật, có khi chỉ cho người bạn có khi chỉ mình, bản tâm thanh tịnh, viên ngọc minh châu trong chính trái tim mình, tam thân đồng nhất thân chỉ trong thời sát. 4. Kết luận Có thể nói, trải qua một thời gian ta nghiên cứu về thơ “Gặp Thầy Bạn tốt” của Ni trưởng Đàm Nhuận giúp cho ta hiểu thêm về Tính Không trong thầy bạn tốt, để thấu hiểu triết lý duyên sinh vô ngã, nhân quả tương tục. Một khi ta hiểu về Thầy Bạn Tốt theo Tính Không ứng dụng vào công nghệ 4.0 thầy trò hỏi nhau và chia sẻ bằng câu đạo, như con dịp này khỏe không? Thầy dịp này tứ đại ra sao? Thầy trò vô tư, vui vẻ, góp phần làm cho an sinh xã hội cho người dân tin theo, như thuyền ra khơi sóng to nhưng người cầm lái khéo không bị ụp thuyền. Bài thơ nhắc mỗi chúng ta cần phải tu học, học tu theo giáo lý Phật giáo, tôn trọng Thầy bạn cao quý, vì “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “Không thày đố mày làm nên, Học thầy không tày học bạn”. Để xã hội, thế giới hạnh phúc, các quốc gia cần hội nhập liên kết tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau vượt khó, cùng chung sống trong đạo từ bi và trí tuệ làm lành lánh dữ. Để đạt được mục đích an sinh xã hội cho người dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân,
  9. 374 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Ni trưởng Thích Đàm Nhuận đề cao tinh thần học đạo, coi duyên gặp thầy bạn tốt là cơ sở để tiến tu đạo nghiệp, hướng quả giác ngộ độ chúng sinh hết khổ được vui. Bài thơ Gặp Thầy Bạn tốt kết bằng câu lục bát nhắc mọi người tin tưởng vào chính mình, tinh tiến tu hành không rời phút giây, tức chính niệm thì cuộc sống chắc sẽ an vui tự tại: “Nay mừng may gặp đủ rồi. Gắng công tu học không rời phút giây”. Tới đây, ta có thể mượn thi kệ của Phật trong Kinh Pháp Cú qua phẩm Ngu để thức tỉnh những ai có duyên tới Phật pháp, thâm nhập sự màu nhiệm giác ngộ, thanh thoát tâm hồn, để khép lại bài luận này khẳng định tầm quan trọng của sự tu tập, thấu tỏ Tính Không, tự tại, góp phần bài học chân quý tri ân, biết ơn Thầy Tổ và bạn bè trong muôn một, góp phần vào hóa giải stress tâm lý đạo đức trơ lì cho con người, mọi người yêu thương nhau bằng tâm từ bi và trí tuệ, vô ngã, vị tha, xã hội ổn định phát triển, hội nhập quốc tế bền vững: “Người trí, dầu một khắc Thân cận người có trí Biết ngay chân diệu pháp Như lưỡi với vị canh”. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Hồ Chí Minh (1993) Biên Liên Tiểu Sử, T.3, Nxb. Chính trị quốc gia, HN. 2. Tiếng Dân, Bài học lòng dân, CaMau Online ngày 06/8/2013 3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo Sử luận (2014), Nxb Văn học. 4. Thích Minh Châu dịch (2013), Kinh Pháp cú, Nxb Hồng Đức. 5. Thích Quảng Hợp (2016), Luận án Tiến sĩ “ Nguyên lý Tính Không trong Trung Quán Luận của Bồ Tát Long Thọ và ý nghĩa của nó” Học viện KHXH. 6. Phân viện Nghiên cứu Phật học, “Từ Điển Phật Học Hán Việt” (2004), Nxb. KHXH. 7. Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc Tế Phật giáo Nhập Thế Và Các Vấn Đề Xã Hội Đương Đại, Ninh Bình, 12/2017
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 375 8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2009), Chư kinh nhật tụng, kinh Kim Cương, Nxb Tôn giáo. 9. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm đặc sắc tư tưởng, văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam - Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - Phân ban Ni giới TW “Tài liệu hội thảo khoa học, Kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng chư vị Tổ sư ni tiền bối hữu công”, Hà Nội, 10.2019. 11. Học Viện Phật giáo Việt Nam, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phân ban ni giới TW, Tài liệu Hội thảo khoa học Kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng chư vị tổ sư ni tiền bối hữu công, Hà Nội, 10.2019.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2