Tình nghĩa người dưng
lượt xem 3
download
Rạch Bần Cò quanh co và hẹp. Vậy mà xuồng ghe không ngớt qua lại mỗi khi con nước lớn. Dọc theo con rạch hai bên là hai dãy bờ bao ngăn nước ngoằn ngoèo như hai con rắn đang bò. Nhà ông Sáu Đất nằm sát cái eo cong nhất của con rạch, tức là ngôi nhà nằm thoi loi ngay cái cùi trỏ của dãy bờ. Cửa trước nhà ông quay lên vườn mít, còn cửa sau quay xuống sát mé rạch Bần Cò. Ngôi nhà ông giông giống hình vuông, mỗi cạnh chừng bốn mét. Diện tích...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình nghĩa người dưng
- Tình nghĩa người dưng TRUYỆN NGẮN CỦA DIỆP BẦN CÒ Rạch Bần Cò quanh co và hẹp. Vậy mà xuồng ghe không ngớt qua lại mỗi khi con nước lớn. Dọc theo con rạch hai bên là hai dãy bờ bao ngăn nước ngoằn ngoèo như hai con rắn đang bò. Nhà ông Sáu Đất nằm sát cái eo cong nhất của con rạch, tức là ngôi nhà nằm thoi loi ngay cái cùi trỏ của dãy bờ. Cửa trước nhà ông quay lên vườn mít, còn cửa sau quay xuống sát mé rạch Bần Cò. Ngôi nhà ông giông giống hình vuông, mỗi cạnh chừng bốn mét. Diện tích ngôi nhà chỉ lớn khoảng ấy mà sao ông Sáu cảm thấy “Ngôi nhà riết rồi sao nó rộng quá xá rộng vậy hỏng biết!”. Mỗi ngày ông lấy tiếng xuồng, ghe chèo, bơi lùm cùm và tiếng máy xăng, máy dầu chạy tạch tạch, tành tành qua lại con rạch này để làm vui. Quê gôc của ông Sáu Đất ở Bình Định, nơi mệnh danh là vùng đất Võ. “Ai về Bình Định mà coi / Con gái Bình Định múa roi, đi quyền”. Câu ca dao đó cũng là câu hò của ông mỗi khi nhớ đến quê. Thuở nhỏ ông Sáu cũng được học đánh võ, múa roi. Lớn lên đến tuổi thanh niên ông đi theo tiếng gọi non sông ra chiến trường đánh giặc. Ngày ấy Bình Định biết bao phen bị gót giày đinh của giặc ngoại xâm giẫm bừa tan tốc. Cha mẹ, anh chị em ông bị giặc giết hết. Cả vợ mới cưới của ông cũng oằn oại ra đi trước họng súng của quân thù. Gia đình còn lại duy nhất có mình ông. Ông hận thấu xương quân xâm lược và quyết đuổi chúng đến cùng. Ông Sáu vượt Trường Sơnra Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó ông cùng đồng đội một lần nữa vượt Trường Sơn vào Nam để tiếp tục đuổi Mĩ. Ông bao phen chết đi sống lại trước làn bom, mũi đạn của quân thù. Thân thể ông bấy nhừ thương tích. Rồi đại thắng Mùa Xuân năm 1975, đồng đội ông lần lượt về quê xưa. Còn ông không trở lại vùng đất Võ. Có người thắc mắc hỏi: “Sao ông không về quê”. Ông trả lời thật
- buồn:“Gia đình còn ai đâu mà về!” Ông trả lời như thế ngoài cửa miệng, nhưng thật chất trong lòng ông cũng muốn về nơi chôn nhau cắt rốn. Đúng vậy, người Việt Nam nào khi xa quê mà không muốn sớm quay về. Nhưng ông chưa về vì mấy mươi năm tham gia đuổi Mỹ ở miền Nam này trong lòng ông đã gắn bó nhiều điều phải ở lại. Thứ nhất là ông không thể bỏ cụ Tám Bột. Cụ Tám Bột là một cụ già neo đơn, không con, không cháu. Chỉ duy có ông Sáu Đất là người con nuôi. Ngày xưa vợ chồng cụ Tám Bột cũng là gia đình nuôi chứa cán bộ kháng chiến. Trong những năm bình định ác liệt, ông Sáu Đất bị thương nặng và đã được vợ chồng cụ Tám Bột che chở, cứu giúp. Sau lần đó, ông Sáu Đất đã nhận vợ chồng cụ Tám Bột làm cha mẹ nuôi. Cụ bà Tám Bột chết do một lần che chở cho con nuôi. Đêm đó, ông Sáu Đất về thăm cha nuôi bị bệnh. Không ngờ bị điềm theo dõi và báo với lính ập tới nhà. Tên chỉ huy nạt nộ, hằm hừ hỏi: - Nghe nói ông bà có con trai làm Việt Cộng phải không? - Vợ chồng tui có con có cái gì đâu. Chắc mấy chú nghe nhằm rồi đó! – Cụ bà Tám Bột bình tĩnh nói. - Không phải con ruột mà là con nuôi, nó tên là Sáu. Đúng không? Tôi mới thấy nó về hồi nảy – tên chỉ huy khẳng định. Rồi hắn ra lệnh cho lính ập vào lục soát. Cụ bà quyết liệt ngăn cản chúng. Tên chỉ huy ác ôn móc súng bắn cụ bà chết tại chỗ. Cụ ông đang bệnh nằm trên giường kêu trời thống thiết. Nhưng bọn ác ôn khát máu không bắt được ông Sáu, vì ông đã xé vách buồng đi mất khi chúng mới vừa ập đến. Cái ơn cái nghĩa lớn lao ấy làm sao ông Sáu Đất bỏ lại cụ Tám Bột một mình được. Lý do thứ hai làm cho ông Sáu chưa thể về quê xưa là vì ông xem vùng sông nước cù lao Nam Bộ này như quê hương thứ hai của mình. Ông thương những con rạch ngoằn ngoèo, những cây cầu tre lắc lẽo bắc qua kênh. Ông thương dòng sông Hậu hiền hòa có những giề lục bình bông tim tím trôi thơ mộng. Ông thương những tiếng máy chạy, tiếng xuồng chèo, và ông thương, ông thương… Tất cả những thứ ấy ngấm vào người ông mấy mươi
- năm. Vì thế ông định ở lại vùng đất phù sa miền Tây Nam Bộ này cho tới khi nào cụ cha nuôi qua đời. Nhưng ở đây dần dà ông gặp được bà Sáu. Sau khi cụ Tám Bột cưới vợ cho con được vài tháng thì cụ cũng qua đời. Ông Sáu Đất thật buồn, nhớ lại ơn nghĩa của cha mẹ nuôi, dường như ông đã bị hụt hẫn. Nhưng ông được bà Sáu an ủi cũng dần dần nguôi ngoai. Bà sáu là một cô gái lỡ thời, kém ông tới chục tuổi. Bà tuy xấu mài xấu mặt nhưng tính tình thật thà, giỏi giang. Hai ông bà thương nhau hết mực. “Chồng già vợ trẻ là tiên” mà! Vậy mà ông bà sống chung với nhau không được ba năm, thì bà Sáu đột ngột qua đời vì một cơn bạo bệnh. Thiên hạ đồn rằng tuổi ông sát vợ nên chung sống với người vợ nào thì người đó mau chết. Ông không tin, vì một người vợ trước bị giặc giã mà chết, còn người vợ này do bệnh hiểm nghèo mà ra đi. Hai người đều có lí do chính đáng để bỏ ông cả. Nhưng không biết ai đã sáng tác ra cuốn tử vi oái oăm ấy làm cho không ít người tin nên không có người phụ nữ nào dám lấy ông nữa. Từ đó ông ở vậy giữ mộ vợ luôn. Đối với quân thù, ông Sáu kiên định, gan dạ, không lùi nửa bước. Nhưng với bà con hàng xóm thì ông điềm đạm, hiền từ đến không ngờ. Cái tên Sáu Đất của ông thoạt đầu nghe qua ai cũng nhầm tưởng ông này chắc nhiều đất lắm đây. Nhưng thực ra không phải, xung quanh vườn mít nhà ông vỏn vẹn chỉ có một ngàn mét vuông của cụ Tám Bột để lại cho ông. Vậy mà có một số người tham lam đến hái trộm, ông thấy mà không chửi, không đuổi. Vả lại, ông còn tìm cách tránh mặt đi. Ông nói: “Sợ thấy mình rồi họ mắc cở. Bởi họ quá thèm nên họ mới làm như vậy!”. Thấy ông cư xử như thế, riết rồi không ai nở ăn trộm của ông nữa. Con người ông là vậy, hiền như cục đất nên bà con tặng cho ông biệt danh là Sáu Đất. *** Ông Sáu và thằng Phước thân nhau cũng do một lần nó ăn trộm trái cây của ông. Lúc đó thằng Phước còn học lớp 5 trường làng. Một buổi chiều nọ, khô ráo, mát mẻ đẹp trời, Phước thấy thèm trái mít nghệ to bằng cái thùng vòi, chín cây, thơm phức ở vườn nhà ông. Nó dò xem xung quanh không thấy ai, liền trèo nhanh lên cây mít. Trong khi nó ra tay lẳng cuốn trái mít thì ông Sáu trong nhà lù lù đi ra. Nó đứng nín thở nép sát vào cây
- mít để trốn ông. Ông Sáu đi gần tới cây mít, bỗng nhiên ông quay phắt một trăm tám mươi độ, đi trở vào nhà. Nó an tâm thực hiện kế hoạch trộm của mình. Nhưng khi nó è ạch chuyển trái mít từ trên cây xuống gần tới đất thì mới phát hiện ông đứng dưới gốc mít từ bao giờ. Ông đỡ cả nó và cả trái mít xuống đất. Thằng Phước tung chân chạy nhưng không kịp, ông đã nắm lấy tay nó. Nó cố vùng vẫy nhưng không sao thoát khỏi bàn tay rắn chắt của ông. Ông nói: “Muốn ăn mít đến đây bác hái cho ăn, chứ trèo leo kiểu này lỡ vuột tay té chết rồi sao! Thôi vào nhà bác xẻ mít cho ăn”. Ông Sáu ôm trái mít ngang hông cùng thằng Phước đi vào nhà. Dọc đường ông nói: “Hồi nảy bác thấy cháu nhưng bác giả vờ không thấy, bác sợ la lên cháu hết hồn buông tay thì khổ. Còn nhỏ đừng nên học thói tham lam nghe cháu. Muốn gì thì xin, người lớn không ai hẹp hồi chuyện ăn uống với trẻ con đâu”. Từ lần đó thằng Phước không dám ăn trộm cái gì của ông nữa. Thằng Phước là đứa con mồ côi cha từ nhỏ. Cha nó chết bởi một trận càn quét điên cuồng của giặc Mĩ. Mẹ nó ở vậy thủ tiết thờ chồng nuôi con. Mẹ con của Phước lại thuộc gia đình nghèo, không cục đất cắm vùi. Hai mẹ con làm thuê sống qua ngày và cất chòi ở đậu trên một lề bờ của bà con tốt bụng. Thương hoàn cảnh của thằng Phước, ông Sáu thường rủ nó đến nhà chơi và xem nó như con ruột của mình. Thằng Phước cũng rất quý ông Sáu. Ông Sáu kể cho nó nghe chuyện ông đi kháng chiến, chuyện múa roi, đi quyền của người Bình Định quê ông. Nó rất mê nghe ông kể chuyện. Mỗi chiều nó đều đến nhà ông Sáu để nghe chuyện ngày xưa. Thằng Phước lớn hơn chút nữa, ông múa roi, đi quyền cho nó xem. Dưới ánh trăng quê, ông đã dạy nó mấy bài quyền để phòng thân và rèn luyện thân thể. Nhưng trước khi dạy võ cho nó, ông nói : “Mình học võ không phải để gây chuyện đánh nhau hoặc phân cao thấp với người ta, mà là để rèn luyện sự dẻo dai, mạnh mẽ cho thân thể. Nếu cháu hứa như thế thì bác mới dạy cho”. Thằng Phước lớn lên bao nhiêu thì ông Sáu lại già thêm bấy nhiêu. Đó là sự hoán đđổi của loài người, không ai tránh được Sinh –Lão –Bệnh –Tử. Ong Sáu càng già lại càng sinh ra nhiều bệnh, vừa sạn thận, vừa bao tử, khớp, mà nặng nhất vẫn là chứng huyết áp cao. Ong thường than thở với thằng Phước: “Dạo này bác thường hay có cơn choáng
- ván mặt mài, mắt tối sầm không thấy đường thấy sá gì cả!”. Tâm sự và niềm tin của tuổi già dường như ông Sáu đã gởi hết cho thằng Phước. *** Một ngày nọ, mẹ của Phước lâm bệnh nặng và đột ngột qua đời. Ông Sáu càng thấy da diết thương cái thằng “bần cố nông” hồi nhỏ mồ côi cha, đến nay chưa đầy hai mươi tuổi lại phải mồ côi mẹ. Có người cho rằng, đây là sóng gió của cuộc đời thằng Phước. Đám tang của mẹ Phước ông Sáu đứng ra lo hết, từ đãi đằng bà con thăm viếng đến hòm gương, tẩn liệm. Ông nói với thằng Phước: “Hãy đưa mẹ cháu đến an nghỉ ở đất vườn của bác đi!”. Thằng Phước vừa khóc vừa gật đầu rồi quỳ xuống ôm trầm lấy ông Sáu. Sau đám tang của mẹ, Phước rất buồn. Ông Sáu thấy vậy an ủi nó rất nhiều và rủ nó dọn đến nhà ông ở luôn cho có bạn. Ơ với ông Sáu độ chừng saú tháng, thằng Phước đã nguôi ngoai nỗi khốn khổ của mình. Nhưng vào một buổi chiều ra đứng bên mộ mẹ, nó nghe tiếng chim cuốc gọi bầy, nó bật khóc nức nở. Sáng hôm sau nó nói với ông Sáu: “Chắc con phải đi chơi một thời gian cho khuây khỏa, chứ ở đây ra vào mỗi ngày nhìn mộ mẹ con khổ quá bác à!”. “Nhưng con phải đi chơi ở đâu bây giờ?”- ông Sáu hỏi giọng trầm buồn. “Con cũng chưa biết”. Ngừng một lúc, ông Sáu nói: “Thôi được rồi, đi vài ngày rồi nhanh về bác đợi lắm đó”. Thằng Phước khăn gói ra đi mà chưa biết đi đâu. Dưới một buổi sáng nắng hanh trong veo, ông Sáu với đôi mắt già đục đứng nhìn dáng thằng Phước lờ mờ dần khuất sau hàng dừa nước ven con rạch Bần Cò. Ơ đời chuyện hợp tan, tan hợp ai mà biết trước được. Như ông Sáu đây, từ miền Trung vì chiến tranh phải trôi ra miền Bắc, rồi dạt vào Tây Nam Bộ, rồi gắn bó với vùng đất mới không chịu trở về Quy Nhơn – Bình Định. Còn thằng Phước nay nó bỏ lại quê nhà với bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm với một ông già neo đơn dưới mái nhà thoi loi bên eo gạch Bần Cò. Hình ảnh ấy thật khắc khổ và ảm đạm làm sao! Thằng Phước đi rồi ông Sáu mất đi một người bạn. Vào những buổi chiều ông Sáu ngồi trầm ngâm, lặng lẽ như một pho tượng. Pho tượng đo, ai đi ghe, xuồng ngang qua rạch mà không xót thương. Không ai biết ông Sáu đang nghĩ gì, nghĩ về quê hương ông, về những ngày ông tham gia
- chiến tranh ác liệt, hay ông đang nghĩ về sự neo đơn của một bóng chiều. Tất cả nghi vấn về suy nghĩ của ông chắc chắn là có, thậm chí ông còn nghĩ nhiều hơn thế nữa. Ông Sáu ngày đêm nhớ da diết một thằng người dưng nước lã. Cái tình của con người lắm khi là vậy, dù chỉ một cục đất nhỏ cũng gắn bó cả đời không rời xa được, dù là người dưng khác họ cũng đem lòng nhớ thương. Và nỗi nhớ đó làm ông Sáu càng thêm lụm cụm. Dao này ông Sáu thấy trong người bần thần và yếu dần. Ông nghĩ phải đến lúc về nơi chôn nhau cắt rốn của mình để hơi thở cuối cùng được nằm bên người thân. Nhưng ở đây ông cũng có người thân là bà Sáu và cha mẹ nuôi. Vả lại trước khi đi thằng Phước gởi cho ông giữ mộ mẹ nó dùm. Vì vậy ông còn phân vân và nán lại. Ông mong thằng Phước về từng ngày để ông tặng lại mảnh vườn trước nhà. Vậy mà ông trông mãi, trông mãi, mòn mỏi theo thời gian mà không thấy bóng dáng thằng Phước đâu. *** Sống nơi phố thị ồn ào, thời gian trôi như vội vã, thằng Phước quên hẳn chuyện về quê. Ở thành phố Phước làm công nhân phụ hồ cho một khu công nghiệp đang xây dựng. Ơ đây dần dà Phước đã yêu, rồi sống chung với một cô gái dưới mình hai tuổi. Cô gái tên Hồng, làm công nhân phụ hồ chung với Phước. Vào một đêm hai đứa nằm bên nhau, nghe Hồng kể về quê hương Quy Nhơn – Bình Định của mình, rồi kể có một người bác bà con cô cậu với bố Hồng tham gia kháng chiến chống Mĩ ở Tây Nam Bộ, mà bây giờ không biết sống chết ra sao và nằm ở nghĩa trang nào? Thằng Phước mới giật mình nhớ lại ông Sáu thì đã ngót bốn năm. Đối với tuổi trẻ bốn năm không là dài, nhưng với người già bốn năm lại thêm phần khắc khổ. Thằng Phước dẫn vợ quay về tìm lại ông già ơn nghĩa ngày xưa. Cảnh vật, làng quê chỉ bốn năm thôi mà đã đổi mới rất nhiều. Nhưng ngôi nhà ông Sáu giờ cũng chỉ còn là một nền đất trống. Thằng Phước về đã trễ. Ông Sáu đã ra đi theo bà Sáu một năm trước đó. Hình ảnh ngôi nhà thoi loi bên eo rạch Bần Cò và một ông già neo đơn giờ không còn nữa. Ong Sáu đợi Thằng Phước bốn năm, không thấy nó về. Ông Sáu mòn mỏi và cũng
- quyết định sẽ về lại Quy Nhơn vào một ngày gần nhất. Chuẩn bị rời xa mảnh đất Tây Nam Bộ gắn bó mấy mươi năm này, ông Sáu vẫn không an tâm. Ông còn lo lắng nhiều cho thằng cháu mồ côi, không biết hiện giờ nó đang ở đâu. Ong đến ủy ban nhân dân xã làm tờ di chúc để lại mảnh vườn của mình cho thằng Phước. Sắp xếp công việc đã xong, bỗng ông Sáu đột ngột qua đời. Thằng Phước về nghe kể lại, ông Sáu ra đi thật thảm hại. Ông nằm bất động nửa trên nửa dưới ngay cửa nhà sau, sát mé rạch Bần Cò. Vậy là bao lần ông định về quê xưa nhưng ông còn lưu luyến nơi đây nhiều điều. Ông lưu luyến đến hết cuộc đời ông. Cái chết của ông Sáu không ai rõ lí do vì sao. Nhưng đối với thằng Phước thì nó đã đoán biết, ông Sáu bị huyết áp tăng cao mà chết. Thằng Phước về đứng trên nền nhà cũ của ông Sáu cỏ đã lên xanh, đứng nhìn ngôi mộ của mẹ và ông Sáu rong rêu đã bám. Đôi mắt nó đỏ hoe, nét mặt buồn rười rượi, nó thương cho một con người vào sinh ra tử với kẻ thù. Nhưng rồi hòa bình lập lại phải sống nơi xứ lạ quê người không họ hàng thân thuộc. Tuổi già chỉ làm bạn với thằng cháu nhỏ.Vậy mà nó cũng vô tình bỏ ông. Thằng Phước đốt ba nén nhang, quỳ xuống cắm trước mộ ông Sáu thì thầm: “Bác Sáu ơi, cháu về đây! Dẫu biết rằng với người lính như bác, một dải non sông nơi đâu cũng là đất mẹ. Dẫu biết rằng con người ta có một lần sinh, một lần tử. Nhưng cái chết của bác sao mà cô đơn quá! Không một người thân nào bên cạnh để khóc tiễn đưa bác cả. Bác sống hết mình với cháu, nhưng cháu vô tình với bác quá! Cháu xin thề từ nay cháu không xa bác nữa”. Im lặng một lúc, thằng Phước đứng lên đưa hai tay ra bái trước mộ ông Sáu và múa lại mấy đường quyền của ông Sáu dạy nó năm xưa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị du lịch: Chương 6 - ThS. Nguyễn Hoài Nhân
8 p | 142 | 13
-
Đừng bao giờ bỏ rơi tình yêu của mình
3 p | 101 | 13
-
Truyện ngắn Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao
7 p | 114 | 7
-
Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao
6 p | 66 | 4
-
Cung đường chết chóc minh chứng tình yêu
8 p | 58 | 4
-
Lỗi văn hoá.1. Vũ trụ hình như quyện lại, không rõ thu nhỏ hay loang ra, nhưng nhất thể. Đen đen, đùng đục, nhầy đặc và vô biên. Lạnh tanh.Trong cái khối gần giống như định nghĩa gốc về “Đạo” của triết học cổ điển Á Đông ấy, có lẽ ý thức đang tự phân
5 p | 85 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Ba Mươi Hai
10 p | 93 | 4
-
Hình và Bóng
5 p | 71 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
3 p | 86 | 4
-
Nơi ấy bình yên
45 p | 67 | 4
-
Người Thiếu Nữ Khăn Tang Đen
28 p | 46 | 3
-
Gặp lại người cũ – Cua Đá
13 p | 64 | 3
-
Không chỉ là tình yêu với mot nguoi (phan 2)
3 p | 68 | 3
-
Người dưng ơi
3 p | 74 | 3
-
Người Bắt Rắn Cuối Cùng
3 p | 92 | 2
-
Sẽ có một người yêu em như vậy
6 p | 92 | 2
-
Kẻ ruồng bỏ quê hương
10 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn