intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉnh táo để tìm kiếm cơ hội từ khủng hoảng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

119
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB ngay lập tức đã tạo ra hiệu ứng người dân đi rút tiền ở ngân hàng này một cách bất thường. Với kinh nghiệm làm việc ở nhiều nước trên thế giới, ông có nhận xét gì về tình trạng này? Hiện tượng người dân rút tiền khi ngân hàng nào đó gặp khủng hoảng không phải hiếm gặp trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉnh táo để tìm kiếm cơ hội từ khủng hoảng

  1. Tỉnh táo để tìm kiếm cơ hội từ khủng hoảng Việc cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB ngay lập tức đã tạo ra hiệu ứng người dân đi rút tiền ở ngân hàng này một cách bất thường. Với kinh nghiệm làm việc ở nhiều nước trên thế giới, ông có nhận xét gì về tình trạng này? Hiện tượng người dân rút tiền khi ngân hàng nào đó gặp khủng hoảng không phải hiếm gặp trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, có rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn và đương đầu với nhiều thông tin bất lợi nhưng người gửi tiền vẫn không bị ảnh hưởng. Do vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng, người gửi tiền đang phí phạm thời gian trong việc chạy ra ngân hàng bị khủng hoảng tin đồn rút tiền, rồi chỉ vài ngày sau phải quay lại gửi tiền. Có một ví dụ rất thú vị về vấn đề này, đó là một hôm trời mưa, một ngân hàng ở Mỹ để một loạt ô ngoài trời để khách hàng khỏi bị ướt, khiến nhiều người dân đứng trú mưa thành một hàng dài trước cửa ngân hàng. Những người qua đường nhìn thấy hiện tượng này không hiểu ngân hàng đó có vấn đề gì và người nọ đồn thổi với người kia rằng ngân hàng này có vấn đề, trong khi thực sự ngân hàng đó hoạt động bình thường. Vấn đề cốt lõi ở đây là mọi người dễ bị kích động trước các hiện tượng liên quan đến nhà băng. Ông nhìn nhận ảnh hưởng của câu chuyện này trong bối cảnh kinh tế và TTCK Việt Namhiện nay ra sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải xem xét trên hai khía cạnh cơ bản và hành vi.
  2. Ở khía cạnh cơ bản, phải xem xét 2 dạng nhà đầu tư trên TTCK hiện nay, để thấy ảnh hưởng của những thông tin kiểu này. Thứ nhất là nhóm nhà đầu tư dựa vào những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, đó là kết quả hoạt động kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư thuộc nhóm này, những vụ việc như vừa rồi trong một chừng mực nào đó lại có ảnh hưởng tích cực, ở chỗ môi trường kinh doanh được làm trong sạch, hiệu lực luật pháp được tăng cường, những hoạt động kinh doanh trái phép đã được cơ quan quản lý nhà nước can thiệp và có biện pháp xử lý. Điều này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các quỹ…, đồng thời, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền vững của thị trường. Nhóm nhà đầu tư thứ hai mà chúng ta gọi là đầu cơ, chỉ đi theo những diễn biến của thị trường, những tin tức báo chí nóng hoặc những câu chuyện đằng sau của doanh nghiệp. Thông thường, những tin tức xấu, đồn thổi sẽ ảnh hưởng ngay đến hành vi của những nhà đầu tư theo cảm tính. Tuy nhiên, theo thông lệ và kinh nghiệm của tôi, trong một thời gian rất ngắn, TTCK sẽ lại đi lên khi những nhà đầu tư dạng này qua cơn hốt hoảng, bắt đầu nhìn lại và thấy rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn ổn. Về khía cạnh hành vi, các nhà đầu tư quốc tế là những tổ chức và thường ít bị ảnh hưởng bởi tin đồn, còn các nhà đầu tư trong nước, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, mang yếu tố đầu cơ, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các sự kiện nhất thời nên được gọi là “bị điều khiển hành vi”. Do vậy, trong ngắn hạn, ảnh hưởng đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất lớn, nhưng về dài hạn thì không phải là vấn đề. Bên cạnh đó, còn có vấn đề về người rút tiền, thị trường tài chính quốc tế 10 năm trở lại đây đã khá quen với khái niệm “quá lớn để sụp đổ”. Các ngân hàng trung ương của các quốc gia cũng siết chặt quản lý với thị trường ngân hàng, không để một ngân hàng nào đó sụp đổ. Nhìn vào Việt Nam, quá trình tái cơ cấu của hệ
  3. thống ngân hàng cũng đã bắt đầu và cũng nói rất nhiều đến các ngân hàng có vấn đề. Tôi tin tưởng rằng, NHNN sẽ có những biện pháp để đảm bảo an toàn thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và chắc chắn NHNN sẽ hỗ trợ cho các ngân hàng, cho dù họ có vấn đề gì. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở nước ngoài, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm xử lý khủng hoảng kiểu như vụ việc tại ACB? Có rất nhiều cách để bảo vệ tiền gửi của khách hàng như Chính phủ, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác cùng vào cuộc hỗ trợ. Đặt giả thiết xấu nhất là ngân hàng bị mất thanh khoản hay suy sụp thì người gửi tiền cũng sẽ không bị mất tiền. Bởi thông thường, một tổ chức tín dụng khác sẽ đứng ra mua lại ngân hàng này và quyền lợi của người gửi tiền sẽ được đảm bảo tuyệt đối. Theo kinh nghiệm của tôi, chưa từng có một ngân hàng nào bị sụp đổ khi xuất hiện những tin đồn tiêu cực khiến người dân đến rút tiền, bởi có rất nhiều quan hệ hỗ tương lẫn nhau như đã nói ở trên. NHNN Việt Nam đã tuyên bố đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường tiền tệ và cam kết rằng quyền lợi của người gửi tiền tại ACB hoàn toàn dược đảm bảo; đồng thời khuyến cáo các tổ chức và cá nhân có tiền gửi tại ACB thận trọng trước các tin đồn vô căn cứ để tránh tổn thất không đáng có. Ông bình luận gì về động thái này? Tất nhiên, việc khách hàng rút tiền cũng ảnh hưởng tức thời đến hoạt động của ngân hàng khi mà những dòng tiền luân chuyển, ra vào, biến động. Thực tế đang cho thấy, những việc NHNN đã làm là phù hợp và NHNN cần tiếp tục hỗ trợ thị trường cũng như đảm bảo hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.
  4. Với những người có kinh nghiệm về vấn đề này thì tin đồn chỉ là tin đồn. Họ sẽ nhìn nhận câu chuyện một cách bình tĩnh. Chỉ những người chưa có kinh nghiệm mới phản ứng một cách thái quá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2