Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
TÍNH TOÁN KIỂM BỀN ỐP CHE ANTEN ĐẦU TỰ DẪN TÊN LỬA<br />
Vũ Tùng Lâm*, Trần Ngọc Thanh<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày việc tính toán kiểm bền kết cấu ốp che anten đầu tự<br />
dẫn tên lửa từ vật liệu compozit lớp chịu tải khí động bằng phương pháp phần tử<br />
hữu hạn. Các tải trọng khí động được tính toán theo lý thuyết Newton, các đặc tính<br />
của vật liệu được tính toán trên cơ sở mô hình vật liệu compozit lớp trực hướng. Mô<br />
hình toán, giải thuật và chương trình tính toán bằng Matlab đã được xây dựng và<br />
áp dụng tính toán cho ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa Kh-35E.<br />
Từ khóa: Phần tử hữu hạn, Vỏ compozit lớp, Ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các ốp che anten đầu tự dẫn trong tên lửa là những phần tử chịu lực chính, chúng bảo<br />
đảm hình dáng khí động cho tên lửa và bảo vệ các thiết bị bên trong tránh khỏi những tác<br />
động bên ngoài trong quá trình hoạt động của tên lửa. Một trong các yêu cầu đối với kết<br />
cấu này là phải bền vững khi chịu tải trong mọi điều kiện hoạt động, sử dụng, do vậy,<br />
trong tính toán thiết kế ốp che anten cần thiết phải đánh giá được độ bền của nó.<br />
Theo các công trình [2], [4], [8] phần lớn các ốp che anten làm từ vật liệu compozit<br />
lớp, dẫn đến bài toán kiểm bền ốp che anten đầu tự dẫn liên quan tới việc phân tích cơ<br />
học kết cấu vỏ compozit. Khó khăn chính trong bài toán này là vấn đề xác định tải trọng<br />
tác dụng lên ốp và ứng xử của vật liệu compozit khi tác dụng tải trọng. Trong bài báo<br />
trình bày vấn đề phân tích cơ học ốp che anten đầu tự dẫn, tập trung vào giải quyết hai<br />
vấn đề trên.<br />
2. MÔ HÌNH TOÁN<br />
2.1. Tính toán tải khí động tác dụng lên ốp<br />
Tải khí động được xác định bằng cách tính toán áp lực khí động tác dụng lên ốp. Khi<br />
tính toán ta chia áp lực khí động thành hai thành phần tĩnh và động:<br />
p p h p (1)<br />
Áp lực tĩnh xác định theo trạng thái khí quyển liên quan đến độ cao bay của tên lửa, áp<br />
lực động phụ thuộc chủ yếu vào dòng chảy bao quanh ốp. Áp lực động pα tại mỗi điểm cụ<br />
thể trên thân ốp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: áp suất dòng q, góc chương động α,<br />
góc kết cấu, góc tọa độ φ, các thông số này chỉ ra trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ xác định áp lực động lên ốp che anten đầu tự dẫn.<br />
Áp lực trên bề mặt của một vật thể chuyển động trong không khí xác định chính xác<br />
nhất là dựa vào thử nghiệm trong ống thổi hoặc bằng các phương pháp mô phỏng số<br />
<br />
<br />
<br />
12 V. T. Lâm, T. N. Thanh, “Tính toán kiểm bền ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
(CFX, Fluent). Tuy nhiên việc thực hiện công việc này là khá khó khăn và tốn kém, mặt<br />
khác chúng khó có khả năng kết hợp với các mô hình phân tích cơ học kết cấu. Một số<br />
công trình hiện nay sử dụng mô hình được xây dựng dựa trên lý thuyết Newton [2], [10]<br />
để tính toán đã cho kết quả tương đối hợp lý và thuận tiện cho việc kết hợp chúng với<br />
phương pháp PTHH để phân tích kết cấu. Theo đó áp lực động pα trên bề mặt cuả ốp được<br />
xác định theo thành phần vận tốc pháp:<br />
2<br />
V <br />
p 2q n (2)<br />
V <br />
trong đó: Vn - vận tốc pháp của dòng tại điểm đang xét; V- vận tốc bay của tên lửa; q-<br />
áp lực dòng.<br />
Áp lực dòng q là hàm của vận tốc bay và tỷ trọng không khí ρ phù hợp với vị trí của tên<br />
lửa trên quỹ đạo được tính như sau:<br />
V2<br />
q . (3)<br />
2<br />
Từ biểu diễn hình học (hình 1) dễ dàng tìm được Vn là một hàm của các góc α, θ, φ và<br />
vận tốc bay V :<br />
Vn V sin cos cos +V cos sin . (4)<br />
Từ đó xác định được pα:<br />
2<br />
p 2q sin cos cos +cos sin . (5)<br />
Tải khí động tác dụng lên toàn bộ bề mặt ốp được tính bằng tích phân áp lực khí động<br />
trên diện tích bề mặt của ốp. Tích phân này có thể tính dễ dàng bằng phương pháp tích<br />
phân số.<br />
2.2. Cơ học vỏ compozit lớp<br />
2.2.1. Quan hệ ứng suất biến dạng trong vỏ compozit lớp trực hướng<br />
Kết cấu vỏ compozit lớp được mô hình hóa theo lý thuyết vỏ của Mindlin [1]. Trường<br />
biến dạng trong vỏ có dạng sau:<br />
u u u v u w w v<br />
x ; y ; xy ; yz ; zx ; (6)<br />
x x y x z x y z<br />
Quan hệ ứng suất, biến dạng được cho như sau :<br />
x C11 C12 0 0 0 x <br />
C 0 y <br />
y 12 C22 0 0<br />
<br />
xy 0 0 C44 0 0 xy C ; (7)<br />
0 0 0 C55 0 yz<br />
<br />
yz <br />
zx 0 0 0 0 C66 zx <br />
Vỏ compozit lớp trực hướng được tạo thành từ nhiều lớp vật liệu compozit trực hướng.<br />
Do đó để tính toán các hệ số trong ma trận vật liệu [C], trước tiên ta xem xét quan hệ ứng<br />
suất biên dạng trong một lớp vật liệu trực hướng, theo [6] có dạng sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 13<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
11 Q11 Q12 Q13 0 0 0 11 <br />
Q Q22 Q23 0 0 0 <br />
22 12 22 <br />
33 Q13 Q23 Q33 0 0 0 33 <br />
, (8)<br />
12 0 0 0 Q44 0 0 12 <br />
13 0 0 0 0 Q55 0 13 <br />
<br />
23 k 0 0 0 0 0 Q66 k 23 k<br />
với : σij, εij- các thành phần ứng suất và biến dạng trong hệ tọa độ cục bộ của lớp với các<br />
trục là 1, 2, 3 ; k- số thứ tự của lớp vật liệu trong kết cấu vỏ.<br />
Các hằng số độc lập trong ma trận vật liệu được tính thông qua các hằng số kỹ thuật:<br />
1 23 32 1 13 31 1 12 21<br />
Q11 ; Q22 ; Q33 ;<br />
E2 E3 E1 E3 E1 E2 <br />
31 23 2132 12 31<br />
Q12 21 ; Q13 31 ; Q23 32 ;<br />
E2 E3 E2 E3 E1 E3 (9)<br />
1 12 21 23 32 3113 22132 13<br />
Q44 G23 ; Q55 G31 ; Q66 G12 ; .<br />
E1 E2 E3<br />
trong đó: E1, E2, E3- mô đun đàn hồi theo hướng các trục chính tương ứng; μij- hệ số<br />
poisson; G23, G31, G12- mô đun trượt trong các mặt phẳng 2-3, 3-1, 1-2 tương ứng.<br />
Khi xét đến tính chất vỏ (σ33=0) quan hệ ứng suất biến dạng trong lớp thứ k như sau:<br />
<br />
11 Q11 Q12 0 0 0 <br />
11<br />
Q Q 22 0 0 0 22 <br />
22 12 Qi 3Q j 3<br />
Qij , i, j 1, 2;<br />
12 0 0 Q 44 0 0 12 ; Qij Q33 (10)<br />
Qij , i, j 4,5,6.<br />
13 0 0 0 Q55 0 13 <br />
<br />
23 k 0 0 0 0 Q 66 23 k<br />
k<br />
<br />
Khi các trục hệ tọa độ 1, 2, 3 của lớp không đồng phương với các trục của hệ tọa độ vỏ<br />
phải tiến hành chuyển quan hệ này về hệ tọa độ của vỏ, khi đó ma trận vật liệu được xác<br />
định theo công thức sau:<br />
1 1<br />
Q 'k T k Q k T k T k Q k T k , (11)<br />
trong đó : [Tε]k- ma trận chuyển biến dạng được xác định theo giá trị các cô sin chỉ phương<br />
của các véc tơ hệ tọa độ của lớp trong hệ tọa độ vỏ, được tính theo [6].<br />
Cuối cùng ma trận vật liệu của vỏ compozit lớp được tính theo công thức sau:<br />
L hk<br />
<br />
C Q 'k dz. (12)<br />
k 1 hk 1<br />
<br />
với L- số lượng lớp; hk- khoảng cách từ mặt trên của lớp đến mặt trung hòa của vỏ.<br />
2.1.2. Các tiêu chuẩn bền của vật liệu compozit<br />
Để đánh giá độ bền của kết cấu từ vật liệu compozit phức tạp hơn nhiều so với vật liệu<br />
đẳng hướng, bởi tính chất khác nhau của các vật liệu thành phần. Trong kỹ thuật sử dụng<br />
các tiêu chuẩn bền để đánh giá khả năng phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của tải trọng.<br />
Thông dụng nhất là thuyết bền ứng suất lớn nhất, thuyết bền biến dạng lớn nhất, thuyết<br />
<br />
<br />
<br />
14 V. T. Lâm, T. N. Thanh, “Tính toán kiểm bền ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
bền Tsai-Wu, Tsai-Hill. Sau đây ta sẽ xem xét một số thuyết bền chính được trình bày<br />
trong các tài liệu [3], [6]:<br />
Thuyết bền ứng suất lớn nhất cho rằng lớp vật liệu bị phá hủy khi một trong những điều<br />
kiện sau thỏa mãn:<br />
1 X k ; 2 Yk ; 3 Z k ; 12 R; 23 S ; 31 T ; (13)<br />
Thuyết bền biến dạng lớn nhất cho rằng lớp vật liệu bị phá hủy khi một trong những<br />
điều kiện sau thỏa mãn:<br />
1 X k ; 2 Y k ; 3 Z k ; 12 R ; 23 S ; 31 T ; (14)<br />
Theo thuyết bền Tsai-Hill lớp vật liệu bị phá hủy khi điều kiện sau thỏa mãn:<br />
2 2 2<br />
1 2 3 1 1 1 1 1 1 <br />
2 2 2 1 2 2 2 2 2 3 <br />
X Y Z X Y Z Y Z X (15)<br />
2 2 2<br />
1 1 1 <br />
<br />
2 2 2 3 1 12 23 31 1;<br />
Z X Y R<br />
S T <br />
Theo thuyết bền Tsai – Wu lớp vật liệu bị phá hủy khi điều kiện sau thỏa mãn:<br />
F1 1 F2 2 F3 3 2 F12 1 2 2 F13 1 3 2 F23 2 3 ...<br />
(16)<br />
F11 12 F22 2 2 F33 32 F44 12 2 F55 232 F66 312 1;<br />
trong đó, các hệ số được tính như sau:<br />
1 1 1 1 1 1<br />
F1 ; F2 ; F3 ;<br />
Xk Xn Yk Yn Zk Zn<br />
1 1 1 1 1 1<br />
F11 ; F22 ; F33 ; F44 2 ; F55 2 ; F66 2 ; (17)<br />
Xk Xn Yk Yn Zk Zn R S T<br />
1 1 1<br />
F12 ; F13 ; F23 ;<br />
2 X k X nYk Yn 2 X k X n Zk Zn 2 Yk Yn Z k Z n<br />
Trong các thuyết bền trên các giá trị Xk, Yk, Zk, Xn, Yn, Zn, Xεk, Yεk, Zεk,- giới hạn độ bền<br />
kéo giới hạn độ bền nén, biến dạng phá hủy kéo của vật liệu theo phương của các trục 1, 2<br />
, 3; R, S, T , Rε, Sε, Tε - giới hạn độ bền cắt, biến dạng phá hủy cắt tương ứng với các mặt<br />
1-2, 2-3, 3-1; σi, τij, εi, γij- các thành phần ứng suất và biến dạng xuất hiện trong lớp vật liệu<br />
compozit. Các giới hạn bền kể trên được xác định từ các thử nghiệm mẫu vật liệu.<br />
2.3. Mô hình phần tư hữu hạn<br />
Để xây dựng mô hình PTHH sử dụng phần tử vỏ giảm bậc song tuyến tính [1], [5], [7],<br />
với hàm dạng sau:<br />
N i 0, 25(1 i )(1 i );(i 1...4). (18)<br />
trong đó ξi, ηi là tọa độ tự nhiên của nút thứ i.<br />
Chuyển vị nút gồm 6 thành phần độc lập:<br />
T<br />
di ui vi wi xi yi zi . (19)<br />
Chuyển vị tại điểm bất kỳ trong phần tử được tính theo chuyển vị nút:<br />
u 4 ui <br />
1 n3i yi m3i zi <br />
v N i vi hi l3i zi n3i xi , (20)<br />
2<br />
w i 1 <br />
wi m3i xi l3i yi <br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 15<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
với: hi - chiều dày vỏ tại nút i; l3i, m3i, n3i - cosin chỉ phương của véc tơ pháp tuyến tại nút<br />
i.<br />
Các thành phần biến dạng tại điểm bất kỳ được biểu diễn theo các chuyển vị tại nút:<br />
B d , (21)<br />
với [B] là ma trận chuyển vị nút – biến dạng. Đối với kết cấu vỏ các thành phần biến dạng<br />
được tính trong hệ tọa độ cục bộ của phần tử, do đó phải chuyển các thành phần biến dạng<br />
từ hệ tọa độ tổng quát về hệ tọa độ cục bộ thông qua ma trận chuyển biến dạng [Tε] được<br />
tính theo [1]:<br />
' T . (22)<br />
Quan hệ ứng suất biến dạng trong hệ tọa độ cục bộ được biểu diễn dưới dạng:<br />
C ' C T B d C B 'd , (23)<br />
Ma trận độ cứng phần tử được cho theo công thức [7]:<br />
1 1 1<br />
T T<br />
ke B ' C B ' dV B ' C B ' J d d d . (24)<br />
V 1 1 1<br />
<br />
Tải trọng tác động lên ốp là lực diện do áp lực khí động gây ra, được tính như sau:<br />
1 1<br />
T T<br />
f e N p dS N p Ad d , (25)<br />
S 1 1<br />
<br />
trong đó: [N]- ma trận hàm dạng; A- diện tích mặt phần tử; {p}- véc tơ áp lực lên bề mặt<br />
chóp.<br />
Véc tơ áp lực khí động tác dụng lên bề mặt chóp được tính theo công thức:<br />
T<br />
p p l3 m3 n3 , (26)<br />
với p là áp lực khí động tác dụng lên bề mặt chóp được tính theo công thức (5).<br />
Sau khi tính toán các ma trận độ cứng phần tử và véc tơ tải nút tiến hành xây dựng ma<br />
trận độ cứng tổng thể và véc tơ tải nút tổng thể bằng cách cộng trực tiếp vào các vị trí<br />
tương ứng với chỉ số bậc tự do, ta nhận được phương trình cân bằng tổng quát:<br />
K d F (27)<br />
Giải phương trình trên xác định được các chuyển vị nút từ đó tính toán trạng thái ứng<br />
suất, tiến hành tính toán các giá trị tương đương theo tiêu chuẩn bền. Trên cơ sở các giá trị<br />
tương đương này đánh giá khả năng đảm bảo bền của kết cấu.<br />
3. ÁP DỤNG SỐ<br />
3.1. Giải thuật và chương trình số<br />
Các giải thuật được xây dưng trên cở sở giải thuật cơ bản của phương pháp phần tử hữu<br />
hạn áp dụng cho bài toán vỏ. Sơ đồ giải thuật cho trong hình 2.<br />
Chương trình số tính toán kiểm tra bền và ổn định kết cấu ốp che anten từ vật liệu<br />
compozit được xây dựng bằng phần mềm Matlab trên cơ sở thuật toán trên.<br />
Trong chương trình sử dụng tích phân số theo sơ đồ cầu phương Gauss 2x2x2 để tính<br />
toán các ma trận độ cứng và véc tơ tải nút. Hệ phương trình cân bằng được giải bằng thuật<br />
toán Decomposition. Các ứng suất tương đương được tính toán theo thuyết bền Tsai-Wu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16 V. T. Lâm, T. N. Thanh, “Tính toán kiểm bền ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Begin<br />
<br />
Thiết lập thông số đầu vào<br />
<br />
Xây dựng mô hình PTHH<br />
<br />
Tính toán tải trọng<br />
<br />
Tính toán ma trận độ cứng<br />
<br />
Giải hệ phương trình cân bằng<br />
<br />
Tính toán ứng suất trong các lớp<br />
<br />
Kiểm bền theo Tsai-Wu<br />
<br />
Xuất kết quả<br />
<br />
End<br />
Hình 2. Sơ đồ giải thuật tổng thể tính toán độ bền và ổn định kết cấu vỏ<br />
từ vật liệu compozit.<br />
Số liệu đầu vào của chương trình là các thông tin các thông số hình học, đặc trưng vật liệu,<br />
tải trọng, các điều kiện biên... Kết quả đầu ra của chương trình là các ảnh đồ chuyển vị, ứng<br />
suất tương đương, các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chuyển vị, ứng suất.<br />
3.2. Thông số đầu vào<br />
Chương trình được áp dụng để tính toán ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa Kh-35E. Ốp là<br />
một vỏ compozit có dạng ôvan có chiều rộng, chiều cao xác định, giả thiết độ dày của<br />
thành ốp biến đổi tuyến tính theo chiều cao lớn nhất ở đáy và nhỏ nhất ở đỉnh. Để xác định<br />
các tham số tải trọng ta lựa chọn tính ở thời điểm tên lửa bay bằng. Ta xét trong hai trường<br />
hợp khi góc chương động bằng không và khi có góc chương động khác không. Giả thiết ốp<br />
liên kết với khoang sau bằng ngàm cứng. Mô hình tải trọng tác dụng lên ốp che anten và<br />
điều kiện biên như hình 3, giá trị các tham số đầu vào cho trong bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 17<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Hình 3. Kết cấu, tải trọng, điều kiện biên của ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa Kh-35E.<br />
Bảng 1. Giá trị các tham số kích thước kết cấu [9].<br />
TT Tên gọi Kí hiệu Đơn vị Giá trị<br />
1 Chiều cao ốp H mm 196<br />
2 Độ rộng (đường kính đáy) D mm 382<br />
3 Độ dày thành t mm 1,5-0,5z/H<br />
4 Vận tốc bay V m/s 276<br />
o<br />
5 Góc chương động δ Độ góc ( ) 0; 5<br />
3<br />
6 Mật độ không khí ρ kg/m 1,2<br />
Vật liệu chế tạo ốp có các đặc tính cơ học được cho trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Đặc tính cơ học của vật liệu CP vải thủy tinh nền polyme [8] .<br />
TT Tên gọi Ký hiệu Đơn vị Giá trị<br />
1 Mô đun đàn hồi theo hướng 1 E1 GPa 22,2<br />
2 Mô đun đàn hồi theo hướng 2 E2 GPa 22,2<br />
3 Mô đun đàn hồi theo hướng 3 E3 GPa 18,8<br />
4 Hệ số poát xông theo hướng 1-2 μ12 0,15<br />
5 Hệ số poát xông theo hướng 1-3 μ13 0,11<br />
6 Hệ số poát xông theo hướng 2-3 μ23 0,11<br />
7 Mô đun trượt theo hướng 1-2 G12 GPa 3,62<br />
8 Mô đun trượt theo hướng 1-3 G13 GPa 3,87<br />
9 Mô đun trượt theo hướng 2-3 G23 GPa 3,87<br />
10 Giới hạn bền kéo theo hướng 1 Xk MPa 334<br />
11 Giới hạn bền kéo theo hướng 2 Yk MPa 334<br />
12 Giới hạn bền kéo theo hướng 3 Zk MPa 227<br />
13 Giới hạn bền nén theo hướng 1 Xn MPa 390<br />
14 Giới hạn bền nén theo hướng 2 Yn MPa 390<br />
15 Giới hạn bền nén theo hướng 3 Zk MPa 184<br />
16 Giới hạn bền cắt theo mặt 2-3 R MPa 38,7<br />
17 Giới hạn bền cắt theo mặt 1-3 S MPa 38,7<br />
18 Giới hạn bền cắt theo mặt 1-2 T MPa 38,7<br />
3.3. Kết quả và thảo luận<br />
Sau khi tính toán nhận được các kết quả sau:<br />
Ảnh đồ chuyển vị tổng, ảnh đồ giá trị tương đương theo thuyết bền trong trường hợp<br />
góc chương động bằng không cho trong hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18 V. T. Lâm, T. N. Thanh, “Tính toán kiểm bền ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ảnh đồ chuyển vị tổng và giá trị của tiêu chuẩn bền Tsai-Wu<br />
trong trường hợp góc chương động bằng không.<br />
Ảnh đồ chuyển vị tổng, ảnh đồ giá trị tương đương theo thuyết bền trong trường hợp<br />
góc chương động bằng 5o cho trong hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Ảnh đồ chuyển vị tổng và giá trị của tiêu chuẩn bền Tsai-Wu<br />
trong trường hợp góc chương động bằng 5o.<br />
Từ các kết quả trên ta nhận thấy giá trị của tiêu chuẩn bền Tsai-Wu là rất nhỏ hơn 1 do<br />
vậy trong trường hợp này kết cấu hoàn toàn đảm bảo bền.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Mô hình toán phân tích cơ học kết cấu vỏ compozit lớp chịu áp lực ngoài được xây dựng<br />
trên cơ sở phương pháp PTHH sử dụng phần tử vỏ giảm bậc song tuyến tính. Tải khí động<br />
được xác định theo lý thuyết Newton. Các lớp vật liệu compozit được coi là trực hướng.<br />
Trên cơ sở mô hình toán học đã xây dựng được giải thuật và chương trình tính toán<br />
bằng ngôn ngữ lập trình Matlab. Chương trình đảm bảo ổn định và tin cậy, các kết quả<br />
được xuất ra dưới dạng ảnh đồ trực quan, sinh động.<br />
Áp dụng tính toán cho ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa Kh-35E với các số liệu đầu vào<br />
được xác định từ các tài liệu tham khảo nhận thấy kết cấu đảm bảo bền với các hệ số bền<br />
khá lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 19<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Nguyễn Quốc Bảo, Trần Nhất Dũng, “Phương pháp phần tử hữu hạn lý thuyết và lập<br />
trình”. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003.<br />
[2] Vũ Tùng Lâm và các cộng sự, "Xây dựng các chỉ tiêu chiến – kỹ thuật và phương<br />
pháp đánh giá chóp tên lửa T-05," Viện Tên lửa, Hà Nội, Báo cáo đề tài cấp Viện<br />
2008.<br />
[3] Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức, “Vật liệu composite - cơ học và công nghệ”.<br />
Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2002.<br />
[4] Nguyễn Hoa Thịnh, Hoàng Xuân Lượng, Nguyễn Đức Cương, Trịnh Hồng Anh,<br />
Nguyễn Minh Tuấn, “Kết cấu và tính toán độ bền khí cụ bay”. Hà Nội: NXB Khoa<br />
học và Kỹ thuật, 2005.<br />
[5] K J Bathe, “Finite element procedures”. Prentice hall, 1996.<br />
[6] R M Jones, “Mechanics of composite materials”.: Taylor & Francis, 1999.<br />
[7] O C Zienkiewicz, R L Taylor, “The Finite element method”, 5th ed. Oxford:<br />
Butterworth Heinemann, 2000.<br />
[8] И Г Гуртовник, В И Соколов, Н Н Трофимов, С И Шалгунов, “Радиопрозрачные<br />
изделия из стеклопластиков”. Москва: Мир, 2003.<br />
[9] "Коробельный боевой ракетный комплекс «УРАН-Э»," Техническое описание.<br />
[10] М Ю Русин, “Проектирование головных обтекателей ракет из керамических и<br />
композиционных материалов”. Москва: МГТУ им. Н.Э. Баумана, 2005.<br />
ABSTRACT<br />
THE STRENGTH ESTIMATION OF MISSILES NOSE DOME<br />
This report refers to the strength estimation of missiles nose dome made of<br />
laminar composite, subjected to aerodynamic loads by finite element method.<br />
Aerodynamic loads are computed using Newton theory, characteristics of material<br />
are computed based on orthotropic material model. Mathematical model, algorithm<br />
flowcharts and some Matlab code were built and applied to solve for nose dome of<br />
Kh-35E missile.<br />
Keywords: Finite element method, Laminar composite shell, Nose dome.<br />
<br />
Nhận bài ngày 14 tháng 8 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 29 tháng 10 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự<br />
*<br />
Email: Lamnhungsaupop@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20 V. T. Lâm, T. N. Thanh, “Tính toán kiểm bền ốp che anten đầu tự dẫn tên lửa.”<br />