YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013<br />
<br />
NghiêncứuYhọc<br />
<br />
TÌNH TRẠNG NHIỄM FLUOR RĂNG Ở CÁC RĂNG CỬA<br />
VÀ RĂNG CỐI LỚN VĨNH VIỄN THỨ NHẤT CỦA TRẺ 8 TUỔI<br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Fluor hoá nước máy được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 1990 với nồng độ 0,7±0,1<br />
ppmF. Nồng độ này đã được điều chỉnh xuống 0,5±0,1 ppmF vào tháng 6 năm 2000. Tuy nhiên, không phải tất<br />
cả các quận/huyện trong thành phố đều được fluor hoá nước.<br />
Mục tiêu:So sánh tình trạng nhiễm fluor răng ở các răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, của trẻ 8<br />
tuổi sống giữa 2 vùng có và không có fluor hoá nước tại thành phố Hồ Chi Minh năm 2011, và đánh giá sự nhất<br />
trí về tình trạng này giữa các nhóm răng cửa và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất.<br />
Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 3 năm 2011. 2805 trẻ 8 tuổi sinh năm<br />
2003, trong đó bao gồm 1926 trẻ ở vùng có fluor hoá nước và 879 trẻ ở vùng không có fluor hoá nước của thành<br />
phố Hồ Chí Minh, được chọn vào mẫu nghiên cứu theo kỹ thuật chọn mẫu xác suất phân tầng ngẫu nhiên nhiều<br />
bậc. Tình trạng nhiễm fluor răng được khám theo chỉ số Dean và Dean biến đổi (1942), bởi 3 điều tra viên đã<br />
được huấn luyện định và chuẩn hoá. Tỷ lệ % nhiễm fluor được ghi nhận dựa trên tỷ lệ % cá thể hay răng có điểm<br />
số nhiễm fluor từ rất nhẹ trở lên (điểm số Dean >=1). Kiểm định 2 và thống kê Kappa đã được áp dụng.<br />
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm fluor ở các răng cửa vĩnh viễn hàm trên và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất khoảng<br />
10% đến 13% ở trẻ 8 tuổi sống trong vùng có fluor hoá nước máy của thành phố, và tỷ lệ này khoảng 1% đến<br />
3% ở trẻ cùng trang lứa sống ở vùng không có fluor hoá nước máy (p