Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƢỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ<br />
THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II<br />
Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đƣợc thực hiện ở 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi tại<br />
Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ và mức<br />
độ bệnh sâu răng. Mỗi trẻ đƣợc khám và đánh giá tình trạng sâu răng dựa vào<br />
ICDAS II. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 75,8% trẻ có sâu răng sữa với<br />
smtm là 9,6 12,3. Thêm vào đó, sâu răng gặp nhiều ở răng cửa hàm trên và<br />
răng hàm sữa. Tổn thƣơng có ở tất cả các mặt răng trong đó sâu mặt nhai chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (66,1% ). 91.8% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn (49,1%<br />
mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng), 8,2% tổn thƣơng sâu răng<br />
giai đoạn sớm (30% trẻ). Do đó, tăng cƣờng tái khoáng hóa răng, điều trị phục<br />
hồi thân răng là cần thiết nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho đối tƣợng này.<br />
Từ khóa: smtm, ICDAS II, sâu răng sớm, 24 - 71 tuổi.<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thƣơng sâu<br />
răng (có thể đã hình thành lỗ hoặc chƣa), mất răng (do sâu), mặt răng đã đƣợc hàn (do sâu)<br />
trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn (AADP, 2008) [1]. Sâu răng<br />
sớm ở trẻ nhỏ là kết quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ<br />
ảnh hƣởng đến bệnh: yếu tố môi trƣờng (thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ăn<br />
uống, chế độ dinh dƣỡng, nƣớc bọt,..), yếu tố về gen,…[2][3].<br />
Tổn thƣơng sâu răng có tính chất phát triển nhanh ở nhiều răng, trên các mặt răng bình<br />
thƣờng ít bị sâu, có thể nhanh chóng tiêu diệt bộ răng sữa của trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ<br />
[3][4]. Khi không đƣợc điều trị sâu răng có là nguyên nhân gây nên đau, nhiễm trùng cấp<br />
tính, ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất, vị trí mọc răng vĩnh viễn ở trẻ và gây ra sai<br />
khớp cắn; mất các răng phía trƣớc có thể ảnh hƣởng đến tâm lý của trẻ. Greenwell và<br />
cộng sự chỉ ra rằng 84% trẻ không có sâu răng sữa sẽ không sâu răng ở hệ răng hỗn hợp<br />
[5]. Do đó, dự phòng và điều trị sớm sâu răng ở lứa tuổi này có ý nghĩa rất lớn trong việc<br />
góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng cũng nhƣ sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, ở Việt<br />
Nam tỷ lệ sâu răng sữa là rất cao, việc điều trị và bảo tồn răng sữa vẫn chƣa đƣợc gia<br />
đình và nha sĩ quan tâm đúng mức. Năm 2010 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trƣờng Đại<br />
học Y Hà Nội khuyến cáo 81,6% trẻ em từ 4 - 8 tuổi sâu răng sữa, là hồi chuông cảnh báo<br />
cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ [6]. Để góp phần xây dựng<br />
chiến lƣợc dự phòng và điều trị bệnh sâu răng cho lứa tuổi học sinh mầm non đề tài này<br />
đƣợc tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ sâu răng sớm trẻ em<br />
Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.<br />
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 2 – 5 tuổi Trƣờng Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.<br />
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2015 đến 12/2015.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Trƣờng Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang<br />
61<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chọn mẫu:<br />
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
Trẻ 2 – 5 tuổi<br />
Trẻ hợp tác tốt<br />
Đƣợc sự đồng ý của Phụ huynh học sinh.<br />
+ Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
Bất thƣờng về tâm thần kinh.<br />
Vắng mặt vào ngày khám.<br />
- Cỡ mẫu: đƣợc tính theo công thức:<br />
pq<br />
n = Z2 (1-/2)<br />
d2<br />
Z (1-/2) = 1.96, =0.05, d= 0.05, p= 0,816 [6]<br />
Cỡ mẫu đƣợc tính là 231. Để phục vụ cho mục tiêu xây dựng mô hình dự phòng và<br />
điều trị bệnh sâu răng của trẻ 2 - 5 tuổi, tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ trẻ em Trƣờng<br />
mầm non 19.5 đủ tiêu chuẩn chọn mẫu với cỡ mẫu n = 1184 trẻ.<br />
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Sâu răng đƣợc xác định bằng cách khám lần lƣợt tất cả các răng bằng cây thăm dò và<br />
gƣơng nha khoa. Tỉ lệ sâu răng đƣợc xác định theo chỉ số Sâu Mất Trám Mặt răng<br />
(smtm) theo tiêu chí của hệ thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (The<br />
International Caries Detection and Assessment System - 2005) [7][8]. Sâu răng sớm đƣợc<br />
xác định theo tiêu chí của Viện hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD - American<br />
Academy of Pediatric Dentistry, 2008) [1].<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát và sâu răng thứ phát theo hệ<br />
thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (2005).<br />
Mã số Sâu răng nguyên phát Sâu răng thứ phát<br />
0 Lành mạnh Mặt răng đã hàn, không có sâu thứ phát.<br />
1 Đốm trắng đục(sau thổi khô 5 giây) Đốm trắng đục (sau thổi khô 5 giây)<br />
Đốm trắng đục, vàng hoặc nâu lan rộng<br />
2 Đổi màu trên men (răng ƣớt)<br />
đến miếng hàn khi răng ƣớt<br />
3 Vỡ men định khu (không thấy ngà) Lỗ sâu ngay viền miếng hàn 5mm nhƣng<br />
5 Xoang sâu thấy ngà<br />
không thấy ngà. Có bóng mờ từ ngà.<br />
Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 Lỗ sâu lan rộng cả chiều sâu, độ rộng và<br />
6<br />
mặt răng) thấy rõ ngà răng.<br />
Cách xác định chỉ số sâu mất trám mặt răng (smtm):<br />
mặt sâu + mặt mất + mặt trám<br />
smtm =<br />
Số ngƣời đƣợc khám<br />
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
Khám lần lƣợt tát cả các răng trên lâm sàng đƣợc thực hiện bởi hai bác sĩ Răng Hàm Mặt<br />
(đã đƣợc tập huấn). Chỉ số Kappa đánh giá độ tin cậy của việc khám răng đạt mức tốt.<br />
2.6. Xử lý số liệu:<br />
Các thông số giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm để đánh giá tỷ lệ và mức độ bệnh sâu răng.<br />
<br />
62<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực hiện trên 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi Trƣờng mầm non 19.5 thành<br />
phố Thái Nguyên. Đối tƣợng nghiên cứu không có sự khác biệt về giới tính, chủ yếu là<br />
dân tộc kinh với kết quả là:<br />
3.1. Tình trạng sâu răng<br />
Bảng 1: Tình trạng sâu răng theo tuổi<br />
Sâu răng Không sâu răng dmfs<br />
Răng<br />
n(%) n(%) ( SD)<br />
24 - 35 tháng 118(45,9) 139(54,1) 3,6 6,5<br />
36 - 47 tháng 232(72,0) 90(28,0) 8,4 11,9<br />
48 - 59 tháng 270(89,4) 32(10,6) 10,4 11,7<br />
60 - 71 tháng 277(91,4) 26(8,6) 15,0 14,2<br />
Tổng 897(75,8%) 287(24,2%) 9,6 12,3<br />
<br />
Nhận xét: 75,8% trẻ bị sâu răng sữa với chỉ số smtm là 9,6 12,3, ở mức rất cao<br />
theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới. Số trẻ mắc sâu răng sớm ở mức độ trầm trọng<br />
chiếm tỷ lệ cao, cá biệt một số trẻ có tổn thƣơng sâu răng trên tất cả các răng với trên 80<br />
mặt răng sâu. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số smtm gia tăng theo lứa tuổi. Khoảng 90% trẻ 4 - 5<br />
tuổi sâu răng sữa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố sâu răng theo mặt răng (n = 1184 trẻ)<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sâu mặt nhai là cao nhất, tiếp theo là sâu mặt gần - mặt xa, sâu<br />
mặt trong - mặt ngoài.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
63<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Sự phân bố sâu răng theo răng (n = 1184 trẻ)<br />
Nhận xét: Nhóm răng bị tổn thƣơng nhiều nhất là nhóm răng hàm hàm dƣới và nhóm<br />
răng cửa hàm trên. Khoảng 10% số trẻ có tổn thƣơng sâu răng phá hủy toàn bộ thân răng<br />
cửa hàm trên, chỉ còn lại chân răng chƣa đƣợc điều trị. Tỷ lệ này đối với nhóm răng hàm<br />
sữa thứ hai là 2%. Nhóm răng bị tổn thƣơng ít nhất là răng cửa sữa hàm dƣới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân bố mức độ tổn thƣơng sâu răng (ICDAS II) theo số trẻ<br />
(n = 1184 trẻ)<br />
<br />
Nhận xét: Trong 1184 trẻ tỷ lệ trẻ có tổn thƣơng xoang sâu thấy ngà và xoang sâu<br />
thấy ngà lan rộng là rất cao, tổn thƣơng trong giai đoạn sớm (đốm trắng đục khi thổi khô<br />
và đổi màu trên men răng ƣớt) đƣợc phát hiện không nhiều.<br />
<br />
64<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 4: Phân bố mức độ tổn thƣơng sâu răng theo mặt răng sâu (ICDAS II)<br />
(n = 10 598 mặt răng sâu)<br />
Nhận xét: Trong 1184 trẻ với tổng 10 598 mặt răng sâu thấy: 49,1% mặt răng sâu ở<br />
hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng. Tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn chiếm<br />
91.8%.<br />
4. BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1184 trẻ Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái<br />
Nguyên, việc khám và ghi nhận sâu răng đƣợc thực hiện theo tiêu chí đánh giá ICDAS II<br />
nhận thấy:<br />
Tỉ lệ mắc sâu răng của trẻ 2 - 5 tuổi ở mức cao theo phân loại của Tổ chức y tế thế<br />
giới (75,8% trẻ mắc sâu răng sữa) [9]. Trung bình mỗi học sinh có khoảng 9,6 mặt răng<br />
sữa bị sâu (smtm = 9,6 12,3). Trẻ bị sâu răng trầm trọng nhất là sâu tất cả các răng với<br />
tổng số mặt răng sữa sâu là 84/100 mặt. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám mặt răng<br />
gia tăng theo lứa tuổi. 91,4% trẻ 5 tuổi bị sâu răng với số mặt răng sâu trung bình là 15.<br />
Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với một số các nghiên cứu trƣớc đó đƣợc thực hiện<br />
khi khám và ghi nhận sâu răng theo tiêu chí của WHO (1997): nghiên cứu của Trƣơng<br />
Mạnh Dũng (2010) tại 5 tỉnh thành của Việt Nam cho thấy 81,6% trẻ từ 4 - 8 tuổi có sâu<br />
răng sữa với chỉ số smtr là 4,7 và 95,3% trong số đó là không đƣợc điều trị; riêng nhóm 5<br />
tuổi chỉ số smtr ở mức độ trầm trọng hơn (smtr = 5,4) [6]. Kết quả này cũng cao hơn so với<br />
một số nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Đông Nam Á (Nghiên cứu của Olatosi O và cộng sự tại<br />
Lào (2015) cho thấy tỷ lệ mắc ECC trong nhóm 6 - 71 tháng tuổi là 21,2% [3].) Tuy nhiên so với<br />
các nghiên cứu đƣợc thực hiện trong những năm gần đây với tiêu chí chẩn đoán là ICDAS II thì tỷ<br />
lệ này cũng không cao hơn: 98,6% trẻ em từ 5 - 7 tuổi tại một vùng xa trung tâm ở Brazil mắc sâu<br />
răng với chỉ số smtr là 3,38±4,5 (Renata NC và cộng sự [10]). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ<br />
Mạnh Tuấn và cộng sự năm 2014 trên trẻ 3 tuổi tại trƣờng mầm non Trà Giang – Kiến Xƣơng –<br />
Thái Bình cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa sớm (chẩn đoán bằng laser huỳnh quang) là rất cao 79,7%,<br />
chỉ số smtr 7,06 [11].<br />
Trong nghiên cứu này, sâu răng xảy ra chủ yếu ở mặt nhai, rìa cắn (66,1%). Tỷ lệ trẻ<br />
sâu mặt ngoài - mặt trong, sâu mặt gần - mặt xa cũng rất cao. Điều này phù hợp với tính<br />
chất cấu tạo của bộ răng sữa và đặc điểm dinh dƣỡng ở trẻ nhỏ. Đối với các răng hàm<br />
mặt nhai các răng có hố rãnh phức tạp gây lắng đọng thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn<br />
cƣ trú làm tăng tính nhạy cảm với sâu răng. Tỷ lệ trẻ sâu mặt nhẵn (mặt ngoài - mặt<br />
65<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
trong) cao có thể là do phƣơng pháp nuôi dƣỡng (thói quen bú bình, thói quen ăn<br />
ngậm...), khả năng tự chải răng làm sạch răng của lứa tuổi này chƣa hoàn thiện đƣa đến.<br />
Bên cạnh đó thân răng hàm sữa có xu hƣớng thắt hẹp lại ở vùng cổ răng, dễ tạo bẫy mảng<br />
bám dẫn đến sâu răng ở mặt ngoài - mặt trong. Sự tiếp xúc của mặt bên các răng gây khó<br />
khăn cho việc vệ sinh răng miệng, làm tăng tính nhạy cảm với sâu răng, đặc biệt là với<br />
răng sữa do diện tiếp xúc giữa các răng rộng. Nhƣ vậy, bộ răng sữa rất nhạy cảm với sâu<br />
răng và sâu răng có thể xảy ra trên bất kì mặt răng nào. Mặc dù chƣa nhất trí về sự liên<br />
quan giữa mức độ sâu răng hiện tại và quá khứ, nhƣng nếu trẻ em có sâu răng nhiều hơn<br />
3 răng hàm sữa trƣớc tuổi đi học có thể đó là dấu hiệu dự đoán tốt nhất cho việc có thể<br />
sâu răng hàm lớn thứ nhất lúc 7 tuổi.<br />
Khi phân tích sự phân bố của sâu răng theo các răng nhận thấy: Nhóm răng bị tổn<br />
thƣơng nhiều nhất là nhóm răng hàm hàm dƣới và nhóm răng cửa hàm trên. Khoảng 10%<br />
số trẻ có tổn thƣơng sâu răng phá hủy toàn bộ thân răng cửa hàm trên, chỉ còn lại chân<br />
răng chƣa đƣợc điều trị; tỷ lệ này đối với nhóm răng hàm sữa thứ hai là 2%. Đây là các<br />
răng đã không còn chức năng (ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ), là nguyên nhân dẫn đến các<br />
đợt viêm cấp tính trên nền của viêm mạn tính, ảnh hƣởng đến khả năng dinh dƣỡng, khả<br />
năng phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ, bên cạnh đó đây cũng là nguyên nhân có thể<br />
ảnh hƣởng đến mầm răng vĩnh viễn phía dƣới, ảnh hƣởng đến sai khớp cắn sau này, là<br />
hồi chuông cảnh báo cho cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.<br />
Khoảng 7% trẻ có sâu răng cửa sữa hàm dƣới, 18% trẻ có sâu răng nanh, đây thƣờng là<br />
các răng ít bị tổn thƣơng ngoại trừ những trẻ mắc sâu răng sớm mức độ trầm trọng hoặc<br />
sâu răng lan nhanh.<br />
Nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn ICDAS II trong đánh giá tình trạng sâu răng. Gần<br />
30% số trẻ có tổn thƣơng sâu răng giai đoạn sớm, tỷ lệ trẻ bị tổn thƣơng xoang sâu thấy<br />
ngà và xoang sâu thấy ngà lan rộng trên bề mặt răng là khoảng 50%. Khi đánh giá về<br />
phân bố mức độ tổn thƣơng sâu răng theo mặt răng thấy: Khoảng 8% tổn thƣơng sâu<br />
răng giai đoạn sớm, 92% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn, trong đó 49,1% mặt<br />
răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tổn thƣơng<br />
sâu răng trong giai đoạn sớm đƣợc phát hiện không nhiều, một phần là do đối tƣợng<br />
nghiên cứu còn quá nhỏ, khó khăn trong công tác làm khô răng và há miệng lâu trong<br />
quá trình thăm khám; răng sữa có màu trắng đục, kèm theo đó là tình trạng vệ sinh răng<br />
miệng chƣa tốt làm cho việc phát hiện tổn thƣơng gặp khó khăn, hơn nữa tổn thƣơng sâu<br />
răng giai đoạn sớm tập trung nhiều ở lứa tuổi nhà trẻ, lứa tuổi mẫu giáo các tổn thƣơng<br />
giai đoạn muộn có xu hƣớng chiếm ƣu thế. Tuy nhiên việc phát các tổn thƣơng sâu răng<br />
sớm trong nghiên cứu này có ý nghĩa lớn trong công tác xây dựng chiến lƣợc dự phòng<br />
và điều trị cho lứa tuổi này. 49,1% mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng<br />
cho thấy nhu cầu điều trị chuyên sâu cao, bởi với mức độ tổn thƣơng này thì việc điều trị<br />
thƣờng phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật điều trị cao hơn là việc hàn răng không sang chấn có<br />
thể đƣợc thực hiện tại trƣờng học.<br />
Trong nghiên cứu này, khám và đánh giá tình trạng bệnh sâu răng đƣợc thực hiện<br />
theo tiêu chuẩn của ICDAS II với chỉ số đo độ tin cậy đạt mức tốt, điều này đảm bảo cho<br />
tính giá trị của kết quả nghiên cứu, có khả năng so sánh đƣợc với các nghiên cứu khác<br />
trên thế giới.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 2 - 5 tuổi Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên rất cao:<br />
75,8% có sâu răng sữa với smtm = 9,6 12,3.<br />
66<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
Sâu răng xảy ra chủ yếu ở nhóm răng cửa hàm trên và nhóm răng hàm. Sâu răng có<br />
thể xảy ra trên tất cả các mặt răng theo thứ tự từ cao xuống thấp: mặt nhai, mặt gần - mặt<br />
xa, mặt ngoài - mặt trong.<br />
91.8% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn, 49,1% mặt răng sâu ở hình thái<br />
xoang sâu thấy ngà lan rộng.<br />
Khoảng 30% số trẻ có tổn thƣơng sâu răng giai đoạn sớm chiếm 8,2% tổng số tổn<br />
thƣơng sâu răng.<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
Các nghiên cứu trong thời gian tới cần tập trung hơn vào các đối tƣợng nhóm tuổi này<br />
và lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ răng miệng.<br />
Cần tăng cƣờng các biện pháp tái khoáng hóa cho răng theo con đƣờng toàn thân, tại chỗ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. AADP - American academy of pediatric dentistry (2008). Policy on Early<br />
childhood caries: classifications, consequences, and preventive strategies. Oral health<br />
policies, 41 - 44.<br />
2. Fejerskov O, Manji F (1990). Reactor paper: risk assessment in dental caries. In: Bader<br />
JD, ed. Risk assessment in dentistry. Chapel Hill: University of North Carolina Dental Ecology,<br />
215–217.<br />
3. Olatosi O et al (2015). The prevalence of early childhood caries and its associated risk<br />
factors among preschool children referred to a tertiary care institution. Nigerian journal of<br />
clinical practice, 18, (4), 493 - 501.<br />
4. Yumiko K, Masayasu K, Toshiyuki S (2011). Review article: Early childhood<br />
caries. International Journal of Dentistry, 7pages.<br />
5. Greenwell AL et al (1990). Longitudial evaluation of caries pattrens from the primary to<br />
the mixed dentition. Pediatric Dentistry, 12, (5), 278-282.<br />
6. Trƣơng Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011). Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu<br />
tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành,<br />
12, 56-59.<br />
7. Ekstrand KR, Ricketts DNJ, Longbottom C, Pitts NB (2005). Visual and tactile<br />
assessment of arrested initial enamel carious lesions: an in vivo pilot study. Caries Res,39, 173-<br />
177<br />
8. Neerai Gugnani(2011). “Internatinonal Caries Detection and Assessment (ICDAS):<br />
A new concept”. International Journal of Clinical Pediatric Dentistry, May-August,<br />
4(2), 93-100.<br />
9. World Health Organization (1997). Oral health surveys: basic methods - 4th ed. Geneve<br />
1997, 6-8.<br />
10. Renata NC et al (2014). Caries risk assessment in schoolchildren - a form based<br />
on Cariogram® software. J Appl Oral Scio 22, (5), 397-402.<br />
11. Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự (2015). Sâu răng sớm và một số yếu tố liên quan ở trẻ 3 tuổi<br />
tại trƣờng mầm non Trà Giang - Kiến Xƣơng - Thái Bình năm 2014. Tạp chí Y học Việt N m,<br />
433, (8), 100-106.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
67<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
STATUS OF EARLY CHILDHOOD CARIES IN CHILDREN IN<br />
KINDERGARTEN 19.5 IN THAI NGUYEN USING ICDAS II<br />
By Do Minh Huong, Le Thi Thu Hang<br />
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy<br />
<br />
SUMMARY<br />
A cross- sectional descriptive study was involved in 1184 children aged 24 - 71<br />
months old in Kindergarten 19.5 in Thai Nguyen. Objective:To identify the<br />
prevalence and severity of dental caries. Each child was examined orally using<br />
ICDAS II. Results:The results revealed that 75. 8% of children suffered from<br />
caries in primary teeth with the decay-missing-filled (DMF) index of 9.6 12.3.<br />
In addition, dental caries occured much mỏe in upper incisors and molars. Lesions<br />
occurred in all dental surfaces in which caries on occlusal surface was 66.1%.<br />
91.8% of lesions of dental caries occured in a late stage ( 49,1% of surface of<br />
dental caries with distinct cavity) , 8.2% lesions of dental caries occured in an<br />
early stage (found in 30% of children). Therefore, additonal fluoride for the teeth,<br />
filling the teeth are recommended for improving oral health of these group.<br />
Keywords: Decay-missing-filled (DMF) index , ICDAS II, early chihood caries,<br />
children aged 24 - 71 months old.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
68<br />