Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN Y TẾ CÔNG CỘNG<br />
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ<br />
LIÊN QUAN NĂM 2010<br />
Lê Thu Huyền*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bối cảnh: Stress ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới nhưng những nghiên cứu về stress nói<br />
riêng cũng như về sức khỏe tâm thần vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Điển hình là có rất ít<br />
các nghiên cứu về tình trạng mắc stress trên đối tượng sinh viên ở Việt Nam. Nghiên cứu này thực hiện<br />
nhằm xác định tình trạng mắc stress và các yếu tố liên quan của sinh viên Y Tế Công Cộng (YTCC) Đại<br />
học Y Dược TP.Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), Việt Nam.<br />
Mục tiêu: Xác định tình trạng stress của sinh viên YTCC- ĐHYD TPHCM năm 2010 và các yếu tố<br />
liên quan.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 182 sinh viên YTCC- DHYD<br />
TPHCM. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm 3 phần chính : bộ câu hỏi tự cảm nhận stress dựa trên thang<br />
đo PSS, bộ câu hỏi xác định tính cách hướng nội và hướng ngoại, bộ câu hỏi một số yếu tố liên quan đến<br />
stress trong môi trường học tập.<br />
Kết quả: Sinh viên bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress<br />
bệnh lý nặng. Tỉ lệ sinh viên bị stress ở nhà trọ và ở nhà người thân cao hơn tỉ lệ sinh viên bị stress ở kí túc<br />
xá. . Đa số sinh viên YTCC – ĐHYD TPHCM có tính cách hướng ngoại. Tìm được mối liên quan giữa<br />
tình trạng mắc stress và tính cách của sinh viên : những sinh viên bị stress có tính cách hướng nội cao gấp<br />
2,5 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Thống kê từ các yếu tố trong môi trường<br />
học tập cho thấy hơn 80% sinh viên cảm thấy căng thẳng vì khối lượng bài vở nhiều, căng thẳng trước mỗi<br />
kì thi và việc học thi gây mệt mỏi... Nhưng qua thực tế nghiên cứu thì vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa<br />
stress và các yếu tố trong môi trường học tập.<br />
Kết luận: Sức khỏe tâm thần của đối tượng sinh viên không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng môi<br />
trường học tập và gia đình mà còn bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân và xã hội. Tỉ lệ sinh viên YTCC bị<br />
stress bệnh lý là khá cao, bên cạnh đó tìm được mối liên quan giữa tình trạng bị stress với tính cách hướng<br />
nội và hướng ngoại. Do đó những nỗ lực để nâng cao sức khỏe tâm thần nói chung và tình trạng stress nói<br />
riêng như những hoạt động đoàn hội, những câu lạc bộ giao lưu hướng ngoại giữa các sinh viên, những<br />
trung tâm tham vấn về sức khỏe tinh thần là vô cùng cần thiết, góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho<br />
thế hệ tương lai của tổ quốc<br />
Từ khóa: Stress, hướng nội, hướng ngoại, sinh viên y tế công cộng<br />
<br />
*<br />
<br />
Cử nhân Y tế Công cộng 2006<br />
Bộ môn Giáo dục sức khỏe & Tâm lý y học, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Địa chỉ liên hệ: CN. Lê Thu Huyền<br />
ĐT: 01267394937<br />
Email: lethuhuyen@ytecongcong.com<br />
**<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EXPLORING THE STRESS SITUATION OF PUBLIC HEALTH STUDENTS<br />
IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM IN 2010<br />
Le Thu Huyen, Huynh Ho Ngoc Quynh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 87 - 92<br />
Background: In recent times, stress has spread out all over the world. In contradictory, there has been<br />
very little research conducted on the stress as well as mental health status of university students in<br />
Vietnam. Therefore, we conducted this study to identify the stress situation of Public Health undergraduate<br />
student in Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy (HCMC UMP), Vietnam.<br />
Objectives: Identify the stress situation and associated factors of Pulic Health undergraduate student<br />
in HCMC UMP, Vietnam in April 2010.<br />
Methods: A cross-sectional survey was conducted with a total of 182 students participated. The<br />
questionnaire included 3 main parts: self stress identify using PSS scale, external - internal character<br />
identify and associated school environmental factors.<br />
Results: There was a large proportion of stress at total of 24.2% which included 2.8% of serious stress<br />
disease. The proportion of students who lived in rent houses and relative’s houses was higher than who lived<br />
in dormitory. The external character students had a significant proportion compared to the internal<br />
character students. There was a relation between stress and student character: the proportion of those stress<br />
students who had internal character was 2.5 times higher than the ones who had external character. Results<br />
on the school environmental factors showed that more than 80% of students felt stressful because of<br />
overload amount of exercises, stressful before exams,… However, this study still has not been revealed any<br />
relation between stress and the school environmental factors.<br />
Conclusions: Student’s mental health is not only affected by the quality of family and school<br />
environments but also by personal and social characteristics. The stress students was resulted in high<br />
proportion. In addition, there was a relation between stress and student character. Consequently, the efforts<br />
which is used for improving health mental as well as stress situation such as organizing outdoor activities<br />
or opening mental health counseling services must be carefully considered in order to provide the best<br />
foundation for these young generation.<br />
Key words: Stress, internal character, external character, Pulic Health undergraduate student.<br />
đến stress(7). Bên cạnh đó, một nghiên cứu của<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
hiệp hội tâm lý Mỹ năm 2004 đưa ra kết quả là<br />
Stress dường như là một phần tất yếu<br />
có đến 54% dân số Mỹ cảm thấy bị stress<br />
không thể tránh được trong cuộc sống của<br />
trong cuộc sống hàng ngày của họ(7). Tại Việt<br />
mỗi người. Mỗi người chúng ta luôn sống<br />
Nam mặc dù chưa có thông kê rõ ràng nhưng<br />
trong một cộng đồng xã hội, với nhiều biến<br />
theo TS.Huỳnh Văn Sơn, chỉ tính riêng từ<br />
cố, nhiều sự kiện xảy ra hàng ngày, nhiều tình<br />
tháng 05 đến tháng 06 năm 2006, hồ sơ tư vấn<br />
huống phức tạp khác nhau mà mình phải<br />
cho thấy có đến 10 ca tư vấn stress sinh viên<br />
đương đầu… Tình hình stress trên thế giới<br />
đã được thực hiện tại Công ty Tư vấn Hồn<br />
ngày càng gia tăng nghiêm trọng, đặc biệt là ở<br />
Việt (TP.HCM) với 8 ca trung bình, 2 ca ở mức<br />
những nước phát triển. Các chuyên gia y tế<br />
nặng. Stress ở sinh viên đang thật sự là một<br />
công cộng tại Mỹ xác nhận rằng có đến 90%<br />
vấn đề đáng quan tâm hiện nay.(10) Đối với<br />
các bệnh tật và rối loạn tại Mỹ có liên quan<br />
sinh viên Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược<br />
<br />
88<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
thành phố Hồ Chí Minh: ngoài những đặc<br />
điểm cơ bản của sinh viên nói chung thì với<br />
khối lượng kiến thức và áp lực học tập lớn<br />
hơn, thiết nghĩ stress là không thể tránh khỏi.<br />
Hiện nay, những nghiên cứu về sức khỏe tâm<br />
thần, đặc biệt là stress vẫn còn ít, chưa thực sự<br />
được quan tâm đúng mức. Do đó, nghiên cứu<br />
này được thực hiện với mục đích xác định<br />
được tình trạng stress của sinh viên Y Tế<br />
Công Cộng và các yếu tố liên quan đến tình<br />
trạng này.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế NC: Cắt ngang mô tả<br />
Cỡ mẫu và Đối tượng nghiên cứu: 182<br />
<br />
viên khoa y tế công cộng có học lực trung<br />
bình với 74,2%.<br />
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=182)<br />
<br />
Do chọn mẫu toàn bộ nên hạn chế tối đa<br />
sai lệch chọn lựa. Ngoài ra, việc hướng dẫn và<br />
kiểm tra sinh viên khi trả lời bộ câu hỏi và<br />
nghiên cứu thử trên sinh viên YTCC08 cũng<br />
phần nào giúp hạn chế được sai lệch trong<br />
quá trình thu thập thông tin.<br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu<br />
Số liệu được nhập bằng Epi Data và phân<br />
tích bằng Stata10.0.<br />
<br />
Vấn đề Y đức<br />
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tự<br />
nguyện đồng ý tham gia của đối tượng, đảm<br />
bảo tính bí mật các thông tin cá nhân. Đối<br />
tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục<br />
tiêu nghiên cứu, thời gian phỏng vấn và việc<br />
sử dụng kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đối tượng nghiên cứu phân bố tương đối<br />
đều giữa các khối lớp, mỗi khối chiếm khoảng<br />
25%. Sinh viên nữ chiếm đa số với tỷ lệ là<br />
68,1%, sinh viên nam chiếm 31,7%, tỷ lệ giới<br />
tính: nam : nữ là 1:2. Nhìn chung đa số sinh<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nam<br />
<br />
58<br />
<br />
31,9<br />
<br />
Nữ<br />
Đã kết hôn<br />
Độc thân<br />
Khác<br />
Ký túc xá<br />
Nhà trọ<br />
Nhà<br />
Nhà người thân<br />
Giỏi<br />
Khá<br />
Trung bình<br />
Yếu<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
124<br />
2<br />
177<br />
3<br />
39<br />
62<br />
53<br />
28<br />
6<br />
38<br />
135<br />
3<br />
37<br />
145<br />
<br />
68,1<br />
1,1<br />
97,3<br />
1,7<br />
21,4<br />
34,1<br />
29,1<br />
15,4<br />
3,3<br />
20,9<br />
74,2<br />
1,7<br />
20,3<br />
79,7<br />
<br />
Năm<br />
Năm<br />
Năm<br />
Năm<br />
<br />
Niên khóa<br />
<br />
Giới<br />
Tình trạng hôn<br />
nhân<br />
Nơi ở<br />
<br />
Học lực<br />
<br />
Phỏng vấn gián tiếp qua Bộ câu hỏi tự điền.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch chọn lựa và sai lệch<br />
thông tin<br />
<br />
46<br />
44<br />
50<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
25,3<br />
24,2<br />
27,5<br />
23,1<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
sinh viên khoa YTCC - ĐHYD TP.HCM<br />
Thời gian nghiên cứu: 02/2010 – 06/2010.<br />
<br />
Phương pháp và Công cụ nghiên cứu:<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chức vụ<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Bảng 2 thể hiện sự phân bố tuổi theo khối<br />
lớp. Số sinh viên học trễ hơn so với tuổi chính<br />
thức (51/182) tương đối cao trong toàn khoa,<br />
chiếm tỷ lệ 28%.<br />
Bảng 2: Đặc điểm phân bố tuổi theo khối lớp<br />
(n=182)<br />
Tuổi<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
>22<br />
Tổng<br />
<br />
Năm 1<br />
36<br />
(78,3%)<br />
6<br />
<br />
Năm 2<br />
0<br />
<br />
Năm 3<br />
0<br />
<br />
Năm 4<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
36<br />
(81,8%)<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
35<br />
(70,0%)<br />
12<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
24<br />
(57,1%)<br />
18<br />
<br />
46<br />
(100%)<br />
<br />
44<br />
(100%)<br />
<br />
50<br />
(100%)<br />
<br />
42<br />
(100%)<br />
<br />
Bảng 3 thể hiện tình trạng mắc stress theo<br />
đặc điểm đối tượng nghiên cứu. Kết quả chưa<br />
tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng stress<br />
với giới tính và chức vụ. Tìm được mối liên<br />
quan giữa tình trạng stress và nơi ở: Tỉ lệ sinh<br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
viên bị stress bệnh lý ở nhà trọ bằng 4,2 lần tỉ<br />
lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở kí túc xá. Tỉ lệ<br />
sinh viên bị stress bệnh lý ở nhóm sinh viên ở<br />
nhà người thân bằng 4,2 lần tỉ lệ sinh viên bị<br />
stress bệnh lý ở nhóm sinh viên ở kí túc xá.<br />
Bảng 3: Tình trạng mắc stress theo đặc điểm đối<br />
tượng nghiên cứu:<br />
Stress n (%)<br />
Stress<br />
Stress bình<br />
bệnh lý<br />
thường<br />
10 (17,3)<br />
48 (82,8)<br />
34 (27,4)<br />
90 (72,6)<br />
<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Chức<br />
vụ<br />
<br />
Có<br />
<br />
14 (10,8)<br />
<br />
33 (89,2)<br />
<br />
Không<br />
<br />
40 (27,6)<br />
<br />
105 (72,4)<br />
<br />
Kí túc xá<br />
<br />
3 (7,7)<br />
<br />
36 (92,3)<br />
<br />
Nhà trọ<br />
<br />
20 (32,3)<br />
<br />
42 (67,7)<br />
<br />
Nhà<br />
<br />
12 (22,6)<br />
<br />
41 (77,4)<br />
<br />
Nhà<br />
người<br />
thân<br />
<br />
9 (32,1)<br />
<br />
19 (67,9)<br />
<br />
Nơi ở<br />
<br />
P<br />
<br />
PR<br />
(KTC 95%)<br />
<br />
0,033<br />
<br />
0,65<br />
(0,36 -1,17)<br />
1<br />
<br />
4,2<br />
(1,3 – 13,2)<br />
2,9<br />
0,077<br />
(0,9 – 9,7)<br />
0,014<br />
<br />
0,021<br />
<br />
Stress n (%)<br />
Stress bệnh<br />
Stress bình<br />
lý<br />
thường<br />
10 (21,7)<br />
36 (78,3)<br />
12 (27,3)<br />
32 (27,3)<br />
15 (30,0)<br />
35 (70,0)<br />
<br />
Năm 4<br />
<br />
7 (16,7)<br />
<br />
35 (83,3)<br />
<br />
Giỏi<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
6 (100,0)<br />
<br />
Khá<br />
<br />
7 (18,4)<br />
<br />
31 (81,6)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
37 (27,4)<br />
<br />
98 (72,6)<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
3 (100,0)<br />
<br />
1 (50,0)<br />
<br />
1 (50,0)<br />
<br />
42 (23,7)<br />
<br />
135 (76,3)<br />
<br />
135 (76,3)<br />
<br />
2 (66,7)<br />
<br />
Học lực<br />
<br />
4,2<br />
(1,2 – 14,1)<br />
<br />
p<br />
<br />
0,458<br />
<br />
0,228<br />
<br />
Đã kết hôn<br />
Tình<br />
trạng hôn Độc thân<br />
nhân<br />
Khác<br />
<br />
0,643<br />
<br />
Bảng 5 thể hiện mối liên quan giữa stress<br />
và tính cách. Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý<br />
có tính cách hướng nội chiếm 36,1% cao hơn tỉ<br />
lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách<br />
hướng ngoại chiếm 14,1%. Sự khác biệt này là<br />
<br />
90<br />
<br />
Hướng nội<br />
Tính<br />
cách<br />
<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa tính cách và khối lớp<br />
(n=182)<br />
<br />
Khối lớp<br />
<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa stress và tính cách<br />
(n=182)<br />
<br />
0,135<br />
<br />
Bảng 4 thể hiện mối liên quan giữa tính<br />
cách và khối lớp. Tỉ lệ sinh viên có tính cách<br />
hướng ngoại ở năm hai bằng 1,6 lần tỉ lệ sinh<br />
viên có tính cách hướng ngoại ở năm nhất.<br />
<br />
Năm 1<br />
Năm 2<br />
Năm 3<br />
<br />
có ý nghĩa thống kê với p= 0.006. Tỉ lệ sinh<br />
viên bị stress bệnh lý có tính cách hướng nội<br />
bằng 2,6 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có<br />
tính cách hướng ngoại. Nói cách khác là<br />
những tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính<br />
cách hướng ngoại bằng 0,4 lần tỉ lệ sinh viên<br />
bị stress bệnh lý có tính cách hướng nội.<br />
<br />
Hướng<br />
ngoại<br />
<br />
Stress n (%)<br />
PR<br />
p<br />
(KTC 95%)<br />
Streess<br />
Stress bình<br />
bệnh lý<br />
thường<br />
30<br />
53<br />
2,6<br />
(36,1)<br />
(63,9)<br />
(1,45 – 4,49)<br />
0,006<br />
14<br />
85<br />
0,4<br />
(14,1)<br />
(85,9)<br />
(0,22 – 0,69)<br />
<br />
Thống kê từ các yếu tố trong môi trường<br />
học tâp cho thấy hơn 80% sinh viên trong<br />
nghiên cứu này cảm thấy khối lượng bài vở<br />
nhiều, căng thẳng trước mỗi kỳ thi và việc học<br />
thi gây mệt mỏi... Tuy nhiên thực tế qua<br />
nghiên cứu thì vẫn chưa tìm ra mối liên quan<br />
giữa stress và các yếu tố trong môi trường<br />
học tập.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Điểm trung bình (ĐTB) tự cảm nhận stress<br />
là 19,4 thấp hơn mức giới hạn (24 điểm) giữa<br />
stress bình thường và stress bệnh lý. Điều này<br />
phù hợp với đặc điểm sinh viên khoa y tế<br />
công cộng qua nghiên cứu về tình trạng stress<br />
của Trần Nguyễn Vân Như với ĐTB tự cảm<br />
nhận stress là 19,2. (17) Tuy nhiên số điểm này<br />
cũng không phải là thấp khi so sánh với<br />
nghiên cứu của M.H.Abel có ĐTB là 21,2 (11).<br />
Mặc dù đối tượng nghiên cứu của Abel cùng<br />
độ tuổi với những sinh viên trong nghiên cứu<br />
này nhưng đa số sinh viên nước ngoài đều đã<br />
có cuộc sống tự lập nên có nhiều mối quan<br />
tâm lo nghĩ hơn và vì vậy kết quả tự cảm<br />
nhận của các sinh viên nước ngoài mới nặng<br />
nề hơn.<br />
Tỷ lệ sinh viên bị stress bệnh lý là 24,2%,<br />
trong đó 2,8% sinh viên ở mức độ stress nặng,<br />
có thể có biểu hiện của bệnh lý tâm thần. Tỉ lệ<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
này cao hơn so với nghiên cứu về tình trạng<br />
stress của Trần Nguyễn Vân Như năm 2006 (17)<br />
với tỉ lệ stress bệnh lý là 18%. Điều này có thể<br />
lý giải là do điều kiện xã hội ngày càng thay<br />
đổi, con người chịu nhiều áp lực hơn, vấn đề<br />
khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng là một<br />
nguyên nhân có thể dẫn đến điều này hoặc<br />
các bạn chưa có đủ khả năng và kinh nghiệm<br />
để vượt qua.<br />
Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở nhà trọ<br />
bằng 4,2 lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở<br />
kí túc xá. Điều này có thể lý giải do tiền thuê<br />
nhà trọ và phí sinh hoạt của sinh viên ở trọ<br />
bên ngoài cao hơn rất nhiều so với tiền ở kí<br />
túc xá nên sinh viên ở trọ có mối lo về kinh tế<br />
nhiều hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động đoàn<br />
hội văn nghệ nâng cao tinh thần cho sinh viên<br />
cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình<br />
trạng stress ở sinh viên kí túc xá thấp hơn<br />
sinh viên ở trọ. Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý<br />
ở nhóm sinh viên ở nhà người thân bằng 4,2<br />
lần tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý ở nhóm<br />
sinh viên ở kí túc xá. Điều này có thể lý giải<br />
do các bạn ở nhà người thân thì không được<br />
thoải mái, không được tự do, hoặc có thể bị<br />
áp lực nhiều mặt như học hành, bạn bè, tình<br />
cảm… từ phía những người thân.<br />
Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính<br />
cách hướng nội bằng 2,6 lần tỉ lệ sinh viên bị<br />
stress bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Kết<br />
quả này khác với kết quả thu được từ nghiên<br />
cứu về stress nghề nghiệp và tính cách của<br />
Rosnah M.T Azmi (9). Kết quả của tác giả này<br />
cho thấy không có mối liên quan giữa stress<br />
nghề nghiệp và tính cách. Điều này có thể là<br />
do sự khác biệt về môi trường và đối tượng<br />
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong<br />
nghiên cứu của Rosnah M.T Azmi là những y<br />
tá đã đi làm trong bệnh viện, đã có nhiều trải<br />
nghiệm trong cuộc sống, quen với áp lực của<br />
công việc nên có thể biết điều chỉnh cách ứng<br />
phó với stress nghề nghiệp mặc dù tính cách<br />
là hướng nội hay hướng ngoại. Khác với các<br />
bạn sinh viên, khi còn đang đi học thì suy<br />
nghĩ và hành động thường gắn liền với nhau.<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Những bạn có tính cách hướng nội thì thường<br />
sống khép kín, nên có lẽ vì thế mà những bạn<br />
có tính cách hướng nội này có tỉ lệ stress cao<br />
hơn các bạn có tính cách hướng ngoại.<br />
Thống kê từ các yếu tố trong môi trường<br />
học tâp cho thấy hơn 80% sinh viên trong<br />
nghiên cứu này cảm thấy khối lượng bài vở<br />
nhiều, căng thẳng trước mỗi kỳ thi và việc học<br />
thi gây mệt mỏi.. Có lẽ đây là cảm nhận<br />
chung của đa số các sinh viên vì áp lực học<br />
tập và khối lượng bài vở thuộc chương trình<br />
đại học nhiều và khó hơn so với phổ thông.<br />
Tuy nhiên thực tế qua nghiên cứu thì vẫn<br />
chưa tìm ra mối liên quan giữa stress và các<br />
yếu tố trong môi trường học tập.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỷ lệ stress bệnh lý trong sinh viên khoa Y<br />
Tế Công Cộng là 24,2%, trong đó 2,8% sinh<br />
viên ở mức độ nặng có thể có biểu hiện của<br />
bệnh lý tâm thần. Sinh viên khoa Y Tế Công<br />
Cộng có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn<br />
với 54,4% hướng ngoại.Tìm được sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê giữa tính cách hướng nội,<br />
hướng ngoại và khối lớp: Tỉ lệ sinh viên năm<br />
hai có tính cách hướng ngoại bằng 1,6 lần tỉ lệ<br />
sinh viên năm nhất có tính cách hướng ngoại.<br />
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự<br />
tương quan có ý nghĩa giữa trạng tính cách<br />
hướng nội, hướng ngoại và tình trạng stress:<br />
Tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính cách<br />
hướng nội bằng 2,6 lần tỉ lệ sinh viên bị stress<br />
bệnh lý có tính cách hướng ngoại. Nói cách<br />
khác là tỉ lệ sinh viên bị stress bệnh lý có tính<br />
cách hướng ngoại bằng 0,4 lần tỉ lệ sinh viên<br />
bị stress bệnh lý có tính cách hướng nội.<br />
Nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa<br />
tình trạng stress và nơi ở hiện tại của sinh<br />
viên: tỉ lệ những sinh viên bị stress bệnh lý ở<br />
nhà trọ và ở nhà người thân cao gấp 4 lần tỉ lệ<br />
sinh viên bị stress ở kí túc xá.<br />
<br />
91<br />
<br />