Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 3 - tháng 7/2016<br />
<br />
STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN<br />
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ<br />
<br />
Đoàn Vương Diễm Khánh1,2, Lê Đình Dương1,2, Phạm Tuyên1,<br />
Trần Bình Thắng2, Bùi Thị Phương Anh1, Nguyễn Thị Trà My1,<br />
Nguyễn Thị Yên1, Bùi Đức Hà1, Nguyễn Hữu Hùng1, Nguyễn Văn Kiều1<br />
(1)Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế<br />
(2)Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Đặt vấn đề: Cùng với việc gia tăng các yếu tố nguy cơ quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa và hội nhập<br />
quốc tế, stress ngày càng phổ biến đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học, đào tạo Y khoa thì stress<br />
càng cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu 1) Mô tả tình trạng stress ở sinh viên năm thứ nhất<br />
khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Dược Huế; (2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress<br />
trên đối tượng này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả<br />
cắt ngang thực hiện trên 209 sinh viên năm thứ nhất Khoa YTCC, Trường Đại học Y Dược Huế. Số liệu được<br />
thu thập bằng bộ công cụ tự điền gồm 5 phần: thông tin chung; đặc điểm mối quan hệ cá nhân với gia đình,<br />
bạn bè, xã hội; các yếu tố về thói quen của sinh viên; các yếu tố về học tập của sinh viên; tình trạng stress của<br />
sinh viên. Đo lường tình trạng stress của sinh viên bằng Thang đo PSS-14 (perceived stress scale-14 items) với<br />
điểm cắt PSS > 30 để xác định ngưỡng stress cao. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0, mô hình hồi<br />
quy logistic đa biến được sử dụng xác định các yếu tố liên quan với stress của sinh viên với độ tin cậy 95%. Kết<br />
quả: Tỷ lệ sinh viên bị stress cao chiếm 24,9%; sinh viên nữ cao gấp đôi so với sinh viên nam OR=2,3 (KTC:1,10<br />
– 4,83); sinh viên tỉnh khác cao gấp 2,8 lần so với sinh viên trong tỉnh OR=2,83 (KTC:1,19 – 6,73). Các yếu tố<br />
có liên quan với tình trạng stress cao ở sinh viên bao gồm: (1) các mối quan hệ xã hội của sinh viên: có hay<br />
không có bạn thân, khó khăn trong quan hệ với bạn bè, khó khăn trong các hoạt động xã hội. (2) các yếu tố<br />
liên quan đến quá trình học tập: áp lực học tập, có nguyên vọng thi lại Đại học, khó khăn trong tìm kiếm tài<br />
liệu; khó khăn trong tiếp cận các phương pháp giảng dạy, học tập mới. Kết luận: Stress là một tình trạng phổ<br />
biến trong sinh viên năm thứ nhất Khoa Y tế Công Cộng. Các yếu tố về quan hệ xã hội và các yếu tố liên quan<br />
đến quá trình học tập có liên quan đến tình trạng mắc stress cao ở sinh viên.<br />
Từ khóa: stress, sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Huế<br />
Abstract<br />
<br />
PERCEIVED STRESS AND ASSOCIATED FACTORS AMONG<br />
UNDERGRADUATE STUDENTS OF FACULTY OF PUBLIC HEALTH,<br />
HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY<br />
<br />
Doan Vuong Diem Khanh 1,2, Le Dinh Duong1,2, Pham Tuyen1, Tran Binh Thang2, Bui Thi Phuong Anh1,<br />
Nguyen Thi Tra My1, Nguyen Thi Yen1, Bui Duc Ha1, Nguyen Huu Hung1, Nguyen Van Kieu1<br />
(1)Faculty of Public Health, Hue University of Medicine and Pharmacy<br />
(2)Institute for Community Health Research, Hue University of Medicine and Pharmacy<br />
<br />
Background: With the development of risk factors in modernizing the education system in Vietnam,<br />
stress among students is gradually increasing. Especially, among medical students there has been a high<br />
demonstration of stress. The main aim of this study was to identify associated factors of stress among first<br />
year undergraduate students of the Faculty of Public Health of Hue UMP. Methods: A cross-sectional survey<br />
was conducted with a total sample of 209 first year undergraduate students of the Faculty of Public Health,<br />
Hue UMP. Data collection was undertaken using self-admistrative structured-questionnaire, which included<br />
five main parts: demographic characteristics, personal relationships; factors related to hobbies and studies;<br />
Địa chỉ liên hệ: Đoàn Vương Diễm khánh, email: diemkhanh1972@gmail.com<br />
Ngày nhận bài: 14/12/2015; Ngày đồng ý đăng: 22/5/2016; Ngày xuất bản: 12/7/2016<br />
<br />
66<br />
<br />
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 3 - tháng 7/2016<br />
<br />
factors related to the study environment; and stress situation of students. Stress situation was measured<br />
using the perceived stress scale (PSS-14 items). The cut off point of 30 and above was used to identify the<br />
situation of high stress among the students. Chi-square test with 95% CI and mutiple logistic regression were<br />
implemented to examine factors related to high stress situation. Results: The percentage of high stress among<br />
students was 24.9%. The proportion of high stress of female students was 2 times higher than male students<br />
(OR= 2.3; 95%CI: 1.10 – 4.83). Students who lived in other provinces had a 2.8 times higher prevalence of high<br />
stress compared to those from Thua Thien province (OR=2.83; 95%CI: 1.19 – 6.73). Related factors of high<br />
stress status included: (1) personal relationships (having close friends or not, difficulty in relationships with<br />
friends, difficulty in social activities) and (2) factors related to study environement (academic stress; aspiration<br />
of retaking the enrollment examination of entering university, difficulty in finding reference documents for<br />
study, difficulty of approaching new learning methods). Conclusion: High stress situation was common among<br />
first year undergraduate. Personal relationship and factors related to study environement were significantly<br />
associated with high stress situation among the students.<br />
Key words: Stress, Public Health, undergraduate first year student, Hue UMP<br />
----1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Stress là tình trạng rất phổ biến trong<br />
môi trường xã hội hiện nay, stress có thể<br />
gây ra các hậu quả về mặt tâm lý và sinh lý như khó<br />
tập trung chú ý, khó ghi nhớ, căng thẳng, không<br />
hăng hái tích cực trong hoạt động. Stress ảnh hưởng<br />
đến cơ thể theo nhiều cách, có thể tăng nguy cơ bị<br />
các bệnh tật cơ thể, cũng có thể là nguyên nhân trực<br />
tiếp gây bệnh, hoặc cũng có thể làm cho khả năng<br />
phục hồi cơ thể làm giảm khả năng đương đầu với<br />
stress trong tương lai.<br />
Sinh viên chịu sự tác động của các quy luật phát<br />
triển tâm sinh lý lứa tuổi, môi trường sống xã hội.<br />
Việc nghiên cứu những khó khăn trong cuộc sống<br />
của học sinh và sinh viên đã được quan tâm từ rất<br />
lâu tại các nước có nền giáo dục phát triển như ở<br />
Đức, ở Liên bang Nga …Nghiên cứu ở Thái Lan cho<br />
thấy căng thẳng ở sinh viên chiếm 61.4% (Saipanish,<br />
2003). Tại Việt Nam, Theo nghiên cứu của Lê Thu<br />
Huyền (2010) ở sinh viên khoa Y tế Công Cộng,<br />
trường ĐHYD Tp.Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ sinh<br />
viên bị stress bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao 24,2% [2].<br />
Sinh viên năm thứ nhất là nhóm đặc biệt hơn, là<br />
đối tượng phải chuyển tiếp từ môi trường học tập<br />
Phổ thông sang Đại học với nhiều khác biệt về kiến<br />
thức, hình thức và phương pháp giảng dạy cũng như<br />
học tập, những mối quan hệ với bạn bè, thầy cô…,<br />
đồng thời sự khác biệt về hoàn cảnh sống, điều kiện<br />
kinh tế của mỗi gia đình buộc sinh viên phải tạo cho<br />
mình cách sống tự lập…Tất cả những khác biệt đó<br />
đã gây không ít khó khăn tâm lý, có ảnh hưởng đến<br />
sức khỏe tâm thần và kết quả học tập của sinh viên.<br />
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả tình trạng<br />
<br />
stress và một số yếu tố liên quan với stress ở sinh<br />
viên năm thứ nhất khoa Y tế công cộng trường Đại<br />
học Y Dược Huế năm học 2014-2015.<br />
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Đối tượng: Chọn mẫu toàn bộ sinh viên<br />
năm thứ nhất Khoa YTCC Trường Đại học Y Dược<br />
Huế. Tỷ lệ tham gia nghiên cứu là 97,7% (209/214<br />
sinh viên) trong thời gian từ tháng 9/2014 đến<br />
12/2014.<br />
2.2 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử<br />
dụng thiết kế mô tả cắt ngang bằng phương pháp<br />
định lượng sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn.<br />
Thang đo PSS-14 (perceived stress scale-14<br />
items) được sử dụng để đánh giá tình trạng stress.<br />
Thang đo này bao gồm 14 mục hỏi được đánh giá<br />
theo thang đo Likert 5 mức từ không bao giờ đến<br />
rất thường xuyên và được cho điểm từ 0-4 điểm.<br />
Tổng điểm giao động từ 0 – 56 điểm, điểm cắt<br />
PSS > 30 để đánh giá tình trạng mắc stress cao ở<br />
sinh viên. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi<br />
từ điền.<br />
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1<br />
và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Kiểm định Chisquare test với độ tin cậy 95% được sử dụng để xác<br />
định các yếu tố liên quan với tình trạng stress của<br />
sinh viên. Sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến<br />
để xác định các yếu tố liên quan.<br />
2.3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến hành trên cơ sở tham gia tự<br />
nguyên của sinh viên, tôn trọng và đảm bảo bí mật<br />
các thông tin cá nhân. Sinh viên được giải thích đầy<br />
đủ mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu.<br />
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY<br />
<br />
67<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 3 - tháng 7/2016<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 209 sinh viên năm thứ nhất khoa YTCC với độ tuổi trung bình là 18,3<br />
(18 – 23).<br />
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
71<br />
138<br />
<br />
34,0<br />
66,0<br />
<br />
203<br />
6<br />
<br />
97,1<br />
2,9<br />
<br />
26<br />
183<br />
<br />
12,4<br />
87,6<br />
<br />
55<br />
154<br />
<br />
26,3<br />
73,7<br />
<br />
170<br />
39<br />
<br />
81,3<br />
18,7<br />
<br />
56<br />
153<br />
<br />
26,8<br />
73,2<br />
<br />
Kinh tế<br />
- Khá giả<br />
- Trung bình<br />
- Nghèo<br />
<br />
50<br />
137<br />
22<br />
<br />
23,9<br />
65,6<br />
10,5<br />
<br />
Hôn nhân bố mẹ<br />
- Sống cùng nhau<br />
- khác<br />
<br />
195<br />
14<br />
<br />
93,3<br />
6,7<br />
<br />
Ngành học<br />
- YTCC<br />
- YHDP<br />
<br />
44<br />
165<br />
<br />
21,1<br />
78,9<br />
<br />
Giới tính<br />
- Nam<br />
- Nữ<br />
Dân tộc<br />
- Kinh<br />
- Thiểu số<br />
Tôn giáo<br />
- Có<br />
- Không<br />
Quê quán<br />
- Thừa Thiên Huế<br />
- Nơi khác<br />
Nơi ở hiện tại<br />
- Nhà trọ, KTX<br />
- Khác<br />
Nơi sống<br />
- Thành thị<br />
- Nông thôn<br />
<br />
Sinh viên nữ chiếm đa số trong khối sinh viên<br />
năm thứ nhất khoa YTCC. Tỷ lệ sinh viên dân tộc<br />
thiểu số chỉ chiếm 2,9%.<br />
3.2. Mô tả tình trạng stress của sinh viên<br />
Biểu đồ 1. Phân bố tình trạng stress sinh viên<br />
Điểm trung bình chung theo thang đo PPS 14 của<br />
sinh viên Khoa YTCC là 27,45 điểm. Tỷ lệ sinh viên được<br />
68<br />
<br />
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY<br />
<br />
đánh giá có stress cao (PPS>30) chiếm điểm PPS > 30<br />
chiếm 24,9%; 73,7% có stress có điểm PPS dao động từ<br />
16 – 30 điểm, 1,4% sinh viên không bị stress. (PPS 30)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không<br />
(PSS score ≤ 30)<br />
n<br />
<br />
p<br />
<br />
%<br />
<br />
≤ 18<br />
149<br />
36<br />
24,2<br />
113<br />
75,8<br />
0,71<br />
> 18<br />
60<br />
16<br />
26,7<br />
44<br />
73,3<br />
Nam<br />
71<br />
11<br />
15,5<br />
60<br />
84,5<br />
Giới*<br />
0,02<br />
Nữ<br />
138<br />
41<br />
29,7<br />
97<br />
70,3<br />
Thành thị<br />
56<br />
9<br />
16,1<br />
47<br />
83,9<br />
Nơi sống<br />
0,08<br />
Nông thôn<br />
153<br />
43<br />
28,1<br />
110<br />
71,9<br />
Thừa thiên – Huế<br />
55<br />
7<br />
12,7<br />
48<br />
87,3<br />
Quê quán*<br />
0,02<br />
Khác<br />
154<br />
45<br />
29,2<br />
109<br />
70,8<br />
Nhà trọ, KTX<br />
170<br />
47<br />
27,6<br />
123<br />
72,4<br />
Nơi ở hiện nay<br />
0,064<br />
Khác<br />
40<br />
5<br />
12,8<br />
35<br />
87,2<br />
Giàu, khá<br />
50<br />
12<br />
24,0<br />
38<br />
76,0<br />
Kinh tế gia<br />
Trung bình<br />
137<br />
32<br />
23,4<br />
105<br />
76,6<br />
0,43<br />
đình<br />
Nghèo<br />
22<br />
8<br />
36,4<br />
14<br />
63,6<br />
* sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p30)<br />
<br />
Không( PPS ≤30)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có<br />
<br />
185<br />
<br />
42<br />
<br />
22,7<br />
<br />
143<br />
<br />
77,3<br />
<br />
Không<br />
<br />
24<br />
<br />
10<br />
<br />
41,7<br />
<br />
14<br />
<br />
58,3<br />
<br />
Có<br />
<br />
25<br />
<br />
9<br />
<br />
36,0<br />
<br />
16<br />
<br />
64,0<br />
<br />
Không<br />
<br />
184<br />
<br />
43<br />
<br />
23,4<br />
<br />
141<br />
<br />
76,6<br />
<br />
Có<br />
<br />
53<br />
<br />
22<br />
<br />
41,5<br />
<br />
31<br />
<br />
58,5<br />
<br />
Không<br />
<br />
156<br />
<br />
30<br />
<br />
19,2<br />
<br />
126<br />
<br />
80,8<br />
<br />
Có<br />
<br />
104<br />
<br />
38<br />
<br />
36,5<br />
<br />
66<br />
<br />
63,5<br />
<br />
Không<br />
<br />
105<br />
<br />
14<br />
<br />
13,3<br />
<br />
91<br />
<br />
86,7<br />
<br />
Có<br />
<br />
36<br />
<br />
8<br />
<br />
22,2<br />
<br />
28<br />
<br />
77,8<br />
<br />
Không<br />
<br />
173<br />
<br />
44<br />
<br />
25,4<br />
<br />
129<br />
<br />
74,6<br />
<br />
Có<br />
<br />
34<br />
<br />
9<br />
<br />
26,5<br />
<br />
25<br />
<br />
73,5<br />
<br />
Không<br />
<br />
175<br />
<br />
43<br />
<br />
24,6<br />
<br />
132<br />
<br />
75,4<br />
<br />
Có<br />
<br />
88<br />
<br />
24<br />
<br />
27,3<br />
<br />
64<br />
<br />
72,7<br />
<br />
121<br />
<br />
28<br />
<br />
23,1<br />
<br />
93<br />
<br />
76,9<br />
<br />
Không<br />
* sự khác biệt có ý nghĩa với p