TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN<br />
<br />
TẬP 5 SỐ 1<br />
<br />
STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br />
Ở BỆNH NHÂN BỊ BỆNH CƠ THỂ MẠN TÍNH<br />
Nguyễn Sinh Phúc1, Phạm Phương Thảo2, Trịnh Viết Then3<br />
1, 3<br />
Trường Đại học Văn Hiến<br />
2<br />
Trường Đại học Y Dược TP.HCM<br />
1<br />
phuc103@gmail.com<br />
Ngày nhận bài: 02/01/2017; Ngày duyệt đăng: 28/02/2017<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
<br />
Stress ở bệnh nhân nói chung, bệnh mạn tính nói riêng đang ngày càng được các nhà tâm lý y<br />
học quan tâm. Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm 335 bệnh nhân bị bệnh mạn tính gồm các bệnh: tim<br />
mạch, tiểu đường và tăng huyết áp. Kết quả cho thấy có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị stress ở các mức<br />
độ khác nhau. Stress cũng kéo theo một số thay đổi ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định<br />
một số yếu tố bảo vệ cũng như yếu tố nguy cơ đối với stress ở nhóm bệnh nhân này.<br />
Từ khóa: stress, bệnh mạn tính, yếu tố.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Stress and related factors in patiens with chronic ill<br />
Stress in patients in general, in particular chronic diseases are increasingly cared about by medical<br />
psychologists. The study was conducted on 335 patients group of chronic diseases including cardiovascular diseases, diabetes and hypertension. The results show that there is a significant proportion of<br />
patients with stress in different levels. Stress also causes some changes in patients. Besides, the study also<br />
identified a number of protective factors and risk factors for stress in this patient group. <br />
<br />
<br />
<br />
Keywords: stress, chronic diseases, factor.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Bệnh mạn tính là bệnh kéo dài hoặc tái phát<br />
thường xuyên. Có nhiều dạng bệnh mạn tính như<br />
là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường,<br />
tim mạch, tăng huyết áp, ung thư…<br />
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người mắc<br />
bệnh mạn tính có nguy cơ đối mặt với stress cao<br />
[5]. Bất kỳ bệnh mạn tính nào cũng có thể gây<br />
nên trạng thái stress và khi bị stress thì stress lại<br />
là nguy cơ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của<br />
bệnh và làm đảo lộn cuộc sống của bệnh nhân.<br />
Stress có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản<br />
lý các triệu chứng bệnh. Các hành vi liên quan<br />
đến stress ví dụ như ăn uống, sử dụng rượu, hút<br />
thuốc lá, ít hoạt động thể lực, quên uống thuốc…<br />
cũng ảnh hưởng đến việc tự chăm sóc và đây<br />
cũng là những nguy cơ làm tăng mức độ bệnh.<br />
Như vậy có thể thấy stress đóng vai trò rất quan<br />
trọng đối với sức khoẻ của con người. Stress<br />
ảnh hưởng đến khởi phát bệnh cũng như diễn<br />
biến và kết thúc bệnh [2]. Mặt khác, có nhiều<br />
yếu tố liên quan đến stress, bao gồm các yếu tố<br />
<br />
81<br />
<br />
bên trong của cá nhân và từ phía môi trường bên<br />
ngoài. Không phải tất cả những yếu tố này đều<br />
ảnh hưởng không tốt, mà ngược lại, mang tính<br />
chất bảo vệ đối với chủ thể.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra mục<br />
tiêu là Tìm hiểu sâu thêm về stress và các yếu tố<br />
liên quan ở bệnh nhân bị bệnh ba bệnh cơ thể<br />
mạn tính. Kết quả sẽ là cơ sở cho việc xây dựng<br />
kế hoạch tham vấn, hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý<br />
bệnh, lựa chọn cách ứng phó phù hợp với stress<br />
nhằm củng cố và tăng cường cả về sức khỏe thể<br />
chất và sức khỏe tâm lý.<br />
2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu<br />
Khách thể nghiên cứu<br />
Nhóm khách thể nghiên cứu là 335 bệnh nhân<br />
bệnh mạn tính gồm ba bệnh là đái tháo đường,<br />
tăng huyết áp, tim mạch được theo dõi, điều trị<br />
tại các bệnh viện: Chợ Rẫy, quận Thủ Đức, quận<br />
2 và quận 9 TP.HCM trong thời gian từ tháng 02<br />
đến tháng 7/2014.<br />
<br />
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phỏng vấn trực tiếp và đo tress ở nhóm<br />
bệnh nhân nghiên cứu. Nghiên cứu này sử<br />
dụng thang đo stress ở bệnh nhân đã được<br />
Phạm Phương Thảo xây dựng [3].<br />
Số liệu được xử lý bằng các thuật toán<br />
thống kê trên phần mềm R. 3.1. Đây là phần<br />
mềm mã nguồn mở [6]. Có 2 chỉ số được quan<br />
tâm:<br />
<br />
VOLUME 5 NUMBER 1<br />
<br />
- Tỷ số nguy cơ (Relative Risk viết tắt PR).<br />
PR là tỷ số của hai tỷ lệ lưu hành ( trong nghiên<br />
cứu này là stress). PR = p1: p2. Nếu PR >1 chúng<br />
ta có thể phát biểu rằng yếu tố nguy cơ tăng khả<br />
năng bị stress ở bệnh nhân bệnh mạn tính. Ngược<br />
lại, nếu PR < 1, chúng ta có bằng chứng để có thể<br />
phát biểu rằng yếu tố nguy cơ có thể làm giảm<br />
khả năng bị stress. Còn nếu PR =1 thì có thể nói<br />
rằng không có mối liên hệ nào giữa yếu tố nguy<br />
cơ và khả năng bị stress.<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu<br />
Có stress<br />
số người (%)<br />
<br />
Không tress<br />
số người (%)<br />
<br />
PR /<br />
KTC 95%<br />
<br />
p<br />
<br />
30 (22,6)<br />
<br />
103 (77,4)<br />
<br />
1<br />
<br />
C<br />
<br />
45 (22,3)<br />
<br />
157 (77,7)<br />
<br />
0,98 / (0,7-1,5)<br />
<br />
0,95<br />
<br />
Tiểu học<br />
(N=56)<br />
THCS<br />
(N=128)<br />
THPT<br />
(N=117)<br />
ĐH-CĐ<br />
(N=34)<br />
Dân tộc<br />
<br />
20 (35,7)<br />
<br />
36 (64,3)<br />
<br />
1<br />
<br />
26 (20,3)<br />
<br />
102 (79,7)<br />
<br />
0,57 / (0,3-0,9)<br />
<br />
0,024<br />
<br />
21 (19,6)<br />
<br />
96 (80,4)<br />
<br />
0,50 / (0,3-0,8)<br />
<br />
0,010<br />
<br />
8 (23,5)<br />
<br />
26 (76,5)<br />
<br />
0,66 / (0,3-1,3)<br />
<br />
0,24<br />
<br />
Kinh<br />
(N=324)<br />
Dân tộc khác<br />
(N=11)<br />
Tôn giáo<br />
<br />
68 (21,9)<br />
<br />
254 (78,1)<br />
<br />
1<br />
<br />
5 (45,5)<br />
<br />
6 (54,5)<br />
<br />
2,15 / (1,1-4,3)<br />
<br />
Thiên chúa giáo<br />
(N=58)<br />
Phật giáo<br />
(N=153)<br />
Cao đài / Hòa hảo<br />
(N=8)<br />
Không theo đạo<br />
(N=116)<br />
Chung<br />
<br />
7 (12,1)<br />
<br />
51 (87,9)<br />
<br />
1<br />
<br />
37 (24,2)<br />
<br />
116 (75,8)<br />
<br />
2,00 / (0,9-4,2)<br />
<br />
0,069<br />
<br />
4 (50)<br />
<br />
4 (50)<br />
<br />
4,1 / (1,6 -11,1)<br />
<br />
0,005<br />
<br />
27 (23,3)<br />
<br />
89 (76,7)<br />
<br />
1,9 / (0,9-4,2)<br />
<br />
0,094<br />
<br />
75 (22,4)<br />
<br />
260 (77,6)<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
(N=133)<br />
Nữ<br />
(N=202)<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
0,027<br />
<br />
Ghi chú: THCS: trung học cơ sở; THPT: trung học phổ thông; ĐH-CĐ: đại học – cao<br />
đẳng; (*) KTC của nhóm có stress là 18 - 27,2 và của nhóm không có stress là 72,7 – 82.<br />
<br />
82<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN<br />
<br />
TẬP 5 SỐ 1<br />
<br />
- Tỷ suất chênh (Odds Ratio, viết tắt OR).<br />
Nếu p là xác suất mắc stress, thì 1- p là xác suất<br />
sự kiện không mắc stress. Theo đó, OR được tính<br />
bằng: OR= p: (1- p). Như vậy, nếu OR >1, khả<br />
năng stress cao hơn khả năng không stress. Nếu<br />
OR