intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính ưu thế của động mạch vành

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát tỷ lệ các dạng ưu thế động mạch vành ở người Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng 125 quả tim lấy từ tử thi được ướp dung dịch formol tại bộ môn giải phẫu học, Đại học Y Dược TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính ưu thế của động mạch vành

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TÍNH ƯU THẾ CỦA ĐỘNG MẠCH VÀNH<br /> Nguyễn Hoàng Vũ*, Dương Văn Hải*, Trần Minh Hoàng**<br /> <br /> TÓM TẮT:<br /> Đặt vấn đề: Tính ưu thế động mạch vành tùy thuộc vào nguyên ủy của nhánh gian thất sau và các nhánh<br /> sau bên thất trái. Tính ưu thế liên quan đến sự tưới máu cơ tim và bệnh lý động mạch vành.<br /> Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các dạng ưu thế động mạch vành ở người Việt Nam.<br /> Đối tượng: 125 quả tim lấy từ tử thi được ướp dung dịch formol tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược<br /> TP.HCM.<br /> Kết quả: Động mạch vành phải và động mạch vành trái đều xuất phát ở xoang phải và xoang trái tương<br /> ứng. Động mạch vành phải kết thúc ở bờ phải tim trong 1,6%, giữa bờ phải và tâm điểm 2,4%, ở tâm điểm<br /> 14,4%, giữa tâm điểm và bờ trái 74,2%, kết thúc ở bờ trái tim 10,4% trường hợp. Nhánh gian thất sau xuất phát<br /> từ động mạch vành phải trong 96,8%, từ động mạch mũ 3,2% trường hợp. Các nhánh sau bên thất trái xuất phát<br /> từ động mạch vành phải chiếm 80%, từ động mạch mũ chiếm 6,4% và từ cả hai chiếm 13,6%. Ưu thế phải chiếm<br /> 79,2%, ưu thế trái 3,2% và 17,6% là cân bằng. Không có sự liên quan giữa giới tính và tính ưu thế động mạch<br /> vành.<br /> Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi kết luận ưu thế phải chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là cân bằng và<br /> ưu thế trái chiếm tỷ lệ thấp nhất. Không có sự liên quan giữa giới tính và tính ưu thế động mạch vành.<br /> Từ khóa: Ưu thế, Ưu thế phải, Ưu thế trái, cân bằng, nhánh gian thất sau, nhánh sau bên thất trái, tâm<br /> điểm.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE DOMINANCE OF CORONARY ARTERIES<br /> Nguyen Hoang Vu, Duong Van Hai, Tran Minh Hoang<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 287 - 291<br /> Introduction: The dominance of coronary arteries depends on the origin of the posterior interventricular<br /> branch and left posteriolateral ventricular branches. The dominance relates to myocardial irrigation and coronary<br /> artery diseases.<br /> Objective: To study the patterns of coronary dominance in Vietnamese.<br /> Materials and methods: 125 hearts of 125 cadavers preserved in formalin solution in department of<br /> Anatomy, Ho Chi Minh city University of Medicine and Pharmacy.<br /> Results: The right coronary artery (RCA) and the left coronary artery originated respectively from the right<br /> sinus and the left sinus of aorte. The right coronary terminated at the right border in 1.6% of the specimens,<br /> between the right border and the crux in 2.4%, at the crux in 14.4%, between the crux and the left border in<br /> 74.2%, and terminated at the left border in 10.4%. The posterior interventricular branch originated from RCA in<br /> 96.8%, from the left circumfex artery (LCx) in 3.2% of the specimens.The left posterolateral ventricular branches<br /> orginated from RCA in 80%, from LCx in 6.4%, and from both of them in 13.6% of the specimens. Right<br /> dominance was found in 79.2%, Left dominance in 3.2% and balanced dominance in 17.6% of the specimens.<br /> Conclusion: Through this study, we concluded that right dominance accounted for the highest propotion,<br /> * Bộ môn Giải phẫu học, ĐH Y Dược TPHCM.<br /> ** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh ĐH Y Dược TPHCM<br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoàng Vũ<br /> ĐT: 0903863252<br /> Email: vuhoangdr@yahoo.com<br /> <br /> Giải Phẫu Học<br /> <br /> 287<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> followed by the balanced dominance, and the left dominance was the lowest. The dominance did not relate to the<br /> gender.<br /> Key words: Dominance, Right dominace, Left dominance, balanced dominance, posterior inventricular<br /> branch, left posterolateral ventricualr branch, crux.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> <br /> Tim được cung cấp máu bởi hai động mạch<br /> vành: động mạch vành phải và động mạch vành<br /> trái. Động mạch vành phải cung cấp máu cho<br /> tâm nhĩ phải, mặt trước và mặt hoành tâm thất<br /> phải, 1/3 sau của vách gian thất. Động mạch<br /> vành trái cho hai nhánh chính là động mạch gian<br /> thất trước và động mạch mũ. Động mạch gian<br /> thất trước cung cấp máu cho tâm nhĩ trái, mặt<br /> trước hai tâm thất và 2/3 trước của vách gian<br /> thất. Động mạch mũ cung cấp máu cho hầu hết<br /> mặt trái tâm thất trái. Riêng mặt hoành tâm thất<br /> trái có thể do động mạch vành phải hoặc động<br /> mạch vành trái cung cấp máu tùy thuộc vào<br /> động mạch nào là động mạch ưu thế. Động<br /> mạch ưu thế là động mạch cho nhánh gian thất<br /> sau (posterior interventricular branch) và cho các<br /> nhánh sau bên thất trái (left posteral lateral<br /> branches) để cấp máu cho mặt hoành thất trái.<br /> Nếu nhánh gian thất sau và các nhánh sau bên<br /> thất trái xuất phát từ động mạch vành phải thì ta<br /> gọi là ưu thế phải (Right dominance), nếu xuất<br /> phát từ động mạch mũ là ưu thế trái (Left<br /> dominance). Trường hợp nhánh gian thất sau<br /> xuất phát từ động mạch vành phải và các nhánh<br /> sau bên thất trái xuất phát từ động mạch mũ thì<br /> ta gọi là cân bằng (balanced dominance) hoặc<br /> không có tính ưu thế (non-dominance). Tính ưu<br /> thế liên quan trực tiếp đến sự tưới máu của cơ<br /> tim do đó nó cũng liên quan đến hậu quả của<br /> bệnh lý động mạch vành, một bệnh lý trở nên<br /> khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Vì vậy,<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo<br /> sát tính ưu thế động mạch vành ở người Việt<br /> Nam, góp phần vào việc chẩn đoán, điều trị<br /> bệnh động mạch vành.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 288<br /> <br /> 125 tử thi người Việt Nam (91 nam, 34 nữ),<br /> tuổi trung bình 68,1 (từ 33 đến 95) đã ngâm<br /> formol 10% tại bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y<br /> Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cắt ngang mô tả.<br /> <br /> Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật phẫu<br /> tích<br /> Mẫu được chọn lựa thuận tiện, là những tử<br /> thi được sử dụng chuẩn bị cho việc giảng dạy<br /> năm học 2011-2014, trừ những trường hợp đã<br /> được mổ tim hoặc can thiệp động mạch vành.<br /> Phẫu tích: Tử thi được mở ngực và cắt các<br /> mạch máu lớn (động mạch chủ, động mạch phổi,<br /> tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh<br /> mạch phổi) để đưa tim ra ngoài. Tim được phẫu<br /> tích tỉ mỉ, bóc sạch lớp màng ngoài tim để bộc lộ<br /> hệ thống động mạch vành rồi quan sát, đo đạc<br /> các chỉ số sau:<br /> Nguyên ủy động mạch vành phải và động<br /> mạch vành trái.<br /> Điểm tận của động mạch vành phải.<br /> Nguyên ủy của nhánh gian thất sau.<br /> Nguyên ủy và số lượng các nhánh sau bên<br /> thất trái.<br /> Tỷ lệ tính ưu thế phải, ưu thế trái, không ưu<br /> thế.<br /> Mối tương quan giữa tính ưu thế và giới<br /> tính.<br /> Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel<br /> 2007.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> <br /> Nguyên ủy của nhánh gian thất sau (bảng 2)<br /> <br /> Nguyên ủy động mạch vành<br /> <br /> Bảng 2. Nguyên ủy nhánh gian thất sau<br /> <br /> Động mạch vành phải: tất cả mẫu nghiên<br /> cứu đều có động mạch vành phải và đều xuất<br /> phát từ xoang phải động mạch chủ như bình<br /> thường.<br /> Động mạch vành trái:<br /> 120 mẫu (chiếm tỷ lệ 96%) có sự hiện diện<br /> của thân chung động mạch vành trái và đều xuất<br /> phát ở xoang trái động mạch chủ.<br /> 1 trường hợp (0,8%) không có thân chung<br /> động mạch vành trái, động mạch mũ và động<br /> mạch gian thất trước xuất phát bằng hai lỗ riêng<br /> ở xoang trái động mạch chủ.<br /> 4 trường hợp (3,2%) chỉ có động mạch gian<br /> thất trước xuất phát từ xoang trái động mạch chủ<br /> mà không có thân chung động mạch vành trái và<br /> động mạch mũ.<br /> Như vậy về nguyên ủy động mạch vành,<br /> chúng tôi không gặp trường hợp nào bất thường.<br /> Các trường hợp không có thân chung động<br /> mạch vành trái hoặc động mạch mũ là một dạng<br /> dị dạng động mạch vành chúng tôi sẽ đề cập ở<br /> bài báo khác.<br /> <br /> Điểm tận động mạch vành phải (bảng 1)<br /> Động mạch vành phải thường đi qua khỏi<br /> tâm điểm và tận hết trước khi đến bờ trái tim.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, động mạch<br /> vành phải kết thúc xa vị trí nguyên ủy hơn. Điều<br /> này có lẽ để bù trừ cho động mạch mũ hơi “ngắn<br /> hơn” như đã nói ở trên.<br /> Bảng 1. Vị trí điểm tận của động mạch vành phải<br /> Điểm tận hết của động mạch vành<br /> phải<br /> Số<br /> mẫu<br /> <br /> Tác giả<br /> <br /> (7)<br /> <br /> Giữa<br /> Giữa<br /> Bờ bờ phải tâm<br /> tâm<br /> Bờ trái<br /> phải và tâm điểm điểm và<br /> điểm<br /> bờ trái<br /> 106 2%<br /> 7%<br /> 9%<br /> 64%<br /> 18%<br /> 70 4,28% 8,57% 18,57% 58,58% 10,00%<br /> <br /> James TN<br /> (5)<br /> Das H<br /> Ballesteros<br /> 221<br /> (3)<br /> LE<br /> 8,6% 13,6% 75,6% 2,2%<br /> Nghiên cứu<br /> 125<br /> này<br /> 1,60% 2,40% 14,40% 71,20% 10,40%<br /> <br /> Giải Phẫu Học<br /> <br /> Nguyên ủy nhánh gian thất<br /> sau<br /> Tác giả<br /> Số mẫu<br /> Từ ĐM<br /> Từ ĐM vành phải<br /> mũ<br /> (10)<br /> Kalpana<br /> 100<br /> 89%<br /> 11%<br /> 87,5% (5% không có<br /> 40<br /> 7,5%<br /> (13)<br /> Ortale<br /> nhánh gian thất sau)<br /> (5)<br /> Das H<br /> 70<br /> 81,43%<br /> 18,57%<br /> 86% (10% không có<br /> 50<br /> 4%<br /> (7)<br /> Fazliogullari Z<br /> nhánh gian thất sau)<br /> (3)<br /> Ballesteros LE<br /> 221<br /> 93,2%<br /> 6,8%<br /> Nghiên cứu này<br /> 125<br /> 96,8%<br /> 3,2%<br /> <br /> Nhánh gian thất sau hiện diện ở 100% mẫu<br /> nghiên cứu. Trong đó, 121 trường hợp (chiếm<br /> 96,8%) nhánh gian thất sau xuất phát từ động<br /> mạch vành phải, chỉ có 4 trường hợp (tỷ lệ 3,2%)<br /> xuất phát từ động mạch mũ.<br /> Kết quả của chúng tôi gần giống với nghiên<br /> cứu của Fazliogullari Z, tỷ lệ nhánh gian thất sau<br /> xuất phát từ động mạch mũ rất thấp. Tuy nhiên,<br /> mẫu nghiên cứu của Fazliogullari Z chỉ giới hạn<br /> ở 50 quả tim.<br /> Nguyên ủy nhánh gian thất sau là một<br /> trong những yếu tố xác định tính ưu thế của<br /> động mạch vành. Những trường hợp ưu thế<br /> phải và không ưu thế, nhánh gian thất sau<br /> xuất phát từ động mạch vành phải, trường<br /> hợp ưu thế trái thì nhánh gian thất sau xuất<br /> phát từ động mạch mũ.<br /> <br /> Nguyên ủy của các nhánh sau bên thất trái<br /> Các nhánh sau bên thất trái là các nhánh ở<br /> mặt hoành thất trái, còn gọi là nhánh sau thất<br /> trái. Các nhánh này xuất phát từ động mạch mũ<br /> hoặc từ động mạch vành phải.<br /> 6,4% trường hợp các nhánh sau thất trái chỉ<br /> xuất phát từ động mạch mũ. Một động mạch mũ<br /> cho từ 1 đến 4 nhánh sau bên thất trái, trung<br /> bình là 2 nhánh.<br /> 80% trường hợp các nhánh sau thất trái chỉ<br /> xuất phát từ động mạch vành phải. Động mạch<br /> vành phải thường cho từ 1 đến 6 nhánh sau thất<br /> trái, trung bình là 3,5 nhánh. 13,6% trường hợp<br /> <br /> 289<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> các nhánh sau thất trái xuất phát từ cả động<br /> mạch mũ lẫn động mạch vành phải. Về đặc tính<br /> này, chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào đề cập<br /> nên chưa so sánh được.<br /> <br /> động mạch vành trái, những người có ưu thế trái<br /> sẽ nguy hiểm hơn những người có ưu thế phải<br /> và trung gian. Trong nghiên cứu này, chúng tôi<br /> chỉ gặp 3,2% ưu thế trái.<br /> <br /> Tính ưu thế<br /> <br /> Bảng 3. Tỷ lệ tính ưu thế:<br /> <br /> Tỷ lệ về tính ưu thế từ kết quả nghiên cứu<br /> này và một số nghiên cứu trước đây được thể<br /> hiện trong bảng 3.<br /> Tỷ lệ ưu thế trái trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi thấp hơn so với các tác giả khác. Tính ưu thế<br /> đã được xác định do sự phân nhánh của động<br /> mạch vành vì vậy nó là đặc tính có tính bẩm sinh<br /> và có thể có liên quan đến yếu tố chủng tộc.<br /> Về sự tưới máu cơ tim, phần trước vách gian<br /> thất được cấp máu bởi động mạch gian thất<br /> trước qua các nhánh vách. Phần sau vách gian<br /> thất được cấp máu bởi nhánh gian thất sau.<br /> Trong ưu thết trái, nhánh gian thất sau xuất phát<br /> từ động mạch vành trái, nghĩa là, toàn bộ vách<br /> gian thất được cấp máu bởi động mạch vành trái<br /> và không có sự thông nối với động mạch vành<br /> phải trong vách gian thất. Điều này sẽ tăng sự<br /> nguy hiểm trong trường hợp tắc động mạch<br /> vành trái. Nói cách khác, trong trường hợp tắc<br /> <br /> Hình 1. Ưu thế phải: nhánh gian<br /> thất sau và các nhánh sau bên<br /> thất trái đếu xuất phát từ ĐMVP:<br /> 1. ĐM vành phải; 2. Nhánh gian<br /> thất sau; 3. Các nhánh sau bên<br /> thất trái<br /> <br /> 290<br /> <br /> Số<br /> mẫu<br /> (2)<br /> Angelini<br /> 1950<br /> (1)<br /> Abdellah<br /> 429<br /> (12)<br /> Loukas M<br /> 200<br /> (3)<br /> Balesteros<br /> 221<br /> Nghiên cứu này 125<br /> Tác giả<br /> <br /> Đối<br /> tượng<br /> X-quang<br /> X-quang<br /> Thi thể<br /> Thi thể<br /> Thi thể<br /> <br /> TÍNH ƯU THẾ<br /> Phải Trái Cân bằng<br /> 89% 8,4%<br /> 2,5%<br /> 77%<br /> 8%<br /> 15%<br /> 55% 33%<br /> 12%<br /> 76% 6,8%<br /> 17,2%<br /> 79,2% 3,2%<br /> 17,6%<br /> <br /> Mối tương quan giữa tính ưu thế và giới<br /> tính (bảng 4)<br /> Theo Kouchoukos NT(11), ưu thế trái ở nam<br /> nhiều hơn ở nữ giới, nhưng trong nghiên cứu<br /> này, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> về tính ưu thế giữa hai giới nam và nữ. Có thể<br /> do tính ưu thế trái trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi xuất hiện với tỷ lệ quá thấp nên không thấy<br /> được sự khác biệt này.<br /> Bảng 4. Mối tương quan giữa tính ưu thế và giới<br /> Giới tính<br /> Ưu thế phải Ưu thế trái Trung gian<br /> Nam<br /> 72,1%<br /> 2,2%<br /> 19,8%<br /> Nữ<br /> 82,4%<br /> 5,9%<br /> 11,8%<br /> Chung cho hai giới<br /> 79,2%<br /> 3,2%<br /> 17,6%<br /> <br /> Hình 2. Ưu thế trái: nhánh gian<br /> thất sau và các nhánh sau bên thất<br /> trái đếu xuất phát từ động mạch<br /> mũ: 1. ĐM mũ; 2. Nhánh gian thất<br /> sau; 3. Các nhánh sau bên thất trái<br /> <br /> Hình 3. Cân bằng: nhánh gian thất<br /> sau xuất phát từ động mạch vành<br /> phải, các nhánh sau bên thất trái<br /> xuất phát từ động mạch mũ: 1.<br /> Động mạch vành phải; 2. Động<br /> mạch mũ; 3. Nhánh gian thất sau;<br /> 4. Các nhánh sau bên thất trái<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Ưu thế phải gặp tỷ lệ cao nhất, kế đến là<br /> trung gian và thấp nhất là ưu thế trái. Tính ưu<br /> thế không liên quan đến giới tính. Một số dạng<br /> dị dạng động mạch vành cũng gặp trong nghiên<br /> cứu này như không có động mạch mũ, có hai<br /> động mạch gian thất trước.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Abdellah AAA, Elsayed ASA, Hassan MA (2009).<br /> Angiographic coronary artery anatomy in the Sudan Heart<br /> Center. Khartoum Medical Journa; 2(1): 162-164.<br /> Angelini P, Villason S, Chan AV, Diez JG (1999). Normal<br /> and Anomalous Coronary Arteris in Human. In: Coronary<br /> Artery Anomalies: A Comprehensive Approach. (eds: Angelini<br /> P.). Lippincott Williams & Wilkins, Philadenphia; pp:27 – 79.<br /> Ballesteros LE., Ramirez ML, Quintero ID (2011). Right<br /> coronary artery anatomy: Anatomical and morphometric<br /> analysis. Rev Bras Cir Cardiovas 26(2): 230 – 237.<br /> Ballesteros LE, Ramirez LM (2008). Morphological<br /> expression of the left coronary artery: a direct anatomy<br /> study. Florida Morphol; 67 (2): 135-142<br /> Baskurt M, Okcun B, Caglar IM, Ozkan AA, Ersanli M,<br /> Gurman T (2010). “Congenital absence of the left circumflex<br /> coronary artery and an unusually dominant course of the<br /> right coronary artery”. Cardiovasc J Afr; 21 (5): 286-288.<br /> <br /> Giải Phẫu Học<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> <br /> 13.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Das H, Das G, Das DC, Talukdar K (2010). A study of<br /> coronary dominance in the population of ASSAM. J Anat. So.<br /> India.; 59(2) 187-191.<br /> Fazliogullari Z, Karabulut AK, Ulver Dugan N, Uysal II<br /> (2010). Corpnary artery variations and median artery in<br /> Turkish cadaver hearts. Singapore Med J.; 51 (10): 775 – 780.<br /> James TN (1961). Anatomy of the coronary arteries, 1st<br /> edition, Harper & Row, Publishers, Inc., Hagerstown,<br /> Maryland, pp 3-202.<br /> Joshi SD, Joshi SS, Athavale SA (2010). Origins of the<br /> coronary arteries and their significance. Clinics; 65(1):79 – 84.<br /> Kalpana R. (2003). A Study on Principal Branches of<br /> Coronary Arteries in Humans. Journal of Anatomy of the<br /> Anatomical Society of India, 52 (2): 137 – 140.<br /> Kouchoukos NT, Blackstone EH, Doty DB, Hanley FL, Karp<br /> RB (2003). Cardiac Surgery, Vol 1; 3rd edition, Churchill<br /> Livingstone; Philadelphia; pp: 22-28.<br /> Loukas M, Curry B, Bowers M, Louis Jr R G, Bartczak A,<br /> Kiedrowski M et al (2006). The relationship of myocardial<br /> bridges to coronary artery dominance in the adult human<br /> heart. J Anat 209(1): 43 – 50.<br /> Majid Y, Warade, Sinha J, Kalyanpur A, Gupta T (2011).<br /> “Superdominant right coronary artery with absent left<br /> circumflex artery”. Biomed Imaging Interv J., 7(1): e2.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 30/10/2014<br /> 27/11/2014<br /> 10/01/2015<br /> <br /> 291<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2