YOMEDIA
ADSENSE
Tình yêu và hoài niệm xứ Huế trong truyện ngắn Quế Hương
51
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết cố gắng tập trung đi sâu phân tích, lý giải những đặc điểm truyện ngắn của Quế Hương ở nội dung biểu hiện và phương thức nghệ thuật trên bình diện Tình yêu và hoài niệm xứ Huế - một trong những đặc trưng nổi bật tạo nên cá tính và phong cách trong sáng tác của Quế Hương.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình yêu và hoài niệm xứ Huế trong truyện ngắn Quế Hương
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012<br />
<br />
TÌNH YÊU VÀ HOÀI NIỆM XỨ HUẾ<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƯƠNG<br />
Lê Thị Minh Hiền<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Trong rất nhiều sáng tác của mình, đặc biệt là truyện ngắn, Quế Hương<br />
luôn dành phần lớn viết về tình yêu và những hoài niệm về xứ Huế - nơi lưu giữ<br />
những kỷ niệm đẹp nhất một thời của chị. Truyện ngắn của Quế Hương là những<br />
mảng hiện thực về tình yêu và những hoài niệm quá khứ được góp nhặt nâng niu từ<br />
cuộc sống. Bằng vốn sống phong phú, và sự chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, đặc<br />
biệt là về văn hóa, vùng đất xứ Huế, Quế Hương đã cắt nghĩa, lý giải đời sống tình<br />
cảm con người theo sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhà văn nhạy cảm.<br />
Bài viết cố gắng tập trung đi sâu phân tích, lý giải những đặc điểm truyện ngắn<br />
của Quế Hương ở nội dung biểu hiện và phương thức nghệ thuật trên bình diện<br />
Tình yêu và hoài niệm xứ Huế - một trong những đặc trưng nổi bật tạo nên cá tính<br />
và phong cách trong sáng tác của Quế Hương.<br />
<br />
Nhà văn Quế Hương (tên thật là Hoàng Thị Thương) sinh ra và lớn lên ở Huế,<br />
hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng. Yêu văn từ thuở còn là nữ sinh trường trung<br />
học Đồng Khánh, lớn lên Quế Hương theo ngành văn, khoa Việt - Hán ở trường Đại học<br />
Sư phạm Huế. Ra trường, Quế Hương dạy Việt Văn ở trường Trung học Thành Nội Huế, nhưng đến năm 1989 chị phải rời bỏ cái nghề yêu thích của mình vì lý do sức khỏe<br />
và lui về với bộn bề việc nhà, đau ốm, những nỗi buồn xâm chiếm triền miên. Có lẽ<br />
chính những điều đó cộng với duyên nợ văn chương đã thôi thúc Quế Hương cầm bút,<br />
giản đơn là muốn sẻ chia những nỗi buồn cho lòng mình được ấm áp, nhẹ nhàng và<br />
thanh thản hơn. Và, chị đã tình cờ bước chân vào làng văn từ năm 1990 với tác phẩm<br />
đầu tay Đôi chân biết khóc.<br />
Bút hiệu Quế Hương có được từ tên gọi ở nhà: Quế. Tên mẹ đặt cho chị. Chị tự<br />
hào khi có một người mẹ Huế hiền hậu, tảo tần bươn chải, trọn đời vất vả vì chồng con.<br />
Chị thương mẹ vô cùng. Có lẽ vì thế mà trong hầu hết sáng tác của mình, Quế Hương<br />
luôn viết về những người mẹ, những người chị với những số phận khác nhau và dành<br />
cho họ nhiều tình cảm đặc biệt trìu mến, trân trọng. Chị còn viết lại chính những ký ức<br />
đã qua về cuộc sống gia đình mình, về những ngày tháng ấu thơ vất vả, về những đôi<br />
chân nhọc nhằn của mẹ đã hy sinh tất cả vì con… Những hình ảnh buồn và đẹp ấy lặp<br />
đi lặp lại nhiều trong sáng tác của chị, cả trong thơ lẫn truyện ngắn. Quế Hương từng<br />
121<br />
<br />
tâm sự: “có lần tôi buồn bã ngắm chân mẹ, chân mình, thế là Đôi chân biết khóc ra đời”.<br />
Tập truyện đầu tay này đã mở ra cho Quế Hương một khoảng trời mới. Đến bây giờ, chị<br />
đã cho ra đời hàng loạt tập truyện ngắn, truyện dành cho thiếu nhi, thơ, kịch bản phim…<br />
và đạt được khá nhiều giải thưởng.<br />
Trong rất nhiều sáng tác của mình, nhất là truyện ngắn, Quế Hương luôn dành<br />
phần lớn viết về tình yêu và những hoài niệm về xứ Huế - nơi lưu giữ những kỷ niệm<br />
đẹp nhất một thời của chị. Sinh ra trên mảnh đất cố đô văn vật, với những truyền thống<br />
văn hóa tốt đẹp tồn tại lâu đời đã góp phần hình thành phong cách và lối sống của nhà<br />
văn Quế Hương, đó là sự kín đáo mà đoan trang, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nền tảng tính<br />
cách, lối sống văn hóa Huế là văn hóa Việt Nam được dung hòa với văn hóa bản địa<br />
dưới ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần thấm sâu vào tâm<br />
hồn mỗi người con xứ Huế. Chính điều này tạo cho tính cách con người Huế luôn đầy<br />
ắp tình yêu thương con người. Dải đất miền Trung quanh năm khắc nghiệt, thiên nhiên<br />
vốn không ưu đãi lại còn mưa lũ thường xuyên, con người nơi đây trở nên nhỏ nhoi và<br />
nghèo túng. Điều này thể hiện rõ trong truyện ngắn Quế Hương với việc nhà văn xây<br />
dựng một thế giới đời thường với vô vàn những lo toan, trăn trở của những kiếp người.<br />
Người đọc dễ dàng nhận thấy những trang văn của Quế Hương là những trang đời. Chị<br />
trải lòng mình với vùng quê nghèo khó nhưng đầy ắp tình người; chị viết về xứ Huế yêu<br />
thương với vô vàn cảm xúc từ ký ức của tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo (Một ngày ở biệt<br />
thự Bát Nháo, Cô giáo Mim, Đám cưới cỏ); ở đó, những bức tranh vẽ những đời sống<br />
xanh xao của những con người nhỏ bé, những thân phận cô đơn, lạc loài hay những kiếp<br />
người nhỏ nhoi, cô đơn không chút đồng cảm (Tí bụi, Câu hát tìm nhau, Ả Ià âu?…) và<br />
đó còn là những câu chuyện tình buồn khó có thể lãng quên (Tịnh Tâm viên, Chiếc lá<br />
hình giọt lệ, Ngày nắng đầu tiên, Biển và Người, Cò gà, Cội mai lưu lạc, Đóa hoa<br />
không gai và con cừu không rọ mõm…)<br />
Nếu như các tác giả truyện ngắn đương đại cố gắng đào sâu và vén bức màn<br />
hiện thực đang xoay chuyển xung quanh mình, cố phanh phui và “giải phẫu” những bức<br />
bí, ngột ngạt trong tâm hồn và thể xác của con người hiện đại với khuynh hướng trần<br />
tục hóa hiện thực cuộc sống thì Quế Hương lại đi theo một hướng hoàn toàn khác. Cảm<br />
tưởng như "lạ hóa" không phải là yêu cầu tiên quyết trong văn chương của Quế Hương.<br />
“Văn chương cần hay và mới, nhưng quan trọng hơn cả là sự cảm thông, đồng điệu.<br />
Quế Hương viết văn như một sự sẻ chia, một nhu cầu tự thú. Văn của chị, theo đó,<br />
không dung nạp những gì to tát, xa xôi, chỉ toàn những điều bé mọn. Vậy mà thế giới ấy<br />
vẫn lột hiện biết bao hỉ- nộ -ái- ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân phận nhỏ bé vẫn<br />
là nỗi day dứt chung cho kiếp người”[2].<br />
Truyện ngắn của Quế Hương là những mảng hiện thực về tình yêu và những<br />
hoài niệm quá khứ được góp nhặt nâng niu từng chút, từng chút một từ cuộc sống, mà<br />
theo chị đó là những giấc mơ cuộc đời trên giấy. Ở đó, mọi thứ dù tầm thường nhất<br />
cũng có thể “bay” bởi phép lạ ngôn từ, chiều sâu tư tưởng, khát vọng của người viết...<br />
122<br />
<br />
“Dù lạc lõng tôi vẫn thích tạo ra thứ văn chương sâu thẳm, đầy ánh sáng nhân văn hơn<br />
trần trụi, thực dụng, dâm ác. Cuộc đời vẫn vậy, chỉ có nhà văn là có thể thay đổi nó theo<br />
tâm cảnh, tâm thế của mình, gợi lương tri hay thú tính?”. Với Quế Hương, văn chương<br />
không phải là cách nhìn đối mặt với thực tại cuộc sống như Phạm Thị Hoài, không trần<br />
trụi nhục cảm như Đỗ Hoàng Diệu, mà văn chương với chị vốn là cõi đẹp, còn cõi<br />
người thì thiện - ác vẫn song hành. Cuộc đời vốn đã vậy nhưng người cầm bút có thể tạo<br />
nên một cõi khác đẹp hơn và nhân văn hơn. Văn của Quế Hương vì thế tinh tế mà giản<br />
dị, sâu sắc mà dịu dàng. Mỗi câu chuyện là một mảnh ghép khác nhau của cuộc sống<br />
đương đại, truyện của chị không giàu kịch tính nhưng có sức mạnh dữ dội của nội tâm,<br />
thường là những số phận, những mảnh ghép đan cài vào nhau cùng tồn tại. Khép lại một<br />
câu chuyện nhưng người đọc sẽ vẫn giữ lại cho mình một chút hơi ấm để giữ gìn những<br />
khoảnh khắc trong trẻo và thánh thiện. Đó là điều Quế Hương đã làm được khi góp<br />
phần thanh lọc tâm hồn con người trước cuộc sống xô bồ, đầy bụi bặm.<br />
Thế giới hiện thực không phải lúc nào cũng là những niềm vui, hạnh phúc như<br />
những vườn cây trái sum suê quả ngọt, mà nó còn có cả vị đắng cay và chua chát. Tất cả<br />
những sự tốt đẹp hay xấu xa đều có trong thế giới con người. Với Quế Hương, hiện thực<br />
cuộc sống là tất cả những gì xung quanh mà tác giả chiêm nghiệm. Chị đã trải qua thời<br />
gian dài để trải nghiệm, nhận thức, đúc kết cho mình những tư tưởng, tình cảm và thái<br />
độ riêng trong cách nhìn nhận con người, nhìn nhận xã hội. Đọc văn của chị, ta cũng<br />
thấy rõ bức tranh thời đại mà mình đang sống nhưng dưới cái nhìn nhẹ nhàng, sâu lắng,<br />
ý vị và đầy xúc cảm hơn.<br />
Bằng vốn sống phong phú, và sự chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, Quế<br />
Hương đã cắt nghĩa, lý giải con người theo sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy<br />
cảm. Con người trong truyện ngắn của chị mang đầy đủ tính cách, tâm hồn xứ Huế.<br />
Những câu chuyện thường đan cài những số phận bất hạnh và cả lòng yêu thương con<br />
người. Hai yếu tố đó xen lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo nên hơi văn ấm áp, đầy tính<br />
nhân đạo. Có những đứa trẻ bụi đời như Tí bụi trong truyện ngắn cùng tên; có người<br />
cam chịu, bất hạnh như chị Thời trong Chiếc lá hình giọt lệ, có những người vượt lên số<br />
phận như Lê Ruộng trong Thư gửi thời gian. Quế Hương như truyền vào trang văn của<br />
mình tất cả hơi ấm của sự đồng cảm, sẻ chia để nó thấm đẫm tính nhân văn hơn, khơi<br />
gợi tình yêu thương để cuộc sống tươi đẹp hơn, người vẫn gần người hơn và để những<br />
kiếp người trong cơn tuyệt vọng vẫn mang một niềm tin sống.<br />
Thế giới này đẹp hơn là nhờ có tình yêu, cuộc đời mỗi người ấm áp hơn là vì họ<br />
đang yêu; tình yêu là thiêng liêng, là điều kỳ diệu nhất mà thượng đế trao tặng cho con<br />
người. Vậy mà những người phụ nữ trong truyện ngắn Quế Hương lại ít nhận được điều<br />
ấy, họ thường cô đơn, lạc lõng với tình yêu của mình. Trần gian có mưa là hình ảnh một<br />
người đàn bà cam chịu với cuộc sống ép buộc bên người chồng mà không hề có tình<br />
yêu. Bà phải dối lòng mình để sống với bổn phận của một người vợ. “Khế đang mùa<br />
hoa. Rụng đầy. Mẹ thích thế nên chỉ quét buổi chiều để có một ngày nhìn sân tim tím.<br />
123<br />
<br />
Một người vậy phải lãng mạn. Thế nhưng tôi chỉ biết mẹ như một người đàn bà tất bật,<br />
tẻ nhạt, còng lưng dưới ghánh nặng của cam chịu và số phận” [9, tr.109]. Một người đàn<br />
bà mà mọi suy nghĩ, hành động, sự tồn tại đều hướng về tâm điểm chồng con, để rồi nửa<br />
đêm tỉnh giấc, tóc đứa con lại ướt đẫm vì nước mắt của người mẹ. Những tâm tư, những<br />
nghĩ suy đành chôn sâu, giấu kín trong tận đáy lòng, tạo nên những khoảng lặng trong<br />
cuộc sống, mà đôi khi đi bên nhau suốt cuộc đời người chồng cũng không bao giờ có<br />
thể hiểu được. Ngày tháng trôi đi đối với bà là những ngày buồn, tối tăm mặt mũi vì<br />
cuộc sống đầy rẫy những lo toan. “Thượng đế cho người đàn bà đến ba đôi mắt! Đôi<br />
đằng trước, đôi đằng sau, đôi trong tâm hồn để nhìn, cảm nhận và thấu suốt” [9, tr. 112].<br />
Nhưng rồi họ chỉ được sống với đôi mắt duy nhất hướng về chồng con mà thôi. Với họ<br />
những khuôn khổ, những lễ giáo là không thể vượt qua, để rồi chỉ dám xem “tình yêu là<br />
trò chơi của người can đảm”[ 9, tr. 112]. Cuộc sống với họ vẫn mãi là những cuộc chiến<br />
không cân sức, nó in hằn trên khuôn mặt và cả trong trái tim người đàn bà khốn khổ ấy<br />
vô số những dấu vết của sự đè nén và cam chịu. Cũng giống như Thơm trong Khúc<br />
chiều tà, cô sống trong một gia đình mà phán truyền và răm rắp nghe đã trở thành thứ<br />
luật thâm căn cố đế. Chống là bất trung, cãi là bất hiếu. Để đến nỗi “những đứa con<br />
không hề biết đến tình yêu. Đặt đâu ngồi đó, may nhờ rủi chịu” [9,tr. 166]. Thơm phải<br />
lấy một gã trai xấu xí, nghiện ngập, trác táng đến bất lực rồi chết. Cô bị đuổi về với cái<br />
tội làm con họ chết, nhưng tuổi trẻ, nhan sắc của cô đã bị lễ giáo phong kiến cướp mất<br />
rồi. Vẻ độc đáo trong truyện ngắn Quế Hương được thể hiện trong Đóa hoa không gai<br />
và con cừu không rọ mõm, truyện ngắn như là một lối tiếp nhận và tái diễn Hoàng tử bé<br />
của Saint-Exupéry. Nhưng “tiểu tinh cầu của Quế Hương không chỉ có hoàng tử và<br />
bông hồng, nó bao chứa cả một xứ Huế thơ mộng và già nua, tươi trẻ và cũ kỹ, nơi cả<br />
một thế giới đàn bà phải vật lộn với miếng cơm manh áo, tình yêu và cả sự bạo tàn. Một<br />
thế giới trần trụi nhưng yêu thương. Nỗi buồn trong sáng tác của Quế Hương xuất phát<br />
từ chính đời thường trần trụi nhưng yêu thương ấy” [2].<br />
Sự khám phá về từng số phận con người đã khiến cho Quế Hương đi sâu được<br />
vào đời sống nội tâm, giao cảm được với con người qua những niềm vui, những nỗi<br />
buồn, sự mất mát và khổ đau. Chị muốn xoa dịu những vết thương lòng cho nó đỡ đi<br />
phần nhức nhối. Vì thế những thân phận đó dù cô đơn, nhỏ bé trước cõi người mênh<br />
mông nhưng trong một góc khuất nào đó họ vẫn không cam chịu trước số phận. Mưa sẽ<br />
không hề lạnh lẽo ướt át mà mưa mang theo hơi ấm bởi “có tình yêu ngắn như cơn mưa<br />
giông nhưng cũng có những tình yêu dài hơn những cơn mưa dầm trong đời người xâu<br />
lại. Mẹ có một tình yêu như thế, có lẽ nặng sâu và oan nghiệt” [9, tr. 118].<br />
Trong Bà mụ của búp bê, Con gà bột, Ngày nắng đầu tiên là hoài niệm về một<br />
tuổi thơ đã xa như một giấc mộng. Để hiện tại còn lại đôi chút xót xa, hoài nhớ về<br />
những ngày đã qua. Những con người ngày xưa cũng ra đi cùng năm tháng, những gì<br />
còn ở lại làm chứng tích thời gian. Thời gian, xưa và nay! Chẳng thể nguôi đi nỗi nhung<br />
nhớ về những tình yêu, những xúc cảm đã qua. Đời người đi qua nhanh và vội, người ở<br />
124<br />
<br />
lại, ngồi nhìn rồi tiếc nuối. Thời gian đã mang người của ngày xưa đi xa, xa lắm, chẳng<br />
còn quay về nữa. Trong Nước mắt khô, Câu hát tìm nhau, Tre nở hoa, Ẩn lan, Bức tranh<br />
thiếu nữ mặc áo lục… là những hoài niệm về một tình yêu đã thoảng qua trong đời.<br />
Tình yêu đó đôi khi chỉ là mối tình đơn phương câm lặng nhưng chứa đựng cả một thế<br />
giới đầy ắp những kỉ niệm về những trò đùa trẻ con, về mái trường… vẫn luôn luôn hiện<br />
hữu như vừa mới hôm qua.<br />
Trong những câu chuyện của Quế Hương, ta đã chứng kiến nhiều kiếp sống của<br />
những mảnh đời bất hạnh. Họ sống với những dĩ vãng ngọt ngào của tình yêu rồi chết<br />
trong tình yêu. Nhân vật của cô cứ theo một môtip như thế tạo nên một thế giới thật<br />
phong phú, sống động khiến người đọc chìm đắm vào những dòng cảm xúc dường như<br />
bất tận. Cuộc đời dẫu lắm bể dâu, con người vẫn giữ chút yêu thương đam mê nhớ về<br />
nhau. Đó là lão Tầm Xuân vẫn đi tìm một nửa nhớ thương chưa trọn vẹn của mình trong<br />
Câu hát tìm nhau. “Lão tìm trong cuộc đời nước chảy mây trôi như một bóng hình của<br />
ký ức” [9,tr.242]. Tình yêu của lão vẫn thanh thoát bay xa dù nó thoát ra từ lồng ngực<br />
hom hem phô những giẻ xương sườn; đó là người đàn bà điên sống trong đau khổ, ngơ<br />
dại vì bị người tình phụ bạc trong Tịnh Tâm viên; là chú Di sống cô đơn suốt đời trong<br />
nỗi day dứt về mưa trong Trần gian có mưa… Những vết thương lòng rồi sẽ qua đi<br />
nhưng nó cũng có thể mở đầu cho một khoảng trống của hoài niệm. Hoài niệm sẽ chỉ là<br />
hiện hữu bất thực trong sự trầm lặng của hư không.<br />
Có ai đó đã từng nói rằng: Tình yêu chỉ đến với những người vẫn còn niềm tin<br />
khi đã từng thất vọng. Nó chỉ đến với những con người vẫn còn muốn yêu khi đã từng<br />
tổn thương. Chỉ cần thời gian một phút thì bạn đã có thể cảm thấy thích một người. Một<br />
giờ để thương một người. Một ngày để yêu một người. Nhưng mà bạn sẽ mất cả đời để<br />
quên một người. Thì những điều đó hoàn toàn đúng với truyện ngắn của Quế Hương.<br />
Các nhân vật của chị “yêu chỉ biết yêu mà thôi”, nhưng “cách yêu” của họ không mãnh<br />
liệt, cuồng bạo như trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư hay thiên về tính dục<br />
như Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Một tâm hồn dịu dàng, mỏng manh thì những câu<br />
chuyện tình yêu cũng nhẹ nhàng và đằm thắm chừng ấy. Cách yêu của các nhân vật<br />
trong truyện ngắn của chị thường “lặng mà nặng” hơn. Đó không chỉ là tình yêu đơn<br />
thuần mà đôi khi còn là tình thương giữa người và người với nhau nữa. Nhân vật của<br />
chị cũng thế, không chỉ là những người phụ nữ yêu lặng thầm, mà còn là những người<br />
đàn ông miệt mài dõi theo hình bóng của những tình yêu đã xa.<br />
Truyện của chị thường là những mối tình đơn phương không dám ngỏ lời, không<br />
chỉ của riêng tuổi trẻ, mà của trọn kiếp người. Để rồi họ mang tình yêu đó đi theo suốt<br />
hành trình còn lại trên cõi đời. Trong Chiếc lá hình giọt lệ, Trần gian có mưa, Tre nở<br />
hoa là những câu chuyện như thế. Nếu ai đã đọc Chiếc lá hình giọt lệ, thì hẳn sẽ không<br />
quên được hình ảnh người con gái đảm đang, tỉ mỉ làm những lọ mứt Tết, là chị Thời<br />
với mái tóc nhung dài buộc chiếc nơ đen. Chị như kết từ những gì tinh túy nhất của<br />
người con gái xứ Huế dịu hiền. Chị trao trọn lòng yêu thương cho chú Tâm, người láng<br />
125<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn