Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập
lượt xem 3
download
Bài viết Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4- 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập, trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập, nhằm giúp trẻ RLPTK khắc phục được những khó khăn và phát huy được hết khả năng của mình, tạo ra được một môi trường hòa nhập tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0121 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 71-82 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4-5 TUỔI TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP Nguyễn Minh Phượng1* và Nghiêm Thị Hồng Lam2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Cao học K31, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trẻ em RLPTK gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, vui chơi do những khiếm khuyết về giao tiếp, tương tác xã hội và các hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp mang lại. Giáo dục STEAM được xác định là một trong những xu hướng giáo dục chính trong thế kỉ XXI. Phương pháp giáo dục STEAM mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mầm non nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) nói riêng. Bài viết này phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4- 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập, trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập, nhằm giúp trẻ RLPTK khắc phục được những khó khăn và phát huy được hết khả năng của mình, tạo ra được một môi trường hòa nhập tích cực. Từ khóa: tổ chức hoạt động, STEAM, trẻ rối loạn phổ tự kỉ, 4 – 5 tuổi, lớp mẫu giáo hòa nhập. 1. Mở đầu Hiện nay, tỉ lệ trẻ em RLPTK đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ em đang tăng lên: năm 2009 là 1/110 trẻ (9,1%) và năm 2014 là 1/68 [1]. Trong năm 2016, trên tất cả 11 địa điểm, tỉ lệ hiện mắc RLPTK là 18,5 trên 1.000 (một trên 54) trẻ em 8 tuổi và tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ em trai cao gấp 4,3 lần ở trẻ em gái [2]. Năm 2017, tỉ lệ RLPTK ở Việt Nam dao động trong khoảng 0.5 – 1%, năm 2019, tỉ lệ trẻ từ 18 đến 20 tháng tại 7 tỉnh/thành tại Việt Nam có RLPTK là 0.76% [3]. Nghị quyết A/RES/62/139 ngày 21/01/2008 của Liên Hợp quốc đưa ra khái niệm tự kỉ như sau: “Tự kỉ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời, là hệ quả của rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ, ảnh hưởng đến trẻ em ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội và được đặc trưng bởi khiếm khuyết trong tương tác xã hội, các vấn đề về sự GT bằng lời nói và không lời, và có các hành vi, sở thích hạn hẹp và định hình lặp lại” [4]. Theo DSM –5, RLPTK là một rối loạn diễn ra trong suốt quá trình phát triển, bao gồm sự suy yếu kéo dài về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều khung cảnh và các mẫu hành vi, sở thích, hoạt động bị giới hạn [5]. Trẻ em có rối loạn phổ tự kỉ là nhóm trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, vui chơi do những khiếm khuyết về giao tiếp, tương tác xã hội và các hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp. Những khó khăn này ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác và quá trình hòa nhập cộng Ngày nhận bài: 25/10/2022. Ngày sửa bài: 12/11/2022. Ngày nhận đăng: 22/11/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: phuongnm@hnue.edu.vn 71
- Nguyễn Minh Phượng* và Nghiêm Thị Hồng Lam đồng của các em. Linda A. Hodgdon, M.ED., CCC-SLP cho rằng trẻ RLPTK phải học nhiều hơn cùng với nhiều thách thức khổng lồ mới thực hiện được những gì mà các bạn đồng lứa làm được [6]. Giai đoạn lứa tuổi 4-5 tuổi là thời điểm quan trọng để nhà giáo dục đưa ra những biện pháp tác động nhằm giúp trẻ khắc phục và sửa chữa những khiếm khuyết để hòa nhập cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ RLPTK nếu được hỗ trợ giáo dục hòa nhập đúng cách sẽ có nhiều cơ hội để hòa nhập tốt cùng bạn bè đồng trang lứa, đến trường học và hòa nhập xã hội [7]. Trong những năm gần đây, giáo dục STEAM và các nghiên cứu về giáo dục STEAM đang ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế và trong nước. Các nghiên cứu đã cho thấy, giáo dục STEAM có nhiều ưu thế khi áp dụng trong chương trình giáo dục mầm non: Theo phương pháp này, trẻ mầm non sẽ được tiếp cận và trang bị kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học theo cách tiếp cận tích hợp để có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và trong cuộc sống. Hơn nữa, trong giáo dục STEAM, trẻ mầm non sẽ được chú trọng tự tìm hiểu khám phá mà không bị áp đặt các kiến thức lí thuyết một chiều, giúp trẻ hiểu rõ về nguyên lí và có thể thực hành giải quyết được các vấn đề mình gặp phải [8][9]. Mặc dù các nghiên cứu về giáo dục STEAM cho trẻ khuyết tật còn rất hạn chế, nhưng các nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy việc áp dụng giáo dục STEAM đã mang lại những kết quả tích cực cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao hơn, phát triển cảm xúc xã hội so với các bạn cùng lứa tuổi [10]. Tại Việt Nam, giáo dục STEAM được biết đến khá muộn so với các nước phát triển trên thế giới song đã được thúc đẩy, triển khai mạnh mẽ trong toàn hệ thống giáo dục. Trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục STEAM đã được lồng ghép trong các chủ đề giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp giáo dục mới, GV còn khá bỡ ngỡ trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM [10]. Thêm vào đó, trong các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ RLPTK hòa nhập, hầu hết đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt nên họ còn thiếu kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục cho trẻ RLPTK. Do đó, khi tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ RLPTK, GV chủ yếu sử dụng các hình thức, biện pháp giáo dục như đối với trẻ không khuyết tật, chưa có sự điều chỉnh, tác động cá biệt dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu tham khảo và các tài liệu nghiên cứu về vấn đề thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp MGHN hiện nay hầu như chưa có và chưa được quan tâm nghiên cứu. Bài viết này đi sâu phân tích một số vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi, trình bày kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, làm cơ sở khoa học trong việc thiết kế và tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK STEAM là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Anh: Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Chế tạo và Mathematics – Toán học. Những lĩnh vực này được thiết kế lồng ghép, đan xen vào nhau trong các nhiệm vụ hoạt động của trẻ và gắn với thực tiễn. Thông qua hoạt động thực tiễn, trẻ tự khám phá, phát hiện ra tri thức khoa học và điều quan trọng hơn là giúp trẻ hình thành, phát triển được các kĩ năng như: quan sát, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. 72
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập Giáo dục STEAM trong hoạt động học ở trường mầm non là việc GV áp dụng các lí thuyết về cách tiếp cận “tích hợp”, “liên môn” thuộc các lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học và Nghệ thuật vào tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thí nghiệm đơn giản dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái nhằm phát triển tư duy và kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ [11]. Trong bài viết này, rối loạn phổ tự kỉ được hiểu là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, được thể hiện là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; và có hành vi, sở thích, hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp. Bản chất cốt lõi của giáo dục STEAM là đem lại những giá trị cho học sinh như phát triển năng lực, phẩm chất, học cách làm việc nhóm cũng như thắp lên hứng thú tìm tòi, khám phá trong các em. Giáo dục STEAM được coi là một trong những phương pháp sư phạm khá phổ biến nhằm giúp cho học sinh nâng cao khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, có những hiểu biết về khoa học, đồng thời phát triển về nhận thức và tư duy phản biện cho trẻ [12], [13]. Trên thế giới, giáo dục STEAM đã được đưa vào áp dụng cho trẻ RLPTK theo những cách thức khác nhau. Tại Mỹ, hiện có một số trường tổ chức giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK, tại đây trẻ được tự tay chế tạo robot, sáng tạo các mô hình 3D độc đáo, nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho trẻ RLPTK trong tương lai. Tại Canada, sau những giờ học ở trường, trẻ RLPTK có thể tham gia thêm các khóa học STEAM nhằm mục đích hỗ trợ điều trị cũng như trang bị thêm kiến thức cho nghề nghiệp trong tương lai. Tại các nước châu Âu, nhiều trung tâm STEAM cũng được mở ra để hỗ trợ trẻ RLPTK nâng cao các kĩ năng cần thiết cũng như phát huy thế mạnh của bản thân. Có thể thấy, việc đưa giáo dục STEAM vào áp dụng cho trẻ RLPTK mang lại những lợi ích như sau: Trẻ RLPTK không thể học lí thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ RLPTK là tư duy bằng hình ảnh. Vì thế, một trong những điều hữu ích mà phương pháp STEAM mang đến cho trẻ RLPTK trong quá trình học tập đó chính là tạo môi trường để trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ sẽ không bị áp lực và gò bó bởi những bài học mang tính lí thuyết nặng nề. Thay vào đó trẻ được thoải mái thể hiện những ý tưởng của mình trong niềm vui và sự khích lệ. Chính vì đem đến không khí học tập vui vẻ, sôi nổi qua những bài tập thực hành đem đến hiệu quả giáo dục cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục hiện đại chú trọng vào thực hành để trẻ tự khám phá, tự học hỏi. Chính vì vậy, giáo dục STEAM sẽ truyền cảm hứng học tập đến các trẻ, khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê ở trẻ. Thêm vào đó, phương pháp này giúp trẻ hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết làm nền tảng cho trẻ tự học hỏi, tìm tòi và khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến cho trẻ cơ hội tự mình học được những tri thức mới, được trải nghiệm những điều mới mẻ, mở rộng hơn thế giới quan. Những kinh nghiệm, kĩ năng và tri thức trong những tình huống thực tế sẽ giúp các em thành công trong tương lai. 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 2.2.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng - Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng nhằm tìm hiểu về nhận thức, quan điểm của GV về khái niệm, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK, mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập. - Đối tượng khảo sát: 73
- Nguyễn Minh Phượng* và Nghiêm Thị Hồng Lam 30 giáo viên đã hoặc đang dạy lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ RLPTK tại 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Đức Thọ- Tĩnh Hà Tĩnh gồm: Trường mầm non Hoa Phượng, Trường mầm non Đức Yên, Trường mầm non Thị Trấn, mầm non Bùi La Nhân, mầm non Liên Minh. - Phương pháp khảo sát + Điều tra bằng phiếu hỏi: 39 phiếu hỏi dành cho GV + Phỏng vấn trực tiếp: 5 giáo viên + Quan sát sư phạm, dự giờ dạy của giáo viên trong lớp mẫu giáo hòa nhập 2.2.2 Kết quả khảo sát * Nhận thức của giáo viên về khái niệm tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK Nội dung đầu tiên trong phiếu khảo sát được thiết kế để tìm hiều về nhận thức của các GV về khái niệm tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK. Kết quả khảo sát được thể hiện trên Biểu đồ 1 như sau: 10,3% Hiểu chưa đúng Hiểu đúng 89,7 % Biểu đồ 1. Nhận thức của GV về khái niệm tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các GV đều có nhận thức đúng đắn về khái niệm, đặc điểm của trẻ RLPTK cũng như giáo dục STEAM. Cụ thể, phần nhận thức đúng chiếm 89,7%, và nhận thức chưa đúng chiếm 10,3%. Tỉ lệ chưa hiểu này cũng phần nào gây khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK. * Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết và ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 100 94.9 % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 5.1% 0 0% Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Biểu đồ 2. Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập 74
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập Kết quả khảo sát cho thấy, có 94.9% GV cho rằng việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập là rất cần thiết, 5.1% GV cho rằng cần thiết, và không có GV nào cho rằng không cần thiết. Điều đó cho thấy rằng, phần lớn GV đều nhận thức được việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK là rất cần thiết và cần được thực hiện. Giúp trẻ cơ hội tốt nhất để độc lập 87.20% Giúp trẻ RLPTK tiếp thu, ghi nhớ các kiến thức, 76.90% kĩ năng dễ dàng hơn Giúp trẻ hòa nhập vào các hoạt động của lớp 85.60% Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng 82.05% giao tiếp, tương tác, giải quyết vấn đề… Tăng cường hứng thú và sự tập trung, duy trì 89.70% chú ý của trẻ trong hoạt động Trẻ được trải nghiệm trong thực tế, tự khám phá 92.30% và học hỏi Tạo môi trường cho trẻ vừa học vừa chơi 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Biểu đồ 3. Nhận thức của GV về ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập Kết quả khảo sát cho thấy, các GV đã nhận thức được việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM mang lại nhiều ý nghĩa cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Cụ thể: 100% GV đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM giúp tạo môi trường vừa học vừa chơi cho trẻ RLPTK, tiếp đến là ý nghĩa trẻ được trải nghiệm trong thực tế, tự khám phá và học hỏi (chiếm 92.3%), 89.7% giáo viên cho rằng việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM giúp tăng cường hứng thú và sự tập trung, duy trì chú ý của trẻ trong hoạt động , 87.20% GV cho rằng việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM giúp trẻ cơ hội tốt nhất để độc lập. Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM còn có các ý nghĩa: Giúp trẻ hòa nhập vào các hoạt động của lớp (85.6% ý kiến); giúp trẻ hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề (82.05% ý kiến); giúp trẻ RLPTK tiếp thu, ghi nhớ các kiến thức, kĩ năng dễ dàng hơn (76.9% ý kiến) (xem Biểu đồ 3). * Đánh giá của GV về khả năng tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập Kết quả Biểu đồ 4 cho thấy, có 84.6% GV cho rằng việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK là có thể thực hiện được, có 15.4% GV cho rằng khó thực hiện, điều đó cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK có tính khả thi song vẫn đang gặp một số khó khăn nhất định. 75
- Nguyễn Minh Phượng* và Nghiêm Thị Hồng Lam 90 84.6% 80 70 60 50 40 85 30 20 15.4% 10 0 0% Không thực hiện được Khó thực hiện được Có thể thực hiện được Biểu đồ 4. Đánh giá của GV về khả năng thực hiện các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập * Đánh giá của GV về mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập Bảng 1. Mức độ thường xuyên của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập Mức độ thường xuyên Tương Thứ TT Nội dung Rất Ít Không ĐTB Thường đối bậc thường thường thường xuyên thường xuyên xuyên xuyên xuyên 1.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD STEAM 3 7 10 11 8 2.64 3 cho trẻ 1.2 Tích hợp GD STEAM trong dạy học dựa trên 2 3 7 17 10 2.23 5 vấn đề 1.3 Tích hợp GD STEAM trong dạy học tìm tòi 3 3 8 16 9 2.36 4 khám phá theo mô hình 5E 1.4 Tích hợp GD STEAM trong dạy học dựa trên 5 6 13 8 7 2.85 2 thiết kế 1.5 Tích hợp GD STEAM 9 12 15 3 0 3.69 1 trong dạy học dự án Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, nhìn chung việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Trong đó, việc tích hợp giáo dục STEAM trong dạy học dự án được giáo viên sử dụng thường 76
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập xuyên nhất (với điểm trung bình 3,69 điểm, xếp bậc 1). Theo các giáo viên, việc tổ chức các dự án dạy học STEAM là phương pháp được thực hiện chủ yếu và rất phù hợp với giáo dục mầm non. Hai nội dung tiếp theo được giáo viên sử dụng tương đối thường xuyên là: Tích hợp giáo dục STEAM trong dạy học dựa trên thiết kế (với điểm trung bình 2,85 điểm, xếp bậc 2) và Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ (với điểm trung bình 2,64 điểm, xếp bậc 3). Các nội dung: Tích hợp giáo dục STEAM trong dạy học dựa trên vấn đề và trong dạy học tìm tòi khám phá theo mô hình 5E còn ít được sử dụng (với điểm trung bình lần lượt là 2,23 và 2,36 điểm). Phỏng vấn giáo viên về vấn đề này, các giáo viên chia sẻ: “Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM là một cách tiếp cận mới đối với giáo viên, chúng tôi chưa được tập huấn chuyên sâu về vấn đề này mà chủ yếu là tự tìm tòi, học hỏi thông qua các tài liệu, sách báo…, cho nên có nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện” (Ý kiến của cô N.T.H, Trường Mầm non Bùi La Nhân). Bên cạnh đó, các giáo viên cũng chia sẻ rằng họ chịu nhiều áp lực từ phía chương trình GDMN, từ sĩ số trẻ trong lớp (số lượng trẻ quá đông, GV không thể dành thời gian để hỗ trợ cho trẻ RLPTK), từ phía bản thân (chưa được trang bị các kiến thức về GD trẻ RLPTK, đa số GV chỉ làm bằng kinh nghiệm và tình yêu thương với trẻ). Bởi vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp chưa được tổ chức thường xuyên và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bảng 2. Mức độ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập Mức độ hiệu quả TT Nội dung Rất Tương Ít Không ĐTB Thứ Hiệu hiệu đối hiệu hiệu hiệu bậc quả quả quả quả quả 1.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt 5 9 14 11 0 3.21 2 động GD STEAM cho trẻ 1.2 Tích hợp GD STEAM trong 2 3 8 14 12 2.21 5 dạy học dựa trên vấn đề 1.3 Tích hợp GD STEAM trong dạy học tìm tòi khám phá 5 7 15 9 3 3.05 4 theo mô hình 5E 1.4 Tích hợp GD STEAM trong 5 8 16 8 2 3.15 3 dạy học dựa trên thiết kế 1.5 Tích hợp GD STEAM trong 10 13 16 0 0 3.85 1 dạy học dự án Khảo sát ý kiến của GV về mức độ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK ở lớp mẫu giáo hòa nhập cho thấy, các giáo viên cho rằng việc tích hợp giáo dục STEAM trong dạy học dự án là cách làm hiệu quả nhất với điểm trung bình 3,85 điểm, xếp bậc 1. Các phương pháp được cho là tương đối hiệu quả đó là: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ (điểm trung bình 3,21 điểm, xếp bậc 2); Tích hợp giáo dục STEAM trong dạy học dựa trên thiết kế (điểm trung bình 3,15 điểm, xếp bậc 3); Tích hợp GD STEAM trong dạy học tìm tòi khám phá theo mô hình 5E (điểm trung bình 3,05 điểm, xếp bậc 4). Phương pháp được GV đánh giá ít hiệu quả nhất là Tích hợp GD STEAM trong dạy học dựa trên vấn đề (điểm trung bình 2,21 điểm, xếp bậc 5). Phỏng vấn sâu giáo viên về vấn đề này, cô T.M.P (GV trường mầm non Liên Minh) cho rằng: “Chúng tôi chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM 77
- Nguyễn Minh Phượng* và Nghiêm Thị Hồng Lam cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập, chỉ có phương pháp dạy học dự án là chúng tôi đã tổ chức khá quen thuộc do đó sẽ dễ thực hiện và có những điều chỉnh, hỗ trợ được cho nhóm trẻ RLPTK, còn lại các phương pháp khác là khá mới với chúng tôi, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi cũng chưa thật sự hài lòng về kết quả tổ chức hoạt động của mình”. Từ đó, các GV cũng chia sẻ mong muốn được hướng dẫn để có thể tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK ở lớp mẫu giáo hòa nhập. * Những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập - Về thuận lợi: 120 100 80 60 100% 40 20 33.3% 20.5% 0 7.7% 0 Cơ sở vật chất Bản thân trẻ Môi trường tâm Sự quan tâm của Sự quan tâm của lý lớp học nhà trường phụ huynh Biểu đồ 5. Những thuận lợi khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK Kết quả khảo sát cho thấy, 100% GV đều cho rằng thuận lợi nhất khi tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập là sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía nhà trường. Các yếu tố được cho là ít thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM là: bản thân trẻ RLPTK (0%), điều kiện cơ sở vật chất (7.7%), môi trường tâm lí lớp học (20.5%), sự quan tâm phối hợp của phụ huynh (33.3%) (xem biểu đồ 5). Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn sâu GV, cô N.T.T.T, (trường mầm non Đức Yên, thị Trấn Đức Thọ) nói rằng: “bản thân trẻ RLPTK còn có những khó khăn về giao tiếp, hành vi, sở thích nên khi tổ chức hoạt động chúng tối gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo sự hứng thú và giúp các em tương tác một cách tích cực”. Cô V.L.H (trường mầm non Liên Minh) chia sẻ: “phụ huynh còn ít quan tâm đến việc phối hợp cùng GV để hỗ trợ trẻ tham gia các hoạt động học tập, cơ sở vật chất lớp học còn nhiều thiếu thốn nên việc tổ chức các hoạt động STEAM còn nhiều khó khăn”. - Về khó khăn: Qua khảo sát ta thấy, yếu tố được cho là khó khăn nhất khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK là yếu tố về trang thiết bị, đồ dùng dạy học (89.7% ý kiến), cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục STEAM (82.1% ý kiến) và rào cản về nội dung kiểm tra, đánh giá (79.5% ý kiến). Tiếp đến là các khó khăn về: năng lực giáo viên (chiếm 69.2% ý kiến), sự phối hợp nhà trường và gia đình (58.9% ý kiến) và tài liệu hướng dẫn (chiếm 28.2% ý kiến). Phỏng vấn sâu giáo viên về vấn đề này thì hầu hết giáo viên đều cho rằng một phần do cơ sở vật chất chưa đảm bảo và bản thân cũng có kiến thức chưa đủ sâu rộng, từ đó việc lên kế 78
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập hoạch tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK còn chưa được cụ thể, sâu sắc. Việc bố trí thực hiện các hoạt động còng lúng túng, giáo viên còn chưa thực sự tự tin. Cô Nghiêm Bảo Hiền (trường mầm non Hoa Phượng) cho biết: “Lớp tôi dạy có 35 trẻ trong đó có 2 trẻ RLPTK, diện tích lớp lại hạn hẹp nên việc bố trí, sắp xếp để triển khai các hoạt động gặp nhiều khó khăn, hơn nữa để có những sự phù hợp với trẻ RLPTK lại càng khó khăn hơn”. 100 90 80 70 60 50 89.7% 40 82.1% 79.5% 69.2% 30 58.9% 20 28.2% 10 0 Cơ sở vật chất Trang thiết bị, Năng lực giáo Tài liệu hướng Sự phối hợp Rào cản về nội đồ dùng viên dẫn nhà trường và dung kiểm tra , gia đình đánh giá Biểu đồ 6. Những khó khăn khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK Qua khảo sát ta thấy, yếu tố được cho là khó khăn nhất khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK là yếu tố về trang thiết bị, đồ dùng dạy học (89.7% ý kiến), cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục STEAM (82.1% ý kiến) và rào cản về nội dung kiểm tra, đánh giá (79.5% ý kiến). Tiếp đến là các khó khăn về: năng lực giáo viên (chiếm 69.2% ý kiến), sự phối hợp nhà trường và gia đình (58.9% ý kiến) và tài liệu hướng dẫn (chiếm 28.2% ý kiến). Phỏng vấn sâu giáo viên về vấn đề này thì hầu hết giáo viên đều cho rằng một phần do cơ sở vật chất chưa đảm bảo và bản thân cũng có kiến thức chưa đủ sâu rộng, từ đó việc lên kế hoạch tỏ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK còn chưa được cụ thể, sâu sắc. Việc bố trí thực hiện các hoạt động còng lúng túng, giáo viên còn chưa thực sự tự tin. Cô Nghiêm Bảo Hiền (trường mầm non Hoa Phượng) cho biết: “Lớp tôi dạy có 35 trẻ trong đó có 2 trẻ RLPTK, diện tích lớp lại hạn hẹp nên việc bố trí, sắp xếp để triển khai các hoạt động gặp nhiều khó khăn, hơn nữa để có những sự phù hợp với trẻ RLPTK lại càng khó khăn hơn” Để làm rõ nét hơn về những khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK, chúng tôi đã tiến hành dự giờ tiết dạy của giáo viên trong lớp mẫu giáo hòa nhập. Qua các tiết dạy, chúng tôi nhận thấy, giáo viên chưa thực sự hiểu về trẻ RLPTK và giáo dục STEAM, giáo viên thiết kế các tiết dạy còn mang tính may móc, chưa có sự điều chỉnh. Việc sử dụng công cụ dạy học chưa thật sự phù hợp với đối tượng trẻ RLPTK. 2.3. Một số gợi ý cho giáo viên khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập Giáo dục STEAM theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong hoạt động. Trong quá trình tổ chức hoạt động, trẻ sẽ tự khám phá, tự chơi, tự học 79
- Nguyễn Minh Phượng* và Nghiêm Thị Hồng Lam dưới sự quan sát của giáo viên trên tinh thần tôn trọng sự tự do của trẻ. Trẻ được tự do lựa chọn cách thức thực hiện, cách khám phá, tìm hiểu sự vật, hiện tượng, nguyên liệu học tập hay bất kì thứ gì trẻ sáng tạo ra [6]. Trên cơ sở những khó khăn và nhu cầu cơ bản của trẻ RLPTK, khi tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, giáo viên cần lưu ý như sau: - Xác định/lựa chọn các chủ đề hoạt động STEAM gần gũi, phù hợp với tiến độ chương trình ở lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi, đồng thời phù hợp với khả năng nhận thức, hứng thú và sở thích của trẻ RLPTK để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục STEAM. - Đảm bảo cho trẻ RLPTK hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức hoạt động: yêu cầu đối với hoạt động có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động và nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của hoạt động. Nội dung hoạt động giúp trẻ biết cần phải làm những gì và làm như thế nào trong khi tham gia hoạt động. Trẻ RLPTK có những hạn chế đáng kể về khả năng tập trung chú ý, khả năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ, khi tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM trong lớp mấu giáo hòa nhập có trẻ RLPTK, giáo viên cần giải thích rõ ràng, cặn kẽ cho trẻ hiểu (có thể kết hợp giải thích bằng lời và các phương tiện trực quan đi kèm), đồng thời cần thiết phải làm mẫu trước để hướng dẫn trẻ hiểu và tham gia được hoạt động. - Đảm bảo tổ chức các hoạt động STEAM một cách tự nhiên, không gò ép, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ RLPTK trong quá trình tổ chức hoạt động: Trong tổ chức các hoạt động, giáo viên có thể linh hoạt và tích hợp nhiều lĩnh vực để tạo điều kiện cho trẻ thỏa sức khám phá, thích thú, say mê hoàn tất công việc của mình hoặc chuyển sang hoạt động khác nếu cần thiết. Phương pháp STEAM còn đề cao việc trẻ tự học, hướng đến các hoạt động ý nghĩa và rèn luyện kĩ năng. Trẻ được trải nghiệm thực tế và rút kinh nghiệm cho bản thân. Do vậy, giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, cọ xát với thế giới xung quanh để tăng cường sự tự tin và mạnh dạn, mở rộng hiểu biết với thế giới bên ngoài, để trẻ tự lập và độc lập, chủ động sáng tạo trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ học được nhiều điều từ những trải nghiệm đa giác quan và sẽ tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình, từ đó trẻ lĩnh hội, tiếp thu được kiến thức, kĩ năng một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc nhất. - Sử dụng những biện pháp trực quan, có cấu trúc khi tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK. Tư duy của trẻ RLPTK thiên về trực quan hình ảnh, trẻ hiểu những gì nhìn thấy tốt hơn những gì trẻ nghe thấy. Do đó, khi tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập, giáo viên cần sử dụng các biện pháp trực quan như tranh ảnh, lịch trình, video làm mẫu để hướng dẫn trẻ cách thực hiện, cấu trúc hóa môi trường và cấu trúc hóa hoạt động để giúp trẻ phát triển nhận thức một cách toàn diện nhất, tăng cơ hội cho trẻ RLPTK tham gia hoạt động cùng các bạn trong lớp. - Tạo môi trường học liệu phong phú, tạo cơ hội cho trẻ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động STEAM. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng tái chế như: chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy... để làm nguồn nguyên vật liệu cho trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo và tạo các sản phẩm. Điều này tạo môi trường với những học liệu không quá đắt nhưng trẻ vẫn học được nhiều thứ vô giá. - Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM, giáo viên cần tập trung quan sát, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn của trẻ khi thực hiện hoạt động, những vấn đề hành vi của trẻ để kịp thời đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho trẻ. 3. Kết luận Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM ở lớp mẫu giáo hòa nhập mang lại nhiều lợi ích cho trẻ RLPTK, giúp tạo môi trường vừa học vừa chơi cho trẻ, tăng cường hứng thú và sự tập 80
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập trung, duy trì chú ý của trẻ trong hoạt động, góp phần giúp trẻ RLPTK có cơ hội được học tập, trải nghiệm, hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp và phát huy khả năng sáng tạo, tạo cơ hội tốt nhất để trẻ có thể độc lập. Đồng thời, việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM còn góp phần giúp trẻ có một môi trường tương tác tích cực từ đó được hòa nhập tốt hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV đã nhận thức được mức độ cần thiết, ý nghĩa và khả năng thực hiện các hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK ở lớp mẫu giáo hòa nhập. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ RLPTK 4 – 5 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập cũng có những khó khăn, thuận lợi nhất định. Những khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ GV chưa được đào tạo, tập huấn, hạn chế về năng lực tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ RLPTK là những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến kết quả tổ chức hoạt động. Chính vì vậy, các lực lượng giáo dục cần tìm hiểu về đặc điểm của trẻ RLPTK để có những điều chỉnh, thiết kế hoạt động giáo dục STEAM phù hợp cho trẻ RLPTK, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng để từ đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục STEAM nói riêng và chất lượng giáo dục hòa nhập nói chung cho trẻ RLPTK. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] American Psychiatric Association (APA), 2013. Desk Reference to the Diagnostic Criteria from DSM – 5, American Psychiatric Publishing. [2] Centers for Disease Control and Prevention, 2007. Prevalence of the Autism Spectrum Disorders in Multiple Areas of the United States, Surveillance Years 2000 and 2002 - A Report from the Autism and Developmental Disabilities Monitoring. [3] Chu Thị Hồng Nhung, Đinh Bích Hà, Trương Thị Vượng, Nguyễn Thị Thanh Dung, Nguyễn Thị Bích Lê, Nguyễn Minh Thương, Đào Thị Hồng Thơm, 2022. Hướng dấn thiết kế bài giảng STEM/STEAM cho lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Nguyễn Thị Phượng, 2022. Tổ chức trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [5] Trần Văn Công (Chủ biên), 2021. Tiêu chuẩn hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỉ (Sách chuyên khảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Jiwon Hwang & Jonte C. Taylor, 2016. Stemming on STEM: A STEM Education Framework for Students with Disabilities. Journal of Science Education for Students with Disabilities, Vol. 19, Iss. 1 [2016], Art. 4. [7] Linda A. Hodgdon, 2017. Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ Tự kỉ. Nxb Đại học Huế. [8] Maenner, M. J., Shaw, K. A., & Baio, J., 2020. Prevalence of autism spectrum disorder among children aged 8 years—autism and developmental disabilities monitoring network, 11 sites, United States, 2016. MMWR Surveillance Summaries, 69(4), 1. [9] Nguyễn Thanh Hải, 2022. Giáo dục STEM/ STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. Nxb Trẻ. [10] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013. Tự kỉ - Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [11] Nguyễn Thị Hồng Lam, Đào Thị Hiền, Vận dụng mô hình STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục số 13, Tập 22 (2022). [12] Văn Thị Minh Tư, 2022. Giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục. [13] Vũ Thị Kiều Trang, 2022. Thực trạng giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang, tình Tuyên Quang. Tạp chí Giáo dục (2022), 22(8), 19-24. 81
- Nguyễn Minh Phượng* và Nghiêm Thị Hồng Lam ABSTRACT Organizing of STEAM educational activities for children with autism spectrum disorders aged 4-5 years in inclusive kindergarten classes Nguyen Minh Phuong1* and Nghiem Thi Hong Lam2 1 Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 2 Master student K31, Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education Children with autism spectrum disorder face many difficulties in the learning and playing process due to impairments in communication, social interaction, and limited behaviors and interests. STEAM education is identified as one of the main educational trends in the 21st century. STEAM education brings many benefits to preschool children in general and children with an autism spectrum disorder in particular. This article analyzes some theoretical and practical issues on the organization of STEAM activities for children with autism spectrum disorder aged 4-5 years in inclusive kindergarten classes. On that basis, give some suggestions for teachers when organizing STEAM education activities for children with an autism spectrum disorder in inclusive kindergarten classes in order to help them overcome difficulties and promote their full potential, creating a positive inclusive environment. Keywords: STEAM, organizing activities, children with autism spectrum disorder, aged 4-5 years, inclusive kindergarten classes. 82
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Góc nhìn về đặc điểm ngôn ngữ của loại từ tiếng Lào
13 p | 82 | 5
-
Bài trí bàn thờ tổ tiên người Việt: Vai trò và ý nghĩa tâm linh
10 p | 38 | 5
-
Tín ngưỡng thờ Tổ nghề ở Hội An, Quảng Nam
4 p | 14 | 4
-
Nội dung và quy trình phát triển kỹ năng thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm trường Đại học Hùng Vương
6 p | 37 | 2
-
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý
9 p | 25 | 2
-
Lợi ích mở - Lợi ích đa phương trong giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở
11 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn