intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính là một trong những cách dạy hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế. Dựa trên những cơ sở lý luận về dạy học khám phá và máy vi tính, bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học Vật lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học vật lý

  1. TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ĐỖ THỊ NGÂN Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính là một trong những cách dạy hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tế. Dựa trên những cơ sở lý luận về dạy học khám phá và máy vi tính, bài báo đề cập đến vấn đề xây dựng quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học Vật lý. Từ khóa: Phương pháp dạy học khám phá, tổ chức dạy học, máy vi tính hỗ trợ dạy học khám phá, dạy học Vật lý. 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHÁM PHÁ Ngày nay, với những yêu cầu về đổi mới trong giáo dục, các phương pháp dạy học truyền thống dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học tích cực mà trong đó, các hoạt động học tìm kiếm kiến thức mới bằng giải quyết xong một nhiệm vụ học tập từ cá nhân học sinh do trí thông minh hoặc do nghiên cứu các tài liệu, từ thảo luận nhóm,... những hoạt động đó của học sinh được gọi là khám phá. Cách tiếp cận tìm tòi khám phá được phát biểu một cách ngắn gọn là một phương pháp dạy học trong đó hoạt động dạy và học được cấu trúc để khuyến khích người học học cho chính mình, để họ được học và được khám phá. Trong cách tiếp cận này, tìm tòi (inquiry) là con đường, là tiến trình còn khám phá (discovery) là điểm đến, là kết quả (the destination). Cách tiếp cận tìm tòi, khám phá liên quan đến các hoạt động và kĩ năng nhằm tích cực tìm kiến thức và hiểu biết để thỏa mãn trí tò mò, năng động của học sinh. Một trong những tiếp cận tìm tòi khám phá trong các môn khoa học nói chung và Vật lý nói riêng là dạy học theo phương pháp dạy học khám phá. Vậy dạy học khám phá là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên xây dựng các nhiệm vụ khám phá (NVKP) mang tính tình huống, được bố trí xen kẽ, phù hợp với nội dung bài học để học sinh giải quyết nhanh trong một thời gian ngắn (khoảng 5 - 7 phút). Câu trả lời của các NVKP có thể coi là những mắc xích nối các phần nội dung của bài học. [1] 2. VAI TRÒ CỦA MÁY VI TÍNH TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ Trong những năm gần đây, những lơ ̣i ić h mà công nghệ thông tin nói chung, máy vi tính (MVT) nói riêng mang la ̣i cho con người là rấ t lớn và gầ n như không thể thiế u trong các hoa ̣t đô ̣ng của đời số ng xã hô ̣i. MVT đã đưa đến cho sự nghiệp giáo dục những chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ và đươ ̣c xem như là công cu ̣, là phương tiê ̣n hỗ trơ ̣ đắ c lực cho giáo viên khi thực hiê ̣n chủ trương đổ i mới phương pháp nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng dạy học. Trong da ̣y ho ̣c Vâ ̣t lí, ngoài các phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c đă ̣c thù của bô ̣ môn thì MVT là công cu ̣ không thể thiế u của mỗi giáo viên. Việc sử dụng MVT vào dạy học không chỉ phù hợp cấu trúc logic, đặc điểm của quá trình dạy học mà còn thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học. [2], [3] Trong da ̣y ho ̣c khám phá, MVT hỗ trơ ̣ hoa ̣t đô ̣ng của giáo viên và học sinh ở tấ t cả các khâu của tiế n triǹ h dạy học khám phá. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 150-154
  2. TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH... 151 2.1. Sử dụng máy vi tính trong giai đoạn củng cố kiến thức cũ và đặt vấn đề mới Việc sử dụng MVT để mở đầu bài học đã có những thuận lợi nhất định. Giáo viên có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc tóm tắt kiến thức đã học từ các bài trước, đưa ra các hình ảnh, các đoạn phim về các hiện tượng Vật lý một cách trực quan và yêu cầu học sinh giải thích các hiện tượng đó. giáo viên cũng có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc đưa ra các hiện tượng mới cần nghiên cứu, đặt ra những tình huống có vấn đề đối với học sinh. Mặc dù trong giai đoạn này, thời gian sử dụng MVT là không nhiều, song hiệu quả lại rất cao vì chỉ với một thời lượng ngắn, có thể truyền tải được lượng thông tin khá nhiều và hình thức truyền tải thông tin là khá hấp dẫn đối với học sinh, có thể đặt học sinh vào một trạng thái tập trung cao độ, chuẩn bị tốt cho các giai đoạn tiếp theo của tiết học. 2.2. Sử dụng máy vi tính để tạo tình huống học tập và đưa ra nhiệm vụ khám phá MVT là công cu ̣ hỗ trơ ̣ đắ c lực cho giáo viên xây dựng tiǹ h huố ng học tập, ta ̣o hứng thú nhâ ̣n thức và đô ̣ng cơ ho ̣c tâ ̣p cho học sinh, từ đó đưa ra NVKP cho tình huống học tập đó. Cùng ̣ ́ nghiê ̣m thực, MVT hỗ trơ ̣ kić h thić h tiń h tò mò tự nhiên của học sinh. Giáo với các thiế t bi thi viên có thể sử dụng MVT để giao nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề cho học sinh bằng những đoạn video clip, tranh ảnh, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm định tính mô tả hiện tượng Vật lý trái với quan niệm và giải pháp ban đầu của học sinh. Học sinh ý thức được khó khăn (vấn đề xuất hiện), kích thích các em nhu cầu tìm hiểu, giải thích... Qua đó kích thích sự quan sát tìm tòi, tranh luận của học sinh trong nhóm học tập và sự trao đổi của học sinh với giáo viên. 2.3. Sử dụng máy vi tính hỗ trợ giải quyết các nhiệm vụ khám phá Khi học sinh đã ý thức được vấn đề, MVT có nhiê ̣m vu ̣ hỗ trơ ̣ hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t NVKP đươ ̣c giao. Trong khi giải quyết NVKP, nế u học sinh gă ̣p khó khăn, MVT la ̣i có tác du ̣ng hỗ trơ ̣ học sinh ý thức đươ ̣c vấ n đề cầ n giải quyế t. Khi cần thiết, MVT có tác dụng hỗ trợ để giáo viên đưa ra những định hướng có hiệu quả cao, khi quan sát học sinh hành đô ̣ng đô ̣c lâ ̣p tự chủ, giáo viên có thể phát hiê ̣n những khó khăn, vướng mắ c của học sinh rồ i sử du ̣ng MVT đưa ra những đinh ̣ hướng kip̣ thời giúp học sinh vươ ̣t qua khó khăn. 2.4. Sử dụng máy vi tính trong việc củng cố, vận dụng kiến thức MVT là công cu ̣, là phương tiê ̣n để học sinh triǹ h bày kế t quả hoa ̣t đô ̣ng của miǹ h hoă ̣c của nhóm. Đặc biệt ở khâu vận dụng tri thức mới, MVT đóng vai trò quan trọng trong các bài tập thí nghiệm, các bài thí nghiệm thực hành... Giáo viên có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc khắc sâu lại kiến thức cơ bản cho học sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả và MVT hỗ trợ trình chiếu các đoạn video clip, tranh ảnh,… về các hiện tượng, quá trình Vật lý liên quan đến bài học để cho học sinh vận dụng kiến thức đã học. Cũng trong quá trình vận dụng kiến thức mới cùng với việc sử dụng các phương tiện thực nghiệm sẽ tiếp tục làm nảy sinh vấn đề mới và đi đến một nhiệm vụ nhận thức mới của tiến trình dạy học. 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH Dựa trên những cơ sở lý luận về dạy học khám phá và MVT, bài báo tiến hành xây dựng quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học Vật lý. Quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của MVT được mô hình hóa ở hình 1.
  3. 152 ĐỖ THỊ NGÂN Thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức các hoạt động Giới thiệu nội dung bài học và phân nhóm học sinh Giáo viên giới thiệu nội dung bài học, tùy theo nội dung của NVKP mà giáo viên có thể phân chia học sinh thành những nhóm thích hợp Dẫn dắt học sinh vào tình huống học tập và đưa ra nhiệm vụ khám phá MVT là công cụ hỗ trợ đắ c lực cho giáo viên xây dựng tình huố ng học tập, từ đó đưa ra nhiệm vụ khám phá cho tình huống học tập đó Giải quyết nhiệm vụ khám phá Khi giải quyết NVKP, nế u học sinh gặp Kết luận nội dung cần khó khăn, MVT lại có tác dụng hỗ trợ học khám phá sinh ý thức được vấ n đề cầ n giải quyế t Đưa ra và giải quyết NVKP mới Củng cố - vận dụng Hệ thống hóa kiến thức, nội dụng của bài học và nhấn mạnh những nội dung Đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh quan trọng Hình 1. Sơ đồ quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của máy vi tính Quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của MVT có hai bước chính gồm nhiều hoạt động cụ thể. Việc đưa ra các hoạt động phải có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau và phù hợp với nội dung của bài học. Bước 1: Tiến hành thiế t kế tiến trình dạy học và tổ chức các hoạt động Tổ chức dạy học là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học khám phá với sự hỗ trợ của MVT. Trong đó giáo viên định hướng hoạt động nào là quan trọng cần tập trung nội dung của bài học, trong mỗi hoạt động phải dự trù được các khả năng của các em để có những hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết. - Giới thiệu nội dung bài học và phân nhóm học sinh: + Giáo viên giới thiệu cho học sinh bài học mới, giáo viên cũng có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc đưa ra các hiện tượng mới cần khám phá và tiến hành phân nhóm học sinh, đây là bước đầu tiên trong quá trình tổ chức dạy học. Tuỳ theo nội dung của NVKP mà giáo viên có thể phân chia học sinh thành những nhóm thích hợp. Trao đổi nhóm là cách tổ chức dạy học khám phá có hiệu quả. Khi học sinh đã quen với học trao đổi nhóm thì việc giải quyết các
  4. TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH... 153 NVKP sẽ nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có những NVKP để cho học sinh nổ lực cá nhân tìm kiếm. Theo quan điểm của lý luận dạy học, tổ chức lớp học sao cho người học được thoải mái và có điều kiện thể hiện mình trong hoạt động học. Chính vì thế, dạy học khám phá tạo điều kiện cho học sinh thể hiện hết tính cách của mình trong học tập nên lớp học không có một sơ đồ nhất định. Có thể bố trí chỗ ngồi theo cụm 3 - 4 học sinh hoặc có thể nhiều hơn tạo thành nhóm thảo luận - kiểu nhóm di động mỗi khi có vấn đề học tập mà giáo viên trao cho lớp. Tuy nhiên, kiểu tổ chức này chỉ áp dụng cho lớp ít học sinh. Nếu lớp đông học sinh thì có thể thảo luận theo kiểu nhóm cố định (2 - 3 học sinh ngồi gần nhau). Số lượng học sinh của mỗi nhóm là bao nhiêu tùy theo nội dung của NVKP đồng thời đảm bảo sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Chú ý đến khả năng nhận thức của học sinh trong nhóm để đảm bảo sự hợp tác mang lại hiệu quả. + Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Trong thời gian của tiết học, có lúc học sinh làm việc trong nhóm, có lúc học sinh làm việc giữa các nhóm trong lớp với giáo viên. Điều này tạo ra một lớp học linh động. Chính vì vậy, đòi hỏi thiết kế bàn học thuận tiện cho việc di chuyển và mỗi lớp chỉ nên có từ 25 đến 30 học sinh. Trong điều kiện thực tế hiện nay, có thể khắc phục bằng cách cho học sinh ngồi bàn trước quay lại với học sinh ngồi bàn sau thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa các học sinh trong nhóm vẫn có thể thực hiện được. - Dẫn dắt học sinh vào tình huống học tập và đưa ra các nhiệm vụ khám phá: Tình huống học tập và hệ thống câu hỏi phải xây dựng một cách cẩn thận và hay, nghĩa là làm phát huy được tính tích cực bên trong của học sinh. Tình huống học tập phải chứa đựng kiến thức mới mà học sinh cần lĩnh hội. Từ các tình huống học tập, giáo viên đưa ra các NVKP cho học sinh giải quyết. Giáo viên cũng có thể sử dụng MVT hỗ trợ trong việc đưa ra các hiện tượng mới cần nghiên cứu, đặt ra những tình huống có vấn đề đối với học sinh, từ đó đưa ra NVKP cho tình huống học tập đó. Việc tổ chức dạy học khám phá chủ yếu là việc tổ chức thực hiện các NVKP. Vấn đề này liên quan từ việc thiết kế NVKP đến việc trao đổi nhiệm vụ và quản lý thời gian thực hiện nhiệm vụ. - Giải quyết nhiệm vụ khám phá: Sau khi đưa ra NVKP, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giải quyết các NVKP. Trong khi giải quyết NVKP, nế u học sinh gă ̣p khó khăn, MVT la ̣i có tác du ̣ng hỗ trơ ̣ học sinh ý thức đươ ̣c vấ n đề cầ n giải quyế t. Cần quản lý chặt chẽ thời gian để học sinh khám phá. Kinh nghiệm cho thấy, nếu trao NVKP mà có nhiều học sinh xin phát biểu ngay tức là nhiệm vụ này quá dễ, rút kinh nghiệm sữa lại cho lần dạy sau. NVKP hay nghĩa là sau khi nhận nó, cả lớp râm ran bàn tán, tranh luận. Nếu NVKP làm cả lớp im lặng, ánh mắt các em tỏ ra chưa nhận thức được, chưa hiểu, cần gợi ý thêm. Trường hợp này cũng rút kinh nghiệm, có thể nhiệm vụ quá khó hoặc có chỗ nào đó học sinh chưa hiểu. Như đã nói, mỗi NVKP học sinh chỉ có 5 - 7 phút để làm việc (giáo viên qui định) nên cần khẩn trương khi giao nhiệm vụ, không nói nhiều. Trường hợp hết giờ mà học sinh không giải quyết được, giáo viên đưa ra đáp án ngay, không chần chừ chờ đợi để không mất thời gian bài học. - Kết luận nội dung cần khám phá: Sau khi giải quyết các NVKP, giáo viên tóm gọn lại nội dung khám phá, đây cũng là nội dung của bài học. - Đưa ra và giải quyết nhiệm vụ khám phá mới: Nếu bài học còn nhiều nội dung cần khám phá thì giáo viên có thể tiếp tục đặt vấn đề và đưa ra các NVKP mới để học sinh giải quyết. Trong NVKP mới này, giáo viên cũng có thể sử dụng MVT để tiến hành tổ chức cho học sinh giải quyết các NVKP và kết luận lại nội dung cần khám phá.
  5. 154 ĐỖ THỊ NGÂN - Củng cố, vận dụng: Trong hoạt động này, giáo viên hệ thống hóa kiến thức, nội dung của bài học, nhấn mạnh những nội dung quan trọng và củng cố lại kiến thức cho học sinh thông qua các câu hỏi nhanh, các câu hỏi liên hệ thực tế. MVT sẽ là công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động này. Bước 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh Đây là bước cuối cùng trong quy trình tổ chức dạy học khám phá với sự hỗ trợ của MVT, giáo viên tiến hành nhận xét giờ học, sự hoạt động của các nhóm và rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn tiến trình dạy học. Tiến trình dạy học là một bảng tóm gọn nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, tùy theo diễn biến của tiết học mà giáo viên linh động thay đổi các khâu trong quá trình dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng điều kiện môi trường cụ thể… Vì vậy, việc dạy học cũng là một nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo của mỗi giáo viên. 4. KẾT LUẬN Dạy học khám phá với sự hỗ trợ của MVT là một hướng đi mới trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. Để phát huy được hết khả năng của MVT trong các giai đoa ̣n của dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên phải có suy nghĩ sáng tạo và có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về nhiều mặt. Tùy theo nội dung kiến thức, tùy theo trình độ học sinh, tùy theo trang thiết bị ở trường phổ thông mà vận dụng các mức độ của NVKP một cách linh hoạt. Khi tiến hành dạy học cần tính đến khả năng MVT hỗ trợ tốt trong giai đoạn nào, ở mức độ nào là thành công nhất và tập trung khai thác hết khả năng hỗ trợ của MVT. Đây là phương pháp dạy học mới, tác giả mong được sự hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Phước Lộc (2004). Phương pháp dạy học khám phá trong Vật lý. Kỷ yếu - Hội thảo khoa học, Khoa sư phạm trường Đại học Cần Thơ. [2] Lê Công Triêm (2005). Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lý, NXB Giáo dục. [3] Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục. Title: ORGANIZATIONS OF DISCOVERY TEACHING WITH THE AID OF COMPUTERS IN TEACHING PHYSICS Abstract: Discovery teaching with the aid of a computer is one of the modern teaching methods to promote positiveness, self-reliance, initiative and creativity of students to solving problems in learning and practice. Based on the rationale about discovery teaching and computers, the article mentions to the issue of forming the procedure for organizing discovery teaching with the aid of computers in teaching Physics. Keywords: Discovery teaching method, teaching organizations, computer support discovery teaching, teaching Physics. ĐỖ THỊ NGÂN Học viên cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế, ĐT: 0122 554 2596, Email: ngando.pt13@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2