intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

146
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư Việc đầu tư vào các tổ chức phi lợi nhuận là một lựa chọn khả thi cho những nhà tài trợ thích đối mặt với rủi ro và góp phần xây dựng một tổ chức bền vững với những mô hình chương trình đầy hứa hẹn và khả quan. Đầu tư đảm bảo, bền vững và lâu dài Trong môi trường kinh tế đầy thách thức này, những tổ chức phi lợi nhuận đang phải giành giật vốn để có thể tiếp tục cung cấp những dịch vụ và những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư

  1. Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư Việc đầu tư vào các tổ chức phi lợi nhuận là một lựa chọn khả thi cho những nhà tài trợ thích đối mặt với rủi ro và góp phần xây dựng một tổ chức bền vững với những mô hình chương trình đầy hứa hẹn và khả quan. Đầu tư đảm bảo, bền vững và lâu dài Trong môi trường kinh tế đầy thách thức này, những tổ chức phi lợi nhuận đang phải giành giật vốn để có thể tiếp tục cung cấp những dịch vụ và những chương trình có chất lượng trong bối cảnh nhu cầu xã hội ngày càng cao. Thậm chí trong những giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng nhất, áp lực, chi phí trong quá trình gây quỹ liên tục có thể làm lệch hướng những nguồn lực quý giá nhẽ ra nên được sử dụng sâu sát với mục tiêu của những chương trình vì xã hội.
  2. Nhận ra rằng những tổ chức phi lợi nhuận đang đấu tranh không ngừng chỉ để tồn tại, một vài nhà tài trợ đã nhận ra rằng bằng cách hỗ trợ cho những hoạt động phát triển tổ chức phi lợi nhuận, hơn là tập trung vào một số chương trình cụ thể, họ có thể đầu tư không chỉ vào một hoạt động nhất định của một tổ chức mà còn góp phần phát triển năng lực của tổ chức đó giúp họ thích nghi và duy trì tổ chức trong tương lai. Thực sự, những quỹ phát triển năng lực thường là những quỹ duy nhất mà những hoạt động xây dựng kế hoạch và cơ sở hạ tầng của một tổ chức có thể tiếp cận. Nếu không có những quỹ phát triển năng lực này, các tổ chức sẽ phải từ bỏ những hoạt động cần thiết trên, cũng như chỉ sử dụng những quỹ hoạt động chương trình, vì thế những quỹ thực sự cần thiết cho những chương trình quan trọng sẽ bị loại trừ.
  3. Tìm hiểu tình trạng khó khăn của tổ chức Quỹ Tài Chính Phi Lợi Nhuận (NFF), một mô hình tài chính phi lợi nhuận hiện nay, một viện tài chính phát triển cộng đồng tập trung đặc biệt vào việc nghiên cứu những tổ chức phi chính phủ, đã có khái niệm về đầu tư vào tính bền vững lâu dài của tổ chức. NFF đang thúc đẩy quá trình phát triển của một thị trường vốn cho "đầu tư từ thiện" trong đó các công ty sẽ đầu tư cho những tổ chức phi lợi nhuận cho tới khi những hoạt động của họ luôn tìm được nhà tài trợ. Nguồn vốn này khác biệt so với những loại vốn truyền thống như vốn của các cửa hàng bán lẻ trực tiếp, chương trình hoặc hoạt động hỗ trợ chung; và cũng có nghĩa là những tổ chức phi lợi nhuận sẽ nhận được những khoản vốn cần thiết để tạo ra sự ảnh hưởng và thay đổi lâu dài trong xã hội. Không như những hoạt động đầu tư đem lại lợi nhuận, lợi nhuận các nhà đầu tư này nhận được mang tính xã hội thay vì mang tính tài chính. Đầu tư cho tổ chức phi lợi nhuận: lợi anh lợi ả
  4. Có phải hệ thống tài chính phi lợi nhuận chỉ cố gắng duy trì hoạt động sẽ được thay thế bởi một hệ thống mà các nhà đầu tư luôn cung cấp những nguồn vốn không giới hạn hay không? Và có phải những tổ chức phi lợi nhuận sử dụng nguồn vốn vào mục đích phát triển và tăng trưởng sẽ thực sự tạo ra những tổ chức hiệu quả và đáp ứng nhu cầu cao? NFF nghĩ rằng điều này có thể trở thành hiện thực. Để chứng minh cho tiềm năng của mô hình tài chính này, NFF đã công bố một báo cáo tháng trước phân tích những cơ hội và thách thức gặp phải trong hoạt động đầu tư từ thiện. Báo cáo chỉ ra rằng NFF có thể nhận được khoản vốn đầu tư 312 triệu đô trong 4 năm thông qua những chiến dịch đầu tư từ thiện. Không giống như những chiến dịch vốn các nhà tài trợ thường tham gia, mục đích của những chiến dịch này không phải là gây quỹ ủng hộ hay tiền quyên góp, mà là tập hợp những nhà đầu tư quan tâm tới hoạt động hỗ trợ quá trình phát
  5. triển chiến lược của tổ chức phi lợi nhuận lại với nhau. Với chín tổ chức đối tác của NFF trong những chiến dịch cổ phiếu từ thiện (và những tổ chức được lưu trữ trong hệ thống dữ liệu), tiếp cận nguồn vốn nguồn cho phép họ tập trung nâng cao chương trình và nhận được những khoản tài trợ đáng tin cậy. Thực tế, tất cả chín tổ chức đã mở rộng bản thành tích tổ chức chương trình và nâng cao tính bền vững. Ví dụ, bằng việc so sánh tỷ số cơ bản với những tỷ số đánh giá sự phát triển chương trình được sử dụng hiện tại như "con số sinh viên tham gia" và "cải cách giáo dục", NFF phát hiện ra rằng mỗi năm tổ chức tăng trưởng 57%. Trong khi đó, lợi nhuận mà mô hình kinh doanh của tổ chức phi lợi nhuận đạt được là tống sổ 30 triệu đô so với trước khi thực hiện chiến dịch. Không còn nghi ngờ gì nữa, những chiến dịch này đã cung cấp thành công một nguồn quỹ ngày càng lớn cho những tổ chức phi lợi nhuận mà họ có thể sử
  6. dụng riêng biệt cho những mục đích phát triển. Trong khi tôi tin rằng kiểu hệ thống tài chính này có tiềm năng mở ra một lĩnh vực phi lợi nhuận tiên tiến và bền vững, tôi cũng biết những nhà tài trợ cá nhân và những tổ chức tài trợ sẽ gặp phải những khó khăn gì khi khởi sự. Nhiều nhà tài trợ đánh giá cao mối quan hệ với những tổ chức họ hỗ trợ nên họ miễn cưỡng đầu tư vào hoạt động từ thiện một lần và sau đó bỏ chạy. Những người khác lại yêu cầu chứng minh được sự khác biệt mà khoản tiền của họ tạo ra dựa vào kết quả chương trình và có thể không đủ kiên nhẫn giám sát toàn bộ quá trình phát triển bền vững của tổ chức trong nhiều năm. Thêm vào đó, tôi cho rằng những nhà tài trợ cá nhân không quen với khái niệm tính bền vững lâu dài của tổ chức, họ chỉ tập trung vào việc đầu tư cho tổ chức nào có vẻ đang hoạt động tốt trong lĩnh vực họ quan tâm. Tuy nhiên, George Overholser, người sáng lập, kiêm giám đốc điều hành NFF Capital Partners có khái
  7. niệm riêng về "người mua" và "người xây dựng". Overholse giải thích rằng trong khi "người mua" góp phần chi trả chi phí thực hiện chương trình với tổ chức từ năm này đến năm khác, "người xây dựng" chi trả cho sự phát triển, thử nghiệm và sai lầm, những thay đổi trong chiến lược kinh doanh cho phép tổ chức phát triển hoạt động và thay đổi phương hướng đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Như trong công ty vì lợi nhuận, khách hàng (người mua) và nhà đầu tư (người xây dựng) đóng góp cho sự thành công của công ty, cả nhà tài trợ (người mua) và nhà đầu tư vốn nguồn (người xây dựng) đều cần thiết không chỉ trong việc duy trì tổ chức mà còn cho phép họ cải tiến phù hợp với nhu cầu và kế hoạch cho tương lai. Còn mới mẻ và yêu cầu các nhà tài trợ phải "vượt qua giới hạn quỹ từ thiện" và áp dụng những kinh nghiệm kinh doanh vốn đầu tư vào hoạt động từ thiện, việc đầu tư vào các tổ chức phi lợi nhuận là một lựa chọn khả thi cho những nhà tài trợ thích đối
  8. mặt với rủi ro và góp phần xây dựng một tổ chức bền vững với những mô hình chương trình đầy hứa hẹn và khả quan. Càng nhiều nhà tài trợ dám đầu từ ngoài luồng, tổ chức phi lợi nhuận càng trở nên tiên tiến, và hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2