intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toàn cảnh điểm sáng của hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Toàn cảnh điểm sáng của hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu" sẽ trình bày những điểm sáng trong hoạt động nói trên và những cơ hội sắp tới trong lĩnh vực logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toàn cảnh điểm sáng của hoạt động logistics tại thành phố Hồ Chí Minh trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

  1. TOÀN CẢNH ĐIỂM SÁNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC LÀN SÓNG CHUYỂN DỊCH CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU Vu Anh Chien* Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: va.chien@hutech.edu.vn TÓM TẮT Thành phố Hồ Chi Minh luôn là đầu tàu kinh tế của cả nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Chỉ riêng năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu ngân sách đạt hơn 470 000 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng thu ngân sách toàn quốc, đặc biệt trong đó có tới 141 434 tỷ đồng được thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chính những tiềm lực về kinh tế và sự linh hoạt trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố trong thời gian gần đây tạo lên những “bước đệm” vững chắc nhằm phát triển ngành logistics trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Với số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chiếm hơn 40% so với cả nước, việc chuẩn bị để đón làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thành phố trong thời gian tới. Bài viết này sẽ trình bày những điểm sáng trong hoạt động nói trên và những cơ hội sắp tới trong lĩnh vực logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: chuyển dịch, chuỗi cung ứng, điểm sáng, Logistics. 1. Đặt vấn đề Hoạt động Logistics liên quan trực tiếp tới “dòng chảy” hàng hóa và cách chúng ta kiểm soát sự vận hành hiệu quả của chúng. Logistics bao gồm việc chuyển giao hàng hóa đúng thời điểm. Nói cách khác, việc nắm bắt sâu rộng các yếu tố của sản phẩm, địa điểm chuyển giao trong một khung thời gian nhất định là nền tảng của toàn bộ hoạt động Logistics. Từ những điểm trên ta có thể hiểu khái niệm Logistics rộng hơn là “Hoạt động kiểm soát lưu chuyển hàng hóa đúng địa điểm, thời gian, với một khối lượng phù hợp cùng chất lượng cao, bằng một cách an toàn nhất ứng với chi phí tối ưu nhất” (Bamyaci, 2021). Bởi lẽ đó mà Logistics có mặt trong tất cả những lĩnh vực của đời sống từ y tế, giáo dục, tới sản xuất, thương mại, bất kỳ mảng nào cần tối ưu hóa hoạt động thì đều có sự xuất hiện của Logistics chứ không chỉ riêng hoạt động kho vận. Nhưng hoạt động gắn bó sâu sắc nhất với Logistics không thể quên kể đến xuất nhập khẩu. Theo Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố tháng 4/2023, Việt Nam đứng vị trí 43, tụt lại 4 hạng so với báo cáo của năm 2018 (Nguyên, 2023). Thông tin về sự sụt giảm thứ hạng trên, Ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Giao nhận vận tải Đông Nam Á (AFFA) cho rằng “Đây là hệ quả của sự lúng túng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua. Các chính sách hạn chế trước tình hình dịch bệnh đã kéo dài thời gian vận chuyển hàng hóa, gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, ảnh hưởng mãnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh và vị trí của Việt Nam tại Bảng xếp hạng LPI năm 2023. Trong đó, 3 chỉ số thành phần giảm gồm thời gian giao hàng, năng lực và chất lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics, khả năng theo dõi và truy xuất hàng hóa” (Nguyên, 2023). Hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đứng trước thách thức khi phải đồng thời phát triển năng lực cạnh tranh của ngành vừa cần tận dụng hiệu quả những diễn biến của tình hình hợp tác quốc tế nhất là trong thời điểm chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian gần đây. Chính bởi những lẽ đó mà ngành logistics cần có sự quan tâm sát sao hơn hết. Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương có nhiều đóng góp kinh tế đáng kể, là trung tâm kết nối kinh tế quan trọng của cả nước và quốc tế. Để có thể nắm bắt được toàn bộ những cơ hội nêu trên đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh cần thấy rõ được bức tranh toàn cảnh của ngành trong thời gian sắp tới, những ký kết hợp tác quốc tế, những quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics, các ứng dụng công nghệ và những vướng mắc cần tháo gỡ hiện nay. 2. Toàn cảnh điểm sáng của hoạt động Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu • Các yếu tố thúc đẩy nhu cầu dịch vụ logistics 145
  2. Yếu tố vĩ mô Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất dần dần từ khoảng giữa năm 2024, với các lãi suất trái phiếu và thế chấp có thể điều chỉnh trước đó trong kỳ vọng của thị trường về sự thay đổi lãi suất ngắn hạn của FED. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của FED bao gồm đánh giá về nguy cơ suy thoái và xu hướng lạm phát. Dữ liệu kinh tế cho thấy nguy cơ suy thoái đã giảm, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng liên tục của việc làm và các chỉ số liên quan đến ổn định việc làm. Lạm phát mặc dù vẫn còn ở mức cao, nhưng đã cho thấy dấu hiệu ổn định từ các mức đỉnh trước đó. Tuy nhiên, việc dự báo lạm phát vẫn là một thách thức cho Fed, khiến cho các dự báo của họ phải thận trọng. Tóm lại, FED không có dấu hiệu gấp rút cho việc cắt giảm lãi suất, thậm chí FED có thể tiến hành một cách thận trọng. Họ có thể khởi đầu bằng việc cắt giảm một phần nhỏ chỉ số lãi suất trong năm 2024, tiếp theo là các cắt giảm bổ sung trong những năm tiếp theo. Các chỉ số lãi suất dài hạn ảnh hưởng bởi kỳ vọng của thị trường, dự kiến sẽ ổn định ở mức điểm hiện tại, song song đó các chỉ số lãi suất thế chấp có thể sẽ giảm nhẹ theo thời gian. Tuy nhiên, sự không chắc chắn xoay quanh các biến động lãi suất vẫn tồn tại, phụ thuộc vào việc dữ liệu kinh tế tiếp theo phản ánh như thế nào so với kỳ vọng của FED. Thuận theo tín hiệu tích cực trên các doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các doanh nghiệp Logistics nói riêng hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một đà hồi phục về sản xuất hay nội rộng hơn là sự gia tăng về sức mua tiệu dung theo đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp cần chú ý sát sao hơn nữa những tín hiệu chính thức về việc thay đổi điều chỉnh lãi suất của FED để không bỏ lỡ cũng như sự chuẩn bị tốt nhất đón đầu làn sóng phục hồi kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần quan tâm tín hiệu phục hồi của các thị trường trọng yếu khác (Nhật Bản,…) cũng như chính những quốc gia có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cạnh tranh về dịch vụ Logistics tại thị trường trong nước (Trung Quốc,…). Đơn cử như chính sách phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tới Việt Nam của Trung Quốc khi đặt hàng loạt các nhà kho không lồ tại sát biên giới phía Bắc của chúng ta, đây sẽ là một thách thức rất lớn và cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ doanh nghiệp Logistics trong nước trước những thách thức cạnh tranh lớn sắp tới. Hợp tác quốc tế Sau hơn 7 năm và 12 vòng đàm phán, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (FTA) đã kết thúc đàm phán vào ngày 2/4/2023 và chính thức được ký kết vào ngày 25/7/2023 (Minh, 2023). Hiệp định bao gồm tổng cộng 15 chương, mỗi chương có một số phụ lục, nội dung cơ bản bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, dịch vụ-đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm chính phủ, luật pháp và hệ thống. Đón nhận thông tin trên bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VCAC) - Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam – có chia sẽ rằng: “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel lần này, phần nào giúp doanh nghiệp nhìn thấy tương lai rộng mở trong lưu thông hàng hóa nói chung, nông sản và mặt hàng gia vị nói riêng” (Minh, 2023). Do tiêu chuẩn thị trường không khắt khe như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nên việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel sẽ tạo cơ hội cho nông sản, gia vị Việt Nam thâm nhập thị trường. Đặc biệt là thị trường Israel và thị trường Trung Đông nói chung. Ngoài việc giúp tăng cường thương mại hàng hóa hai chiều, VIFTA được kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy giúp tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại dịch vụ, chuyển đổi số, công nghệ... Để tận dụng hiệu quả những lợi ích từ các ký kết Hiệp định quốc tế, các doanh nghiệp Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ những điểm nổi bật của từng Hiệp định ký kết mới để tự tạo thêm cho mình cơ hội tại các thị trường mới. Tận dụng những các chính sách miễn giảm thuế suất để tối ưu chi phí sản xuất, đồng thời tiếp nhận những tiêu chuẩn tại các thị trường phát triển giúp gia tăng chất lượng dịch vụ của chính các hoạt động vận hành trong nước. Hơn nữa các cơ hội tiếp cận đối tác quốc tế cũng như được các doanh nghiệp quốc tế quan tâm khi hợp tác tại Việt Nam cũng sẽ được nắm bắt nếu doanh nghiệp chúng ta chuẩn bị kỹ, sẵn sàng đáp ứng chất lượng dịch vụ mang tầm chuẩn quốc tế. Chiều ngày 10-9-2023 vừa qua, sau lễ đón tiếp Tổng thống Mỹ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Ông Joe Biden tại trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội (An, 2023). Trong khuôn khổ cuộc gặp mặt, hai bên đã đưa ra quyết định tăng cấp quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia lên đối tác chiến lược toàn diện. Lợi ích mang lại lớn nhất là về hoạt động xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ (An, 2023). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tình hình lạm phát có xu hướng tăng đột biến tại Mỹ khiến cho sức mua hàng hóa tiêu dùng hàng ngày ghi nhận mức giảm lớn, tuy vậy sự suy giảm này chỉ có tính nhất thời chứ chưa phải xu hướng lâu dài. Do đó, các mặt hàng 146
  3. xuất khẩu mỹ nghệ và các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày da, thiết bị điện tử... được kỳ vọng sẽ mang đến sự phục hồi của ngành logistics tại Việt Nam. Thời gian gần đây, nước ta đang dần vươn mình định hình thành một trung tâm logistics toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với giá cả cạnh tranh và chất lượng ngày càng được nâng cao. Trước tình hình đại dịch và bất ổn kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp và kênh phân phối đã có các hướng đi mới nhằm đa dạng nguồn cung. Kết hợp những yếu tố trên chắc hẳn Việt Nam sẽ là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu để trở thành trung tâm cho chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian sắp tới. Với lợi thế là khu vực tập trung chủ yếu doanh nghiệp đa ngành nghề tới hơn 300 000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước (Thiện, 2023). Những hợp tác quốc tế trên chắc hẳn sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới, ngày càng gia tăng hơn nữa năng lực cung ứng của Thành phố trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế. • Các yếu tố góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ logistics Đầu tư cơ sở hạ tầng Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đón đầu hoạt động chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã có những hoạch định chiến lược và cho triển khai một cách nhanh chóng về xây dựng hạ tầng, cung cấp cơ sở vật chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành Logistics tại địa phương. Theo đó hiện nay, Thành phố đã phê duyệt đề án “Phát triển ngành logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, điểm nổi bật trong đề án này là Thành phố sẽ xây dựng 08 trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750ha (Tú, 2023). Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, logistics được xác định là lĩnh vực rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững, lâu dài của tăng trưởng kinh tế địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực Đông Nam Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, việc phát triển đồng thời hệ thống logistics quốc gia đòi hỏi phải tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đầu tư phát triển hệ thống cảng, cảng trung chuyển quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các vành đai công nghiệp, vành đai đô thị và vành đai hậu cần công nghiệp dịch vụ được hình thành dọc theo trục đường vành đai 3, 4 và các đường cao tốc khu vực (Tú, 2023). Ngoài ra, còn có các dự án có chức năng “như trung tâm logistics” như kho lạnh tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử Củ Chi… cũng đang được triển khai đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu cao về kết nối hạ tầng của ngành Logistics tại địa phương. Vừa mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã bổ sung quy hoạch siêu cảng quốc tế Cần Giờ vào định hướng ngành Logistics. Sau khi đi vào hoạt động, ước lượng Cảng Cần Giờ sẽ đóng góp sâu sắc trong hoạt động phát triển kinh tế khu vực biển cho vùng Đông Nam bộ cũng như cả nước. Song song với đó góp phần hỗ trợ Thành phố củng cố vị trí là một trung tâm logistics lớn trong vùng, cũng như quốc tế về lâu dài. Theo tiến độ quy hoạch cảng, giai đoạn chuẩn bị cho đầu tư cảng Cần Giờ sẽ được tiến hành từ năm 2023 đến năm 2024 (Tú, 2023). Triển khai hoàn công và đưa vào vận hành khai thác cảng từ năm 2027. Tổng chiều dài bến đậu chính và chiều dài sà lan lần lượt là 6,8 km và 1,9 km. Cảng trung chuyển Cần Giờ khi đựa vào hoạt động sẽ mang đến số lượng vốn đầu tư khổng lồ từ nhiều nguồn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng theo hướng hiện đại hóa. Tạo ra công ăn việc làm cho hơn 7000 lao động, nhân viên tại cảng nói chung và hàng chục ngàn nhân lực phục vụ các ngành dịch vụ logistics, trung tâm logistics khác. Ước tính sau khi hoạt động thực tế, cảng Cần Giờ sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách ước tính lên đến 40 000 tỉ đồng/năm (Dung, 2023). Bên cạnh đó, việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ là động lực thúc đẩy và phát triển Cần Giờ thành một trung tâm cảng biển, logistics hàng đầu của cả nước thực hiện chủ trương chuyển dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội đô thành phố. Chất lượng nguồn nhân lực Nhân viên logistics được đào tạo chuyên sâu về quy trình, kỹ thuật vận hành, quản lý kho, vận tải và xử lý thủ tục hải quan. Sự chuyên môn về kỹ năng này giúp cải thiện hiệu suất làm việc và đảm bảo quy trình hoạt động diễn ra chính xác, hiệu quả. Đồng thời, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với trình độ học vấn cao cũng giúp tăng cường kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề, từ đó nâng cao khả năng sáng tạo và đổi mới trong cải thiện quy trình và dịch vụ logistics. Nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ làm việc với chăm chỉ và tận tụy, giúp cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đáp ứng đúng hẹn với yêu cầu của khách hàng. Sự chuyên nghiệp và đạo đức trong hành vi làm việc giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đáng tin cậy, tăng cường niềm tin, hài lòng của khách hàng. Sự hòa nhập và cộng tác 147
  4. giữa các nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự hiệu quả và thành công của các hoạt động logistics. Như trong các ngành khác, yếu tố nhân lực trong ngành Logistics cũng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của toàn Ngành. Để có thể đảm bảo và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời buổi đầy những biến động về công nghệ, kỹ thuật mới, các doanh nghiệp Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh cần khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn, tự học qua tài liệu, hội thảo và khóa học trực tuyến. Chủ động tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện định kỳ. Xây dựng một môi trường làm việc thoải mái, khuyến khích, động viên nhân viên, tạo điều kiện để họ cảm thấy có động lực cao để phát triển. Thực hiện quản lý hiệu suất định kỳ để đảm bảo nhân viên đạt được mục tiêu và tiêu chuẩn công việc. Cung cấp cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho nhân viên tiềm năng, đồng thời khuyến khích sự phát triển bền vững trong công ty. Hơn nữa cần tạo môi trường làm việc mở cửa và hỗ trợ giao tiếp, hợp tác giữa các bộ phận, giữa các nhân viên, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ứng dụng công nghệ Thời đại công nghệ phát triển, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ tiên tiến vào hoạt động logistics gần như là một yếu tố bắt buộc để không bị bỏ lại phía sau bởi chính đặc thù ngành luôn yêu cầu sự nhanh chóng và chính xác. Các công nghệ hỗ trợ nổi bật cho ngành logistics có thể kể đến như tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA), AI (Trí tuệ nhân tạo), Machine Learning (Máy học), công nghệ Blockchain, IoT (Internet vạn vật) hay các hệ thống phương tiện tự hành. Cụ thể hơn, công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) (Đan, 2023) giúp tự động hóa các kỹ thuật thông thường, thủ công, lẫn phức tạp và có tính lặp lại hiện diện trong quy trình nghiệp vụ. Trong thực tế giải pháp này đã được rất nhiều tập đoàn trên thế giới ứng dụng, đơn cử Amazone đã cải thiện rất nhiều tính chính xác và giảm thiểu chi phí trong hoạt động sắp xếp và phân phối hàng hóa của họ, ngay cả tập đoàn Shopify – Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Canada cũng đang sử dụng robot tự hành để vận chuyển hàng hóa xung quanh các nhà kho và trung tâm phân phối. Giải pháp này cũng giúp các doanh nghiệp trong ngành logistics giảm chi phí đáng kể cho việc tổ chức thực hiện giám sát thủ công trong hoạt động quản lý hàng tồn kho. RPA có thể tự động hóa quy trình xử lý yêu cầu từ khách hàng, bao gồm việc trả lời email, tạo và cập nhật hồ sơ khách hàng, và xử lý yêu cầu thanh toán hoặc đổi trả hàng. Điều này giúp tăng cường hiệu quả và tốc độ phản hồi đối với khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn giúp hỗ trợ quản lý tài liệu và hồ sơ trong các doanh nghiệp liên quan tới logistics vốn đã có rất nhiều khâu, quy trình với một lượng thông tin khổng lồ. Thông qua RPA tự động hóa việc quản lý và cập nhật các tài liệu và hồ sơ trong các hệ thống quản lý tài liệu đồng thời tự động hóa việc xử lý các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn, xác nhận thanh toán, và cập nhật thông tin giao dịch vào hệ thống. Điều này giúp giảm thiểu thời gian xử lý và giảm thiểu sai sót trong quá trình giao dịch. Robotic Process Automation hứa hẹn sắp tới sẽ trở thành một xu hướng tại Thành phố Hồ Chí Minh chúng ta. AI hay Machine Learning - một nhánh phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) mà nghiên cứu về cách thiết kế và phát triển các thuật toán và mô hình máy tính có khả năng học và cải thiện từ dữ liệu mà không cần phải được lập trình cụ thể, (Đan, 2023) có thể sẽ biến đổi ngành logistics trong những năm sắp tới. Thông qua việc phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ, giúp các công ty logistics tối ưu hóa các hoạt động và đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Công nghệ AI trong tương lai có thể giúp doanh nghiệp quản lý thông tin sản phẩm từ các băng chuyền cho tới đội xe vận chuyển bằng cách quản lý thời gian, khối lượng chuyên trở, nhu cầu bảo trì,… thông quan đó quản lý hàng tồn kho một cách tối ưu nhất bằng cách dự đoán nhu cầu. AI giúp các công ty hậu cần cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin cập nhật từng phút, từ đó giải quyết vấn đề ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bằng Machine Learning doanh nghiệp Logistics trên địa bàn có thể tận dụng những dữ liệu lịch sử giao dịch, vận chuyển để phân tích đánh giá chúng cũng như đưa ra dự đoán về nhu cầu sản xuất, tồn kho mang tính mùa vụ cũng như trước các biến động lặp lại của thị trường. Machine learning còn có thể giúp theo dõi và phân tích dữ liệu vận hành như thông tin về xe vận chuyển, thời gian giao hàng và tình trạng giao thông. Điều này giúp doanh nghiệp logistics điều chỉnh và tối ưu hóa quy trình vận hành để giảm thiểu trễ chuyến và tăng cường sự linh hoạt. Khác với Blockchain được bàn tán rầm rộ trong thị trường tiền ảo. Blockchain trong hoạt động logistics đóng một vai trò thực tế hơn giúp hỗ trợ theo dõi sự di chuyển của các luồng hàng hóa và dịch vụ một cách an toàn, minh bạch, từ đó giảm thiểu gian lận trong quá trình vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Công nghệ Blockchain chắc 148
  5. chắn sẽ giúp giảm thiểu gian lận bằng cách tạo ra các bản sao chép chống giả mạo cho tất cả hoạt động giao dịch, đảm bảo tất cả các bên trong chuỗi cung ứng đều có quyền truy cập vào cùng một hệ thống thông tin. Một lợi ích hữu hình khác của nó là cho phép các doanh nghiệp theo dõi toàn bộ quá trình di chuyển của hàng hóa theo từng xe và theo thời gian thực (Đan, 2023). Internet of things (IoT) (Đan, 2023) là một giải pháp logistics hứa hẹn sẽ mang lại tính đột phá cho chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian sắp tới. Thông qua việc hiện các thuật toán kết công cụ thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm hỗ trợ và các công nghệ khác, cho phép các thiết bị trong khu vực chuỗi cung ứng thu thập và trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau. Thông qua những kết nối chéo trên người dùng có thể kiểm tra được thống tin về hiệu suất và tình trạng của thiết bị và phương tiện vận chuyển, đồng thời phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi nó được hình thành rõ rệt. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào những nội dung trên để nắm bắt các thông tin kho hàng của mình như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Công nghệ này còn cung cấp khả năng hiển thị mô tả từ đầu tới cuối của chuỗi cung ứng. Phương tiện vận chuyển tự hành, hay còn được gọi là phương tiện tự lái, có khả năng tạo ra cuộc cách mạng hóa cho lĩnh vực logistics thông qua việc mang lại một phương thức vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả. Xe tự hành có thể giảm bớt tối thiểu sự cần thiết của nhân lực cho vị trí lái xe, giảm thiểu nguy cơ tại nạn lao động, cải thiện thời gian giao nhận hàng cùng các yếu tố về thời gian đào tạo cần thiết của đặc thù ngành. DHL là một công ty của Đức hoạt động rộng khắp thế giới về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và cung cấp những giải pháp về logistics, đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm, hiện đang là một trong những doanh nghiệp chủ động triển khai thử nghiệm phương tiện tự hành trong các quốc gia mà doanh nghiệp này hoạt động (Đan, 2023). Doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam có thể ứng dụng phương tiện vận chuyển tự hành như sử dụng xe nâng tự động, robot tự động trong nhà kho để di chuyển hàng hoá, lập lịch và xếp dỡ hàng hoá. Điều này giúp tăng cường năng suất và giảm nguy cơ tai nạn lao động. Trong tương lai ta còn có thể hướng tới việc sử dụng drones để giao hàng nhanh chóng và hiệu quả ở những vùng địa lý khó tiếp cận hoặc trong các tình huống khẩn cấp. Điều này giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí giao hàng. Vướng mắc chính Thông qua việc nắm bắt những cơ hội hiện thời được đề cập ở nội dung trên, Thành phố Hồ Chí Minh hứa hẹn sẽ mang lại sự phát triển đột phá trong ngành Logistics tại địa phương nhờ đó tận dụng được tối đa lợi ích của hoạt động chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian gần đây. Tuy nhiên, song song với đó Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải một vấn đề nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ nỗ lực phát triển lĩnh vực logistics, đó là chậm giải ngân đầu tư công. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới giải ngân được khoảng 4% so với nhu cầu thực tế. Đây là một thách thức khổng lồ gây cản trở nặng nề cho các hoạt động củng cố và xây dựng các biện pháp hỗ trợ ngành logistics của Thành phố. Thành phố cần gấp rút gỡ nút thắt đầu tư công nhằm tạo tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư cho hoạt động logistics từ đó tạo ra thêm nhiều sự thu hút đối với đầu tư quốc tế vào Thành phố Hồ Chí Minh (An, 2023). 3. Kết luận Việc nắm bắt toàn cảnh những điểm sáng trong hoạt động logistics của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới chắc hẳn sẽ mang lại những lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho các doanh nghiệp thuộc ngành của địa phương. Giai đoạn hậu đại dịch các doanh nghiệp đang gấp rút triển khai những sự chuẩn bị cần thiết để bức tốc đưa hoạt động doanh nghiệp quay lại quỹ đạo ban đầu trước kia. Doanh nghiệp trong ngành logistics cũng không phải là ngoại lệ, Logistics cũng thuộc một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Tận dụng cơ hội chuyển dịch toàn cầu, cùng các tín hiệu khả quan về tình hình kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp trong ngành nếu biết nắm bắt những lợi thế nêu trên sẽ mang lại sự bức tốc cho chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đặc biệt các doanh nghiệp logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang được hưởng những lợi thế khu vực đặc biệt hứa hẹn sẽ mang lại những hiệu quả ẩn tượng. Thông qua những ký kết hợp tác quốc tế như FDA (Việt Nam – Israel), quan hệ quốc tế (Việt Nam – Mỹ),…Thành phố sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt về kinh tế nói chung và những chính sách hỗ trợ phát ngành logistics nói riêng. Bắt nguồn từ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp địa phương, những chính sách trên sẽ trở thành đòn bẩy giúp hoạt động logistics ngày càng phát triển. Thêm nữa, việc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực logistics của địa phương đang được quan sát sao, hàng loạt các công trình trọng điểm như cảng, trung tâm logistics sẽ mang lại cơ hội chuyên môn hóa cho các doanh nghiệp thuộc ngành này dựa vào đó khai thác ngày càng hiệu quả hoạt động kinh doanh 149
  6. trong thực tế. Ngoài ra việc củng cố cơ sở vật chất thông qua xây dựng những siêu cảng cũng thu hút một lượng lớn sự quan tâm và vốn đầu tư quốc tế tới Việt Nam, giải quyết một khối việc làm nhất định cho Thành phố. Thời đại bùm nổ công nghệ, Logistics muốn không bị thụt lùi chắc chắn sẽ cần áp dụng những sáng tạo khoa học kỹ thuật vào từng khâu trong mọi hoạt động. Ngoài việc tận dụng và nắm bắt các điểm sáng đặc thù ngành nêu trên Thành phố Hồ Chí Minh cần gấp rút giải quyết vấn đề về giải ngân đầu tư công hiện đang tồn đọng rất nghiệm trọng. Việc cải thiện chất lượng và tỷ lệ giải ngân đầu tư công sẽ mang lại hình ảnh thu hút hơn, ấn tượng hơn cho Thành phố từ đó giúp hoạt động Logistics phát triển hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn trong Thành phố Hồ Chí Minh sau khi nắm bắt và triển khai theo sát những nội dung hứa hẹn sẽ mang đợi những sự phát triển vượt bậc trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An, N. (2023). Chậm giải ngân đầu tư công sẽ thay thế cán bộ yếu kém, trì trệ. Tuổi trẻ. https://tuoitre.vn/cham- giai-ngan-dau-tu-cong-se-thay-the-can-bo-yeu-kem-tri-tre-20230818120703618.htm 2. An, N. (2023). Việt - Mỹ là Đối tác chiến lược toàn diện, nền kinh tế hưởng lợi gì? Tuổi trẻ. https://tuoitre.vn/viet- my-la-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-nen-kinh-te-huong-loi-gi-20230910212932527.htm 3. Bamyaci, M. E. (2021). Definition, importance and historical development of logistics from the beginning to the present. Social and Humanities Science Research, Theory, 243. 4. Dung, T. (2023). Lộ diện những hình ảnh đầu tiên của "siêu" cảng Cần Giờ. Tuổi trẻ. https://tuoitre.vn/lo-dien- nhung-hinh-anh-dau-tien-cua-sieu-cang-can-gio-20230628160512931.htm 5. Đan, T. (2023). Những công nghệ được dùng phổ biến trong ngành logistics. vnexpress. https://vnexpress.net/nhung-cong-nghe-duoc-dung-pho-bien-trong-nganh-logistics-4647853.html 6. Hạnh, N. (2023). FTA Việt Nam - Israel: Hàng hóa nông sản Việt Nam có nhiều lợi thế. https://trungtamwto.vn/tin-tuc/23150-fta-viet-nam--israel-hang-hoa-nong-san-viet-nam-co-nhieu-loi-the 7. Kinh tế trung ương. (2023). Kinhtetrunguong.vn. Retrieved 09 18, 2023, from https://kinhtetrunguong.vn/kinh- te/kinh-te-nganh/dua-nganh-dich-vu-logistics-vung-dong-nam-bo-cat-canh-.html 8. Minh, H. (2023). Việt Nam, Israsel ký Hiệp định thương mại tự do. 9. https://baochinhphu.vn/viet-nam-israel-ky-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-102230725192343896.htm 10. Nguyên, T. (2023). Ngành logistics Việt Nam: Phát triển công nghệ và gia tăng dịch vụ giá trị. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM279461 11. Thiện, T. T. (2023). Phát triển Logistics để tạo đà phát triển kinh tế cho Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạp Chí Công Thương. 12. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-logistics-de-tao-da-phat-trien-kinh-te-cho-thanh-pho-ho-chi- minh-va-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-102952.htm 13. Tú, A. (2023). Bổ sung "siêu cảng" quốc tế Cần Giờ là tâm điểm trong điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển. vneconomy. 14. https://vneconomy.vn/bo-sung-sieu-cang-quoc-te-can-gio-la-tam-diem-trong-dieu-chinh-quy-hoach-he-thong- cang-bien.htm 15. Vân, N. V. (2023). Ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Tạp chí Công thương. 16. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-cua-cac-doanh-nghiep-logistics-viet-nam- 103978.htm 17. Vinh, P. (2022). TP.HCM thu ngân sách đạt hơn 471.500 tỷ đồng, tăng 23,6% năm 2022. vneconomy. 18. https://vneconomy.vn/tp-hcm-thu-ngan-sach-dat-hon-471-500-ty-dong-tang-23-6-nam- 2022.htm#:~:text=N%C4%83m%202022%2C%20thu%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch,ho%E1%BA%A1ch%20g% E1%BA%A7n%2085.000%20t%E1%BB%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng. 150
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2