ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
NGUYỄN TẤN ĐỨC<br />
<br />
TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN<br />
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 04<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................................................<br />
Phản biện 2: ........................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục từ viết tắt<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HÀNH NGHỀ MÊ<br />
TÍN DỊ ĐOAN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................. 7<br />
1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................. 7<br />
1.1.1. Khái niệm mê tín dị đoan ...................................................................... 7<br />
1.1.2. Khái niệm hành nghề mê tín dị đoan................................................... 12<br />
1.1.3. Khái niệm tội hành nghề mê tín dị đoan ............................................. 14<br />
1.2. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về Tội hành nghề mê<br />
tín dị đoan .......................................................................................... 17<br />
1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý ........................................................................... 17<br />
1.2.2. Chế tài hình sự được áp dụng đối với người phạm tội hành nghề<br />
mê tín dị đoan ...................................................................................... 27<br />
1.2.3. Phân biệt tội hành nghề mê tín dị đoan với xử phạt vi phạm hành<br />
chính về hành nghề mê tín dị đoan ...................................................... 28<br />
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ<br />
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO ÁP DỤNG<br />
PHÁP LUẬT VỚI TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN ......... 32<br />
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề<br />
mê tín dị đoan ..................................................................................... 32<br />
2.1.1. Kết quả đạt được và những tồn tại trong áp dụng pháp luật hình<br />
sự đối với tội hành nghề mê tín dị đoan trong phạm vi toàn quốc<br />
và tỉnh Đắc Lắc .................................................................................... 32<br />
2.1.2. Những nguyên nhân gây nên những tồn tại trong áp dụng pháp<br />
luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín dị đoan ............................... 45<br />
2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các kiến nghị, đề xuất nâng<br />
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề<br />
mê tín dị đoan ...................................................................................... 51<br />
1<br />
<br />
2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước đấu tranh với các hành vi có<br />
liên quan đến mê tín dị đoan ............................................................... 51<br />
2.2.2. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về những hành<br />
vi phạm tội liên quan đến tội hành nghề mê tín dị đoan và các tội<br />
phạm khác có liên quan đến mê tín dị đoan ........................................ 53<br />
2.2.3. Đề xuất, kiến nghị về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh<br />
vực văn hóa đấu tranh với mê tín dị đoan và hành nghề mê tín<br />
dị đoan ................................................................................................. 58<br />
2.2.4. Đề xuất, kiến nghị về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong<br />
nhân dân đấu tranh với hành vi mê tín dị đoan, hành nghề mê tín<br />
dị đoan ................................................................................................. 63<br />
2.2.5. Đề xuất, kiến nghị về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần<br />
trong nhân dân ..................................................................................... 66<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 72<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sự ổn định xã hội luôn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển tích cực của<br />
xã hội.Ngày nay, sự ổn định trật tự xã hội còn là một trong những tiêu chí<br />
đánh giá sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Để có được an toàn xã<br />
hội, trật tự công cộng, môi trường xã hội lành mạnh, đòi hỏi Nhà nước, các<br />
cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ<br />
các quy tắc, trật tự sinh hoạt chung trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
Trong những năm gần đây, công cuộc phát triển kinh tế xã hội của<br />
nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, cùng với<br />
những biểu hiện mặt trái của kinh tế thị trường, tình hình mê tín dị đoan có<br />
chiều hướng diễn biến phức tạp. Đã có một thời gian, mê tín dị đoan ở nước<br />
ta lắng hẳn xuống và co hẹp lại do phong trào xây dựng nếp sống văn minh<br />
gia đình văn hoá mới được đẩy mạnh. Nhưng những năm gần đây, mê tín dị<br />
đoan có chiều hướng phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Nó đã lôi kéo<br />
đông đảo tầng lớp nhân dân, không chỉ ở những người lớn tuổi lạc hậu và<br />
kém văn hoá mà trong cả một bộ phận cán bộ Đảng viên kém nhận thức và<br />
thiếu gương mẫu. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoặc đồng tình ủng hộ<br />
những quan niệm mê tín dị đoan... tội phạm này thông qua nhiều hình thức<br />
như: cúng bái, tế lễ, bói toán, đồng bóng, gọi hồn… không những không<br />
giảm mà còn có chiều hướng trỗi dậy, khó kiểm soát.<br />
Thực tế ở nước ta, những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập<br />
thể có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng. Một số lễ hội<br />
của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Noel, Lễ<br />
Phật Đản, Lễ hội Chùa Bà… trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của<br />
riêng đồng bào tôn giáo mà còn là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn<br />
hàng vạn người tham gia.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng, thì<br />
một bộ phận nhân dân vẫn còn mang tư tưởng lạc hậu dẫn đến có hành vi<br />
hoặc là nạn nhân của tội hành nghề mê tín dị đoan. Do nhận thức kém, nhiều<br />
bệnh nhân vẫn tin vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chú,<br />
lấy “vong” hay lên đồng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ<br />
phận người dân, một số người đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm trục lợi<br />
bất chính đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư.<br />
Tội hành nghề mê tín dị đoan đã và đang gây nhiều ảnh hưởng xấu<br />
trong xã hội, gây tác hại cho nhiều gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời gian,<br />
tiền của, tâm sức. Thậm chí còn xuyên tạc chính sách của Đảng và nhà nước<br />
ta về tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan. Chính sự phát triển của các<br />
loại hình mê tín, dị đoan ngày càng tinh vi đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật<br />
3<br />
<br />