intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôi chỉ là người theo chân ông Duchamp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SỜ THẤY VINH QUANG Ready-made performance của họa sĩ Phạm Huy Thông Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội Thời gian diễn ra trình diễn kéo dài 8 tiếng, từ 09h00 đến 17h00 ngày 8 tháng 7 năm 2010 (Nghỉ trưa từ 12h00 đến 14h00) Khán giả tự mua vé vào cổng (5000 đồng/người) Tôi, họa sĩ Phạm Huy Thông, đã dành thời gian ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm một việc khác hơn là nghĩ về nghệ thuật trình diễn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôi chỉ là người theo chân ông Duchamp

  1. Tôi chỉ là người theo chân ông Duchamp SỜ THẤY VINH QUANG Ready-made performance của họa sĩ Phạm Huy Thông Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội Thời gian diễn ra trình diễn kéo dài 8 tiếng, từ 09h00 đến 17h00 ngày 8 tháng 7 năm 2010 (Nghỉ trưa từ 12h00 đến 14h00) Khán giả tự mua vé vào cổng (5000 đồng/người) Tôi, họa sĩ Phạm Huy Thông, đã dành thời gian ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để làm một việc khác hơn là nghĩ về nghệ thuật trình diễn. Tôi
  2. đến Văn Miếu để lấy cảm hứng làm một vài phác thảo cho trại sáng tác tranh in mà tôi sắp tham gia. Phác thảo cho tranh in Long Đong Thời gian này Hà Nội đang trong những ngày đặc biệt. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đang diễn ra. Các sĩ tử cùng người nhà ùn ùn kéo về Hà Nội dự thi. Nhiều người trong số họ không quên đến Văn Miếu để cầu cúng. Quan sát họ, tôi chợt nhận thấy họ không đến để “tôn vinh” việc học hành theo nghĩa đơn thuần của từ này. Họ đến đây để mưu cầu danh lợi, để ngửa tay nài xin thánh hiền nếu có linh thiêng ban phát cho họ chút may mắn. Và như vậy, họ biến Văn Miếu từ chỗ là ngôi đền thanh cao tôn thờ việc học trở thành một cửa hàng buôn bán
  3. vinh quang. Bằng lòng tham, người ta đang phá hoại Văn Miếu theo nhiều hướng. Một hành động mà tôi đặc biệt ghét là việc người ta đi sờ lên đầu từng con rùa, từng tấm bia trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám để lấy may. Họ mài mài tay lên đầu rùa rồi lại xoa xoa tay lên đầu mình như để truyền lại sự thông thái. Một niềm tin khôi hài hết mức.
  4. Con rùa đá vốn là hiện vật ghi giữ lịch sử giờ đây dường như lại trở thành vật truyền dẫn năng lực và vinh quang. Thậm chí một số người còn cầm tiền lẻ trên tay để mài vào bia đá, cứ như đó là vật xúc tác cho kết quả thêm thiêng vậy. Đạo học đối với họ rẻ mạt vậy sao? Những bàn tay, những tờ tiền mài lên đá là thứ vũ khí phả hủy vô hình nhưng nguy hiểm, giống như nước chảy, khiến cho bất cứ thứ đá nào cũng sẽ phải mòn. Mỗi kỳ thi đến là đầu rùa Văn Miếu lại nhẵn thêm ít ít và truyền thống hiếu học của dân tộc lại mòn vẹt thêm nhiều nhiều.
  5. Bởi vậy trong lỗ lực của một người làm nghệ thuật thị giác, tôi định ra màn trình diễn mang tên Sờ thấy Vinh Quang? trong đó tôi lôi kéo công chúng đến để chứng kiến màn phá hoại của những người cầu cúng ở Văn Miếu. Tôi không hề có liên hệ hay tổ chức những người đến sờ đầu rùa, họ thực hiện các hành vi của họ mà hoàn toàn không biết đến sự có mặt của tôi (người tự xưng là tác giả của màn trình diễn). Đạo diễn duy nhất của buổi trình diễn này là tính tham lam và lòng tin mù quáng vào thần quyền. Chứng kiến sự phá hoại các hiện vật văn hóa (vật thể) và truyền thống tôn vinh việc học (phi vật thể), khán giả sẽ có cơ hội suy nghĩ và bàn luận về nhiều vấn đề khác nhau có liên quan. Có thể họ sẽ là những người tác động để con cháu hay những người thân không đến Văn Miếu để phá hoại một cách ngu xuẩn như thế nữa. Kết quả của performance (nếu có) không đặt ở việc những động tác, hình ảnh nào được thực hiện mà đặt ở chỗ nó tạo ra những bàn luận gì hay thay đổi được gì trong suy nghĩ của người xem.
  6. Khi quyết định làm performance này, tôi biết chắc sẽ có người thắc mắc rằng nếu tôi không tham gia vào thực hiện các hành động, cũng không tổ chức việc thực hiên các hành động thì liệu tôi có phải là tác giả của cái gọi là “nghệ thuật trình diễn” kia không? Trước tiên xin lại nói về những hành động sờ đầu rùa. Đó là loại hành động thường nhật mà ngày nào hay ở bất cứ đâu ta cũng có thể chứng kiến. Hành động “sờ đầu rùa” ẩn chứa trong nó nhiều yếu tố khác biệt: “phá hoại”, “tập thể”, “phạm pháp”, “cá nhân”, “mong ước”, “cầu nguyện”, “cuồng tín”, “tham lam”, “sợ hãi” và cả “hồn nhiên”… Đó là một chủ đề để từ đó người ta có thể suy nghĩ và liên tưởng đến nhiều thứ.
  7. Sau nữa là nói về chuyện “tác giả”, tôi xin viện chứng một tác phẩm ready-made nổi tiếng nhất của Marcel Duchamp mang tên “Fountain”. Đó là một cái bồn cầu làm sẵn được ông ta ký tên lên (ký là R Mutt), và như thế, cái bồn cầu trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Duchamp viết về tác phẩm này: “Ông Mutt có thật sự tạo ra chiếc bàn đi tiểu ấy hay không, không quan trọng ! Điều quan trọng là ổng đã chọn nó làm đề tài.” Qua đó, tất nhiên ổng đã tạo ra tư tưởng mới, cái nhìn mới lạ về nó. Như vậy có thể thấy, hành động sờ đầu rùa vốn dĩ đã có sẵn ở Văn Miếu (thậm chí báo chí cũng đã nói tới, nhà chức trách cũng đang cố gắng cấm), tôi không tham gia hay tác động thay đổi lên các hành động đó. Tôi chỉ chọn nó làm đề tài để khán giả của tôi có thể nhìn nhận như một tác phẩm nghệ thuật đương đại (mà nghệ thuật đương đại luôn luôn đặt ra những câu hỏi). Tôi chỉ là người đi theo chân Marcel Duchamp và tự gọi tác phẩm trình diễn của mình ở dạng ready-made performance.
  8. Hà Nội đang đạt đến đỉnh điểm của sự ngột ngạt nóng, nhiệt độ dưới nắng ở khoảng 45 độ. Tôi ngồi đánh bài viết này một ngày trước giờ “trình diễn” mà lòng đầy lo lắng. Liệu người ta có đội nắng đến Văn Miếu cầu cúng, liệu khán giả có đội nắng đến xem người khác cầu
  9. cúng! Liệu khán giả có hiểu tác phẩm của tôi và liệu nó để lại kết quả gì trong họ! Cũng chỉ là hy vọng mà thôi…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2