TỐI ƯU HÓA TIẾT DIỆN THÉP THÀNH MỎNG CHỊU NÉN<br />
OPTIMIZATION OF THIN-WALLED SECTIONS UNDER COMPRESSION<br />
<br />
<br />
ĐÀO NGỌC THẾ VINH<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
HAMID RONAGH<br />
The University of Queensland<br />
ĐÀO NGỌC THẾ LỰC<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao, thép thành mỏng đã và đang được sử dụng ngày càng<br />
nhiều trong thực tiễn xây dựng. Bài báo này trình bày phương pháp cũng như một số khuyến<br />
nghị trong việc tối ưu hóa tiết diện thép thành mỏng chịu nén.<br />
ABSTRACT<br />
Thin-walled steel has been increasingly used widely in construction work thanks to its highly<br />
economical effect. This article presents a method as well as some recommendations on the<br />
optimization of thin-walled sections under compression.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Các cấu kiện thép thành mỏng (trong bài này sẽ được gọi là cấu kiện) ngày càng được<br />
sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xây dựng trong kết cấu tường, sàn, mái, dàn,… nhờ có nhiều<br />
ưu điểm mà nổi bật là nhẹ, dễ chế tạo, đa dụng, và do đó nếu được sử dụng một cách hợp lý sẽ<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao.<br />
Bài báo này trình bày việc tối ưu hóa cấu kiện thép thành mỏng chịu nén - một loại<br />
cấu kiện khá phổ biến trong thực tiễn, với hàm mục tiêu là tìm tiết diện tối ưu có:<br />
Khả năng chịu lực lớn, nhất là trong hai trường hợp thực tế phổ biến: (1) lox= 2loy= 2loz=<br />
2700 mm và lox= 2loy= 2loz= 2400 mm.<br />
Đa dụng.<br />
Dễ dàng liên kết với các cấu kiện khác.<br />
Trên cơ sở phân tích những kết quả có được trong quá trình tính toán, bài báo đưa ra<br />
những khuyến nghị khi chọn tiết diện thép thành mỏng.<br />
<br />
2. Phương pháp tính toán<br />
Hiện nay, việc tính toán cấu kiện thép thành mỏng chủ yếu dựa trên qui phạm của Mỹ<br />
(AISI 1996) và Úc (AS/NZS 4600/1996). Trên thực tế, AS/NZS 4600 chủ yếu dựa trên AISI<br />
1996 với một số thay đổi, nổi bật nhất là trong việc tính mất ổn định xoắn (distortional<br />
buckling). Và gần đây, một phương pháp mới, “Phương pháp ứng suất trực tiếp”, được đề<br />
xuất.<br />
Trong bài báo này, phương pháp AS/NZS 4600 và “Phương pháp ứng suất trực tiếp”<br />
sẽ được trình bày và so sánh để chọn phương pháp tính thích hợp cho việc tính toán tối ưu đề<br />
ra.<br />
Để thuận tiện cũng như tăng độ chính xác của việc tính toán, hai phần mềm Thin-Wall<br />
và Mathematica đã được sử dụng. Thin-Wall được viết theo phương pháp phần tử dải, có khả<br />
năng phân tích cấu kiện thép thành mỏng với tiết diện bất kỳ. Chương trình cho phép xác định<br />
các đặc trưng tiết diện và các dạng mất ổn định.<br />
2.1. AS/NZS 4600<br />
Trình tự tính toán theo phương pháp này có thể được tóm tắt như sau:<br />
Xác định các đặc trưng tiết diện, có thể bằng tay hay các phương pháp khác.<br />
Xác định ứng suất mất ổn định Euler foc.<br />
c= f y / f oc với fy là giới hạn chảy.<br />
<br />
f n (0,658c ) f y<br />
2<br />
nếu c 1,5<br />
f n (0,877 / 2c ) f y nếu c> 1,5<br />
Xác định diện tích tiết diện hiệu dụng Ae, bằng tổng các bề rộng hiệu dụng của tất cả<br />
các phần tử của tiết diện. Các bề rộng hiệu dụng được tính theo các Điều từ 2.2 đến 2.6<br />
phụ thuộc vào việc phần tử đấy (1) được gia cường hay không, (2) có một hay nhiều<br />
hơn sườn gia cường ở cạnh hay ở bụng không, (3) có phải là phần tử cong.<br />
Khả năng chịu nén danh nghĩa của tiết diện:<br />
Ns= Aefy với Ae= diện tích tiết diện hiệu dụng tại giới hạn chảy fy.<br />
Khả năng chịu nén danh nghĩa của cấu kiện:<br />
Nc= Aefn với Ae= diện tích tiết diện hiệu dụng tại ứng suất fn.<br />
Kiểm tra về ổn định xoắn của cấu kiện.<br />
Khả năng chịu nén tính toán của cấu kiện: N*= 0,85 x Min[Ns, Nc]<br />
<br />
AS/NZS 4600 cho phép áp dụng các phương pháp tính như “Phương pháp phần tử hữu<br />
hạn”, “Phương pháp phần tử dải” để xác định: (1) hệ số mất ổn định bản k, and (2) ứng suất<br />
mất ổn định xoắn fod.<br />
<br />
2.2. Phương pháp ứng suất trực tiếp<br />
Trình tự tính toán theo phương pháp này có thể được tóm tắt như sau:<br />
Xác định các đặc trưng tiết diện, ứng suất mất ổn định cục bộ fcr, ứng suất mất ổn định<br />
xoắn fod bằng “Phương pháp phần tử dải”,...<br />
Xác định ứng suất mất ổn định Euler foc.<br />
c= f y / f oc với fy là giới hạn chảy.<br />
<br />
f n (0,658c ) f y<br />
2<br />
nếu c 1,5<br />
f n (0,877 / 2c ) f y nếu c> 1,5<br />
Khả năng chịu nén danh nghĩa dựa trên mất ổn định cục bộ:<br />
<br />
Pnl 1 0,15 f cr / f y f cr / f y ( Ag f cr ) nếu f n / f cr > 0,776,<br />
0, 4 0, 4<br />
<br />
<br />
Pnl= Agfcr nếu f n / f cr 0,776.<br />
Khả năng chịu nén danh nghĩa dựa trên mất ổn định xoắn:<br />
<br />
Pnd 1 0,25 fod / f n f od / f n ( Ag fod ) nếu f n / f od > 0,561,<br />
0, 6 0, 6<br />
<br />
<br />
Pnd= Agfod nếu f n / f od 0,561.<br />
với Ag= diện tích tiết diện nguyên.<br />
Khả năng chịu nén tính toán của cấu kiện: N*= 0,85 x Min[Pnl, Pnd]<br />
<br />
2.3. So sánh<br />
Phương pháp AS/NZS 4600 dựa trên cơ sở tính toán bề rộng hiệu dụng của từng phần<br />
tử của tiết diện để kể đến ảnh hưởng của mất ổn định cục bộ và sự tương tác giữa mất ổn định<br />
cục bộ và mất ổn định Euler. Tuy nhiên, đa số các công thức đều dựa trên thực nghiệm, do đó<br />
phức tạp và chưa chắc đúng cho nhiều trường hợp mà thực nghiệm chưa kiểm chứng. Cụ thể<br />
là sự tương tác cục bộ giữa bụng và cánh cũng như sự tương tác giữa mất ổn định xoắn và các<br />
dạng mất ổn định khác chưa được xét đến.<br />
Việc tính toán theo AS/NZS 4600 sử dụng hệ số mất ổn định bản k tính từ ứng suất<br />
mất ổn định đàn hồi cục bộ fcr (dùng phần mềm Thin-Wall) nhanh hơn và cho kết quả chính<br />
xác hơn, nhưng vẫn còn khá phức tạp và rất tốn thời gian.<br />
So với AS/NZS 4600, phương pháp ứng suất trực tiếp có nhiều ưu điểm: (1) kết hợp<br />
rõ ràng mất ổn định cục bộ, mất ổn định xoắn, và mất ổn định Euler; (2) không cần xác định<br />
bề rộng hữu dụng cũng như các đặc trưng liên quan đến bề rộng hữu dụng; (3) tạo điều kiện<br />
áp dụng triệt để hơn các phương pháp như “Phương pháp phần tử dải”…; (4) tránh được sai<br />
số hệ thống có thể mắc phải khi tính theo AS/NZS 4600.<br />
Trên cơ sở phân tích trên, phương pháp ứng suất trực tiếp được chọn để tính toán tối<br />
ưu các tiết diện cấu kiện thép thành mỏng.<br />
<br />
3. Kết quả tính toán<br />
Trong quá trình tính toán, một số lượng lớn các tiết diện với hình dạng, kích thước và<br />
bề dày khác nhau đã được phân tích, để trên cơ sở đó rút ra các khuyến nghị khi chọn tiết diện<br />
cấu kiện thép thành mỏng. Bài báo này tóm tắt kết quả tính toán đối với 10 loại tiết diện ở<br />
Hình 1 Hình 11, Bảng 1 và Bảng 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H. 1. Tiết diện 1 và mô hình trong Thin-Wall. H. 2. Tiết diện 2 và mô hình trong Thin-Wall<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H. 3. Tiết diện 3, và mô hình trong Thin-Wall. H. 4. Tiết diện 4 và mô hình trong Thin-Wall<br />
H. 5. Tiết diện 5 và mô hình trong Thin-Wall. H. 6. Tiết diện 6 và mô hình trong Thin-Wall.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H. 7. Tiết diện 7 và mô hình trong Thin-Wall. H. 8. Tiết diện 8 và mô hình trong Thin-Wall.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H. 9. Tiết diện 9 và mô hình trong Thin-Wall. H. 10. Tiết diện 10 và mô hình trong Thin-Wall.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Các thông số đặc trưng tiết diện và ứng suất mất ổn định<br />
<br />
A J Iw Ix Iy xo yo fcr fod<br />
Tiết diện<br />
mm2 mm4 mm6 mm4 mm4 mm mm MPa MPa<br />
Tiết diện 1 (0,75mm) 111 21 15,8E6 88080 14910 22,4 1,9 403,6 199,6<br />
Tiết diện 1a (1,00mm) 148 49 21,1E6 117500 19880 22,4 0,0 657,3 283,6<br />
Tiết diện 2 (0,55mm) 124 1638 22,5E6 97910 19650 33,0 0,0 72,8 220,0<br />
Tiết diện 3 (0,55mm) 121 1317 23,1E6 95220 18600 32,8 0,0 358,5 348,5<br />
Tiết diện 4 (0,55mm) 125 1317 23,1E6 96750 19180 31,8 0,0 204,7 311,5<br />
Tiết diện 5 (0,55mm) 134 1318 23,9E6 101100 18690 26,4 0,0 152,2 435,7<br />
Tiết diện 6 (0,55mm) 123 1317 22,9E6 95760 19730 33,9 0,0 235,8 235,8<br />
Tiết diện 7 (0,55mm) 123 1317 22,7E6 95660 19470 33,4 0,0 307,7 307,7<br />
Tiết diện 8 (0,75mm) 133 25 29,4E6 119700 21100 22,1 0,0 359,9 215,1<br />
Tiết diện 9 (1,00mm) 145 48 17,3E6 109300 18830 23,7 1,6 472,2 319,4<br />
Tiết diện 10 (0,55mm) 95 10 24,1E6 123400 15070 23,9 0,0 84,7 79,0<br />
Bảng 2. Khả năng chịu lực của các tiết diện<br />
Diện tích Khả năng<br />
Bề dày lox loy loz chịu lực<br />
Tiết diện tiết diện<br />
(mm) (mm) (mm) (mm)<br />
(mm2) (kN)<br />
2400 1200 1200 8,96<br />
2400 800 800 12,33<br />
Tiết diện 1 0,75 110,6<br />
2700 1350 1350 7,50<br />
2700 900 900 10,57<br />
2400 1200 1200 13,19<br />
2400 800 800 18,57<br />
Tiết diện 1a 1,00 147,5<br />
2700 1350 1350 10,76<br />
2700 900 900 10,61<br />
2400 1200 1200 12,13<br />
2400 800 800 12,50<br />
Tiết diện 2 0,55 123,8<br />
2700 1350 1350 10,53<br />
2700 900 900 10,93<br />
2400 1200 1200 17,32<br />
2400 800 800 18,11<br />
Tiết diện 3 0,55 120,9<br />
2700 1350 1350 14,64<br />
2700 900 900 15,46<br />
2400 1200 1200 16,92<br />
2400 800 800 17,60<br />
Tiết diện 4 0,55 124,8<br />
2700 1350 1350 14,68<br />
2700 900 900 15,30<br />
2400 1200 1200 15,71<br />
2400 800 800 17,41<br />
Tiết diện 5 0,55 133,7<br />
2700 1350 1350 13,41<br />
2700 900 900 15,09<br />
2400 1200 1200 15,48<br />
2400 800 800 16,14<br />
Tiết diện 6 0,55 123,1<br />
2700 1350 1350 13,63<br />
2700 900 900 14,07<br />
2400 1200 1200 16,79<br />
2400 800 800 17,55<br />
Tiết diện 7 0,55 123,1<br />
2700 1350 1350 14,58<br />
2700 900 900 15,09<br />
2400 1200 1200 13,60<br />
2400 800 800 17,61<br />
Tiết diện 8 0,75 133,0<br />
2700 1350 1350 11,54<br />
2700 900 900 15,20<br />
2400 1200 1200 11,24<br />
2400 800 800 17,01<br />
Tiết diện 9 1,00 144,5<br />
2700 1350 1350 9,12<br />
2700 900 900 14,00<br />
2400 1200 1200 6,46<br />
2400 800 800 8,60<br />
Tiết diện 10 0,55 95,07<br />
2700 1350 1350 5,70<br />
2700 900 900 7,70<br />
Ghi chú:<br />
- fcr và fod được xác định từ biểu đồ ứng suất mất ổn định ứng với các chiều dài tính toán khác nhau, tương tự<br />
như đối với trường hợp Tiết diện 8 ở Hình 11.<br />
- A, J, Iw, Ix, Iy: lần lượt là diện tích, hằng số xoắn, hằng số vênh, mômen quán tính theo phương x và phương y.<br />
- x0, y0: giá trị tuyệt đối của tọa độ trọng tâm cắt S (shear center) trong hệ tọa độ Cxy với C là trọng tâm của tiết<br />
diện (hình vẽ 110).<br />
Hình 11. Ứng suất mất ổn định ứng với các chiều dài tính toán khác nhau.(Tiết diện 8)<br />
<br />
<br />
4. Kết luận<br />
1. So sánh sự làm việc của tiết diện 2 và các tiết diện 37, dễ dàng thấy rằng:<br />
Bằng cách tạo các “sườn gia cường” ở bụng với kích thước rất nhỏ (hình vẽ), khả năng chịu<br />
lực của cấu kiện được nâng cao rất nhiều: các tiết diện 37 có khả năng chịu lực cao trung<br />
bình gấp khoảng 1,4 lần so với tiết diện 2. Đạt được điều này là nhờ diện tích tiết diện hữu<br />
hiệu và ứng suất mất ổn định, nhất là ứng suất mất ổn định cục bộ của cấu kiện được tăng lên<br />
đáng kể (Bảng 1).<br />
Đây là một cách rất hiệu quả để đạt được tiết diện tối ưu.<br />
2. So sánh sự làm việc của hai nhóm tiết diện: (1) Nhóm tiết diện “hở” gồm 1, 8, 9, 10;<br />
và (2) Nhóm tiết diện “đóng kín” gồm các tiết diện 27, dễ dàng thấy rằng:<br />
Hằng số xoắn J của nhóm các tiết diện “đóng kín” lớn hơn rất nhiều so với nhóm các tiết diện<br />
“hở”, dẫn đến khả năng chịu lực cao hơn nhiều của nhóm các tiết diện “đóng kín”.<br />
Do đó, nên chọn tiết diện “đóng kín”, nếu không bị ràng buộc bởi các điều kiện khác.<br />
Việc đóng kín tiết diện có thể được thực hiện khá dễ dàng. Ở Úc, tập đoàn BHP đã áp dụng<br />
công nghệ dập 2 phần thép của tiết diện với nhau tại vị trí cần đóng kín tiết diện với khoảng<br />
cách dập thường là 25mm trên suốt chiều dài của cấu kiện.<br />
3. Nên dùng thép thành mỏng có bề dày nhỏ nhất có thể, vì từ hai tấm thép với cùng<br />
một diện tích tiết diện, tấm thép có bề dày nhỏ hơn sẽ có bề rộng lớn hơn và do đó sẽ dễ dàng<br />
có được sự phân bố vật liệu tối ưu hơn khi chế tạo thành tiết diện cụ thể.<br />
4. Các tiết diện đạt được với khả năng chịu lực ở bảng 2 phù hợp với yêu cầu đối với<br />
cấu kiện trong nhà dân dụng thông thường. Một số tiết diện đã và đang được áp dụng trong<br />
thực tiễn xây dựng tại Úc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Hancock, G.J., Design of cold-formed steel structures (to AS/NZS 4600:1996). 1998:<br />
Australian Institute of Steel Construction. 282 p.<br />
[2] El-Sheikh, A.I., E.M.A. El-Kassas, and R.I. Mackie, Performance of stiffened and<br />
unstiffened cold-formed channel members in axial compression. Engineering<br />
Structures, 2001. Vol. 23: p. 1221-1231.<br />
[3] Standards Australia/Standards New Zealand, AS/NZS 4600: Cold-Formed Steel<br />
Structures.<br />
[4] Schafer, B.W., Local, distortional and Euler buckling of thin-walled columns. Journal<br />
of Structural Engineering, 2002. Vol. 128(No. 3): p. 289-299.<br />