intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơ" nhằm Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS; hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơ

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ HỒNG THÁI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: Quản lý công HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ HỒNG THÁI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 8340403 Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Bích Loan HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Bích Loan. Những nội dung được trình bày trong Đề án này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Tác giả Chu Thị Hồng Thái
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Đào tạo sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Bích Loan - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ em hoàn thành đề án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này. Tác giả Chu Thị Hồng Thái
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DTTS: Dân tộc thiểu số NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội NTM: Nông thôn mới UBND: Ủy ban nhân dân MTQG: Mục tiêu quốc gia CTXH: Chính trị - xã hội HĐQT: Hội đồng quản trị TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn HSSV: Học sinh sinh viên SXKD: Sản xuất kinh doanh
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.........11 Bảng 2.2. Tổng nguồn vốn hỗ trợ cho đồng bào DTTS vay giai đoạn 2021 – 2023 và lũy kế đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...........................................................................12 Bảng 2.3. Số dư nợ của một số chương trình hỗ trợ vốn vay đồng bào DTTS được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. .........12 Bảng 2.4. Kết quả ủy thác cho vay qua các tổ chức CTXH đến hết 31/12/2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...............................13 Bảng 2.5. Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng đến hết 31/12/2023 địa bàn tỉnh Lạng Sơn................13
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn....................................10
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC Phần MỞ ĐẦU1 Phần NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ................................ 7 Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ..... 1010 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN................18 KẾT LUẬN ................................................................................................ 1920 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 21
  9. Phần MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Đồng bào dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 14% số dân nhưng lại cư trú trên ¾ diện tích của cả nước, đa số là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải chịu thiên tai, bão lũ, trình độ dân trí không đồng đều, một số nơi trình độ dân trí còn thấp, điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn, với điều kiện đặc thù như trên việc tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại là rất khó khăn. Để hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo và làm giàu thì việc hỗ trợ vay vốn các chương trình tín dụng chính sách thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với sự hỗ trợ về lãi suất, thủ tục vay vốn đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào DTTS cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá xa về đời sống và trình độ phát triển của đồng bào DTTS so với bình quân các vùng trong cả nước. Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có 200 xã, phường, thị trấn, trong đó có 199 xã phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; dân số khoảng 802,1 nghìn người, với gần 89% dân số sống ở khu vực nông thôn; đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt thấp (năm 2022 là 51,7 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số khoảng 29 triệu đồng/năm) [21]. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ về vốn cho đồng bào DTTS, từ đó đã góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 1
  10. tại địa phương, qua nhiều năm triển khai thực hiện, nhiều chương trình cho vay đã thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của xã hội, tổng nguồn vốn cho vay đã tăng nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ chế phân bổ vốn, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay ở một số chương trình, dự án chưa hợp lý; công tác quản lý, điều hành, phối hợp ở một số nơi chưa thực sự hiệu quả, nhất là ở cơ sở, còn có hiện tượng cho vay không đúng đối tượng, hiệu quả sử dụng vốn không cao …Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn triển khai các chính sách, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, để từ đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài chính sách hỗ trợ vốn thông qua hệ thống NHCSXH, trên thực tế hiện nay đồng bào DTTS cũng đang được hưởng một số chính sách vay vốn khác từ các quỹ như: Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất….,tùy thuộc vào từng địa phương nơi đồng bào DTTS sinh sống và tham gia các tổ chức có hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn của các loại Quỹ trên thường rất ít, nhất là đối với tỉnh có nguồn thu thấp như tỉnh Lạng Sơn, đối tượng vay vốn hẹp và phải đáp ứng được các yêu cầu khá khắt khe của các chủ thể quản lý Quỹ, số lượng đồng bào DTTS được vay vốn từ các nguồn Quỹ trên không nhiều nên việc nghiên cứu chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS từ các loại Quỹ trên là không điển hình. Do vậy, trong khuôn khổ đề án, tác giả chủ yếu nghiên cứu đến chính sách hỗ trợ vay vốn thông qua hệ thống NHCSXH. Trên đây là lý do, học viên lựa chọn đề tài "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" làm đề án tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công. 2
  11. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, với sự đa dạng về văn hóa, truyền thống của các dân tộc tại các vùng miền và các địa phương khác nhau đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS ở Việt Nam, các cuốn sách, đề tài nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại đều mong muốn đề xuất được các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cả về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS, trong đó không thể thiếu động lực quan trọng là chính sách hỗ trợ tín dụng vay vốn cho đồng bào DTTS, điển hình như: Nhóm nghiên cứu Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Nguyễn Lâm Thành – Triệu Văn Bình đồng chủ biên (năm 2011) với cuốn sách "Chính sách dân tộc ở Việt Nam, thực trạng và định hướng giải pháp", Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật phát hành [18], Tác giả Nguyễn Quốc Đoàn với bài viết "Chính sách đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam" (Ngày 21/6/2020) trên Tạp chí nghiên cứu dân tộc [9], bài viết đã đánh giá thực trạng hiệu quả công tác tổ chức thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người, qua đó bàn thảo những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả chính sách cho đồng bào DTTS rất ít người. Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đạt Tuấn (năm 2020) về đề tài "Hoàn thiện công tác thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội", tại Trường Đại học Lâm nghiệp [24] Tác giả Lê Đức Cường với luận văn thạc sĩ (năm 2021), Học viện khoa học xã hội với đề tài "Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk" [7]. 3
  12. Đề tài luận văn thạc sĩ "Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" của tác giả Bùi Ánh Dương (năm 2019), trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên [8], Tác giả Nguyễn Hữu Tiến (2019) với luận văn thạc sĩ "Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định", Trường Đại học Đà Nẵng [19], Qua nghiên cứu, mỗi đề tài, công trình nghiên cứu đều tiếp cận đến một góc độ nhất định về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, trong đó đã đề cập đến chính sách hỗ trợ vốn vay thông qua các Chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS, như vậy đồng nghĩa với việc chưa có đề tài, công trình khoa học nào nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS theo quy trình cho vay thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) về: nguồn vốn hỗ trợ cho vay, công tác giải ngân các chương trình cho vay, công tác quản lý các nguồn vốn hỗ trợ cho vay và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn vay. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2021 – 2023 và các giải pháp mang tính định hướng đến năm 2030. Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu 4
  13. Đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 4.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS. Khảo cứu kinh nghiệm một số địa phương có đặc điểm tương đồng. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện. Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: - Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp so sánh: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: 6. Hiệu quả của đề án trong ứng dụng thực tiễn Lạng Sơn là tỉnh có đông đồng bào DTTS (chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh), việc hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, thông qua việc đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS sẽ thấy sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho việc thực thi chính sách hiệu quả hơn góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 7. Kết cấu của đề án 5
  14. Đề án gồm có: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và nội dung đề án được kết câu làm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Chương 2. Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 6
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Khái niệm về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số được hiểu là việc Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính (chủ yếu là ngân sách Nhà nước) cho đồng bào DTTS được vay vốn với chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục đơn giản, có có chế xử lý rủi ro… nhằm mục đích để cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS cả về vật chất và tinh thần như: về nhà ở, đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất… 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Có thể khẳng định, chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội có vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn, "là "trụ cột", là "điểm sáng" trong việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững" [17], xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, kéo gần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và giữa các dân tộc trong cả nước. 1.1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Để thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ phải thực hiện đồng bộ các nội dung được thực hiện chủ yếu bởi NHCSXH như sau: 1.1.3.1. Về nguồn vốn hoạt động và công tác huy động vốn 1.1.3.2. Các chương trình cho vay 1.1.3.3 Công tác quản lý, điều hành các nguồn vốn vay 7
  16. 1.1.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ cho vay 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số - Yếu tố khách quan: + Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: + Điều kiện kinh tế: - Yếu tố chủ quan: + Hoạt động của NHCSXH + Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn: + Công tác kiểm tra, giám sát + Trình độ dân trí: 1.2. Cơ sở thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.1. Kết quả đạt được của chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số - Về công tác giảm nghèo: - Xây dựng nông thôn mới: 1.2.2. Kinh nghiệm triển khai chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số tại một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn 1.2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS thông qua tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Cao Bằng. 1.2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện tín dụng chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang. 1.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua tín dụng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2.4. Bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn 8
  17. Tiểu kết Chương 1 Chương 1, tập trung làm rõ cơ sở lý luận của chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS qua tín dụng chính sách xã hội tại hệ thống NHCSXH; làm rõ khái niệm và vai trò, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS đã tác động mạnh mẽ đến mục tiêu giảm nghèo nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước; hệ thống hóa được nội dung và những yếu tố ảnh hưởng có thể tác động đến hiệu quả của chính sách hỗ trợ vốn vay. Làm rõ cơ sở thực tiễn về kết quả thực hiện các nguồn vốn vay đã tác động đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và đã nêu lên được kinh nghiệm của một số địa phương trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cho đồng bào DTTS, từ đó tỉnh Lạng Sơn có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai và nâng cao hiệu quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. 9
  18. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân dân tộc thiểu số. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn Nguồn: bandohanhchinh.com 10
  19. Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Số Đơn vị Tên chỉ tiêu Số lượng TT tính 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân Từ 7-7,5 % 2 GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 Từ 2.900 – 3.000 USD 3 Thu nội địa tăng bình quân Từ 8 – 9 % 4 Tổng vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn Từ 166 – 168 Nghìn tỷ 5 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 115 xã 6 Số trường học đạt chuẩn quốc gia đến 2025 65 % 7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 65 % 8 Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 65 % 9 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 99 % đến năm 2025 Nguồn: Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 27/9/2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số 2.2.1. Công tác huy động vốn Bảng 2.2. Tổng nguồn vốn hỗ trợ cho đồng bào DTTS vay giai đoạn 2021 – 2023 và lũy kế đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đơn vị tính: triệu đồng Số Nguồn vốn Năm Lũy kế đến Tỷ lệ cơ TT hết năm 2023 cấu vốn 2021 2022 2023 (%) 1 Trung ương 12.000 472.599 557.534 3.675.352 83,4 2 Địa phương 10.000 12.087 48.485 151.519 3,4 3 Nguồn vốn huy động 60.311 13.586 48.282 579.646 13,2 qua tổ chức, cá nhân và qua Tổ TK&VV Tổng 82.311 498.272 654.301 4.406.517 100 11
  20. Nguồn: Báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023 và tổng hợp của tác giả. 2.2.2. Kết quả cho vay theo một số chương trình hỗ trợ vốn đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng Bảng 2.3. Số dư nợ của một số chương trình hỗ trợ vốn vay đồng bào DTTS được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị tính: Triệu đồng Số Tên Chương trình Năm Năm Năm Lũy kế TT 2021 2022 2023 đến hết năm 2023 1 Cho vay ưu đãi hộ nghèo 174.170 272.688 184.673 832.703 2 Cho vay hộ cận nghèo 182.108 249.234 178.525 690.526 3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 160.474 107.229 96.566 431.423 4 Cho vay HSSV hoàn cảnh khó khăn 3.167 6.250 5.765 23.445 5 Cho vay giải quyết việc làm 119.872 333.897 489.205 735.020 6 Cho vay người lao động đi làm việc ở 649 4.086 8.218 10.440 nước ngoài theo hợp đồng 7 Cho vay nước sạch vệ sinh môi 105.666 111.817 95.198 402.685 trường nông thôn 8 Cho vay SXKD vùng khó khăn 265.398 146.781 196.547 766.565 9 Cho vay nhà ở xã hội 27.140 102.246 170.714 300.890 10 Cho vay thương nhân vùng khó khăn 2.270 300 197 11 Cho vay Chương trình MTQG vùng 25.120 27.776 52.175 đồng bào DTTS và miền núi Nguồn: Báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023 và tổng hợp của tác giả. 2.2.3. Công tác quản lý các nguồn vốn vay Bảng 2.4. Kết quả ủy thác cho vay qua các tổ chức CTXH đến hết 31/12/2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2