YOMEDIA
ADSENSE
Tóm tắt dự án Khoa học sức khỏe: Thực trạng dư lượng Nitrat trong rau, củ, quả tại tỉnh Bến Tre
50
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dự án khảo sát dư lượng nitrat trong rau, củ, quả tại một số chợ, cửa hàng, siêu thị, hộ nông dân, nông trại; đề xuất giải pháp an toàn thực phẩm trong canh tác nông nghiệp; phát huy tính tư duy, sáng tạo, tự lập của học sinh tham gia dự án nông nghiệp hữu cơ tại trường học; phát huy giá trị sử dụng của máy đo nitrat do tổ chức Seed to Table tài trợ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt dự án Khoa học sức khỏe: Thực trạng dư lượng Nitrat trong rau, củ, quả tại tỉnh Bến Tre
- Dự án Khoa học Sức khỏe TÓM TẮT DỰ ÁN Dự án “Thực trạng dư lượng Nitrat trong rau, củ, quả tại tỉnh Bến Tre. Đề xuất giải pháp an toàn thực phẩm LGT trong canh tác nông nghiệp” được thực hiện trong thời gian 5 tháng, từ tháng 6-10/2019. Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại 8 địa điểm nghiên cứu gồm: chợ phường 3- thành phố Bến Tre, chợ Giồng Trôm, chợ Ba Tri, Bách hóa xanh, siêu thị Coopmat, hộ nông dân sản xuất rau kinh doanh tại Giồng Trôm, liên nhóm sản xuất rau hữu cơ Ba Tri. Các loại rau trong danh mục nghiên cứu bao gồm: hành lá, lá quế, xà lách, bầu, ớt, dưa leo, củ cải trắng. Kết quả nghiên cứu được: - Hành lá: 5/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. - Lá quế: 5/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. - Xà lách: 2/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. - Bầu: 4/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. - Ớt: 4/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. - Dưa leo: 4/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. - Củ cải: 6/7 địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau vượt chuẩn. Theo đó, các địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau thấp gồm: liên nhóm sản xuất rau hữu cơ Ba Tri, vườn trường. Các địa điểm nghiên cứu có dư lượng nitrat trong rau cao gồm: Chợ Ba Tri, Chợ Bến Tre, Chợ Giồng Trôm, hộ nông dân sản xuất rau Giồng Trôm. Bách Hóa Xanh và siêu thị Coopmat có dư lượng nitrat cao, nhưng đa số không quá nhiều. Các loại rau có dư lượng nitrat rất cao gồm: củ cải trắng, lá quế, hành lá. Các loại rau có chỉ số đo nitrat cao vừa phải gồm: dưa leo, bầu, ớt, xà lách. Do thói quen mua rau của người dân tại các chợ, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến an toàn sức khỏe của người dân khi mua và sử dụng các loại rau có dư lượng nitrat cao, thậm chí là rất cao. LGT là giải pháp mang tính đồng bộ từ 3 phương diện: pháp luật, giáo dục và thị trường góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức và quyền lợi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe trong việc sản xuất và tiêu thụ rau xanh nói riêng, giảm thiểu các vấn nạn thực phẩm bẩn nói chung. Trang 1
- Dự án Khoa học Sức khỏe MỤC LỤC Tóm tắt dự án……………………………………………………………………………. trang 1 A. Phần mở đầu……………………………………………………………………… trang 3 I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… trang 3 II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………. trang 4 III. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… trang 4 IV. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu………………………………….. trang 5 V. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………… trang 5 B. Phần nội dung……………………………………………………………………. trang 6 I. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………… trang 6 1. Các loại rau trong danh mục nghiên cứu…………………………………… trang 6 2. Kiến thức phân loại học thực vật………………………………………….. trang 10 3. Tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe của rau xanh……………………………….. trang 10 4. Dư lượng nitrat trong rau………………………………………………….. trang 11 5. Giới thiệu máy đo nồng độ nitrat…………………………………………. trang 13 6. Một số thuật toán phục vụ nghiên cứu……………………………………. trang 15 II. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………… trang 15 1. Khảo sát tình hình sử dụng rau xanh của người dân địa phương…………. trang 15 2. Trồng thực nghiệm tại vườn trường bằng phương pháp hữu cơ…………. trang 16 3. Khảo sát và thu mẫu rau, đất tại một số địa điểm nghiên cứu……………. trang 17 4. Tiến hành đo nitrat và xử lý số liệu………………………………………. trang 18 III. Kết quả nghiên cứu………………………………………………………….. trang 18 1. Kết quả đo nitrat ở các địa điểm nghiên cứu…………………………... trang 18 2. Kết quả so sánh chỉ số nitrat đối với từng loại rau, đất ………………… trang 22 ở các địa điểm nghiên cứu C. Kết Luận và đề xuất giải pháp LGT…………………………………………. trang 27 I. Nhận xét và thảo luận………………………………………………………… trang 27 1. Đối với các loại rau đã nghiên cứu…………………………………… trang 27 2. Đối với các mẫu đất đã nghiên cứu…………………………………… trang 27 II. Đề xuất giải pháp LGT………………………………………………………. trang 28 1. Giải pháp luật……………………………………………………….. trang 28 2. Giải pháp giáo dục………………………………………………….. trang 29 3. Giải pháp thị trường………………………………………………….. trang 30 Tài liệu tham khảo……………………………………….…………………………… trang 32 Phần phụ lục…………………………………………………………………………… trang 33 Trang 2
- Dự án Khoa học Sức khỏe A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để có sức khỏe, con người cần phải cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể chủ yếu thông qua thức ăn. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh là một loại thức ăn dường như không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người. Rau xanh cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin, lipit, prôtein và các chất khoáng quan trọng như: canxi, photpho, sắt,…cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra rau còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng. Tuy nhiên, việc trồng hoặc lựa chọn mua rau xanh đảm bảo an toàn cho sức khỏe không phải là một vấn đề dễ dàng. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, rau an toàn nội địa là loại rau đảm bảo được 2 yêu cầu. Một là dư lượng của các hoá chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân huỷ bao gồm: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ ốc, trừ cỏ dại, tuyến trùng; hàm lượng đạm Nitrat (NO3-); hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, As,...) phải đạt dưới mức cho phép đối với từng loại rau củ quả cụ thể. Hai là sản phẩm rau quả phải được thu hoạch đúng lúc, phù hợp với yêu cầu của từng loại rau quả cụ thể như đúng độ già về kỹ thuật hay thương phẩm, không dập nát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh.... Muốn đạt được các yêu cầu này, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc sức khỏe cho đất, đảm bảo nước tưới sạch, sử dụng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật đúng quy trình. Hình 1. Rau xanh trong bữa cơm người Việt Hình 2. Mô hình rau hữu cơ ở Bến Tre Trang 3
- Dự án Khoa học Sức khỏe Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Bến tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn. Ngoài lúa, dừa, các loại cây ăn trái và hoa màu cũng được chú trọng phát triển diện tích tại Bến Tre. Diện tích trồng rau tại tỉnh Bến Tre thống kê đầu năm năm 2018 ước tính khoản 3.023 ha, đạt sản lượng 41.923 tấn. Tuy nhiên, rau sản xuất tại địa phương không chỉ là một nguồn cung cấp duy nhất rau xanh cho người dân. Rau xanh còn được cung cấp bởi hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm và chợ trên địa bàn tỉnh bến Tre có nhiều nguồn gốc ngoài tỉnh như: Đà Lạt, Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An…, thậm chí của nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Với sự đa dạng về nguồn gốc và xuất xứ các loại rau xanh trên thị trường càng làm tăng nguy cơ tiêu dùng rau xanh không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Xuất phát từ những vấn đề trên, dựa trên điều kiện khả thi của nhóm nghiên cứu khi tham gia vào dự án Rau hữu cơ tại trường học, được tổ chức Seed to Table hỗ trợ bút đo nitrat rau và đất, nhóm thực hiện dự án: “Thực trạng dư lượng Nitrat trong rau, củ, quả tại tỉnh Bến Tre. Đề xuất giải pháp an toàn thực phẩm LGT trong canh tác nông nghiệp”. Mong rằng với những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ cung cấp những số liệu tin cậy về thực trạng dư lượng nitrat trong rau, củ, quả tại tỉnh Bến Tre. Đồng thời đề xuất các giải pháp phối hợp hữu hiệu giữa giáo dục, luật pháp và thị trường. Điều quan trọng hơn hết là nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Khảo sát dư lượng nitrat trong rau, củ, quả tại một số chợ, cửa hàng, siêu thị, hộ nông dân, nông trại…trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Khảo sát dư lượng nitrat trong đất tại vườn rau hữu cơ của trường, một số hộ nông dân, nông trại…trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đề xuất giải pháp an toàn thực phẩm trong canh tác nông nghiệp. - Phát huy tính tư duy, sáng tạo, tự lập của học sinh tham gia dự án Nông nghiệp hữu cơ tại trường học. - Phát huy giá trị sử dụng của máy đo nitrat do tổ chức Seed to Table tài trợ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Rau, củ, quả dùng làm thực phẩm cho con người. Đối tượng nghiên cứu chính gồm các loại: xà lách, hành lá, lá quế, ớt, dưa leo, bầu, củ cải trắng. - Đất trồng tại khu vực trồng thực địa và các hộ nông dân đã nghiên cứu. Trang 4
- Dự án Khoa học Sức khỏe 2. Khách thể nghiên cứu Người dân, học sinh, cán bộ công chức và viên chức tại 3 điểm khảo sát chính: Ba Tri, Giồng Trôm và Bến Tre IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp: - Nghiên cứu tài liệu về khoa học sức khỏe, các quy định tiêu chuẩn của bộ y tế và bộ nông nghiệp phát triển nông thôn về an toàn thực phẩm trong trồng trọt. -Trồng thực nghiệm vườn rau theo phương pháp hữu cơ tại trường. - Quan sát, điều tra, ghi nhận thông tin. - Thực nghiệm đo nitrat trong rau và đất, phân tích, thống kê kết quả. - Nghiên cứu, tham khảo các trang trên mạng internet. 2. Phương tiện. - Bút đo nitrat Horiba dùng cho rau và đất. - Máy ảnh KTS. - Máy vi tính. - Dụng cụ phòng thí nghiệm: nước cất, cốc thủy tinh, … - Sổ, bút ghi chép. - Xe đạp điệp. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu: từ 7/2019 – 10/2019 2. Phạm vi nghiên cứu - Tất cả các loại rau, củ, quả dùng làm thực phẩm cho con người. - Đối tượng rau củ quả nghiên cứu chính gồm các loại: xà lách, hành lá, lá quế, ớt, dưa leo, bầu, củ cải trắng. - Đất trồng tại khu vực trồng thực địa và các hộ nông dân đã nghiên cứu. 3. Lĩnh vực nghiên cứu : Khoa học sức khỏe 4. Địa điểm nghiên cứu : - Tại trường học. - Các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm có kinh doanh rau xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Các hộ nông dân trồng rau tại Ba Tri và Giồng Trôm. Trang 5
- Dự án Khoa học Sức khỏe B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các loại rau trong danh mục nghiên cứu Con người sử dụng rau (hay còn gọi là rau xanh) như là một loại thức ăn cung cấp dinh dưỡng. Ở Việt nam, rau xanh rất đa dạng về loài. Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng rau xanh được phân loại thành những loại như sau : + Rau ăn lá : xà lách, rau muống, cải, rau dền, rau gia vị ( húng quế, ngò…), hành lá…. + Rau ăn quả : bầu, bí, mướp, dưa leo, ớt, cà chua… + Rau ăn củ : khoai tây, củ cải, củ sắn… + Rau ăn hoa : bông cải, thiên lý, so đũa, … Trong giới hạn nghiên cứu, nhóm sử dụng các loại rau mà người dân địa phương thường sử dụng trong bữa ăn bao gồm : Xà lách, lá quế, hành lá, bầu, dưa leo, ớt và củ cải. Đây là những loại rau dễ trồng, dễ mua tại các chợ. Chúng có giá trị dinh dưỡng và nhiều lợi ích cho sức khỏe. a. Xà lách Tên gọi khác : Cải bèo Tên khoa học : Lactuca sativa L. Mô tả: Xà lách có hệ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20 - 30cm. Bởi vậy cây không chịu ngập úng, lớp đất mặt cần độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng để rễ hút thức ăn dễ dàng. Thân có loại thân ngắn như xà lách cuộn, có loại thân thẳng, dài như rau diếp. Lá có nhiều lớp, có loại xanh đậm, có loại xanh nhạt, loại cuộn có lá trong màu trắng ăn ngon mềm hơn lá ngoài. Hoa ít gặp. Chùm hoa dạng bầu, chứa số lượng lớn các hoa nhỏ kết chặt với nhau trên một đế hoa. Hoa có 5 đài, 5 nhị cái và 2 lá noãn, hoa tự thụ, hạt phấn và lá noãn có độ hữu thụ cao. Hoa nở từ lúc có ánh sáng mặt trời đến trưa, thụ phấn tốt nhất lúc 9 - 10 giờ sáng. Quả bế, hạt không có nội nhũ. Công dụng: Xà lách là rau ăn lá. Xà lách thường dùng ăn sống, kẹp bánh mì, kẹp thịt… Rau xà lách trong đông y có công dụng là kích thích tiêu hóa, chống ho, giảm đau, gây ngủ, giải nhiệt, lọc máu… Còn theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong 100g rau xà lách có khoảng 2.2g carbohydrate, 1.2 g Hình 3. Rau xà lách Trang 6
- Dự án Khoa học Sức khỏe chất xơ, 90 g nước, 166 mg vitamin A, 73 mg folate. Đây còn là loại rau giàu chất sắt, canxi, kẽm, đồng, kali, carotene, vitamin C cùng rất nhiều muối khoáng giúp cơ thể tỉnh táo, giảm stress, tăng cường chức năng não và các mô cơ. b. Húng quế Tên gọi khác : Rau quế, húng giổi, é quế Tên khoa học : Ocimum basilicum L. Mô tả: Cây thân thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tím, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6 hoa một. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước nó có chất nhầy màu trắng bao quanh. Hạt đen, nhỏ, khi ngâm nước vỏ hạt nở ra một lớp màu trắng trương nước như hột é. Công dụng: Do cây húng quế có mùi thơm đặc biệt nên được dùng làm rau gia vị dùng ăn sống hoặc nêm vào các món nấu. Tinh dầu húng quế được làm dược liệu (dầu thơm) hoặc dùng trong mỹ phẩm. Theo Đông y, cây húng quế có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, mát máu, giảm cảm giác hồi hộp, giảm đau nhức, nhức đầu hay ói mửa, làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Theo nghiên cứu của Tây y, tinh dầu cây húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm. Hình 4. Rau húng quế c. Hành lá Tên gọi khác: hành non, hành xanh. Tên khoa học: Allium fistulosum L. Mô tả: Cây thân thảo, sống lâu năm, phát triển bằng căn hành. Thân hành nhỏ, cao 30-50 cm, tép trắng hay nâu đỏ, không phù lắm, to 7 - 15 mm. Rễ hình bóng đèn, ít phù, kéo dài, hơi bất đối xứng, phía dưới có chùm rể màu trắng, mọc khỏe trên đất tơi. Lá xanh mốc, bọng 3 cạnh ở dưới, hình trụ ở trên có thể lên đến 50 - 80 cm và 2,5 cm đường kính, bẹ dài bằng ¼ phiến. Trục mang cụm hoa cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều Trang 7
- Dự án Khoa học Sức khỏe hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh. Quả nang, viên nang hình cầu khoảng 5 mm đường kính, khai theo chiều dọc, chứa ít hạt. Công dụng: Do có mùi thơm đặc trưng, hành lá được dùng như loại rau gia vị không thể thiếu trong các món ăn như: canh, xào, súp… Theo Đông y, hành hương có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi (phát hãn) , lợi tiểu, sát khuẩn, giải độc, tiêu viêm...Theo Tây y hành lá có những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên vì bản thân chúng chứa chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hình 5. Hành lá d. Bầu Tên gọi khác: bầu nậm, bầu đất, bầu canh. Tên khoa học: Lagenaria siceraria Mô tả: Cây dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Lá hình tim rộng, không xẻ thùy hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc, to, màu trắng, có cuống hoa dài tới 20 cm. Quả mọng màu xanh dợt hay đậm, có hình dạng khác nhau hoặc tròn, dài thẳng hoặc thắt eo, vỏ già cứng hoá gỗ, thịt trắng. Hạt trắng, dài 1,5 cm. Công dụng: Quả bầu non thường được dùng để nấu canh, luộc hoặc xào... Lá non cũng có thể luộc để làm rau ăn. Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc. Còn có thứ bầu đắng, tính lạnh, hơi độc, có tác dụng lợi tiểu, thông đái dắt, tiêu thủng. Hình 6. Bầu e. Dưa leo Tên gọi khác: dưa chuột Tên khoa học: Cucumis sativus Mô tả: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Trang 8
- Dự án Khoa học Sức khỏe Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm. Lá thật là những lá đơn to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác (hình chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lông, với cuống lá dài 5-15 cm; rìa nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi. Hoa cây dưa leo đơn tính đồng chu hay biệt chu. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính; có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/trái. Công dụng: Quả dưa leo giòn, ngọt được sử dụng ăn tươi trong các bữa ăn hoặc xào. dưa leo là một loại quả có chứa tới 90% là nước, đồng thời chứa rất nhiều các loại Vitamin cần thiết cho cơ thể như: A,B1,B2, B6, C, D, canxi, kali, axit folic…vì vậy dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân, chống sung Hình 7. Dưa leo viêm… f. Ớt Tên gọi khác: Ớt cay Tên khoa học: Capsium frutescens L. Mô tả: Cây nhỏ, thuộc thảo, mọc hàng năm tại những nước ôn đới, sống lâu năm và thân phía dưới hóa gỗ ở những nước nhiệt đới. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, mềm hình thuôn dài, đầu nhọn, phiến lá dài 2 – 4 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá, mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng 5 -6. Quả mọc rủ xuống hay quay lên trời (chỉ thiên) hình dáng quả thay đổi, Hình 8. Ớt có thứ tròn, có thứ dài, khi chín màu đỏ, vàng hay tím. Trong chứa nhiều hạt màu dẹt, trắng. Trang 9
- Dự án Khoa học Sức khỏe Công dụng: Ngoài công dụng làm gia vị, ớt có thể là vị thuốc giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon, chóng tiêu. Ớt có thể dùng ngoài để làm giảm đau các bệnh đau khớp, đau dây thần kinh, dùng dưới dạng cồn, băng dán hoặc thuốc mỡ, dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị khác. Ngoài ra, người ta còn dùng lá ớt tươi chữa mụn nhọn, rắn, rết căn. g. Củ cải trắng Tên gọi khác: La bạc tử Tên khoa học: Raphanus sativus Mô tả: Cây củ cải là loại cây cho củ hàng năm. Cây thân thảo, cao từ 30-120 cm. Rễ thuôn dài chứa nhiều chất dinh dưỡng, phình to, có màu trắng. Lá xanh to, hình bầu dục, thuôn dài, có nhiều lông tơ. Lá già mang nhiều răng cưa. Hoa màu đỏ tía hoặc hồng. Quả không nẻ, hình thoi, bên trong chứa từ 2- 4 hạt Công dụng: Củ cải trắng được ví như 'nhân sâm mùa đông', do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người. Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được Hình 9. Củ cải trắng dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được. 2. Kiến thức phân loại học thực vật - Cách viết tên khoa học của thực vật theo đúng danh pháp hai phần của một loài. Trong đó, tên loài được viết in đậm, nghiêng, gồm 2 phần: phần thứ nhất là tên chi được viết hoa chữ cái đầu, phần thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Tên khoa học của một loài còn kèm theo tên của tác giả, im đậm. Thường tên tác giả sẽ được viết tắt vài kèm theo dấu chấm. Ví dụ: L. (chỉ Carl Linnaeus); DC. (chỉ De Candolle); Guill. (chỉ Guillemin); Guillaum. (chỉ Guillaumin) Cụ thể, tên khoa học của cây ớt là Capsium frutescens L. Trong đó Capsium là tên chi, frutescens là tên loài, L. Là tên viết tắt của tác giả Carl Linnaeus. - Cách viết tên họ: in đậm, không nghiêng. Trang 10
- Dự án Khoa học Sức khỏe 3. Tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe của rau xanh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định rau quả an toàn là loại rau quả đảm bảo các yêu cầu sau: Dư lượng của các hoá chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân huỷ bao gồm: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ ốc, trừ cỏ dại, tuyến trùng; hàm lượng đạm Nitrat (NO3-); hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, As,...) phải đạt dưới mức cho phép đối với từng loại rau củ quả cụ thể. Sản phẩm rau quả phải được thu hoạch đúng lúc, phù hợp với yêu cầu của từng loại rau quả cụ thể như đúng độ già về kỹ thuật hay thương phẩm, không dập nát hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh.... Ngoài ra, đối với những loại rau quả dùng cho mục đích xuất khẩu phải tuân thủ những qui định cụ thể về chất lượng, mẫu mã, yêu cầu về kiểm dịch thực vật và các yêu cầu khác của từng nước nhập khẩu. Đất trồng, nước tưới, phân bón, công tác phòng trừ sâu bệnh là yếu tố trực tiếp tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Dựa vào cách thức trồng và chăm sóc, các loại rau đạt tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe cho con người gồm có hai loại là rau sạch ( rau an toàn) và rau hữu cơ. Rau hữu cơ là loại rau được canh tác trong điều kiện tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen...Do được canh tác trong điều kiện tự nhiên mà rau hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác, đồng thời chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể con người. Nhiều hộ gia đình hiện nay tự trồng rau ăn cho gia đình để đảm bảo an toàn thực phẩm và vừa tiết kiệm chi tiêu. Trong những năm gần đây, một số hộ gia đình sản xuất rau hữu cơ theo chuẩn PGS Nhật Bản phân bố ở Ba Tri, Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre đã cung cấp một lượng rau hữu cơ ra thị trường, góp phần cung cấp thực phẩm sức khỏe cho người tiêu dùng. Rau sạch ( rau an toàn) là loại rau được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời người sản xuất phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật như: Canh tác trên đất trồng sạch, sử dụng nước tưới sạch, sử dụng phân bón theo hạn mức cho phép, sử dụng giống cây trồng chất lượng...Tại Việt Nam, rau sạch được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP… Hiện nay, tại Bến Tre, rau sạch được cung cấp chủ yếu bởi hệ thống cửa hàng bách hóa xanh, siêu thị coopmat. Tuy nhiên, hiện nay rau không an toàn, không có truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được bán rất nhiều ở các chợ từ địa phương đến thành phố. Thói quen mua thực Trang 11
- Dự án Khoa học Sức khỏe phẩm từ chợ là một trong những nguy cơ rất lớn khiến người tiêu dùng mua và sử dụng rau không an toàn. 4. Dư lượng nitrat trong rau Dư lượng đạm ( nitrat) là một trong những tiêu chuẩn đánh giá độ an toàn của rau. Nitrat (công thức hóa học là NO3-) là hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là nguồn cung cấp nitơ cho cây trồng. Vì vậy nitrat là một thành phần trong các loại rau, nhiều nhất ở phần lá, còn phần hạt hay củ thì có ít hơn. Thực ra NO3- không độc, nhưng khi vào cơ thể nitrat được chuyển hóa thành nitrit (NO2-) nhờ vi khuẩn đường ruột. Ion này còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe con người. Do vậy, khi ăn uống nước có chứa nitrit thì cơ thể sẽ hấp thu nitrit. Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin (Hb) thành methemoglobin (MetHb) không có khả năng vận chuyển ôxi như hemoglobin. Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này trẻ sơ sinh không có đủ enzyme trong máu để chuyển hóa methemoglobin trở lại thành hemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp, có các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt. Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobinemia do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ và thải loại nitrat. Nitrat và nitrit (đặc biệt là nitrit) được khuyến cáo là có khả năng gây ung thư ở người do nitrit sẽ kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một hợp chất nitrosamine-1 hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan hoặc ung thư dạ dày. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Nitrat khi vào cơ thể ở mức bình thường không gây hại cho cơ thể, nhưng trong hệ tiêu hóa nitrat được khử thành nitrit (NO2-) là chất chuyển oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được là methaemoglobin. Nếu lượng nitrat vượt quá mức cho phép, lượng nitrit sẽ nhiều lên và làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u dẫn đến bệnh ung thư.Việc tôn trọng quy định hàm lượng nitrat có trong rau sạch là rất quan trọng và cần thiết. Nếu không kiểm soát được hàm lượng nitrat trong rau sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và của cả cộng đồng nói chung. Trang 12
- Dự án Khoa học Sức khỏe Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam quy định dư lượng nitrat tối đa cho phép của một số loại rau như bảng sau: Mức giới hạn tối đa cho phép STT Loại rau (mg/kg) 1 Xà lách 1.500 2 Rau gia vị 600 3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi 500 4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím 400 5 Ngô rau 300 6 Khoai tây, Cà rốt 250 7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200 8 Cà chua, Dưa chuột 150 9 Dưa bở 90 10 Hành tây 80 11 Dưa hấu 60 Cũng theo đó, chỉ số nitrat trong đất cũng đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của cây trồng. Chỉ số nitrat trong đất phù hợp dao động từ 20-40 mg/kg. 5. Giới thiệu máy đo nồng độ nitrat. Máy đo nồng độ Nitrat ( bút đo nittrat) là thiết bị kiểm tra hàm lượng Nitrat của các loại rau, thực phẩm, hoa quả, thịt cá, các sản phẩm dinh dưỡng … có đạt tiêu chuẩn cho phép hay không. Thiết bị phân tích chất lượng thực phẩm dựa trên hàm lượng Nitrat có trong hầu hết các thuốc bảo quản thực vật, thuốc trừ sâu hiện đang được người nông dân sử dụng trong nuôi trồng động thực vật. Sự xuất hiện của chiếc máy cầm tay nhỏ gọn này đã mang đến một giải pháp kiểm tra chất lượng thực phẩm đơn giản và hiệu quả dành cho người tiêu dùng. Ngoài ra máy đo Nitrat còn được ứng dụng trong trồng trọt như đo Trang 13
- Dự án Khoa học Sức khỏe nồng độ Nitrat để xác định hàm lượng đạm trong đất, đo hàm lượng nitrat trong lớp đất cỏ. Đơn vị đo của máy đo là ppm/kg tương đương mg/kg. Cách sử dụng bút đo nitrat Horiba như sau: a. Đối với máy đo nitrat rau Bước 1: Hiệu chuẩn máy đo. Việc hiệu chuẩn giúp kết quả đo chính xác hơn Hiệu chuẩn nồng độ thấp: Bấm và giữ nút Cal 2 giây, khi biểu tượng Cal và số 300 nhấp nháy, nhỏ dung dịch hiệu chuẩn ở nồng độ 300 vào bộ phận cảm biến, đóng nắp và bấm nút Cal đến khi biểu tượng mặt cười nhấp nháy thì buông ra. Khi mặt cười không nhấp nháy, việc hiệu chuẩn nồng độ thấp đã xong. Sau đó rửa bộ phận cảm biến với nước cất, lao sạch bằng khăn chuyên dùng cho dụng cụ thí nghiệm. Hiệu chuẩn nồng độ cao: Bấm và giữ nút Cal 2 giây, khi biểu tượng Cal và số 5000 nhấp nháy, nhỏ dung dịch hiệu chuẩn ở nồng độ 5000 vào bộ phận cảm biến, đóng nắp và bấm nút Cal đến khi biểu tượng mặt cười nhấp nháy thì buông ra. Khi mặt cười không nhấp nháy, việc hiệu chuẩn nồng độ thấp đã xong. Sau đó rửa bộ phận cảm biến với nước cất, lao sạch bằng khăn chuyên dùng cho dụng cụ thí nghiệm. Sau khi hiệu chuẩn xong, có thể tiến hành đo nitrat rau. Việc hiệu chuẩn nên làm mỗi tuần, hoặc trước khi sử dụng. Bước 2. Đo nitrat trong rau Xử lý cơ học mẫu rau trước khi dùng dụng cụ ép lấy nước trực tiếp bằng cách cắt nhỏ hoặc giã nhuyễn. Ép lấy nước từ rau cho trực tiếp vào bộ phận cảm biến và đậy nắp lại. Chỉ số hiển thị trên màn hình là hàm lượng nitrat đã đo được. Bước 3. Vệ sinh sau khi sử dụng bằng nước cất. Hình 10. Bút đo Horiba và bộ phận cảm biến Trang 14
- Dự án Khoa học Sức khỏe b. Đối với máy đo nitrat đất Bước 1: Hiệu chuẩn máy đo. Việc hiệu chuẩn thực hiện tương tự như máy đo nitrat rau. Sử dụng 2 dung dịch: hiệu chuẩn thấp 30 ppm và hiệu chuẩn nồng độ cao 300 ppm. Bước 2. Đo nitrat trong đất. Sauk hi hiệu chuẩn có thể tiến hành đo nitrat đất. Đặt 1 miếng giấy lọc trên bộ phận cảm biến để bảo vệ. Cho 10 ml đất ( 10 gam) vào 60 ml nước cất. Lắc đều trong 1 phút. Dùng ống hút hút dung dịch đất nhỏ từ 4-5 giọt vào bộ phận cảm biến. Đọc chỉ số hiển thị trên màn hình là kết quả đo nitrat của đất. Bước 3. Vệ sinh sau khi sử dụng bằng nước cất. 6. Một số thuật toán phục vụ công việc nghiên cứu - Công thức tính giá trị trung bình : - Đơn vị ppm trong máy đo nitrat : chữ ppm xuất phát từ tiếng Anh: parts per million nghĩa là một phần triệu. Trong khoa đo lường, ppm là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp. Nó thường chỉ tỷ lệ của lượng một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. Ở đây lượng có thể hiểu là khối lượng, thể tích, số hạt (số mol),... Khi dùng cần chỉ rõ lượng là gì. Giá trị của ppm là: ppm = 1/1 000 000 = 10-6 Trong trường hợp này, đơn vị ppm/kg tương đương với mg/kg, ml/l. II. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát tình hình sử dụng rau xanh của người dân địa phương Thực hiện khảo sát định lượng ngẫu nhiên 500 đối tượng bao gồm học sinh, người dân trên các địa bàn TP Bến Tre, huyện Giồng Trôm và Ba Tri, nhóm thu được kết quả thống kê như sau : Stt Câu hỏi Có Không Tỉ lệ trả lời có 1 Gia đình bạn có sử dụng rau xanh trong bữa ăn không? 500 0 100% 2 Bạn có tin cậy độ an toàn của những loại rau xanh mà gia 285 215 57% đình bạn sử dụng không? 3 Bạn có biết rau an toàn là gì không? 155 345 31% 4 Gia đình bạn có tự trồng rau để sử dụng hay không? 340 160 68% 5 Gia đình bạn có gặp trường hợp ngộ độc thực phẩm nào 36 464 6% không? Trang 15
- Dự án Khoa học Sức khỏe Kết quả khảo sát minh chứng rằng rau xanh là thực phẩm có mặt xuyên suốt trong bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên mọi người chưa có nhiều kiến thức về độ an toàn của rau cũng như thực phẩm dùng hằng ngày. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy người dân có thói quen mua rau dùng cho gia đình ở nhiều thị trường khác nhau như : siêu thị, cửa hàng thực phẩm, chợ… Trong đó, chợ là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy nguy cơ mua phải những loại rau kém chất lượng là rất cao. Kết quả khảo sát thói quen mua, sử dụng rau xanh của các hộ gia đình Chợ (57%) Siêu thị (9%) Bách hóa xanh ( 12%) Khác ( ngã ba, hàng quán, hàng rong) ( 22%) 2. Trồng thực nghiệm tại vườn trường bằng phương pháp hữu cơ. Để có kết quả so sánh thực tế, nhóm tiến hành trồng 7 loại rau trong danh mục nghiên cứu theo phương pháp hữu cơ dưới sự hỗ trợ kỹ thuật từ tổ chức Seed to Table của Nhật Bản. Quy trình trồng được tuân thủ đúng quy chuẩn hữu cơ như sau : Chọn và xử lý đất : Nhổ sạch cỏ dại, vệ sinh và thu gom tất cả rác vô cơ trong khu đất dùng trồng rau ( ly nhựa, ống hút, túi mủ, vỏ kẹo…). Lên liếp trồng. Đất có hàm lượng các chất bao gồm đồng (Cu), kẽm ( Zn), chì (Pb), cadima (Cd) và asen ( As) trong ngưỡng cho phép ( phần phụ lục) Sử dụng nguồn nước : Do trường nằm trong khu vực xâm nhập mặn và nhiễm phèn theo mùa nên dùng nước máy để tưới rau. Nước có hàm lượng các chất bao gồm đồng (Cu), kẽm ( Zn), chì (Pb), cadima (Cd) và asen ( As) trong ngưỡng cho phép ( phần phụ lục). Trong quá trình canh tác phải thường xuyên theo dõi tình trạng của đất và nước để đảm bảo sức khỏe cho rau. Sử dụng hạt giống : Sử dụng các giống tại địa phương hoặc giống mua nội địa. Không sử dụng giống ngoại và các giống chuyển hóa gen. Bón phân : Dùng phân hữu cơ đã ủ hoai mục từ 2-6 tháng. Tùy theo phương pháp ủ có bổ sung nấm vi sinh thì thời gian ủ sẽ rút ngắn. Có thể bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng Trang 16
- Dự án Khoa học Sức khỏe cách phun các dung dịch dinh dưỡng thảo mộc như dung dịch đường-chuối, đường-rau muống…Tuyệt đối không dùng phân hóa học trong suốt quá trình canh tác. Hình 11. Học sinh trồng thực nghiệm rau hữu cơ tại trường Chăm sóc : Thường xuyên thăm vườn, nhổ cỏ, bắt sâu hại. Có thể sử dụng các loại thuốc thảo mộc để phòng trị sâu hại như : dung dịch tỏi ớt, dung dịch rượu tỏi ớt… Tuyệt đối không dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong suốt quá trình canh tác. Trồng thêm các loại hoa như : mười giờ, sao nhái, đậu biếc, hướng dương… để tạo sự đa dạng sinh học và dẫn dụ các loại thiên địch có lợi. Thu hoạch : Các loại rau ăn lá như lá quế, hành lá, xà lách có thể thu hoạch sau 1 tháng gieo trồng. Các loại rau ăn quả, rau ăn củ như bầu, dưa leo, ớt, củ cải thu hoạch sau 1,5 đến 2 tháng. Thời gian thu hoạch các loại rua ăn quả có thể kéo dài. 3. Khảo sát và thu mẫu rau, đất tại một số địa điểm nghiên cứu STT ĐỊA ĐIỂM VIẾT SẢN PHẨM THU TẮT RAU ĐẤT 1 SIÊU THỊ COOPMAT BẾN TRE ST X 2 CHỢ BA TRI BTR X 3 CHỢ GIỒNG TRÔM GT X 4 CHỢ PHƯỜNG 3 TP BẾN TRE BT X 5 BÁCH HÓA XANH BHX X 6 VƯỜN TRƯỜNG VT X X 7 LIÊN NHÓM SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ BA TRI RHCBTR X X 8 HỘ SẢN XUẤT RAU Ở GIỒNG TRÔM HND X X TC 8 ĐỊA ĐIỂM 56 MẪU 3 MẪU Trang 17
- Dự án Khoa học Sức khỏe Hình 12. Khảo sát tại liên nhóm sản xuất rau hữu cơ Ba Tri và siêu thị Coopmat 4. Tiến hành đo nitrat và xử lý số liệu. Sau khi trồng và thu mẫu tại các địa điểm đã xác định, nhóm tiến hành đo nitrat các mẫu rau và đất. Việc đo nitrat được thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh học của trường trong 2 tháng ( tháng 6, 7/2019). Đối với mỗi mẫu sẽ tiến hành đo 3 lần , sau đó lấy kết quả trung bình. Các mẫu rau sẽ có thể thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau như chóp lá, cuống lá, gân lá, phần thịt quả, vỏ quả, đầu giữa và cuối quả để cho các giá trị chính xác. Các mẫu đất lấy ở các vườn, mỗi vườn lấy tại 5 điểm gồm 4 góc và điểm giữa của khu vườn, trộn lại đồng nhất rồi tiến hành đo. III. IV. V. VI. Hình 13. Một số công việc trong quy trình đo nitrat rau và đất Trang 18
- Dự án Khoa học Sức khỏe III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả đo nitrat ở các địa điểm nghiên cứu a. Chợ Ba Tri ngày thực hiện ( 20/6/2019) STT TÊN RAU CHỈ SỐ NITRAT RAU CHỈ SỐ TÌNH LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 CHỈ SỐ CHUẨN TRẠNG TB 1 HÀNH LÁ 2200 2300 2200 2233 400 > 4 lần 2 LÁ QUẾ 3300 3300 3200 3267 600 > 5 lần 3 XÀ LÁCH 1800 1900 1900 1867 1500 >1 lần 4 BẦU 710 720 720 717 400 >1,5 lần 5 ỚT 550 540 550 547 400 >1 lần 6 DƯA LEO 270 260 270 267 150 > 1,5 lần 7 CỦ CẢI 3700 3700 3800 3733 500 >6 lần b. Chợ Giồng Trôm ngày thực hiện : 15/7/2019 STT TÊN RAU CHỈ SỐ NITRAT RAU CHỈ SỐ TÌNH LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 CHỈ SỐ CHUẨN TRẠNG TB 1 HÀNH LÁ 660 660 640 653 400 > 1,5 lần 2 LÁ QUẾ 1700 1800 1800 1766 600 > 2,5 lần 3 XÀ LÁCH 870 880 880 877 1500 < 1,5 lần 4 BẦU 420 420 450 430 400 >1 lần 5 ỚT 860 860 850 857 400 >2 lần 6 DƯA LEO 120 140 150 136 150 < 1 lần 7 CỦ CẢI 1900 2100 2200 2067 500 >4 lần c. Cửa hàng Bách hóa xanh ngày thực hiện : 10/6/2019 STT TÊN RAU CHỈ SỐ NITRAT RAU CHỈ SỐ TÌNH LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 CHỈ SỐ CHUẨN TRẠNG TB 1 HÀNH LÁ 1300 1300 1300 1300 400 > 3 lần 2 LÁ QUẾ 1300 1500 1500 1433 600 > 2,5 lần 3 XÀ LÁCH 450 450 490 463 1500 < 3 lần 4 BẦU 90 100 110 100 400 < 4 lần 5 ỚT 380 400 380 387 400 < 1 lần 6 DƯA LEO 157 162 167 162 150 > 1 lần 7 CỦ CẢI 2200 2300 2200 2230 500 >4 lần Trang 19
- Dự án Khoa học Sức khỏe d. Chợ phường 3, thành phố Bến Tre ngày thực hiện : 15/6/2019 STT TÊN RAU CHỈ SỐ NITRAT RAU CHỈ SỐ TÌNH LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 CHỈ SỐ CHUẨN TRẠNG TB 1 HÀNH LÁ 1100 1300 1300 1233 400 > 3 lần 2 LÁ QUẾ 2300 2400 2200 2300 600 > 3,5 lần 3 XÀ LÁCH 750 740 720 737 1500 < 2 lần 4 BẦU 400 410 430 413 400 >1 lần 5 ỚT 560 560 580 567 400 >1 lần 6 DƯA LEO 210 210 230 217 150 >1 lần 7 CỦ CẢI 2400 2400 2600 2467 500 >4,5 lần e. Siêu thị Coopmat Bến Tre ngày thực hiện : 15/6/2019 STT TÊN RAU CHỈ SỐ NITRAT RAU CHỈ SỐ TÌNH LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 CHỈ SỐ CHUẨN TRẠNG TB 1 HÀNH LÁ 540 540 560 547 400 > 1 lần 2 LÁ QUẾ 980 990 1000 990 600 > 1 lần 3 XÀ LÁCH 1800 1700 1800 1767 1500 >1 lần 4 BẦU 190 190 190 190 400
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn