1<br />
<br />
TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hμ NéI<br />
Khoa v¨n hãa häc<br />
--------------------<br />
<br />
MAI VĂN TUẤN <br />
<br />
<br />
V¡N HãA øNG xö trong gia ®×nh ng−êi c«ng gi¸o<br />
(kh¶o s¸t t¹i gi¸o xø ®Òn th¸nh phó nhai<br />
gi¸o phËn bïi chu - nam ®Þnh)<br />
<br />
NG¦êI h−íng dÉn khoa häc: ths. L£ THÞ CóC<br />
<br />
Hμ Néi - 2014<br />
<br />
2<br />
LỜI TRI ÂN<br />
Trên hành trình học hỏi và khám phá nguồn tri thức phong phú, thầy cô,<br />
bè bạn luôn là những người đồng hành tri kỷ. Để hoàn thành khóa luận “Văn<br />
hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo”. Trước tiên, tôi bày tỏ lời tri ân<br />
chân thành đến Ths. Lê Thị Cúc giáo viên chủ nhiệm lớp Văn hóa học 2B,<br />
đồng thời cũng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để<br />
tôi hoàn thành khóa luận này.<br />
Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các giảng viên khoa Văn hóa<br />
học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất<br />
cho tôi học tập trong suốt 4 năm ngồi trên ghế giảng đường.<br />
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý linh mục,<br />
quý sơ, quý ban hành giáo, giáo dân giáo xứ Đền thánh Phú Nhai - Bùi Chu<br />
đã rất nhiệt tâm giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu tại đây để có<br />
những tư liệu quý giá hoàn thành khóa luận.<br />
Với niềm thành kính, con cảm ơn bố mẹ, anh chị em và những người<br />
thân yêu trong gia đình đã luôn đồng hành và hy sinh cho con rất nhiều, giúp<br />
con hoàn thành chương trình học của mình cách tốt nhất.<br />
Dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.<br />
Rất mong có được những đóng góp xây dựng từ quý vị.<br />
Tôi xin chân thành tri ân!<br />
Hà Nội, tháng 5 năm 2014<br />
Sinh viên<br />
<br />
Mai Văn Tuấn<br />
<br />
<br />
5<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1<br />
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH<br />
VÀ TỔNG QUAN GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI – GIÁO PHẬN<br />
BÙI CHU ...................................................................................................................13<br />
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI<br />
CÔNG GIÁO .................................................................................................................. 13<br />
<br />
1.1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................. 13<br />
1.1.2. Đặc điểm ứng xử trong gia đình truyền thống người Việt .......... 21<br />
1.1.3. Giáo lý Công giáo về ứng xử trong gia đình .............................. 26<br />
1.2. TỔNG QUAN GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI – GIÁO PHẬN BÙI CHU... 33<br />
<br />
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 37<br />
Chương 2: CÁC QUAN HỆ ỨNG XỨ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG<br />
GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI HIỆN NAY ...........................38<br />
2.1 ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG ....................................... 38<br />
<br />
2.1.1. Ứng xử vợ - chồng trong việc tổ chức sinh hoạt gia đình ........... 38<br />
2.1.2. Ứng xử của vợ - chồng trong tổ chức hoạt động kinh tế ............ 45<br />
2.2. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ - CON CÁI .............................. 47<br />
<br />
2.2.1. Trách nhiệm và vai trò giáo dục của cha mẹ đối với con cái ...... 48<br />
2.2.2. Bổn phận và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ ...................... 52<br />
2.3. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA ÔNG BÀ VÀ CÁC CHÁU...................... 54<br />
<br />
2.3.1. Những lĩnh vực mà ông bà quan tâm dạy dỗ các cháu ............... 54<br />
2.3.2. Cách thức ông bà giáo dục con cháu .......................................... 56<br />
2.3.3. Ứng xử của con cháu đối với ông bà, đặc biệt thể hiện qua việc<br />
tôn kính tổ tiên ..................................................................................... 56<br />
2.4. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA ANH, CHỊ, EM ........................................ 59<br />
<br />
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 61<br />
<br />
6<br />
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VĂN HÓA ỨNG<br />
XỬ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH<br />
PHÚ NHAI HIỆN NAY ..........................................................................................63<br />
3.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA<br />
ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI ................... 63<br />
<br />
3.1.1. Những biểu hiện tích cực............................................................ 63<br />
3.1.2. Những biểu hiện tiêu cực............................................................ 65<br />
3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ<br />
CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI<br />
HIỆN NAY ...................................................................................................................... 67<br />
<br />
3.2.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường ....................................... 67<br />
3.2.2. Ảnh hưởng từ xu thế phát triển của xã hội công nghiệp hóa-hiện<br />
đại hóa .................................................................................................. 69<br />
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP TRONG<br />
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH<br />
PHÚ NHAI ...................................................................................................................... 73<br />
<br />
3.3.1. Phát huy truyền thống tốt đẹp trong gia đình người Công giáo ......... 73<br />
3.3.2. Xây dựng và giáo dục kỹ năng ứng xử trong gia đình Công giáo........ 75<br />
KẾT LUẬN ...............................................................................................................88<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92<br />
PHỤ LỤC ..................................................................................................................95<br />
<br />
7<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
Ứng xử giữa con người với con người là một vấn đề được nhiều nhà<br />
khoa học ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam nghiên cứu từ rất lâu. Sự<br />
quan tâm này cho thấy ứng xử giữa người với người là một vấn đề có ý<br />
nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, các nhóm xã<br />
hội lớn, nhỏ và của toàn xã hội. Cách ứng xử của một cá nhân, một nhóm<br />
xã hội sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cách ứng xử đáp lại của tất<br />
cả những người liên quan, ảnh hưởng đến cuộc sống không chỉ từng cá<br />
nhân mà của cả cộng đồng xã hội.<br />
Trong quá trình hội nhập văn hóa bản địa, Công giáo ngày càng đóng<br />
vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng vào mạch sống của người dân<br />
Việt Nam. Điều đó được thể hiện cụ thể và rõ nét nhất trong các gia đình<br />
theo đạo Công giáo, tuy có những điểm không tương đồng nhưng gia đình<br />
Công giáo vốn vẫn mang đầy đủ những yếu tố của một gia đình thuần Việt.<br />
Qua giáo lý và Phúc âm người Công giáo đã thực hành niềm tin của<br />
mình bằng chính những hành động, những cách ứng xử với mọi người<br />
trong cuộc sống, đặc biệt qua ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.<br />
Vậy cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Công giáo có đặc<br />
điểm gì? Niềm tin tôn giáo đã ảnh hưởng như thế nào trong cách ứng xử<br />
đó? Đây là những câu hỏi có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Vì<br />
vậy, chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công<br />
giáo hiện nay tại đền thánh Phú Nhai” nghiên cứu để tìm câu trả lời cho<br />
vấn đề trên.<br />
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Ứng xử trong gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa<br />
học và có lịch sử nghiên cứu lâu dài. Nghiên cứu này đã giành được sự<br />
<br />