Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của phụ nữ mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống
lượt xem 7
download
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của phụ nữ mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống với các nội dung chính: Khái quát về người Mường ở Quý Hòa; phụ nữ Mường ở Quý Hòa với việc sản xuất và sử dụng y phục trong xã hội truyền thống; phụ nữ Mường ở Quý Hòa với sản xuất và sử dụng y phục dân tộc hiện nay ở Quý Hòa. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của phụ nữ mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ ------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HOÁ CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA, LẠC SƠN, HÒA BÌNH VỚI NGHỀ LÀM Y PHỤC TRUYỀN THỐNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS TRẦN BÌNH Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ THANH THỦY Lớp : VHDT HÀ NỘI - 2015 1
- LỜI CẢM ƠN Đề tài “Vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với việc xản xuất và sử dụng y phục truyền thống” được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình, của PGS.Ts Trần Bình, chính quyền xã Quý Hòa, chú Bùi Văn Dát – Chủ tịch UBND xã Quý Hòa; Bác Bùi Văn Chiến – Phó chủ tịch UBND xã Quý Hòa; Cô Bùi Thị Bư – Chủ tịch hội phụ nữ xã Quý Hòa; Chị Bùi Thị Nhương – Phó chủ tịch hội phụ nữ xã Qúy Hòa; chị Bùi Thị Diễm – Chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Cáo, xã Qúy Hòa cùng toàn thể các Phòng, Ban thuộc UBND xã Qúy Hòa, gia đình chú Bùi Văn Thương xóm Khả 1, các cán bộ Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cô Bùi Thị Thủy – Phó phòng Văn hóa Huyện Lạc Sơn( Hòa Bình), nhân dân xã Quý Hòa (Lạc sơn, Hòa Bình),… Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả! Do khả năng có hạn, chăc chắn khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ Thầy cô và những người quan tâm tới Khóa luận. Em xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015. Bùi Thị Thanh Thủy 2
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1.................................................................................................. 10 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG ......................................................... 10 Ở QUÝ HÒA, LẠC SƠN, HÒA BÌNH...................................................... 10 1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú. ................................................................ 10 1.2. Nguồn gốc, tên gọi tộc người ........................................................ 11 1.3. Đặc điểm mưu sinh, xã hội truyền thống .................................... 12 1.4. Đặc điểm văn hóa............................................................................ 14 1.4.1. Văn hóa vật chất ........................................................................ 14 1.4.2. Văn hóa tinh thần...................................................................... 23 CHƯƠNG 2.................................................................................................. 33 PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA VỚI SẢN XUẤT ................................ 33 VÀ SỬ DỤNG Y PHỤC TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG ............ 33 2.1. Phụ nữ với việc làm sợi, nhuộm và dệt. ........................................ 34 2.1.1. Làm sợi....................................................................................... 34 2.1.3. Kỹ thuật dệt vải .......................................................................... 39 2.1.4. Kỹ thuật dệt cạp váy................................................................... 40 2.1.5. Lựa chọn hoa văn dệt. ............................................................... 40 2.2. Vai trò của phụ nữ trong nhuộm sợi, vải. .................................... 42 2.3. Cắt may và thiết kế kiểu dáng y phục .......................................... 43 3
- 2.4. Vai trò của phụ nữ Mường trong trang trí y phục...................... 44 2.4.1. Các thao tác trang trí ................................................................ 44 CHƯƠNG 3.................................................................................................. 47 PHỤ NỮ MƯỜNG Ở QUÝ HÒA VỚI BẢO TỒN .................................. 47 Y PHỤC DÂN TỘC HIỆN NAY ............................................................... 47 3.1. Thực trạng y phục dân tộc Mường ở Quý Hòa hiện nay............ 47 3.1.1. Đặc điểm chung ......................................................................... 47 Nghệ nhân làm y phục truyền thống ....................................................... 48 Kỹ thuật sản xuất y phục ......................................................................... 48 Vai trò của phụ nữ Mường trong sử dụng y phục Mường hiện nay ............ 51 3.2. Vai trò của phụ nữ trong truyền dạy nghề làm y phục truyền thống. ......................................................................................................... 54 3.2.1. Phụ nữ với việc truyền dạy. ...................................................... 54 3.2.2. Phụ nữ với việc tiếp nhận nghề làm y phục truyền thống. .... 55 3.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong cắt may và sử dụng y phục truyền thống hiện nay ................................................... 57 Yếu tố văn hóa ......................................................................................... 57 Chính sách của Đảng, Nhà nước ............................................................ 58 Nhu cầu của phát triển du lịch................................................................ 59 3.4. Vấn đề đặt ra và một số giải pháp khắc phục ............................. 59 3.4.1. Vấn đề đặt ra.............................................................................. 59 3.4.2. Một số giải pháp khắc phục ...................................................... 60 3.5. Câu chuyện văn hóa ....................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................. 66 4
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 68 PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................... 70 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự biến đổi văn hóa luôn là vấn đề nóng và được nhiều nhà nghiên cứu cũng như giới truyền thông quan tâm sâu sắc bởi biến đổi văn hóa không chỉ ảnh hưởng đến cả một nền văn hóa đất nước mà còn tác động tới cả một nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là kinh tế du lịch. Quan trọng hơn, nó còn có một sự ảnh hưởng không nhỏ tới cả một hệ thống con người về mặt nhân cách, ứng xử… Trong đó, y phục dân tộc Mường là một thành tố văn hóa vật thể quan trọng nhất. Không chỉ có chức năng bảo vệ, che đậy cơ thể con người về thể chất mà y phục còn phản ánh một nền văn hóa, nếp sống tộc người, quan điểm thẩm mĩ của tộc người và trình độ phát triển thủ công nghiệp của tộc người đó. Thông qua y phục chúng ta còn có thể đoán biết được môi trường sinh sống của họ ở đồng bằng hay miền núi, thậm chí có thể đoán biết được họ sinh sống xen kẽ với những tộc người nào rồi nhận diện được tộc người này với tộc người khác. Chính vì vậy, y phục hay trang phục là một trong những đối tượng nghiên cứu phổ biến của nhân học văn hóa. Bên cạnh đó, y phục Mường hiện nay ở xã Quý Hòa mặc dù vẫn còn khá phổ biến nhưng đã thay đổi nhiều về hình thức, cách thức sử dụng và tác động lớn nhất đến sự thay đổi này là sự biến đổi về vai trò của phụ nữ Mường đối với việc làm và sử dụng y phục. Chính vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn: Vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa, Lạc Sơn, Hòa Bình với nghề làm y phục truyền thống làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp cử nhân ngành Văn hóa Dân tộc Thiểu số. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Khẳng định vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa đối với bải tồn văn hóa Mường truyền thống Nhiệm vụ: 6
- Khái quát về người Mường ở Quý Hòa, văn hóa Mường ở Quý Hòa. Tìm hiểu các đặc điểm y phục Mường truyền thống, và thay đổi của nó hiện nay. Tìm hiểu vai trò của phụ nữ Mường ở Quý Hòa đối với việc sáng tạo và sử dụng y phục truyền thồng. Tìm kiếm một số giải pháp bước đầu, với mong muốn góp phần bảo tồn y phục truyền thống Mường ở xã Quý Hòa. 3. Lịch sử nghiên cứu Trang phục của người Mường đã được rất nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng đề cập đến trong các công trình của mình như Người Mường – Địa lí nhân văn và xã hội của Jean Cusinier (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người của Nguyễn Từ Chi (1995), Người Mường ở Hòa Bình của Trần Từ (1996), Người Mường ở Việt Nam của Vũ Tuyết Mai và Bùi Đức Tân (1999), Tang lễ của người Mường ở Hòa Bình của Nguyễn Thị Song Hà (2009)…Tuy nhiên những tác phẩm này mới chỉ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của trang phục Mường mà chưa nêu được rõ nhất vai trò của phụ nữ trong làm trang phục cũng như sử dụng và bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, tôi còn muốn thể hiên rõ hơn sự biến đổi vai trò của phụ nữ làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn trang phục dân tộc như thế nào để từ đó có phương pháp giải quyết hoặc hạn chế sự mai một văn hóa trang phục Mường ở xã Quý Hòa. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Vai trò của phụ nữ Mường trong việc làm y phục truyền thống. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu là y phục phụ nữ. Phạm vi thời gian: Truyền thống từ năm 1990 trở về trước và hiện tại là đầu năm 2015. 7
- Phạm vi không gian : Xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trong đó tập chung nghiên cứu chủ yếu ở Xóm Khả 1, Xóm Cốc, Xóm Cáo và xóm Thung 1, Thung 2 là những thôn điển hình về dệt thổ cẩm và có nhiều nghệ nhân giỏi dệt may trang phục truyền thống. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình hoàn thành khóa luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ được tuyệt đối tuân thủ. Đó là sự nhìn nhận y phục Mường ở Quý Hào và vai trò của phụ nữ Mường ở đây đối với việc sản xuất và sử dụng y phục truyền thống, trong sự tương tác tất yếu của của các yếu tố: tộc người (phong tục tập quán); đặc điểm môi trường cư trú, giao tiếp văn hóa;... cũng như các chương trình kinh tế - xã hội khác, muốn bảo tồn y phục truyền thống Mường ở Quý Hòa buộc phải thỏa mãn các mối quan hệ trên. - Nghiên cứu thực địa là phương pháp tiếp cận chủ đạo của bài khóa luận này. Các kỹ thuật chủ yếu bao gồm: Tham dự, quan sát, phỏng vấn, hỏi chuyện, ghi chép,… được sử dụng trong quá trình điều tra, nghiên cứu thu thập tư liệu ở các xóm Mường Quý Hòa. Để thu thập tư liệu, tác giả đã nghiên cứu thực địa ở Quý Hòa nhiều đợt. Trong thời gian trên, tôi gặp gỡ các vị lãnh đạo, cán bộ các ban ngành, các cụ bà người cao tuổi, các cán bộ chi hội phụ nữ, các thợ dệt may giỏi và phụ nữ ở Quý Hòa, cũng như huyện Lạc Sơn,… Kết quả thu được từ các đợt nghiên cứu thực địa là nguồn tư liệu chính, để xem xét nghiên cứu, thực hiện khóa luận này. - Để bổ sung tư liệu, nghiên cứu tài liệu thứ cấp, trong các tài liệu đã công bố, cũng được chú trọng thực hiện. Đó là những công trình nghiên cứu về trang phục, y phục, tổ chức xã hội, ma chay, cưới xin, tín ngưỡng, thờ cúng, cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức cộng đồng,... của người Mường và Quý Hòa nói riêng và ở Lạc Sơn nói chung; Những tài liệu liên quan đến 8
- tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động của các chi hội phụ nữ ở địa phương;... - Để xử lý, phân tích các dữ liệu, phương pháp thống kê, so sánh,... đã được sử dụng trong quá trình thực hiện trong báo cáo này. 6. Đóng góp của Khóa luận Khóa luận sẽ góp phần bổ sung tài liệu về trang phục Mường truyền thống, và vai trò của phụ nữ Mường trong dệt may trang phục truyền thống, ở Quý Hòa nói riêng và cuả người Mường ở Hòa Bình nói chung. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các cơ quan, cá nhân đang thực hiện công tác bảo tồn trang phục, văn hóa truyền thống Mường ở Quý Hóa, Lạc Sơn và ở Hòa Bình. 7. Nội dung và bố cục của Khóa luận Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận và Phụ lục ảnh. Khóa luận được trình bày trong 3 chương chính: Chương 1: Khái quát về người Mường ở Quý Hòa. Chương 2: Phụ nữ Mường ở Quý Hòa với việc sản xuất và sử dụng y phục trong xã hội truyền thống. Chương 3: Phụ nữ Mường ở Quý Hòa với sản xuất và sử dụng y phục dân tộc hiện nay ở Quý Hòa 9
- CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở QUÝ HÒA, LẠC SƠN, HÒA BÌNH 1.1. Đặc điểm địa bàn cư trú. Xã Quý Hòa được thành lập vào năm 1956, là xã đặc biệt khó khăn (xã 135 giai đoạn II theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Xã Quý Hòa nằm ở phía Bắc của huyện Lạc Sơn, là xã vùng cao của Huyện, cách trung tâm huyện 20 km. Về vị trí địa lý Phía Đông của xã tiếp giáp với xã Cuối Hạ của huyện Kim Bôi, xã Mỹ Thành, xã Văn Nghĩa của huyện Lạc Sơn; Phía Tây tiếp giáp xã Thượng Tiến của huyện Kim Bôi, và xã Miền Đồi của huyện Lạc Sơn; Phía Bắc giáp xã Kim Tiến của huyện Kim Bôi; Phía Nam giáp xã Tuân Đạo huyện Lạc Sơn. Khí hậu Xã Quý Hòa cũng như các xã khác trong toàn huyện nằm ở đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, chính vì vậy có phân thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, nhiệt độ bình quân tháng từ 23 - 250c, ngày nóng lên đến 36-400c, mùa đông ngày rét xuống đến dưới 100c. Độ ẩm không khí trung bình 84%, cao nhất 100%, thấp nhất 24%. Chế độ gió, hướng gió thịnh hành theo hai hướng Đông Nam và Đông Bắc. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6-7giờ/ngày, mùa đông 3- 4giờ/ngày. Về thổ nhưỡng 10
- Quý Hòa có nhiều loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi, phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng và đất trồng lúa, bao gồm đất đồng ruộng, đất ven suối, đất thung lũng, đất đồi núi. Tài nguyên nước Xã Quý Hòa hiện nay sử dụng nguồn nước chính từ hồ trữ nước ( Hồ Khả ) thuộc địa phận của xã, hồ trữ nước này có diện tích rất lớn khoảng 30 nghìn mét vuông, điểm sâu nhất tới gần 20m. Nguồn nước này chịu trách nhiệm cho toàn bộ dân số trong khu vực xã sinh hoạt và sử dụng làm nguồn tới tiêu cho các loại cây lương thực, hoa màu hay chăn nuôi. Ngoài ra do địa hình chia cắt, gồ ghề nên xã Quý Hoà còn có hệ thống suối nhỏ cũng góp phần vào nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho phát triển nông nghiệp. Hạ tầng giao thông Nhìn chung giao thông trên địa bàn xã Quý Hòa đã được quy hoạch cụ thể và thuận tiện, đã có đường đổ bê tông từ trung tâm xã đến các thôn, làng. Tuy nhiên, còn rất nhiều các con đường liên thôn hoặc đường nằm trên các thôn vùng cao hơn gần như còn rất khó khăn, nhiều đá mấp mô lởm chởm, đường lại dốc và trơn trượt vào ngày mưa nên gây nhiều nguy hiểm cho người qua lại, cũng gây khó khăn trong việc giao lưu, trao đổi buôn bán. Đặc biệt đoạn đường dẫn lên thôn Thung 1 và Thung 2 dài 8km, hay thôn Rọi 1, Rọi 2 và Xóm Thêu là đoạn đường có độ dốc lớn, nhiều đá, vô cùng khó khăn khi di chuyển. Có lẽ cũng vì sự khó khăn về mặt giao thông mà văn hóa Mường ở các thôn Thung 1 và Thung 2 còn rất đậm nét, nơi đây giống như một thế giới Mường cổ xưa độc lập vậy. 1.2. Nguồn gốc, tên gọi tộc người Tài liệu về ngôn ngữ học, nhân chủng học, dân tộc học, khảo cổ học… chứng minh rằng người Mường ở Việt Nam có nguồn gốc là người 11
- Việt cổ, hay nói cách khác người Mường và người Việt hiện nay có cùng nguồn gốc. Các nhà ngôn ngữ học xếp người Mường vào nhóm các dân tộc có tiếng nói thuộc ngôn ngữ Việt – Mường (Việt, Mường, Thổ và Chứt). Tộc danh Mường nay đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy vậy, một số nhóm địa phương còn có tên tự gọi là: Mon, Moi và Ao Tá. Cùng với người Việt (Kinh), cộng đồng người Mường thuộc khối cư dân Lạc - Việt cổ, có mặt sớm nhất ở Việt Nam. Trong quá trình phát triển, do những điều kiện lịch sử nhất định, vào khoảng thế kỷ IX- X, cộng đồng Việt - Mường cổ đã tách ra thành hai tộc người riêng biệt như ngày nay. Trong khi tộc người Việt cư trú tập trung ở đồng bằng châu thổ và vùng duyên hải ven biển, thì cộng đồng người Mường cư trú tập trung ở vùng núi Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ và một số khu vực miền núi, trung du khác. Người Mường tự nhận là Mol, Mual, Mon, Muan, Mó…có nghĩa là “người”. Ngày nay, Mường là tên gọi chính thức được Nhà nước công nhận, và sử dụng trong các văn bản hành chính. Hiện nay, Hòa Bình với bốn mường cổ: Bi, Vang, Thành, Động,... vẫn được coi là cái nôi gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. 1.3. Đặc điểm mưu sinh, xã hội truyền thống Xã Quý Hoà có 1.300 hộ với 6.015 nhân khẩu. Trong đó, người Mường chiếm 99,8%. Toàn xã có 17 xóm, được phân chia thành hai vùng khác nhau, có 8 xóm ở vùng cao và 9 xóm ở vùng thấp hơn. Cao nhất là hai xóm Đồi Thung 1 và Đồi Thung 2, có độ cao 1.070m so với mực nước biển, cách trung tâm xã 9km về phía Bắc. Đặc điểm mưu sinh Trong hoạt động kinh tế, từ bao đời nay người Mường sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi. Sống ở khu vực miền núi, họ đã biết khai thác tự nhiên để có đất canh 12
- tác, tận dụng những khu đất có bề mặt tương đối bằng phẳng trong thung lũng và ở khắp mọi nơi để làm ruộng. Với kinh nghiệm làm thủy lợi được tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác, dựa vào những nguồn nước ven sông và suối, họ đã thiết lập hệ thống mương, phai, xe nước, ống dẫn nước tự tạo chạy ngang dọc trên các cánh đồng, nhằm đưa nước đến các chân ruộng cao, phục vụ cho việc trồng lúa nước. Hiện nay người Mường ở Quý Hòa trồng lúa là loại cây nông nghiệp chính, bên cạnh đó thì ngô và sắn là hai loại cây trồng chiếm vị trí thứ hai trong đời sống kinh tế người Mường. Ngoài ra thì còn có các loại cây trồng như Vừng, lạc, đậu, dưa chuột và các loại cây rau ăn thường ngày…Có hai loại cây ăn quả rất phổ biến trong mỗi gia đình người Mường đó là Cau và Bưởi, có thể có thêm Na, Mít… nhưng số lượng ít, chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của gia đình. Ở một số khu vực như thôn Thung một, Thung hai … các hộ dân còn trồng và buôn bán măng đắng, măng bương – loại hình kinh tế này dần dần trở thành nguồn thu nhập lớn nhất trong các nghề của họ. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là một nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài các con vật nuôi truyền thống như trâu, bò, gà, lợn thì ngày nay nhiều hộ gia đình người Mường đã nuôi dê, bò lai, bò sữa, ong… Họ biết tận dụng cây cỏ tự nhiên để kết hợp cả hình thức nuôi thả rông lẫn nuôi nhốt trong chuồng trại. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Mường hiện nay còn có hàng loạt các nghề khác cũng chiếm một vị trí kinh tế nhất định trong mỗi gia đình. Đó là các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, bốc thuốc Nam, hay buôn bán các loại hàng hóa như bánh kẹo, các đồ dùng sinh hoạt. Đặc điểm xã hội Người Mường từ xưa sinh sống trong một lãnh địa riêng, ranh giới mang tính ước lệ được đánh dấu bằng các gốc cây, tảng đá, con sông, con suối… ranh giới ấy không chỉ để phân chia giữa khu vực sinh sống của 13
- người Mường với các dân tộc khác mà còn phân chia giữa các Bản Mường với nhau. Về tổ chức xã hội người Mường truyền thống ở Quý Hòa nói riêng, cũng như nhiều nơi ở Hòa Bình nói chung, thiết chế xã hội tự quản, có nguồn gốc sinh sống từ lâu đời theo chế độ Hương quản, tương đương với chức vụ trưởng thôn như trong làng, bản bây giờ, thực hiện việc quán xuyến, quản lý mọi việc trong thôn về kinh tế, trật tự xã hội, văn hóa… chính chế độ Hương quản ấy là “chất keo dính” ràng buộc tất cả các gia đình, các cá nhân từng người có những mối quan hệ nhất định với nhau, tạo nên sự cố kết cộng đồng vô cùng chặt chẽ nếu không muốn nói rằng đôi khi trở nên bảo thủ. Nhân tố để tạo nên “chất keo dính” cộng đồng ấy không chỉ có chế độ Hương quản là được, bởi còn một yếu tố quan trọng không kém là mối quan hệ huyết thống gia đình, dòng họ. Người Mường theo chế độ phụ hệ, mỗi gia đình, dòng họ đều có một người đàn ông lớn tuổi, có vai vế nhất đứng đầu và quyết định mọi vấn đề quan trọng của gia tộc. Mỗi gia tộc cũng đều có những gia quy riêng mà mọi thành viên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì thế, trong các làng bản, các thôn xóm của người Mường luôn luôn có sự kết nối vô cùng chặt chẽ giữa lớp này chồng lên lớp khác, tỉ lệ cơ bản cho sự kết nối chung này vào khoảng 3 trong 1. Sự kết nối thứ ba ở đây là dựa trên quan hệ hợp tác trong các tổ chức hoạt động về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các Chi hội phụ nữ trong các thôn, Hội phụ nữ Xã Quý Hòa…hiện nay. Hiện nay ranh giới, địa phận các thôn, làng, xã đều được phân chia theo địa giới hành chính, lấy số lượng dân số và diện tích đất đai làm căn cứ phân chia. 1.4. Đặc điểm văn hóa 1.4.1. Văn hóa vật chất 14
- Nhà ở Cách nay nhiều năm về trước, người Mường ở Quý Hòa đều ở nhà sàn. Nhà của họ đều được làm bằng gỗ, tre, nứa, lợp bằng cỏ tranh hay lá cọ. Ngôi nhà cổ xưa thường chôn cột xuống đất, nay chân cột đều kê tảng. Thiết kế theo kiểu vì kèo, liên kết chủ yếu là buộc, gá hoặc dùng ngoẵm; có một hoặc ba gian chính, hai chái, hai mái chính hình thang cân và phẳng, hai mái đầu hồi nhỏ và thấp. Những ngôi nhà cổ của họ thường nhỏ và thấp, vách làm bằng phên nứa, mái chảy xuống gần hết cửa sổ. Cửa sổ thường được thiết kế ở đầu hồi và vách phía sau. Đối với người Mường ở Quý Hòa, cửa sổ ở gian thờ tổ tiên (voóng tông) rất linh thiêng, thường ngày họ kiêng đưa đồ vật và ngồi dựa vào cửa sổ này. Tại hai đầu hồi người ta đặt hai cầu thang lên, xuống, có số bậc lẻ, bằng gỗ hoặc tre. Cầu thang phía gian ngoài (voóng tôông) dành cho nam giới, cầu thang phía gian trong (voóng khựa) dành cho nữ giới. Cách bố trí nơi ăn ở trong nhà của họ tương đối thống nhất. Nửa sàn phía trên (giáp voóng tôông) thường dùng để làm nơi ngủ, nghỉ, nửa phía dưới đặt bếp, là nơi sinh hoạt của gia đình. Nếu tính theo chiều ngang sàn nhà, phần bên ngoài (voóng tôông) dành cho nam giới, phần bên trong (voóng khựa) là khu vực của phụ nữ. Bên ngoài, liền với phần dành cho phụ nữ là sàn phơi và để nước ăn. Xưa kia gầm sàn nhà người Mường ở Quý Hòa thường được dàng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, và các đồ dùng khác. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ thường bao bọc bằng hàng rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xương rồng, găng,... ), có cổng ra vào. Trong khuôn viên cư trú của người Mường ở Quý Hòa, ngoài nhà ở thường là vườn trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác. Ngày nay, làng xóm và nhà ở của người Mường ở Quý Hòa đã thay đổi rất nhiều. Đa số các gia đình người Mường ở Quý Hòa ở gần đường 15
- giao thông chính, các thị trấn, thị xã, đều đã ở trong các ngôi nhà xây lợp ngói, hoặc mái bê tông. Tổ hợp kiến trúc nhà ở của họ có nhiều thay đổi. Nhà ở, nhà bếp và chuồng trại gia súc dược thiết kế, xây dựng thành khu riêng biệt. Khuôn viên cư trú đều được thu hẹp lại, đa số được xây hàng rào bao quanh. Cổng ra vào được xây dựng chắc chắn, có cánh để khóa. Làng xóm của họ cũng được bố trí, quy hoạch lại theo kiểu nông thôn mới, đường đi trong làng, xóm phần lớn đã dược làm bằng bê tông, lát đá hoặc gạch. Tôi cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy có tới hơn 70% số ngôi nhà ở xã mang tổng thể vẫn là dạng nhà sàn truyền thống. Trong đó một số chi tiết có thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn để thích nghi với sự biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội như dùng sơn để làm đẹp hơn cho ngôi nhà; nhiều gia đình thường tận dụng luôn không gian gầm sàn để dựng thêm phòng bếp, phòng ngủ; hay một số gia đình đã chuyển đổi từ dạng thức nhà sàn gỗ sang nhà sàn bê tông cốt thép bởi phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và các chính sách hạn chế khai thác rừng hiện nay. Y phục, trang sức Y phục và trang sức của người Mường ở Quý Hòa cũng có nhiều nét độc đáo. Nữ phục thường bảo lưu được nhiều nét truyền thống của dân tộc hơn y phục nam giới. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ Mường thường bao gồm: khăn đội đầu (mu), áo cánh (ạo pắn), áo dài (ạo chụng), khăn thắt áo (đẹt ạo), yếm (yệm/áo báng), váy (kloốc), thắt lưng (tênh). Vào những ngày hội, ngày lễ, ngày tết phụ nữ Mường mặc áo chùng (ạo chụng). Ngày cưới cô dâu Mường thường mặc áo chùng màu xanh, phù dâu mặc áo dài màu trắng. Tất cả đều đội khăn trắng, đeo xà tích, vòng và nhẫn bằng bạc. Bộ tang phục (đồ tem) của phụ nữ Mường bao gồm: mũ mấn (như chiếc phễu úp), áo cánh ngắn (ạo pắn) màu trắng, váy không cạp, thắt lưng trắng bằng vải mộc. Tất cả đều may theo kiểu lộn trái, sổ gấu. Tang phục của các nàng dâu trong đám tang bố mẹ chồng thường là váy đen mới, bên 16
- trong là áo pắn, áo báng, ngoài vận thêm áo gấm màu đỏ, có đính nhiều hạt cườm (tem quạt ma), cài khuy nách phải. Người Mường ở Quý Hòa có câu ví: Diện như nàng dâu đi quạt (quạt ma là nghi thức trong tám tang do các nàng dâu thực hiện). Bố mẹ đẻ còn sống, nàng dâu mang tang phục như trên, trừ áo pắn màu trắng; nếu bố mẹ đẻ đã qua đời thì mặc đồ tem như bình thường. Xét về nhiều mặt, cũng như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa thì chiếc váy của phụ nữ Mường thực sự đóng vai trò trung tâm của hệ thống trang phục dân tộc. Nó phủ không chỉ từ thắt lung trở xuống mà còn che cả phần ngực. Hơn thế nữa trên phần cạp váy che ngực là nơi duy nhất phụ nữ Mường dụng công trang trí, là một mảng quan trọng còn lại của nghệ thuật tạo hình cổ truyền dân tộc. Y phục truyền thống của nam giới người Mường ở Quý Hòa chủ yếu gồm áo cánh và quần, gần giống y phục truyền thống của nam giới người Việt. Áo cánh nam giới Mường may bằng vải mộc trắng, theo kiểu áo bà ba, bốn thân, hai thân sau ghép lại với nhau thành sống ở giữa lưng, cổ đứng tròn cao khoảng 1,5cm, thân dài trùm mông, hai vai có miếng vải đệm hình bán nguyệt (lá môn). Phía dưới hai thân trước có túi, ở ngực phía thân trái may một túi, tay áo dài. Quần truyền thống của nam giới Mường may bằng vải mộc trắng, hoặc nhuộm nâu, chàm. Đũng và ống quần rộng, không may cạp, khi mặc người ta thắt dây lưng (tênh) bên ngoài. Gần đây, loại quần này được may cạp to và luồn dây rút để thắt cho chặt khi vận. Cổ xưa, nam giới người Mường ở Quý Hòa thường để tóc dài, búi tó và quấn khăn ba trồng trên đầu. Cũng có người quấn khăn kiểu búi tó củ hành (đầu rìu) như người Việt xưa kia. Tang phục của nam giới Mường gồm quần, áo chùng, khăn vải mộc trắng, lộn sống và sổ gấu. Con trai cả của người quá cố khi chịu tang bố mẹ phải đeo thêm một con dao. 17
- Trong truyền thống, phụ nữ cũng như đàn ông Mường ở Quý Hòa không đi giầy, dép mà đi chân đất. Bởi vốn họ cũng không thể tự tạo ra được giày dép cho mình, vậy nên họ luôn có nước ở trên sân sàn sau nhà để làm sạch chân trước khi bước vào không gian trong nhà. Đối với trẻ em, người Mường cho rằng trẻ sơ sinh sẽ ốm đau nếu như chúng được mặc quần áo, vì vậy người ta sẽ không mặc quần áo cho nó cho tới sáu, bảy tuổi. Quá tuổi đó, và cho tới lúc lớn lên, người ta mặc cho trẻ con là gái một chiếc váy theo tầm vóc của nó, giống hệt chiếc váy của những người đàn bà và một chiếc áo ngắn cho trẻ con trai. Trong các gia đình giàu có, người ta bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn mặc chút ít, và người ta mua cho nó đồ tã lót, không bao giờ tìm chọn những thứ che phần dưới thân thể đứa bé. Ở nhà nghèo hơn, người ta không nghĩ đến việc sẽ bỏ tiền ra may quần áo cho đứa trẻ mà sẽ dùng tiền đó để mua cho nó một cái vòng bạc hoặc vòng đồng. Đối với trẻ con là nam, khi chúng mặc chiếc quần đầu tiên, thông thường có nghĩa là từ bỏ không đeo vòng cổ nữa. Trang phục ngày cưới Trang phục trong ngày cưới của cô dâu là một bộ trang phục mới và đẹp nhất, do chính tay cô dâu làm ra. Trên đầu cô dâu chùm một chiếc khăn vuông trắng khổ 30 x 30 cm, được buộc thắt nút sau gáy. Váy mặc dài chấm mắt cá chân, thắt lưng lụa màu xanh lá cây. Cạp váy ( tlôốk wặl; Cại wặl ) được dệt công phu hình rồng, hoa sen, nổi bật những màu sắc tươi sáng. Trang phục của chú rể Mường thường là áo chùng trắng mặc trong, áo chùng đen mặc ngoài, Cả hai áo đều dài quá đầu gối – kiểu “mớ hai” hay còn gọi là đóng đôi. Các phù rể mặc quần lụa tơ tằm, đầu đội nón lá dứa, chân đi giầy Gia Định. Ngày nay hầu như không còn kiểu trang phục này, chàng rể và các chàng trai Mường đều mặc quần âu, áo trắng và áo com lê giống như người Kinh. 18
- Trang phục trong đám tang ( đám Hiếu) Tang phục của người Mường gọi chung là đồ tem. Toàn bộ thân nhân của người quá cố đều phải mặc đồ tang. Với phụ nữ: váy không có cạp hoa, áo cánh, áo chùng, khăn, thắt lưng, tất cả những thứ đó đều bằng vải bông tự dệt, màu trắng, may kiểu lộn trái ra ngoài. Việc mặc đồ tang của người Mường còn tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình, từng gia tộc. Nếu con dâu mà bố mẹ đẻ của mình còn sống thì chỉ mặc váy, tênh và khăn trắng để tang bố mẹ chồng. Nếu một trong hai bố mẹ đẻ đã mất thì mặc thêm áo cánh trắng, còn đã mất cả thì mặc đủ tang phục như đã nêu trên. Trong tang lễ Mường có người phải đóng vai trò quạt ma, những người này có trang phục riêng trong khi thầy mo làm lễ mời mời cơm, mời bánh cho hồn người quá cố. Người được chọn mặc đồ tang quạt ma thường là em dâu, con dâu, cháu dâu thuộc bên nội hay bên ngoại. Bộ tang phục này thường rất đẹp, lộng lẫy. Váy đen có cạp hoa đẹp, yếm đỏ, áo cánh mới, áo chùng trắng bên ngoài, khoác thêm áo thụng may bằng vải màu đỏ, cài kuy cúc ở bên trái. Trên tay đeo nhiều vòng, nhẫn đẹp, tay phải cầm quạt múa, tay trái cầm một cành cây vót tròn, trên treo chiếc kéo và mảnh lá hình bàn tay gọi là “bàn tay ma”. Người quạt ma đội khăn bên trong và mũ ở bên ngoài, các góc mũ có treo những dây tua rủ thấp, trên đó treo những mảnh vải nhiều màu, hạt cườm… bộ tang phục này đẹp tới mức mà phương ngôn Mường có câu “Diện như nàng dâu đi quạt”. Đây cũng là hình ảnh tương phản với bộ tang phục bình thường toàn màu trắng, không trang trí và lộn trái ra ngoài. Tang phục của nam giới, Gồm: Quần, áo cánh ngắn, áo chùng, khăn bịt đầu, được làm bằng vải bông màu trắng, may kiểu lộn trái ra ngoài để mặc. Các con ttrai của người quá cố phải mặc đầy đủ bộ tang phục, riêng con trai cả thì phải đeo thêm vỏ dao. Những người khác chỉ phải mặc một vài bộ phận như em trai, con rể, cháu trai chỉ phải mặc quần và chit khăn 19
- tang. Những người họ hàng thân thích tới dự cũng được phát khăn tang để đội. Sau đám tang, thường thì người Mường sẽ không giữ lại bộ tang phục để dự các đám tang sau này, mà thay vào đó họ đợi sau một trăm ngày rồi đem quần áo trắng đi nhuộm đen để có thể sử dụng làm trang phục khác, trừ có cái Yếm của phụ nữ. Tuy nhiên ở Quý Hòa cũng có nhiều trường hợp phụ nữ sau khi dự tang lễ vẫn giữ lại váy tang để dùng cho các lần sau để tiết kiệm vải và tiện sử dụng. Ngoài số vải làm đồ tang, còn dùng khâm liệm cho người chết. Người Mường có tục quấn rất nhiều lớp vải cho người chết. Khi bố mẹ qua đời, mỗi người con phải có 6 mét vải để bọc ngoài quan tài, lượt vải ngoài cùng là của người con út, dùng vải bọc như vậy còn gọi là áo quan tài (áo tròn). Tất cả số vải được dùng làm áo quan tài đó hầu hết đều là của các con gái, con dâu tự dệt. Số vải này gần như đã được họ chuẩn bị từ trước để dành cho bất những trường hợp tang ma có thể xảy ra. Trong đám tang, thầy mo giữ vai trò rất quan trọng và có trang phục riêng. Thầy mo mặc áo chùng xanh, may kiểu cài cúc bên nách phải, gấu áo phủ gót, gấu đáp thêm vải đỏ phía trong, tay rộng, áo may rộng, không xẻ tà, đội mũ xanh hình chóp. Còn có loại mũ khung cứng, phía trước và sau trang trí hình hai nửa vòng tròn khép lại. Tay trái cầm quạt lông hay quạt giấy vẽ hình rồng, tay phải cầm chuông nhỏ, lắc điểm nhịp cho bài mo đưa hồn. Khi đưa ma, thầy mo đi trước tay cầm kiếm, dẫn hồn người quá cố đi tới huyệt, chỉ cho hồn ở đó, rồi cởi tang phục, quay về bản theo con đường khác. Ẩm thực Người Mường ở Quý Hòa xưa, nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ. Các loại đồ ăn truyền thống chế biến từ lương thực của họ gồm: cơm nếp (cơm đếp/ cơm rếp) đồ chín bằng chõ (hông); cơm tẻ (cơm tưởi) xưa kia cũng được đồ bằng hông, nay họ dùng xoong để nấu; củ mài (cú đếp/cú 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty lữ hành Hanoitourist
7 p | 501 | 83
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đền mẫu Âu Cơ trong việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ
10 p | 230 | 45
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm - làng lụa Vạn Phúc - làng mây tre đan Phú Vinh
6 p | 318 | 44
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với sự phát triển du lịch tỉnh Thái Bình
9 p | 226 | 39
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch biển Thái Bình
8 p | 250 | 34
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch An Tran
9 p | 238 | 32
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: E – Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm từ năm 2006 - 2009
7 p | 186 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
8 p | 212 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu kênh phân phối xuất bản phẩm của nhà xuất bản lao động năm 2010 – 2011
7 p | 156 | 12
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Mường ở Kỳ Phú (Nho Quan, Ninh Bình) và sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay
10 p | 138 | 11
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch - Trần Thanh Thực
8 p | 135 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Di tích đình làng cả Khê Ngoại xã Văn Khê- huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc
9 p | 108 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
9 p | 120 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Công tác thu nhận-sưu tầm, xử lý nghiệp vụ và tổ chức khai thác nguồn tài liệu" xám" tại thư viện bộ tư pháp
9 p | 164 | 6
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Một số dịch vụ thông tin – thư viện tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
9 p | 151 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp quản lý hoạt động du lịch huyện Đức Thọ Hà Tĩnh
8 p | 111 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số ấn phẩm định kỳ và dịch vụ thông tin điện tử tại Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7 p | 135 | 2
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình liên kết ba khâu XB- IN- PH tại NXB Chính trị Quốc gia những năm gần đây
10 p | 134 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn