1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong tiến trình lịch sử tộc người, người Mường đã sáng tạo nên một nền<br />
văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Trong đó, Mo Mường là nghi lễ tín<br />
ngưỡng trung tâm trong đời sống tinh thần của người Mường, quy tụ hầu hết<br />
các giá trị tư tưởng và văn hóa của người Mường. Chúng tôi chọn vấn đề Khía<br />
cạnh triết học trong Mo Mường Hòa Bình làm đề tài nghiên cứu trong luận<br />
án xuất phát từ các lý do sau:<br />
Thứ nhất, Hòa Bình là "quê hương" tập trung sinh sống của người<br />
Mường từ lâu đời. Điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội ở đây đã hình thành nên<br />
một nền văn hoá Mường đặc trưng và phát triển các giá trị của Mo Mường<br />
đến mức độ điển hình. Một số vùng mường ở Hoà Bình có sự phân hoá rõ<br />
ràng giữa Mo, Trượng, Mỡi1, có những dòng Mo Mường lớn, quy mô lễ thức<br />
đồ sộ và vốn lời phong phú. Từ khi được phát hiện, Mo Mường Hoà Bình đã<br />
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy<br />
nhiên, nghiên cứu Mo Mường Hòa Bình vẫn tồn tại những khoảng trống và<br />
"độ vênh". Do vậy, muốn nghiên cứu Mo Mường Hòa Bình thì phải xem xét<br />
dưới nhiều góc độ, phải bóc tách nhiều tầng lớp giá trị và phải hiểu nó trong<br />
mối quan hệ của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học.<br />
Thứ hai, Mo Mường Hòa Bình là hiện tượng văn hóa dân gian mang tính<br />
nguyên hợp, hàm chứa tư tưởng triết học độc đáo về vũ trụ và nhân sinh của<br />
người Mường. Tuy nhiên, trong những năm qua, nghiên cứu tư tưởng triết học<br />
Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá dân gian vẫn ít được quan tâm thực hiện.<br />
Những nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt Nam mới chỉ giới hạn trong<br />
phạm vi tư tưởng của người Việt. Tư tưởng của các tộc người khác, trong đó<br />
có tư tưởng của người Mường vẫn là một khoảng trắng. Do vậy, nghiên cứu<br />
khía cạnh triết học trong Mo Mường Hòa Bình là một hướng nghiên cứu cần<br />
thiết góp phần tìm hiểu tư tưởng của người Mường, đồng thời khẳng định và<br />
1<br />
<br />
Mo là nghi lễ được tổ chức trong đám tang để cúng tiễn đưa linh hồn người chết về mường Ma (thế giới của người chết).<br />
Trượng là nghi lễ tín ngưỡng có nhiệm vụ đánh đuổi ma tà hại người, bảo vệ người, chữa bệnh cho người sống (ông trượng).<br />
Mỡi là nghi lễ tín ngưỡng có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc vía, đuổi ma tà, chữa bệnh cho người ốm (bà Mỡi).<br />
<br />
2<br />
<br />
luận chứng cho sự tồn tại của tư tưởng triết học Việt Nam trong lĩnh vực văn<br />
hóa dân gian.<br />
Thứ ba, nghiên cứu khía cạnh triết học trong Mo Mường Hòa Bình góp<br />
phần làm sáng tỏ những giá trị độc đáo của Mo Mường Hòa Bình trong kho<br />
tàng tư tưởng, văn hóa Việt Nam và nhân loại. Qua đó, cung cấp thêm những<br />
căn cứ khoa học góp phần đưa Mo Mường Hòa Bình trở thành di sản văn hóa<br />
phi vật thể đại diện của nhân loại2. Việc nghiên cứu này còn cần thiết vì nó<br />
góp phần thực hiện chủ trương của Đảng ta là: "Xây dựng nền văn hoá Việt<br />
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [16, tr. 213], đồng thời phải "khai thác<br />
và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trên<br />
đất nước, tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn<br />
hoá Việt Nam" [16, tr. 42]. Theo chủ trương này, việc nghiên cứu những hiện<br />
tượng văn hoá dân gian của các tộc người, trong đó có Mo Mường Hoà Bình<br />
của tộc người Mường sẽ góp phần nhận diện những sắc thái đặc trưng làm nên<br />
diện mạo của tư tưởng, văn hóa Việt Nam và phát huy những giá trị của nó<br />
trong cuộc sống hiện nay.<br />
Thứ tư, người Mường là tộc người có mối quan hệ gần gũi với người<br />
Việt, tộc người này chậm biến đổi hơn so với người Việt và còn giữ lại được<br />
nhiều yếu tố tư tưởng, văn hóa của người Lạc Việt. Trong hoàn cảnh tư tưởng<br />
và văn hóa của người Việt đã, đang bị biến đổi, nhiều yếu tố bị mai một thì<br />
việc tìm hiểu khía cạnh triết học trong Mo Mường Hoà Bình có thể giúp<br />
chúng ta nhận thức sáng tỏ nhiều hơn quan niệm của người Việt xưa về vũ trụ<br />
và nhân sinh. Qua đó, chúng ta thấy được tính độc đáo trong tư duy dân gian<br />
và thêm trân trọng các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận án phân tích làm rõ một số nội dung và giá trị triết học trong Mo<br />
Mường Hòa Bình.<br />
2<br />
<br />
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng với các nhà khoa<br />
học tiến hành nghiên cứu, thẩm định và lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mo Mường Hòa Bình là di sản văn hóa<br />
phi vật thể đại diện của nhân loại.<br />
<br />
3<br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án.<br />
- Trình bày khái lược về sự hình thành, bản chất, cấu trúc và xu hướng<br />
biến đổi của Mo Mường Hòa Bình.<br />
- Phân tích nội dung của vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Mo Mường<br />
Hòa Bình.<br />
- Phân tích giá trị của vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Mo Mường<br />
Hòa Bình.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là khía cạnh triết học trong Mo<br />
Mường Hoà Bình.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Mo Mường Hòa Bình được nghiên cứu từ khía cạnh triết học<br />
thông qua vũ trụ quan và nhân sinh quan của nó với tính chất là một nghi<br />
lễ tín ngưỡng trong quá trình vận động từ quá khứ đến hiện tại, đồng<br />
thời phân biệt với nghi lễ Trượng và Mỡi.<br />
- Mo Mường Hòa Bình là một chỉnh thể gồm lễ thức Mo, lời Mo và<br />
diễn xướng Mo. Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu nội dung lời Mo vì<br />
nó thể hiện khá trọn vẹn vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Mường<br />
trong Mo Mường Hòa Bình. Các lễ thức Mo và quá trình diễn xướng Mo<br />
chịu sự chi phối chủ yếu của quan niệm dân gian Mường về vũ trụ và nhân<br />
sinh được lưu giữ trong lời Mo.<br />
- Để đảm bảo tính thống nhất của đối tượng nghiên cứu, luận án chủ<br />
yếu sử dụng lời Mo trong cuốn Vốn cổ văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi<br />
cũng tham khảo thêm lời Mo trong một số cuốn như: Mo Mường (Mo<br />
Mường và nghi lễ tang ma), Mo Mường Hòa Bình, Tang lễ cổ truyền của<br />
người Mường.<br />
<br />
4<br />
<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
4.1. Cơ sở lý luận<br />
- Luận án sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan<br />
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mối quan hệ giữa các hình thái ý thức<br />
xã hội; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam về dân tộc, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo.<br />
- Luận án sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu chuyên ngành khác như:<br />
lý thuyết tương đối văn hoá, lý thuyết vùng văn hoá, lý thuyết biểu tượng,...<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch<br />
sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp thống nhất giữa<br />
lịch sử và logic, phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, phương<br />
pháp so sánh, phương pháp thông diễn học, phương pháp văn bản học,<br />
phương pháp điền dã, phương pháp hệ thống - cấu trúc và một số phương<br />
pháp khác.<br />
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
- Luận án làm rõ bản chất, cấu trúc, cơ sở hình thành, tồn tại và xu<br />
hướng biến đổi của Mo Mường Hòa Bình dưới góc độ triết học.<br />
- Luận án là nghiên cứu triết học chuyên biệt đầu tiên về vũ trụ quan và<br />
nhân sinh quan trong Mo Mường Hòa Bình.<br />
- Luận án bước đầu đề cập đến một số giá trị triết học trong Mo Mường<br />
Hòa Bình thông qua vũ trụ quan và nhân sinh quan của nó.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung thêm một số vấn đề<br />
lý luận và thực tiễn về Mo Mường Hòa Bình.<br />
- Nội dung của luận án có ý nghĩa quan trọng để tiến hành những nghiên<br />
cứu tiếp theo về ảnh hưởng của Mo Mường Hòa Bình đối với đời sống của<br />
người Mường ở Hòa Bình.<br />
- Luận án góp phần nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam trong lĩnh<br />
vực văn hóa dân gian.<br />
<br />
5<br />
<br />
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu<br />
và giảng dạy những môn học liên quan đến tư tưởng triết học Việt Nam, tín<br />
ngưỡng và văn hóa dân gian Việt Nam,...<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,<br />
luận án gồm 4 chương, 12 tiết.<br />
Chương 1. Khái lược về Mo Mường Hòa Bình<br />
Chương 2. Nội dung vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình<br />
Chương 3. Nội dung nhân sinh quan trong Mo Mường Hòa Bình<br />
Chương 4. Giá trị của vũ trụ quan và nhân sinh quan trong Mo Mường Hòa Bình<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
1. Các công trình nghiên cứu chung về Mo Mường (bao gồm Mo<br />
Mường Hòa Bình)<br />
Mo Mường, trong đó có Mo Mường Hoà Bình mới chỉ thật sự được các<br />
nhà nghiên cứu trong nước quan tâm từ những năm thập niên 60 của thế kỷ<br />
trước. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bản chất và cấu trúc Mo<br />
Mường chủ yếu quan tâm đến phần lời của Mo từ góc độ văn học dân gian<br />
và xác định nó là sử thi. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự ảnh<br />
hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội đối với sự hình thành Mo Mường và xu<br />
hướng giản lược các lễ thức trong quá trình biến đổi của Mo. Tuy nhiên, các<br />
cơ sở hình thành và các xu hướng biến đổi khác của Mo Mường Hòa Bình<br />
chưa được quan tâm.<br />
2. Các công trình nghiên cứu về vũ trụ quan và vũ trụ quan trong<br />
Mo Mường (bao gồm Mo Mường Hòa Bình)<br />
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề của vũ trụ quan,<br />
nhưng nội hàm của khái niệm vũ trụ quan chưa được xác định rõ ràng. Vũ trụ<br />
quan trong Mo Mường đã bước đầu được đề cập ở một số công trình nghiên<br />
cứu. Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu của các công trình không đặt vấn đề<br />
nghiên cứu vũ trụ quan trong Mo Mường dưới góc độ triết học. Ngoài phần<br />
<br />