intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sedon, Lào trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích đánh giá được tiềm năng tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước tổng hợp lưu vực sông Sedon hiện tại và tương lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm ứng phó với hạn hán, thiếu hụt nước tại lưu vực sông Sedon trong bối cảnh BĐKH và PTKT

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sedon, Lào trong bối cảnh biến đổi khí hậu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI VINVILAY SAYAPHONE NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SEDON, LÀO TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước Mã số: 9 - 58 - 02 - 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Lê Văn Chín Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS Trần Viết Ổn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... vào lúc giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi
  3. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thường của khí hậu toàn cầu. Hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với Lào là rất nghiêm trọng. Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến dự báo ảnh hưởng và đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH đã công bố ở Lào trong thời gian qua cho thấy những vấn đề sau đây có liên quan đến đề tài này vẫn chưa được nghiên cứu giải quyết: (i) Chưa nghiên cứu dự báo diễn biến điều kiện khí tượng thủy văn, đặc biệt là diễn biến dòng chảy các lưu vực sông ở Lào trong đó có lưu vực Sedon; (ii) Chưa nghiên cứu chi tiết biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động cụ thể đến thay đổi nhu cầu nước của nông nghiệp và hạn hán do lượng mưa giảm về mùa kiệt và tăng về mùa mưa; (iii) Chưa có nghiên cứu, tính toán, đánh giá chi tiết về tình trạng hạn hán và đề xuất giải pháp ứng phó ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước của Lào nói chung và lưu vực sông Sedon nói riêng. Với những lý do đã nêu ở trên, đề tài: “Nghiên cứu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sedon, Lào trong bối cảnh biến đổi khí hậu” đã được đề xuất để nghiên cứu. 2. Mục tiêu của nghiên cứu Phân tích đánh giá được tiềm năng tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước tổng hợp lưu vực sông Sedon hiện tại và tương lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm ứng phó với hạn hán, thiếu hụt nước tại lưu vực sông Sedon trong bối cảnh BĐKH và PTKT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống sông ngòi, dòng chảy và các đối tượng dùng nước trong lưu vực sông Sedon. 4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận nghiên cứu Cách tiếp cận hệ thống, tiếp cận toàn diện, kế thừa các công trình nghiên cứu đã có, phối hợp các nghiên cứu đang tiến hành, sử dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào nghiên cứu. 1
  4. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường, thu thập tài liệu, tổng hợp tài liệu, kế thừa, phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp; mô hình toán; chuyên gia và hội thảo. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn + Ý nghĩa khoa học: Xây dựng kịch bản BĐKH cho vùng nghiên cứu dựa trên các mô hình BĐKH và PTKT-XH của khu vực nghiên cứu, định lượng được mức độ tăng, giảm lượng mưa, nhiệt độ; Xác định trình tự tính toán, mô phỏng cũng như các bước để tiến hành thực hiện đề xuất công trình dựa trên tính toán cân bằng nước, từ đó áp dụng các bước tiến hành này cho các lưu vực sông khác trên lãnh thổ nước CHDCND Lào. + Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được kịch bản BĐKH cho vùng nghiên cứu, áp dụng để xây dựng cho các vùng khác nhau của Lào; Xác định được các giải pháp công trình và phi công trình để tối ưu hóa năng lực cấp nước và các giải pháp quy hoạch tổng thể, làm cơ sở cho các dự án đầu tư quy hoạch thủy lợi cho lưu vực sông Sedon và các lưu vực sông khác ở Lào. 6. Đóng góp mới của luận án (1). Luận án đã xây dựng được kịch bản BĐKH trong giai đoạn hiện tại và tương lai cho vùng nghiên cứu theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 có xem xét tính bất định trong mô phỏng của các mô hình khí hậu. (2). Luận án đã nghiên cứu được ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế đến tài nguyên nước cũng như cân bằng nước của lưu vực nghiên cứu. Từ đó đề xuất khung quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, các giải pháp công trình và phi công trình phù hợp cho giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài để đảm bảo phát triển bền vững cho lưu vực trong bối cảnh BĐKH. 7. Cấu trúc của luận án Không kể phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. 2
  5. Chương 2: Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Ảnh hưởng của BĐKH đến sử dụng nước lưu vực sông Sedon và giải pháp ứng phó CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về sử dụng tổng hợp tài nguyên nước 1.1.1 Cơ sở lý thuyết về sử dụng tổng hợp tài nguyên nước Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Trong tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ "Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu". Như vậy, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế hoạch mà đây là một quá trình, cần quản lý theo hướng tổng hợp, cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa các đối tượng sử dụng nước. 1.1.2 Các nghiên cứu về sử dụng tổng hợp tài nguyên nước Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước có thể diễn ra trong những phạm vi không gian khác nhau với đối tượng được nghiên cứu là lưu vực sông. Khái niệm này được đưa ra trong hội nghị Quốc tế về thuỷ văn ở Paris, Đan Mạch, Dublin, Australia... Các nước đang phát triển cũng lập ra các uỷ ban lưu vực sông như Trung Quốc, Srilanka, ... nhưng hoạt động còn hạn chế. Ủy hội sông Mekong đang tiến hành các chương trình lớn trong đó có các chương trình liên quan chặt chẽ với nhau: Quản lý lưu vực (BDP), Chương trình sử dụng nước (WUP), Quản lý lũ (FMM)… với mục tiêu là phát triển bền vững, cụ thể là phát triển tối ưu về nguồn nước cho nông nghiệp, thủy điện, giao thông thủy; chống lũ, thủy sản, du lịch, bảo vệ môi trường... 3
  6. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên nước và quản lý nước như: Cân bằng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước vùng Bắc Trung bộ (1995); Quy hoạch tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Cả (2002- 2004) và các công trình khác, nhưng hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS trong quản lý nước và đất còn rất khiêm tốn. Ở Lào công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) đang được triển khai ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, từ nhận thức, khái niệm đến hành đồng thực tiễn… trong đó có các nghiên cứu tập trung giải quyết các bài toán về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch quản lý lưu vực sông..., nhưng phần lớn các nghiên cứu là riêng lẻ, chưa được tập hợp trong một khung phân tích tổng hợp. 1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến tài nguyên nước 1.2.1 Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái của khí hậu có thể nhận dạng được bằng việc đánh giá thay đổi của trị số trung bình và/hoặc các thay đổi thuộc tính của nó và tiếp tục tiếp diễn theo thời gian dài. Sự nóng lên của hệ thống khí hậu toàn cầu rất rõ ràng với biểu hiện là sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng, dẫn đến sự tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Kịch bản BĐKH mới nhất được xây dựng theo Đường nồng độ khí nhà kính đại diện (RCP). Bốn RCPs được lựa chọn và xác định theo các cưỡng bức bức xạ, lộ trình và cấp độ đến năm 2100. RCP’s được chọn để đại diện xu thế chính khí hậu hướng tới theo các kịch bản khác nhau. 1.2.2 Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Trên thế giới, có rất nhiều các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến dòng chảy, chế độ thuỷ văn cũng như tài nguyên nước. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy, BĐKH đã làm thay đổi đáng kể về dòng chảy cũng như chế độ của nó cả về không gian và thời gian. 1.2.3 Tác động của BĐKH đến cân bằng nước 4
  7. Nhu cầu nước trên toàn cầu ngày càng tăng do sự phát triển dân số, kinh tế và xã hội, nguồn nước tưới từ dòng chảy nền trên các con sông. Qua một số nghiên cứu có thể thấy tác động của BĐKH đến cân bằng nước của các lưu vực sông là rõ rệt. 1.2.4 Các nghiên cứu về tác động của BĐKH ở Lào Ở Lào, các nghiên cứu về tài nguyên nước cũng như tác động của BĐKH đã được thực hiện cho một số khu vực, vấn đề này còn khá mới mẻ và mới chỉ thực sự bắt đầu được nghiên cứu vào những năm 2000. Các chương trình, đề tài, dự án KHCN đã và đang nghiên cứu có liên quan tới tác động của BĐKH đến lĩnh vực tài nguyên nước còn rất ít. 1.3 Tổng quan về lưu vực nghiên cứu Sông Sedon là một nhánh của sông Mê Kông, nằm ở phần phía Nam của Lào và có diện tích khoảng 7.000km2. Tổng chiều dài khoảng 254,5km bắt nguồn từ phía Đông Bắc của cao nguyên Bolaven gần huyện Thateng. Phần lớn các khu vực của lưu vực sông Sedon tương đối bằng phẳng với một vài ngọn núi ở phía thượng nguồn của lưu vực. Cao độ của lưu vực khoảng 183m. Dân cư sinh sống trong lưu vực khoảng 700.622 người trên địa bàn 12 huyện. 1.3.1 Khí tượng, thủy văn Trong lưu vực và lân cận có 9 trạm khí tượng và 2 trạm thủy văn với số liệu quan trắc đầy đủ. Căn cứ vào số liệu thực đo tại các trạm có thể phân mùa cho các tiểu lưu vực như sau: Mùa mưa vùng bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào cuối tháng IX, các tháng còn lại là mùa ít mưa. 1.3.2 Hiện trạng thủy lợi và tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước của vùng nghiên cứu Theo thống kê, trên phạm vi toàn vùng hiện có 146 công trình cấp nước tưới (5 hồ, 62 đập và 79 trạm bơm), thực tế mới tưới được cho 13.661ha/16.712ha diện tích đất canh tác, đạt 82%. 1.3.3 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của các ngành sử dụng nước Xây dựng nền kinh tế của lưu vực sông Sedon có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là công 5
  8. nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các kịch bản về phát triển kinh tế của lưu vực trong tương lai so với nền: diện tích đất nông nghiệp tăng 8% (2030) và 20% (2050); dân số tăng 1,5% (2030) và 1,5% (2050); gia súc/gia cầm tăng 3% (2030) và 4% (2050); diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 3% (2030) và 4% (2050); du lịch tăng 7% (2030) và 10% (2050). 1.4 Định hướng nghiên cứu của luận án - Các tồn tại chính: (i) Các nghiên cứu dự báo diễn biến điều kiện khí tượng thủy văn trong bối cảnh BĐKH, đặc biệt là diễn biến dòng chảy các lưu vực sông ở Lào trong đó có lưu vực Sedone rất hiếm. (ii) Chưa nghiên cứu chi tiết BĐKH tác động cụ thể đến thay đổi nhu cầu nước của nông nghiệp và hạn hán do lượng mưa giảm về mùa kiệt và tăng về mùa mưa. (iii) Rất ít các mô hình RCM trong mô phỏng BĐKH cho Lào được sử dụng. (iv) Chưa có nghiên cứu, tính toán, đánh giá chi tiết về tình trạng hạn hán và đề xuất giải pháp ứng phó ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước của Lào nói chung và lưu vực sông Sedone nói riêng. - Định hướng nghiên cứu: Sử dụng các kết quả mô phỏng mưa, nhiệt độ từ các mô hình khí hậu (RCM) ứng với các kịch bản BĐKH để xác định sự thay đổi các đặc trưng khí tượng này trong tương lai có sử dụng các phương pháp hiệu chỉnh sai số nhằm đảm bảo tính hợp lý trong mô phỏng tương lai của các mô hình. Từ việc thay đổi các đặc trưng khí hậu, luận án sẽ sử dụng mô hình mưa dòng chảy để mô phỏng sự thay đổi về dòng chảy trong tương lai, mô hình cân bằng nước được sử dụng để đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu sử dụng nước trong lưu vực. Các giải pháp quản lý được đề xuất để đảm bảo sử dụng nước trong tương lai. Kết luận chương 1: Đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới về bài toán này nhưng vẫn còn rất hạn chế tại Lào, đặc biệt là ở lưu vực sông Sedon. Các phương pháp nghiên cứu mới chỉ ở mức độ đơn giản, số liệu cho kịch bản BĐKH có độ phân giải thô và trung bình hoá cho giai đoạn dài. Luận án tập trung nghiên cứu các mô hình RCM để đánh giá tác động của 6
  9. BĐKH đến tài nguyên nước, sử dụng nước tưới và cân bằng nước để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý bền vững. CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Xây dựng cơ sở khoa học 2.1.1 Cơ sở lý thuyết tính toán xác định dòng chảy trên lưu vực Lưu vực sông Sedon có diện tích trên 5000km2 với 9 trạm đo mưa, 2 trạm đo dòng chảy trên dòng chính. Để mô phỏng chính xác diễn biến các đặc trưng khí tượng thuỷ văn theo không gian và thời gian cho lưu vực, luận án sử dụng mô hình thông số phân bố SWAT trong nghiên cứu này. 2.1.2 Cơ sở lý thuyết tính toán nhu cầu nước của lưu vực Cơ sở khoa học để xác định chế độ tưới cho cây trồng là cân bằng nước ruộng và quan hệ đất - nước - cây trồng - khí hậu. Phương trình cân bằng nước tại ruộng: (Wy – W0) + (Vy – V0) = (P + N + G + A) – (E + S + R) (Lượng nước tăng, giảm) = (lượng nước đến) – (lượng nước đi) Ở Lào tiêu chuẩn tính toán nhu cầu nước cho các ngành chưa được xây dựng, nên trong luận án này, để tính toán nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch tác giả tham khảo tiêu chuẩn (TCXDVN 33 – 2006), nhu cầu nước cho chăn nuôi tham khảo theo TCVN 4454:2012. Nhu cầu nước cho thủy sản tính toán theo quy trình nuôi thả cá. 2.1.3 Cơ sở lý thuyết tính toán cân bằng nước lưu vực Trong luận án này, tác giả lựa chọn mô hình WEAP do đây là một mô hình có giao diện thuận tiện, các chức năng mô hình đáp ứng đầy đủ yêu cầu bài toán cân bằng nước có xét đến các kịch bản khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn cũng như phát triển kinh tế xã hội. 2.2 Cơ sở dữ liệu 2.2.1 Giai đoạn nền (số liệu thực đo) Số liệu thực đo sử dụng trong luận án được lấy từ 9 trạm đo KongSedon, 7
  10. Saravane, Selabam, Pakse, LaoNgam, Nikom34, Batieng, Paksong, Sekong. Các trạm đo này có số liệu đo đầy đủ từ khoảng 1990 trở lại đây. Do các mô hình khí hậu , thời kỳ lịch sử được lấy đến năm 2005, từ năm 2006 đến 2100 sẽ là thời kỳ mô phỏng trong tương lai. Vì thế, thời kỳ nền trong luận án sẽ được lấy từ năm 1990 đến năm 2005. 2.2.2 Giai đoạn tương lai 2.2.2.1 Các mô hình biến đổi khí hậu Trong luận án này, 2 kịch bản BĐKH được xây dựng là RCP4.5 đại diện cho kịch bản trung bình và RCP8.5 đại diện cho kịch bản cao. Thời kỳ tính toán trong luận án được lựa chọn là các giai đoạn 2021-2040 (giai đoạn 2030s) và giai đoạn 2041-2060 (giai đoạn 2050s). 2.2.2.2 Hiệu chỉnh sai số mô hình khí hậu Phương pháp hiệu chỉnh sai số của mô hình khí hậu sử dụng trong luận án này là phương pháp “biến đổi thống kê” theo công thức: Po = Fo-1(Fm(Pm)). Với Fm là phân bố xác suất luỹ tích của Pm và Fo-1 là hàm ngược phân bố luỹ tích tương ứng với Po. 2.2.2.3 Kết quả hiệu chỉnh sai số mô hình RCM Bảng 2.1 Lượng mưa ngày trung bình giai đoạn nền - mô hình REMO2009 (MPI-ESM-LR) (mm) Kongse Sarava Selaba LaoNgar Nikom3 Batien Pakson Sekon Trường hợp Pakse done ne m m 4 g g g Thực đo 5,56 5,68 5,06 5,27 5,25 6,77 6,43 9,76 4,74 Sau hiệu chỉnh 5,57 5,68 5,06 5,27 5,25 6,77 6,43 9,75 4,74 Sai lệch (%) 0,04 0,04 -0,13 -0,04 -0,03 0,02 -0,01 -0,06 0,02 Bảng 2.2 Độ lệch chuẩn lượng mưa ngày trung bình giai đoạn nền - mô hình REMO2009 (MPI-ESM-LR) (mm) Kongsedo Saravan Selaba Paks LaoNgar Nikom3 Batien Pakson Sekon Trường hợp ne e m e m 4 g g g Thực đo 15,62 15,30 15,15 13,85 14,54 15,58 17,71 21,65 11,30 Sau hiệu 15,64 15,34 15,07 13,81 14,54 15,59 17,71 21,58 11,30 chỉnh Sai lệch (%) 0,13 0,22 -0,52 -0,27 -0,02 0,04 -0,04 -0,34 0,01 8
  11. 2.3 Phương pháp tính toán nhu cầu nước cho các đối tượng dùng nước trong lưu vực 2.3.1 Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt Các căn tính toán nhu cầu nước: Dữ liệu khí tượng; giống cây trồng, thời vụ cây trồng, thời kỳ sinh trưởng của cây trồng; các chỉ tiêu của đất; Từ số liệu diện tích các loại cây trồng phân theo từng tiểu lưu vực và kết quả tính toán mức tưới cho các loại cây trồng ứng với tấn suất 85%. 2.3.2 Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, chăn nuôi Từ số liệu về dân số, công nghiệp, du lịch, gia súc, gia cầm, thủy sản phân theo tiểu lưu vực và vận dụng tiêu chuẩn dùng nước của từng loại ta tính được nhu cầu nước của từng lưu vực này. 2.4 Phương pháp tính toán dòng chảy cho lưu vực 2.4.1 Xây dựng sơ đồ mạng sông mô hình SWAT Căn cứ vào hiện trạng hệ thống công trình, hiện trạng sử dụng nước của các khu tưới, sơ đồ mạng sông đưa vào xây dựng trong mô hình SWAT bao gồm 20 sông suối. 2.4.2 Thu thập dữ liệu Tài liệu lưu lượng 2 trạm giai đoạn 1992-2014 và dữ liệu khí hậu của 9 trạm. Số liệu sử dụng đất, dữ liệu đất, mô hình số độ cao. 2.4.3 Xây dựng mô hình tính toán mô phỏng dòng chảy 2.4.3.1 Mô phỏng lưu vực trong SWAT Hình 2.1 Bản đồ phân chia lưu vực trong SWAT 9
  12. 2.4.3.2 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Số liệu đầu vào để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn cho lưu vực Sedon bao gồm số liệu mưa và bốc hơi của 9 trạm. Bảng 2.3 Giai đoạn hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn SWAT Giai đoạn Giai đoạn hiệu Giai đoạn Tên trạm Thuộc sông đo đạc chỉnh kiểm định KongSedone Sedon 1993-2014 1993-2003 2004-2014 Sounvannakhily Sedon 1993-2014 1993-2003 2004-2014 Bảng 2.4 Hiệu quả mô phỏng Nash R2 Tên trạm Hiệu chỉnh Kiểm định Hiệu chỉnh Kiểm định KongSedone 0,85 0,85 0,91 0,93 Sounvannakhily 0,87 0,83 0,96 0,92 2.5 Phương pháp tính toán cân bằng nước trên lưu vực 2.5.1 Phân chia tiểu lưu vực để tính lượng nước đến trong mô hình WEAP Dựa vào việc phân vùng tính mô số dòng chảy, hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện và hiện trạng sử dụng nguồn nước trên các hệ thống sông suối, toàn bộ lưu vực Sedon đã được phân thành 20 tiểu lưu vực. 2.5.2 Tài liệu tính toán cân bằng nước Tài liệu về dòng chảy đến các tiểu lưu vực mô phỏng từ mô hình SWAT; hiện trạng thủy điện, hồ chứa; tài liệu về nhu cầu nước các khu tưới. 2.6 Tính toán cần bằng nước cho lưu vực giai đoạn hiện tại 2.6.1 Tính toán xác định dòng chảy trên lưu vực ở giai đoạn hiện tại Từ bộ thông số hiệu chỉnh và kiểm định ở trên. Ứng dựng mô hình SWAT tính toán dòng chảy đến giai đoạn hiện tại cho lưu vực sông Sedon. 2.6.2 Tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong lưu vực Nhu cầu nước cho trồng trọt: Từ số liệu diện tích các loại cây trồng phân theo từng tiểu lưu vực giai đoạn hiện tại và kết quả tính toán mức tưới cho các loại cây trồng ứng với tần suất 85% ở giai đoạn hiện tại. Từ số liệu về dân số, công nghiệp, du lịch, gia súc, gia cầm, thủy sản giai đoạn hiện tại phân theo tiểu lưu vực và vận dụng tiêu chuẩn dùng nước của từng loại ta tính được nhu cầu nước giai đoạn hiện tại của từng lưu vực này. 10
  13. 2.6.3 Kết quả tính toán cân bằng nước bằng mô hình WEAP Kết quả tính toán cân bằng nước cho toàn lưu vực sông Sedon trong giai đoạn hiện tại theo mô hình WEAP cho thấy: Tổng lượng nhu cầu nước giai đoạn hiện tại là 3.012,65 triệu m3 tuy nhiên nguồn nước đến lưu vực chỉ đáp ứng khoảng 1.256,37 triệu m3. Như vậy lượng nước thiếu trung bình giai đoạn hiện tại lên đến 1.756,28 triệu m3 trên toàn lưu vực chiếm khoảng 58,3% so với tổng lượng nước giai đoạn hiện tại. Nông nghiệp là ngành có lượng nước thiếu hụt lớn nhất. Kết luận chương 2: Từ quá trình phân tích cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu tác giả đã phân tích và lựa chọn được các mô hình toán phù hợp sử dụng trong luận án gồm: (i) Mô hình SWAT ứng dụng trong tính toán dòng chảy đến lưu vực; (ii) mô hình CROPWAT ứng dụng trong tính toán nhu cầu nước cho ngành trồng trọt; (iii) mô hình WEAP ứng dụng trong tính toán cân bằng nước cho lưu vực. (iv) Bốn mô hình RCMs ứng dụng trong mô phỏng các kịch bản BĐKH RCP4.5 và RCP8.5. Sau khi tính toán cân bằng nước giai đoạn hiện tại thấy rằng trong 29 nút sử dụng nước trên toàn lưu vực thì có 10 nút sử dụng nước được đảm bảo cấp nước tới với tần suất từ 85% trở lên; 19 nút sử dụng nước còn lại đều được đảm bảo cấp nước với tần suất lớn hơn 75%; Lượng nước thiếu hụt thường tập trung vào các tháng 1,2,3 và 11. Tổng lượng nước thiếu hụt trung bình năm khoảng 1756,28 triệu m3. CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH ĐẾN SỬ DỤNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SEDON VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến mưa và nhiệt độ Kết quả mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trong tương lai của các mô hình khí hậu sẽ được hiệu chỉnh bằng hàm chuyển đổi, được xác định dựa trên chuỗi số liệu quá khứ mô phỏng ở giai đoạn nền và số liệu thực đo. 3.1.1 Lượng mưa Sự thay đổi lượng mưa tại 9 trạm đo thuộc lưu vực nghiên cứu trong hai giai 11
  14. đoạn 2030s và 2050s. Kết quả sự thay đổi lượng mưa (%) được trình bày ở các bảng 3.1 và 3.2: Bảng 3.1 Sự thay đổi lượng mưa (%) giai đoạn 2030s so với giai đoạn nền Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Selabam Pakse bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 6,8 -3,1 0,6 1,3 RCP4.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 46,4 43,8 44,2 40,2 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 5,5 2,9 4,1 4,6 HadGEM3-RA -6,4 -6,2 -8,3 -10,6 CCLM5-0-2 (EC-EARTH) -3,1 -10,8 -8,8 -8,4 RCP8.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 38,0 35,3 30,5 32,1 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 12,1 9,9 8,5 6,9 HadGEM3-RA -6,4 -6,2 -8,3 -10,6 Bảng 3.2 Sự thay đổi lượng mưa (%) giai đoạn 2050s so với giai đoạn nền Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Selabam Pakse bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 0,7 -3,5 -4,1 -4,4 RCP4.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 46,1 45,9 37,4 39,1 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 0,6 -2,5 -7,0 -3,9 HadGEM3-RA -0,8 -0,1 -7,5 -6,8 CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 6,6 0,3 -0,4 0,4 RCP8.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 39,1 36,2 29,7 33,3 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 5,2 3,3 1,8 2,8 HadGEM3-RA -0,8 -0,1 -7,5 -6,8 Đối với lượng mưa mùa, sự thay đổi lượng mưa của từng mùa được thể hiện ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4. Bảng 3.3 Sự thay đổi lượng mưa mùa tại các trạm đo lưu vực sông Sedon (giai đoạn 2030s) Mùa mưa (mm) Mùa khô (mm) Sự thay đổi (mm) Trạm Giai đoạn Giai đoạn Mô phỏng Mô phỏng Mùa mưa Mùa khô nền nền Kongsedone 1999,8 1663,0 207,4 314,3 336,8 -106,9 Saravane 2023,2 1785,8 227,3 294,2 237,4 -67,0 Selabam 1779,7 1689,8 245,2 188,1 89,9 57,2 Pakse 1895,9 1729,3 212,7 242,7 166,6 -30,0 LaoNgarm 1762,8 1425,2 328,8 322,0 337,6 6,8 Nikom34 2383,5 1884,5 294,4 627,0 499,0 -332,6 12
  15. Mùa mưa (mm) Mùa khô (mm) Sự thay đổi (mm) Trạm Giai đoạn Giai đoạn Mô phỏng Mô phỏng Mùa mưa Mùa khô nền nền Batieng 2297,6 1885,1 271,1 309,9 412,5 -38,8 Paksong 3394,0 2808,2 420,5 703,2 585,8 -282,6 Sekong 1695,0 1263,4 198,2 314,8 431,6 -116,5 Bảng 3.4 Sự thay đổi lượng mưa mùa tại các trạm đo lưu vực sông Sedon (giai đoạn 2050s) Mùa mưa Mùa khô Sự thay đổi Trạm Mô Giai Giai Mô phỏng Mùa mưa Mùa khô phỏng đoạn nền đoạn nền Kongsedone 2033,7 1663,0 182,6 314,3 370,7 -131,7 Saravane 2083,1 1785,8 203,9 294,2 297,3 -90,4 Selabam 1762,7 1689,8 214,6 188,1 73,0 26,6 Pakse 1916,3 1729,3 188,6 242,7 187,0 -54,1 LaoNgarm 1748,8 1425,2 299,4 322,0 323,6 -22,6 Nikom34 2401,0 1884,5 256,7 627,0 516,5 -370,4 Batieng 2329,5 1885,1 237,7 309,9 444,5 -72,2 Paksong 3463,8 2808,2 381,7 703,2 655,6 -321,5 Sekong 1707,4 1263,4 174,8 314,8 444,0 -139,9 Từ kết quả tính toán thể hiện trên hai Bảng 3.3 và Bảng 3.4 có thể thấy rằng, lượng mưa mùa mưa tăng lên rõ rệt với mức độ tằng từ 100mm đến 600mm trong khi lượng mưa mùa khô chủ yếu lại giảm từ 50mm-300mm. Điều này cho thấy tác động của BĐKH đã làm gia tăng sự khắc nghiệt trong bài toán khai thác và quản lý tài nguyên nước. Lượng mưa mùa mưa tăng trên toàn lưu vực sông Sedon, còn lượng mưa mùa khô giảm trên phần lớn diện tích lưu vực. 3.1.2 Nhiệt độ Tương tự như phần tính toán lượng mưa, sự thay đổi về nhiệt độ trung bình cả giai đoạn Bảng 3.5 Sự thay đổi nhiệt độ tối thấp (oC) giai đoạn 2030s so với giai đoạn nền Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Pakse LaoNgarm bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 0,8 0,6 0,8 0,2 RC P4. 5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 0,8 0,6 0,8 0,2 13
  16. Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Pakse LaoNgarm bản REMO2009 (MPI-ESM-LR) 1,1 0,7 0,9 0,3 HadGEM3-RA 1,0 0,7 0,9 0,3 CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 1,2 0,8 1,1 0,5 RCP8.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 1,0 0,7 0,9 0,3 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 1,2 0,8 1,0 0,4 HadGEM3-RA 1,0 0,8 1,0 0,3 Bảng 3.6 Sự thay đổi nhiệt độ tối thấp (oC) giai đoạn 2050s so với giai đoạn nền Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Pakse LaoNgarm bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 1,4 1,0 1,3 0,8 RCP4.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 1,1 0,8 1,0 0,4 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 1,5 1,2 1,3 0,7 HadGEM3-RA 1,4 1,1 1,3 0,7 CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 1,7 1,2 1,5 0,9 RCP8.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 1,5 1,2 1,4 0,8 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 2,2 1,7 1,8 1,2 HadGEM3-RA 1,8 1,4 1,6 1,0 Bảng 3.7 Sự thay đổi nhiệt độ tối cao (oC) giai đoạn 2030s so với giai đoạn nền Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Pakse LaoNgarm bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 0,4 0,6 1,0 0,4 RCP4.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 0,3 0,5 0,9 0,3 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 0,3 0,4 0,8 0,3 HadGEM3-RA 0,9 1,0 1,5 0,6 CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 0,6 0,8 1,2 0,6 RCP8.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 0,5 0,7 1,1 0,5 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 0,3 0,5 1,0 0,3 HadGEM3-RA 0,8 0,9 1,4 0,6 Bảng 3.8 Sự thay đổi nhiệt độ tối cao (oC) giai đoạn 2050s so với giai đoạn nền Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Pakse LaoNgarm bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 0,7 0,9 1,3 0,6 RCP4.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 0,7 0,8 1,3 0,6 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 0,7 0,8 1,4 0,6 HadGEM3-RA 1,2 1,4 1,9 0,9 14
  17. Kịch Mô hình Kongsedone Saravane Pakse LaoNgarm bản CCLM5-0-2 (EC-EARTH) 1,1 1,4 1,9 1,0 RCP8.5 CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) 1,1 1,3 1,8 1,0 REMO2009 (MPI-ESM-LR) 0,9 1,0 1,7 0,7 HadGEM3-RA 1,4 1,5 2,2 1,1 Kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung nhiệt độ tối thấp và tối cao trung bình năm trong cả giai đoạn có xu thế tăng ở tất cả các kịch bản, các mô hình và trạm đo. Mức độ tăng nhiệt độ trung bình từ 0,3oC cho đến 2,3oC. Kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung nhiệt độ gia tăng nhiều ở vùng hạ lưu, vùng thượng lưu lưu vực có mức độ tăng nhiệt độ thấp hơn. 3.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong lưu vực 3.2.1 Căn cứ xác định nhu cầu nước cho tương lai Thời vụ cây trồng, cơ cấu sử dụng đất, gia súc, gia cầm, dân số, công nghiệp, thủy sản giai đoạn tương lai của Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Số liệu mưa, nhiệt độ tính toán theo kịch bản BĐKH… 3.2.2 Tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong lưu vực ở giai đoạn tương lai Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt: Từ số liệu diện tích các loại cây trồng phân theo từng tiểu lưu vực giai đoạn tương lai và kết quả tính toán mức tưới cho các loại cây trồng ứng với tần suất 85% ở giai đoạn tương lai. Từ số liệu về dân số, công nghiệp, du lịch, gia súc, gia cầm, thủy sản giai đoạn tương phân theo tiểu lưu vực và vận dụng tiêu chuẩn dùng nước của từng loại ta tính được nhu cầu nước giai đoạn tương lai của từng lưu vực. Kết quả tính toán cho thấy: Tổng nhu cầu nước cho toàn lưu vực sông Sedon theo mô hình chọn “CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR)” tăng trung bình 11,31% vào giai đoạn 2030s, tăng trung bình 16,89% vào giai đoạn 2050s so với giai đoạn nền. 3.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến dòng chảy Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến dòng chảy trên lưu vực sông Sedone, luận án sử dụng mô hình SWAT với số liệu đầu vào là lượng mưa và nhiệt độ 15
  18. tối thấp, nhiệt độ tối cao trong tương lai được mô phỏng bởi các mô hình RCM đã được hiệu chỉnh sai số bằng phương pháp thống kê. Kết quả mô phỏng dòng chảy trong tương lai ở hai giai đoạn 2030s và 2050s so với giai đoạn nền được trình bày ở bảng 3.9, 3.10. Bảng 3.9 Sự thay đổi dòng chảy trung bình (m3/s) giai đoạn 2030s tại Kongsedone so với giai đoạn nền (MPI-ESM-LR) (MPI-ESM-LR) (MPI-ESM-LR) (MPI-ESM-LR) HadGEM3-RA HadGEM3-RA (EC-EARTH) (EC-EARTH) CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 REMO2009 REMO2009 RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 Tháng I -6,9 -5,0 8,6 6,5 9,8 12,9 -6,8 -7,4 II -8,1 -8,1 -2,5 -3,8 1,5 9,9 -8,0 -8,2 III -9,1 -5,4 -8,1 -9,0 0,3 7,3 -9,2 -9,2 IV -6,9 0,1 52,8 18,7 4,2 33,1 -11,8 -11,2 V 151,1 96,9 247,4 161,6 2,4 13,3 -5,1 -3,4 VI 332,5 288,6 813,2 697,5 37,1 102,5 229,3 235,3 VII 124,8 50,4 465,7 608,7 -15,7 -16,0 14,2 17,5 VIII -9,9 -91,5 300,7 169,5 -71,0 47,0 166,2 170,1 IX -234,8 -241,3 8,6 -51,7 -24,7 -0,4 130,7 131,1 X -61,9 -83,1 31,9 18,3 46,7 95,1 -89,0 -94,1 XI -29,5 -18,7 51,2 16,3 77,5 74,3 -33,2 -36,1 XII -13,5 -15,2 28,1 8,0 34,6 25,4 -13,0 -14,2 Bảng 3.10 Sự thay đổi dòng chảy trung bình (m3/s) giai đoạn 2050s tại Kongsedone so với giai đoạn nền HadGEM3-RA HadGEM3-RA (EC-EARTH) (EC-EARTH) LR) RCP4.5 LR) RCP8.5 LR) RCP4.5 LR) RCP8.5 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 REMO2009 REMO2009 (MPI-ESM- (MPI-ESM- (MPI-ESM- (MPI-ESM- RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 Tháng I -7,0 -5,8 4,5 2,3 4,3 10,6 -4,5 -5,2 II -8,5 -8,1 -4,3 -5,2 -3,4 1,6 -7,9 -8,1 III -9,2 -9,2 -6,2 -7,6 -0,2 -4,9 -9,2 -9,2 IV -0,1 4,9 42,7 40,8 0,4 6,5 -12,6 -12,5 V 186,0 134,8 210,5 221,7 31,3 1,4 -12,4 -10,0 VI 383,7 380,7 762,2 745,2 26,0 80,6 379,2 386,3 16
  19. HadGEM3-RA HadGEM3-RA (EC-EARTH) (EC-EARTH) LR) RCP4.5 LR) RCP8.5 LR) RCP4.5 LR) RCP8.5 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 CCLM5-0-2 REMO2009 REMO2009 (MPI-ESM- (MPI-ESM- (MPI-ESM- (MPI-ESM- RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 Tháng VII 56,5 42,2 596,6 352,1 -54,3 26,3 104,7 106,6 VIII -120,2 35,7 234,8 235,9 -65,7 -65,4 98,2 99,6 IX -197,9 -152,6 -33,0 50,3 -118,6 -21,1 171,7 171,6 X -88,1 -85,1 29,9 6,6 43,8 88,2 -44,5 -49,9 XI -35,6 -26,3 18,8 16,6 52,3 49,5 -15,5 -19,1 XII -16,5 -12,8 17,2 7,5 15,6 14,8 -5,3 -6,9 Từ kết quả tính toán cho thấy, tổng lượng dòng chảy tại lưu vực có sự gia tăng rõ rệt ở các mô hình (ngoại trừ REMO2009). Sự gia tăng dòng chảy này là phù hợp khi lượng mưa có xu thế tăng trong tương lai. 3.4 Ảnh hưởng của BĐKH đến cân bằng nước Luận án tiến hành đánh giá cân bằng nước theo kịch bản trung bình RCP4.5. Ứng dụng mô hình WEAP với thông số mô hình ở trên. Kết quả tính toán cân bằng nước từng giai đoạn theo từng mô hình được thể hiện ở các mục sau. 3.4.1 Giai đoạn 2030s Kết quả tính toán cân bằng nước giai đoạn 2030 theo mô hình được lựa chọn CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) cho thấy: Tổng lượng nước thiếu trung bình năm giai đoạn 2030s là 1977,95 triệu m3 chiếm 58,5% lượng nước yêu cầu của lưu vực. Trong đó lượng nước thiếu tập trung chủ yếu ở các tháng 1,2,3 với lượng nước thiếu trên 440 triệu m3. 3.4.2 Giai đoạn 2050s Kết quả tính toán cân bằng nước giai đoạn 2050s theo mô hình CCLM5-0-2 (MPI-ESM-LR) cho thấy: Tổng lượng nước thiếu trung bình năm giai đoạn 2050s là 2029,15 triệu m3 chiếm 59,6 % lượng nước yêu cầu của lưu vực. Trong đó lượng nước thiếu tập trung chủ yếu ở các tháng 1, 2, 3 với lượng nước thiếu lớn nhất lên đến 537,92 triệu m3. Đánh giá chung: Từ kết quả cân bằng nước cho thấy, dưới tác động của BĐKH, lượng thiếu hụt nước trên lưu vực tăng lên rất lớn, lượng mưa tăng vào các tháng mùa mưa, giảm khá nhiều vào mùa khô. Ngoài ra, với sự gia tăng về 17
  20. nhiệt độ đã dẫn đến nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên. 3.5 Đề xuất khung chương trình sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sedon 3.5.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp Căn cứ kết quả tính toán cân bằng nước cho lưu vực giai đoạn hiện tại, giai đoạn 2030s, 2050s; dựa trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, xã hội, xu hướng phát triển trên lưu vực, thực trạng và xu thế quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Sedon. 3.5.2 Đề xuất giải pháp 3.5.2.1 Giải pháp phi công trình a) Đề xuất khung sử dụng tổng hợp tài nguyên nước hợp lý cho lưu vực sông - Chính sách phát triển kinh tế: (i) Chính sách quản lý và sử dụng đất đai (Giao đất, giao rừng; cho thuê đất và sử dụng đất); (ii) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng (Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Gắn chính sách phát triển kinh tế với các chương trình quốc gia); (iii) Chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và bảo vệ môi trường (nhập thiết bị, công nghệ hiện đại; đầu tư, xây dựng và phát triển các tiềm lực về khoa học và công nghệ…); (iii) Chính sách nguồn nhân lực (Ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật đầu đàn; Có chính sách thu hút và đãi ngộ thoả đáng; Đa dạng hoá các hình thức đào tạo). (iv) Xây dựng chính sách về giá nước (Cấp nước thành thị, nông thôn; Nước dùng cho thuỷ điện; Cấp nước thuỷ sản, trồng trọt; Cấp nước công nghiệp; Cấp nước du lịch, dịch vụ). - Cơ chế của quản lý lưu vực sông: Xây dựng và ban hành luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước; tổ chức giáo dục, tuyên truyền thi hành luật; Bảo đảm minh bạch, công khai và có sự tham gia của người dân, các tổ chức xã hội trong hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên nước. - Hoạt động của ban quản lý lưu vực sông: Cập nhật, đánh giá đầy đủ về cả lượng và chất đối với nước mặt, nước ngầm trên lưu vực sông; Quy hoạch lưu vực sông; Xây dựng các quy tắc cơ bản về sử dụng nước trong lưu vực; Tiến hành các hoạt động phối hợp liên ngành trong quản lý quy hoạch lưu vực; Xây 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2