intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Thâm hụt kép tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

116
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Lý luận cơ bản về THK. Chương 3. Thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015 Chương 4. Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách Nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015. Chương 5. Giải pháp hạn chế THK tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Thâm hụt kép tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM:<br /> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> Ngành:<br /> <br /> Kinh tế học<br /> <br /> Chuyên ngành:<br /> <br /> Kinh tế Quốc tế<br /> <br /> Mã số:<br /> <br /> 62.31.01.06<br /> <br /> NGUYỄN LAN ANH<br /> <br /> Hà Nội, 2018<br /> <br /> LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Hoàng Văn Châu<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường<br /> họp tại:<br /> Trường Đại học Ngoại Thương<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> Có thể tham khảo luận án tại:<br /> <br /> <br /> <br /> Thư viện Quốc gia<br /> Thư viện trường Đại học Ngoại Thương<br /> <br /> năm<br /> <br /> 1<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Để đánh giá tổng quát sức khỏe của một nền kinh tế cần xem xét tổng<br /> quát các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối<br /> đoái, lãi suất, tiết kiệm, đầu tư… Tất cả các chỉ số này đều có mối quan hệ<br /> tương quan với nhau và tác động trực tiếp đến hai chỉ số quan trọng: ngân<br /> sách Nhà nước (NSNN) và cán cân vãng lai (CCVL). Nhà nước thông qua<br /> các công cụ chính sách để điều hành nền kinh tế, tác động đến các chỉ số<br /> kinh tế. Về dài hạn, mọi chính phủ đều hướng đến mục tiêu thặng dư cán<br /> cân vãng lai và cân bằng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế, thâm<br /> hụt ngân sách Nhà nước (THNSNN) và thâm hụt cán cân vãng lai<br /> (THCCVL) diễn ra khá phổ biến tại nhiều quốc gia. Các nhà khoa học,<br /> kinh tế học, chính trị gia đã dành nhiều nguồn lực để nghiên cứu về<br /> THNSNN và THCCVL với tư cách là hai vấn đề vĩ mô riêng biệt.<br /> THCCVL lớn và liên tục là nguyên nhân của mất cân bằng kinh tế vĩ<br /> mô, trong khi THNSNN cũng là nguyên nhân chính làm thay đổi các biến<br /> số kinh tế, cả hai loại thâm hụt này đều có ảnh hưởng lớn đến tiến trình<br /> phát triển kinh tế trong dài hạn. Vậy câu hỏi quan trọng được đặt ra là:<br /> “Chính phủ nên làm gì khi THCCVL và THNSNN xuất hiện đồng thời?”.<br /> Từ đầu thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng liên tục của<br /> THNSNN. Theo học thuyết trường phái Keynes, đây chính là nguyên nhân<br /> chính làm thay đổi các biến số kinh tế. THNSNN do giảm thuế hay tăng<br /> chi tiêu chính phủ kéo theo sự tăng lên của lạm phát và lãi suất. Lãi suất<br /> tăng ảnh hưởng đến tăng dòng vốn vào, làm tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội<br /> tệ mất giá, làm tăng nhu cầu nhập khẩu và giảm nhu cầu xuất khẩu. Mặt<br /> khác, chính sách tài khóa mở rộng làm lạm phát tăng dẫn đến tăng giá trị<br /> tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, cũng là<br /> nguyên nhân làm tăng nhu cầu nhập khẩu và giảm nhu cầu xuất khẩu. Như<br /> vậy, tăng lạm phát và lãi suất đều tạo áp lực gia tăng THCCVL trong nền<br /> kinh tế.<br /> Tuy nhiên, diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt Nam không hoàn<br /> toàn tuân theo nguyên lý kinh tế của học thuyết Keynes. Trong khi NSNN<br /> <br /> 2<br /> thâm hụt ngày càng sâu từ năm 2000 đến năm 2015 thì CCVL có cùng<br /> trạng thái thâm hụt trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI và chuyển hướng<br /> thặng dư trong giai đoạn 2011 – 2015, sau đó lại chuyển sang thâm hụt từ<br /> cuối năm 2015. Xu hướng vận động này là kết quả của các chính sách kinh<br /> tế của Chính phủ cùng với tác động từ biến động của nền kinh tế trong<br /> nước và quốc tế.<br /> Thực tiễn THK tại Việt Nam yêu cầu cần có một nghiên cứu chính<br /> thống về trường hợp cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, xã hội<br /> trong nước và quan hệ kinh tế quốc tế thế kỷ XXI. Luận án tiến sĩ “Thâm<br /> hụt kép tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu<br /> chuyên sâu về các lý thuyết kinh tế liên quan đến hiện tượng THK, thực<br /> trạng diễn biến THCCVL và THNSNN của Việt Nam từ năm 2000 đến<br /> năm 2015, phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng THK dựa trên đánh giá<br /> tác động của các biến số kinh tế vĩ mô và tìm ra mối quan hệ giữa<br /> THCCVL và THNSNN của Việt Nam dựa trên mô hình kiểm định. Từ đó,<br /> tác giả đề xuất các giải pháp xử lý hiện tượng THK tại Việt Nam trên cơ sở<br /> đạt được các mục tiêu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Chính<br /> phủ.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Luận án “Thâm hụt kép tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” nhằm<br /> mục đích đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện CCVL và<br /> NSNN tại Việt Nam trong ngắn hạn và ngăn chặn tình trạng THK tại Việt<br /> Nam trong dài hạn.<br /> Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của công trình như sau:<br /> - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về THK: khái niệm về THK, phân loại<br /> THK và tác động của chính sách kinh tế đến THK;<br /> - Phân tích thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015,<br /> đánh giá khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế.<br /> - Tìm ra loại hình THK tại Việt Nam thông qua mối quan hệ nhân<br /> quả giữa THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất và chỉ ra nguyên nhân của<br /> hiện tượng THK;<br /> - Đề xuất một số giải pháp cho công tác xử lý THK.<br /> <br /> 3<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />  Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề THNSNN và<br /> THCCVL tại Việt Nam. Luận án nghiên cứu hiện tượng THK và vấn đề<br /> hạn chế THK, trong đó bao gồm cả những quy định Nhà nước về CCVL,<br /> cán cân thanh toán quốc tế, NSNN, các chính sách tài khóa, chính sách tiền<br /> tệ. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về trường hợp thâm hụt kép của<br /> một số quốc gia trên thế giới.<br />  Phạm vi nghiên cứu của luận án:<br />  Về mặt nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung<br /> vào việc phân tích vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp xử lý<br /> THK tại Việt Nam;<br />  Về mặt không gian: Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề kinh<br /> tế vĩ mô liên quan đến THK của Việt Nam, luận án cũng nghiên cứu một<br /> số trường hợp THK trên thế giới;<br />  Về mặt thời gian: Khi đánh giá thực trạng THNSNN và<br /> THCCVL ở Việt Nam, luận án nghiên cứu từ năm 2000, giai đoạn kinh tế<br /> Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cho đến năm 2015. Khi đề xuất<br /> giải pháp kiềm chế THK tại Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp từ năm<br /> 2018 đến năm 2025.<br /> 4. Câu hỏi nghiên cứu<br /> Luận án đi tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn: THK tại Việt Nam thuộc<br /> loại THK nào? Những nguyên nhân gì gây nên hiện tượng THK đó và cách<br /> khắc phục như thế nào?<br /> Để giải quyết được câu hỏi nghiên cứu trên, luân án giải quyết các câu<br /> hỏi nhỏ sau:<br /> i. THK là gì? Có những loại THK nào? Các chính sách kinh tế có<br /> ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng THK?<br /> ii. THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 diễn ra như thế nào? Khả<br /> năng chịu đựng THK của nền kinh tế Việt Nam như thế nào?<br /> iii. THK tại Việt Nam thuộc loại THK nào? Những nguyên nhân gì<br /> gây nên hiện tượng THK này?<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2