YOMEDIA

ADSENSE
Tóm tắt LuLuận án tiến sĩ Nông nghiệp: Khả năng thích nghi của một số dòng giống lúa đột biến chịu mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
20
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm chọn tạo ra giống lúa đột biến mới có khả năng chống chịu mặn 12,5-15,6 dS/m, thời gian sinh trưởng ngắn (100-120 ngày) phù hợp cho mô hình lúa-tôm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt LuLuận án tiến sĩ Nông nghiệp: Khả năng thích nghi của một số dòng giống lúa đột biến chịu mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGUYỄN BÍCH HÀ VŨ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ<br />
DÒNG/GIỐNG LÚA ĐỘT BIẾN CHỊU MẶN<br />
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngành: Khoa học cây trồng<br />
Mã ngành: 62 62 01 10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2016<br />
<br />
1<br />
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,<br />
Đại học Cần Thơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hiện: Nguyễn Bích Hà Vũ<br />
Hƣớng dẫn: PGs. Ts. Võ Công Thành<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1: PGs. Ts. Phạm Văn Hiền<br />
<br />
Phản biện 2: PGs. Ts. Lê Việt Dũng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án đƣợc bảo vệ ở hội trƣờng B007, Khoa Nông nghiệp và Sinh học<br />
Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, lúc 8:00 ngày 14 tháng 11 năm 2015.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tham khảo luận án tại:<br />
Trung tâm học liệu-Đại học Cần Thơ<br />
Thƣ viện quốc gia<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
CHƢƠNG 1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.1 Tính cấp thiết<br />
Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp.<br />
Lƣợng khí nhà kính CO2 tăng lên 28% từ năm 1975 đến nay (IPCC, 2001),<br />
làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, ngập lụt vào mùa mƣa và hạn hán vào<br />
mùa khô ngày càng nghiêm trọng.<br />
Việt Nam có hai vùng sản xuất lúa chính là Đồng bằng sông Cửu<br />
Long (51%) và Đồng bằng sông Hồng (15%) (Pham Quang Ha và Nguyen<br />
Van Tuat, 2010). Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, cùng với<br />
sự dâng lên của nƣớc biển thì diện tích đất canh tác lúa của các vùng ven<br />
biển đang ngày càng thu hẹp lại. Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,7<br />
triệu ha (chiếm khoảng 45% diện tích) chịu ảnh hƣởng của nƣớc mặn<br />
(Reiner và ctv., 2004). Việc chọn giống lúa có khả năng chống chịu mặn<br />
đƣợc cho là cách làm hữu hiệu và có kinh tế để thích ứng với điều kiện biến<br />
đổi khí hậu hiện nay.<br />
Trong khi đất nhiễm mặn là một trong những yếu tố môi trƣờng<br />
ảnh hƣởng nặng đến năng suất cây trồng, vì hầu hết các loại cây trồng đều<br />
bị ảnh hƣởng bởi nồng độ cao của muối trong đất. Lúa là cây lƣơng thực rất<br />
mẫn cảm với môi trƣờng mặn (Ashraf, 2009). Mặn gây ra những chịu<br />
chứng chính cho cây lúa nhƣ: sinh trƣởng của cây bị ức chế, số chồi thấp,<br />
rễ kém phát triển, lá cuộn lại hay đầu lá trắng xuất hiện cùng cháy chóp lá,<br />
số hạt trên bông thấp, năng suất hạt giảm (IRRI, 2000). Sự gia tăng nồng độ<br />
muối cũng sẽ làm giảm trọng lƣợng khô của cây, khả năng hấp thu dƣỡng<br />
chất và năng suất hạt lúa (Zelensky, 1999). Do cây lúa trồng trong đất mặn<br />
phải đối mặt với stress thẩm thấu cao, nồng độ cao của các ion độc nhƣ Na +<br />
và Cl- mà cuối cùng gây ra sự giảm sinh trƣởng (Martinez and Lauchli,<br />
1993).<br />
Bên cạnh những thành tựu mà phƣơng pháp lai tạo truyền thống<br />
mang lại thì phƣơng pháp xử lý đột biến cũng đã có những thành tựu vƣợt<br />
bậc (Mba và ctv., 2007). Kết quả chọn tạo giống do tác nhân vật lý mang<br />
lại thì sự lợi ích của tác nhân hóa học cũng đƣợc biết đến. Một trong những<br />
hóa chất đƣợc sử dụng để gây đột biến ở cả động vật và thực vật là 2,4-<br />
Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) (Pavlica và ctv., 1991; Ateeq và ctv.,<br />
2002).<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu<br />
Chọn tạo ra giống lúa đột biến mới có khả năng chống chịu mặn<br />
12,5-15,6 dS/m, thời gian sinh trƣởng ngắn (100-120 ngày) phù hợp cho<br />
mô hình lúa-tôm.<br />
1.3 Nội dung nghiên cứu<br />
Tạo dòng đột biến ngắn ngày chịu mặn bằng cách xử lý đột biến<br />
giống lúa Nàng Quớt Biển bằng hóa chất 2,4-D. Nhân chọn dòng lúa đột<br />
biến ngắn ngày (100-120 ngày), đánh giá khả năng chống chịu mặn, khả<br />
năng kháng rầy nâu, các chỉ tiêu nông học và phẩm chất của các dòng đột<br />
biến đến thế hệ M4.<br />
Tìm hiểu khả năng thích nghi của cây lúa thông qua sự biến đổi cấu<br />
trúc ở lá và rễ.<br />
Khảo nghiệm cơ bản các giống/dòng lúa đột biến chống chịu mặn<br />
trong mô hình canh tác lúa-tôm tại vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Cần<br />
Đƣớc, tỉnh Long An và và huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.<br />
1.4 Ý nghĩa khoa học của luận án<br />
Chọn tạo đƣợc giống đột biến mới có thời gian sinh trƣởng ngắn,<br />
chống chịu mặn thích hợp cho vùng canh tác lúa-tôm. Bên cạnh đó, tìm<br />
hiểu khả năng thay đổi cấu trúc tế bào để thích nghi với môi trƣờng mặn.<br />
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận án<br />
Cung cấp nguồn vật liệu để tiếp tục chọn tạo giống lúa có khả năng<br />
thích nghi cho vùng trồng lúa-tôm ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.<br />
1.6 Một số điểm mới của luận án<br />
Một số điểm mới của đề tài so với tiêu chuẩn trong nƣớc và thế<br />
giới trình bày qua Bảng 1.1.<br />
Phƣơng pháp tạo giống lúa bằng phƣơng pháp xử lý đột biến với<br />
hóa chất 2,4 D là cơ sở cho việc khai thác tập đoàn giống lúa mùa chống<br />
chịu mặn đã đƣợc sƣu tập và thích nghi điều kiện địa phƣơng với ƣu điểm<br />
của phƣơng pháp này là nhanh, rẽ tiền, dễ áp dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Bảng 1.1: Một số điểm mới của đề tài<br />
Đơn vị Điểm mới<br />
TT Chỉ tiêu Trong nƣớc Thế giới<br />
đo của đề tài<br />
<br />
Chống chịu mặn giai 19<br />
1 dSm-1 8 8<br />
đoạn mạ (cấp 5)<br />
2 Thời gian sinh trƣởng Ngày 97 120 120<br />
3 Hàm lƣợng amylose % 19,19 20 – 25 20 – 25<br />
4 Năng suất thực tế tấn/ha 3,35 2–4 2–4<br />
hóa chất<br />
5 Tác nhân gây đột biến<br />
2,4 D<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU<br />
<br />
2.1 Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu<br />
2.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Long An và Cà Mau<br />
Đây là 2 tỉnh có đất bị nhiễm mặn đặc trƣng cho Đồng Bằng Sông<br />
Cửu Long (ĐBSCL), với tỉnh Long An nằm ở Bắc sông Hậu và tỉnh Cà<br />
Mau nằm ở Nam sâu Hậu. Cả 2 tỉnh đều bị nhiễm mặn ở các tháng mùa<br />
khô và mức độ mặn giảm mạnh vào các tháng mùa mƣa. Do đó, mô hình<br />
canh tác, cũng nhƣ các ruộng lúa tại ĐBSCL đều bị tác động bởi mức độ và<br />
thời gian xâm nhập mặn, lƣợng mƣa và thời gian mƣa, hệ thống nƣớc tƣới,<br />
chính sách nhà nƣớc, và thu nhập của nông hộ. Mức độ mặn và lƣợng mƣa<br />
có mối tƣơng quan nghịch với nhau. Mƣa thấp vào mùa khô (từ tháng 12<br />
dến tháng 4), lúc mà độ mặn nƣớc sông tại các con kênh tăng cao (từ tháng<br />
1 đến tháng 6) (Dang Kieu Nhan và ctv., 2012).<br />
2.1.2 Mô hình lúa-tôm trên đất nhiễm mặn<br />
Mô hình canh tác lúa-tôm là một mô hình canh tác đặc thù của<br />
vùng bị nhiễm mặn theo mùa trong hơn 50 năm qua (Nguyễn Bảo Vệ và<br />
ctv., 2005). Nhiều nông dân đã biết thích ứng với điều kiện tự nhiên bằng<br />
cách trồng lúa trong mùa mƣa, rồi sử dụng ruộng lúa để nuôi tôm sú<br />
(Penaneus monodon) trong mùa khô. Hệ thống canh tác này đã mang lại lợi<br />
ích kinh tế cho ngƣời dân ở vùng này nhờ giá trị cao của con tôm sú, đồng<br />
5<br />
thời có thêm nguồn thu nhập từ lúa trong hệ thống. Lợi nhuận trung bình<br />
của toàn hệ thống đạt từ 20-30 triệu đồng/ha (Nguyễn Thị Thanh Tâm,<br />
2010). Diện tích của hình thức sản xuất này lên đến 120.000 ha và sẽ phát<br />
triển đến 200.000 ha trong các năm tiếp theo nhƣ kế hoạch của ngành nông<br />
nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004a).<br />
Nét đặc thù của mô hình này là tôm sú đƣợc thả nuôi trong mùa<br />
khô theo phƣơng thức quảng canh cải tiến (khi nguồn nƣớc trên sông bị<br />
nhiễm mặn) và việc canh tác lúa đƣợc thực hiện trong mùa mƣa (độ mặn đã<br />
giảm). Mặc dù cho năng suất thấp, thậm chí bị lỗ khi xét riêng lẻ, nhƣng lúa<br />
có tác động rất tích cực đến năng suất tôm ở vụ nắng liền sau đó nhờ các<br />
tác động về môi trƣờng nƣớc và dinh dƣỡng trên ruộng tôm tốt hơn, mang<br />
lại lợi nhuận cho toàn hệ thống tốt hơn rất nhiều so với không trồng lúa (Lê<br />
Cảnh Dũng, 2012).<br />
2.2 Đất mặn và ảnh hƣởng bất lợi của đất mặn<br />
2.2.1 Đặc điểm của đất mặn<br />
Theo Akbar và Ponnamperuma (1982) thì đất mặn có tính chất vật<br />
lý và hóa học rất đa dạng. Sự biến đổi này phụ thuộc vào nguồn gốc gây<br />
mặn, pH đất, hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất, chế độ thủy văn và nhiệt độ.<br />
Đất mặn chứa một lƣợng lớn muối hòa tan trong nƣớc ở vùng rễ của cây<br />
trồng mà chủ yếu là NaCl, làm thiệt hại đến hoạt động sinh trƣởng của cây.<br />
Mức độ gây hại phụ thuộc vào giống, thời gian sinh trƣởng, các yếu tố môi<br />
trƣờng đi kèm theo và tính chất của đất.<br />
Ngoài việc gây mất cân bằng các ion trong cây thì thách thức chính<br />
của đất mặn đối với cây lúa là ảnh hƣởng của chúng lên mối quan hệ giữa<br />
nƣớc và cây. Muối dƣ thừa trong vùng rễ làm giảm lƣợng nƣớc hữu dụng<br />
cho cây và là nguyên nhân làm cho cây tốn nhiều năng lƣợng để loại bỏ<br />
muối và hấp thu nƣớc tinh khiết (Brady và Weil, 2002). Do đó, ngoài việc<br />
chọn tạo giống lúa có khả năng chống chịu mặn cao thì việc áp dụng các<br />
biện pháp canh tác thích hợp để góp phần làm giảm lƣợng muối trong vùng<br />
rễ cũng là điều cần thiết.<br />
2.2.2 Sự gây hại của stress mặn ở mức độ sinh lý<br />
Đất mặn là đất có sự vƣợt quá nồng độ của muối hòa tan chủ yếu<br />
gồm calcium (Ca2+), magnesium (Mg2+), natri (Na+), kali (K+), chloride (Cl-<br />
), bicarbonate (HCO3-) hoặc sulfate (SO42-) (McCauley, 2005). Stress mặn<br />
là do sự kết hợp của một số các yếu tố tạo nên. Trong những yếu tố đó thì<br />
stress thẩm thấu và stress ion là quan trọng nhất. Sự hạn chế về nƣớc còn<br />
đƣợc gọi là stress thẩm thấu, gây trở ngại trong việc hấp thu nƣớc. Trong<br />
6<br />
khi stress ion gây trở ngại trong việc hấp thu dinh dƣỡng khoáng và là<br />
nguyên nhân trực tiếp gây ngộ độc Na+ và Cl- (Araya và ctv., 1991). Do đặc<br />
điểm tác động lên cây khác nhau nên gây hại cũng khác nhau. Stress thẩm<br />
thấu làm giảm chồi mới và tốc độ gây hại nhanh. Trong khi stress ion làm<br />
tăng sự già yếu của lá thì thời gian gây hại lại chậm hơn (Munns và Tester,<br />
2008).<br />
Stress thẩm thấu<br />
Triệu chứng đầu tiên khi cây trồng trong đất mặn có biểu hiện nhƣ<br />
trồng trong điều kiện khô hạn. Stress thẩm thấu làm giảm nƣớc hấp thu vào<br />
trong rễ. Kết quả là sự sinh trƣởng của cây bị ngăn cản do khả năng hấp thu<br />
nƣớc của cây giảm và sự sinh trƣởng trở nên chậm hơn (Diedhiou, 2006).<br />
Song và ctv. (2005) cũng cho thấy rằng sự nảy mầm bị hạn chế vì stress<br />
thẩm thấu. Khả năng nảy mầm đƣợc cải thiện khi làm giảm mức độ mặn.<br />
Vì vậy, để tồn tại trong điều kiện này thì cây phải hạn chế sự mất nƣớc bởi<br />
sự điều hòa bốc hơi nƣớc hoặc thích nghi với thế năng nƣớc của nó.<br />
Stress mặn có thể làm giảm khả năng quang hợp là có liên quan<br />
đến stress thẩm thấu (Munns, 2002; Riwalli và ctv., 2002). Sự trở ngại<br />
trong việc hấp thu nƣớc trong đất mặn sẽ làm giảm lƣợng bốc thoát hơi<br />
nƣớc, cũng nhƣ giảm khả năng đồng hóa CO2 và sự sinh trƣởng của mô.<br />
Thực nghiệm cũng chứng minh rằng sự ức chế quang hợp hay giảm sinh<br />
trƣởng là do giảm hàm lƣợng chlorophyll dƣới điều kiện mặn (Shabala và<br />
ctv., 2005).<br />
Stress ion (Ionic stress)<br />
Sự ức chế sinh trƣởng của cây có thể đƣợc quan sát do ảnh hƣởng<br />
của Na+ và Cl- làm giảm sự hấp thu của các ion khác và dinh dƣỡng cần cho<br />
sinh trƣởng. Trong khi Na+ cạnh tranh với K+, Ca2+, Mg2+ và Mn2+ thì Cl-<br />
hạn chế hấp thu NO3-, PO43- và SO42- (Romero và ctv., 1994; Summart và<br />
ctv., 2010). Chính sự cạnh tranh này đã gây nên tình trạng thiếu hụt dinh<br />
dƣỡng ở cây, cùng với sự thiếu nƣớc do stress thẩm thấu thì tình trạng<br />
nhiễm mặn của cây lúa càng nghiêm trọng hơn và dẫn đến cái chết. Sự hấp<br />
thu quá nhiều Na+ trong tế bào chất sẽ gây độc và làm nhiễu loạn quá trình<br />
trao đổi chất chủ yếu ở tế bào nhƣ sinh tổng hợp protein, hoạt động của<br />
enzyme và quang hợp (Yeo và Flowers, 1984; Blaha và ctv., 2000). Do đó,<br />
stress ion gây nên sự lão hóa sớm ở lá lúa với các triệu chứng nhƣ vàng úa<br />
và hoại tử, kéo theo giảm sinh trƣởng và mất năng suất (Munns và ctv.,<br />
2006). Bên cạnh đó, ion K+ tích lũy trong không bào để điều hòa áp suất<br />
thẩm thấu giúp thích nghi với stress thẩm thấu. Nhƣng ảnh hƣởng của Na +<br />
<br />
7<br />
gây nên mất cân bằng Na-K trong cây, làm cho khả năng chống chịu của<br />
cây với stress thẩm thấu giảm đi (Ponnamperuma, 1984).<br />
2.3 Phƣơng pháp đột biến trong chọn giống<br />
Trong điều kiện tự nhiên, tần số đột biến xuất hiện rất thấp và thay<br />
đổi tùy thuộc vào loại cây trồng và từng gen chuyên biệt (Kurata và ctv.,<br />
2005). Tần số đột biến đã rất thấp và đột biến có lợi cho sản xuất thì còn<br />
thấp hơn rất nhiều lần. Do đó, không thể chọn lọc giống dựa vào đột biến tự<br />
nhiên mà cần có cách làm tăng tần số đột biến để tạo nguồn vật liệu cho<br />
chọn giống. Vì vậy, việc chọn giống đột biến nhân tạo ngày càng đƣợc<br />
quan tâm. Tuy có nhiều hạn chế nhƣng chọn giống đột biến đã và đang<br />
đóng góp vào thành công của chọn giống. Đến cuối thế kỷ 20 thì có hơn<br />
2.200 giống cây trồng đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp đột biến, trong đó có<br />
khoảng 434 giống lúa (Maluszynski và ctv., 2000). Theo thống kê của<br />
FAO/IAEA (2009) thì Việt Nam đã cho ra 35 giống lúa đột biến.<br />
Đột biến là một trong những kỹ thuật giúp cải thiện giống cây trồng<br />
(Roychowdhury và Tah, 2011). De Vries (1905) đã đề nghị dùng bức xạ để<br />
tạo thể đột biến. Muller (1927) đã sử dụng tia X trên cây Drosophila và<br />
Stadler (1928) cũng dùng tác nhân này để gây đột biến trên cây ngũ cốc.<br />
Auerbach và Robson (1947) đã tăng tần số đột biến không phải bằng bức<br />
xạ mà bằng hóa chất. Sau đó, tác nhân gây đột biến ngày càng đƣợc phát<br />
hiện nhiều hơn. Tuy có nhiều tác nhân gây đột biến nhƣng trong chọn<br />
giống hiện nay thì đƣợc chia thành tác nhân lý học và tác nhân hóa học (Vũ<br />
Đình Hòa và ctv., 2005).<br />
Thành tựu của chọn giống bằng phương pháp đột biến<br />
Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 2.158 giống cây trồng đƣợc đƣa<br />
vào sản xuất bởi phƣơng pháp gây đột biến bằng hóa chất, trong đó có 429<br />
giống lúa (FAO/IAEA, 2011). Ở Việt Nam, một số giống lúa đƣợc chọn tạo<br />
bằng phƣơng pháp đột biến đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Khang Dân đột<br />
biến, OM2717, VND99-3, DT21, MT-6, NN22-98,… Một số giống ƣu tú<br />
đƣợc đƣa vào sản xuất với diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ<br />
VND95-19, VND95-20, VND99-3, TNDB-100. VND95-20 đã nằm trong<br />
năm giống lúa đƣợc xuất khẩu nhiều nhất và đƣợc trồng với diện tích hơn<br />
300.000 ha/năm ở ĐBSCL (Do Khac Thinh, 2009).<br />
Phần lớn các giống đột biến đƣợc đƣa vào sản xuất là những dạng<br />
có thay đổi về kiểu hình, thời gian sinh trƣởng ngắn, tăng năng suất, phẩm<br />
chất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trƣờng. Từ<br />
năm 2007 đến 2012, trên thế giới đã chọn tạo ra nhiều giống mới với đặc<br />
8<br />
tính vƣợt trội nhờ vào phƣơng pháp đột biến. Ở Bangladesh, giống BRRI<br />
dhan29 đƣợc gây đột biến và tạo ra giống mới không chịu ảnh hƣởng của<br />
quang kỳ. Ở Indonesia, Sobrizal đã kết hợp phƣơng pháp lai và gây đột<br />
biến để cải thiện giống lúa có phẩm chất tốt và năng suất cao từ hai giống<br />
thuộc hai nhóm indica và japonica. Nishimura ở Nhật cũng dùng đột biến<br />
để làm giảm hàm lƣợng amylase trong gạo (Nakai, 2013).<br />
Cùng với thế giới, Việt Nam cũng đạt đƣợc một số thành tựu trong<br />
chọn tạo giống lúa bằng phƣơng pháp gây đột biến. IR64 là giống lúa có<br />
phẩm chất tốt nhƣng có thời gian sinh trƣởng dài. Giống đột biến VND95-<br />
20 đƣợc tạo ra từ IR64, có thời gian sinh trƣởng ngắn và khả năng thích<br />
nghi tốt hơn. VND95-19 là một giống đột biến khác từ IR64 có tiềm năng<br />
năng suất cao (11 tấn/ha), chịu phèn và điều kiện bất lợi của môi trƣờng<br />
(Do Khac Thinh và ctv., 1999). Bằng cách gây đột biến, đặc tính cảm ứng<br />
quang kỳ của giống lúa Nàng Hƣơng đã đƣợc loại bỏ và cho ra giống<br />
VND99-3 có thời gian sinh trƣởng ngắn, chống chịu với phèn và khô hạn ở<br />
miền Nam Việt Nam (Do Khac Thinh và ctv., 2005). Nguyen Thi Lang và<br />
ctv. (2007) cũng sử dụng phƣơng pháp đột biến để chọn tạo giống lúa có<br />
hàm lƣợng acid phytic thấp, là chất làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm,<br />
cũng nhƣ một số khoáng chất khác.<br />
Ứng dụng 2,4-D trong chọn tạo giống đột biến<br />
Chất 2,4-D (2,4-Dichlorophenoxyacetic acid) có khả năng gây đột<br />
biến cả ở tế bào thực vật và động vật có vú. Ở chóp rễ cây hành, chất 2,4-D<br />
làm rối loạn sự phân chia tế bào nguyên nhiễm, cũng nhƣ làm thay đổi cấu<br />
trúc nhiễm sắc thể (Pavlica và ctv., 1991). Ateeq và ctv. (2002) cũng chứng<br />
minh rằng 2,4-D làm thay đổi kiểu hình của cây hành tây (Allium cepa) ở<br />
nồng độ từ 5 đến 20 ppm. Trên cây lúa, hạt đƣợc xử lý với các mức 100,<br />
200 và 300 ppm trong 4 h và đƣợc gieo ra đồng. Kết quả cho thấy rằng tần<br />
số đột biến tăng lên khi tăng nồng độ xử lý. Nghiên cứu đã chứng minh<br />
rằng 2,4-D là một chất có khả năng gây đột biến (Kumari và Vaidyanath,<br />
1989). Trần Thị Phƣơng Thảo (2013) cũng đã ứng dụng 2,4-<br />
dichlorophenoxyacetic acid để phá tính quang cảm ở giống lúa mùa Nàng<br />
Quớt Biển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
CHƢƠNG 3<br />
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
<br />
3.1 Phương tiện nghiên cứu<br />
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 6 năm 2015.<br />
Các thí nghiệm trong phòng đƣợc thực hiện tại Phòng thí nghiệm<br />
Di truyền-Chọn giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh học, Bộ môn Di<br />
Truyền-Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,<br />
Trƣờng Đại học Cần Thơ.<br />
Khảo nghiệm các dòng lúa chọn tạo đƣợc ở huyện Cần Đƣớc, tỉnh<br />
Long An và huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Điểm thí nghiệm thứ nhất ở<br />
huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An đại diện cho vùng đất nhiễm mặn ở Bắc<br />
sông Hậu. Điểm thí nghiệm thứ hai ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đại diện<br />
cho vùng đất nhiễm mặn ở Nam sông Hậu.<br />
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu<br />
Vật liệu thí nghiệm gồm 7 giống lúa đƣợc ghi nhận nguồn gốc ở<br />
Bảng 3.1.<br />
Bảng 3.1: Nguồn gốc giống lúa thí nghiệm<br />
Stt Giống/dòng Nguồn<br />
Đƣợc tuyển chọn tại phòng thí nghiệm Chọn<br />
Nàng Quớt<br />
1 giống Thực Vật, Bộ môn Di Truyền Giống<br />
Biển<br />
Nông Nghiệp. ĐHCT<br />
Đốc phụng (đối Phòng thí nghiệm Chọn giống Thực Vật, Bộ<br />
2<br />
chứng mặn) môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp. ĐHCT<br />
IR 28 (chuẩn Phòng thí nghiệm Chọn giống Thực Vật, Bộ<br />
3<br />
nhiễm mặn) môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp. ĐHCT<br />
BN2 (đối Phòng thí nghiệm Chọn giống Thực Vật, Bộ<br />
4<br />
chứng rầy) môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp. ĐHCT<br />
TN1 (chuẩn Phòng thí nghiệm Chọn giống Thực Vật, Bộ<br />
5<br />
nhiễm rầy) môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp. ĐHCT<br />
OM4900 (đối<br />
6 chứng địa Thu thập tại địa phƣơng<br />
phƣơng)<br />
Lúa sỏi đột biến đƣợc tuyển chọn tại phòng thí<br />
7 CTUS4 nghiệm Chọn giống Thực vật, Bộ môn Di<br />
Truyền Giống Nông Nghiệp. ĐHCT<br />
<br />
3.1.3 Thiết bị và hóa chất<br />
Thiết bị thí nghiệm: Máy đo độ mặn, máy ly tâm, máy vortex, cân<br />
phân tích, máy lắc, máy water bath, máy đo quang phổ,…<br />
Dụng cụ: ống tube, pipet, khay nhựa, tấm xốp, đĩa petri và một số<br />
dụng cụ khác.<br />
Các hóa chất: NaCl, HCl, NaOH 1N, Ethanol 95%, Iod, KOH,<br />
Thymolblue, Na2CO3, CuSO4 ...<br />
3.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể<br />
* Nội dung 1: Chọn tạo dòng lúa Nàng Quớt Biển đột biến bằng 2,4-D.<br />
Mục tiêu: chọn đƣợc ít nhất một dòng lúa Nàng Quớt Biển đột biến<br />
(NQBĐB) ở thế hệ M4, có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn giống đối chứng<br />
(không ảnh hƣởng quang kỳ) nhƣng vẫn giữ đƣợc khả năng chống chịu<br />
mặn (chịu mặn ≥ 15 dS/m).<br />
Thế hệ M0: Sau khi ngâm ủ thì chọn 100 hạt Nàng Quớt Biển đã<br />
nẩy mầm để xử lý đột biến bằng 2,4-D. Các nghiệm thức đƣợc trình bày ở<br />
Bảng 3.2.<br />
Thời gian ( phút )<br />
Nồng độ ( ppm )<br />
30 60<br />
100 NT1 NT2<br />
200 NT3 NT4<br />
300 NT5 NT6<br />
400 NT7 NT8<br />
500 NT9 NT10<br />
Đối chứng ngâm trong nƣớc cất<br />
Bảng 3.2: Các nghiệm thức xử lý đột biến<br />
<br />
Thế hệ M1: Các cá thể còn sống sau khi xử lý đột biến đƣợc trồng<br />
trong chậu, theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu nông học. Cá thể có thời gian<br />
sinh trƣởng ngắn hơn đối chứng đƣợc chọn và thu hoạch riêng.<br />
Thế hệ M2: Lấy 30 hạt từ mỗi dòng ƣu tú đem trồng, chọn những<br />
cá thể có thời gian trổ sớm. Thu hoạch riêng từng cá thể và ghi nhận các chỉ<br />
tiêu nông học. Chọn lọc 2-3 dòng ƣu tú về năng suất và phân tích hàm<br />
lƣợng amylose, protein.<br />
Thế hệ M3: Tiếp tục lấy 30 hạt từ 2-3 dòng ƣu tú đem trồng và<br />
chọn lọc theo hƣớng có thời gian sinh trƣởng ngắn. Thu hoạch riêng từ cá<br />
thể và ghi nhận các chỉ tiêu nông học, phân tích các chỉ tiêu về phẩm chất,<br />
đánh giá khả năng chống chịu mặn ở các nồng độ lần lƣợt là 12, 15, 19 và<br />
23 dS/m và chọn những dòng có khả năng chống chịu mặn cao nhất ở mỗi<br />
nồng độ (đạt từ cấp 1 đến 5).<br />
Thế hệ M4: Đánh giá các chỉ tiêu nông học các dòng đột biến chọn<br />
đƣợc. Tiếp tục đánh giá lại khả năng chống chịu mặn của các dòng đột biến<br />
theo từng nồng độ ở thế hệ M3. Đánh giá khả năng kháng rầy nâu, phân tích<br />
hàm lƣợng chlorophyll trong lá và các chỉ tiêu phẩm chất.<br />
Do giống đối chứng Nàng Quớt Biển là giống lúa mùa nên ở một<br />
số thế hệ trồng không ngay vụ thì cây sẽ không trổ. Vì vậy, ở những thế hệ<br />
mà giống đối chứng không trổ thì sẽ sử dụng hạt của vụ trƣớc để phân tích<br />
phẩm chất để so sánh với những dòng đột biến.<br />
* Nội dung 2: Khảo sát khả năng thích nghi đối với điều kiện mặn của cây<br />
lúa ở giai đoạn mạ.<br />
Mục tiêu: Xác định những giá trị thích nghi về hình thái và cấu trúc<br />
của cây lúa trong những điều kiện mặn khác nhau phục vụ cho công tác<br />
chọn giống.<br />
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức lô phụ, 2 lần lặp lại:<br />
-Lô chính gồm 5 nghiệm thức ở các mức độ mặn khác nhau là 0;<br />
12,50; 15,63; 18,75 và 21,88 dS/m;<br />
-Lô phụ gồm 5 giống/dòng: IR28, NQBĐB 1-2-1-1, NQBĐB 2-1-6-<br />
2, CTUS4 và NQB mùa.<br />
Sau 8 ngày thử mặn theo phƣơng pháp của Glenn và ctv. (1997) thì<br />
tiến hành nhuộm kép tiêu bản phiến lá ở đoạn từ 0 đến 20 cm tính từ chóp<br />
lá nơi xuất hiện giọt nƣớc vào buổi sáng để xác định khả năng tiết muối.<br />
Bên cạnh nhuộm kép tiêu bản phiến lá thì tiêu bản rễ lúa cũng đƣợc<br />
nhuộm kép để xác định vị trí tẩm lignin và suberin ở nội bì và ngoại bì.<br />
Mẫu đƣợc cắt thành lát mỏng theo từng đoạn 5, 10, 15, 20, 25, 30 mm.<br />
Thêm vào đó, tiến hành điện di protein trong rễ, lá và bẹ lá lúa sau<br />
khi kết thúc quá trình kiểm tra khả năng chống chịu mặn.<br />
* Nội dung 3: Khảo nghiệm ngoài đồng các dòng lúa đột biến tuyển chọn<br />
được.<br />
Mục tiêu: chọn ra đƣợc ít nhất một giống/dòng có khả năng chống<br />
chịu mặn và rầy nâu tốt hơn giống đối chứng địa phƣơng OM4900 cho<br />
vùng canh tác lúa-tôm tại huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An và huyện Phú<br />
Tân, tỉnh Cà Mau.<br />
Trƣớc khi khảo nghiệm thì các giống/dòng đƣợc kiểm tra khả năng<br />
chống chịu mặn, cũng nhƣ khả năng kháng rầy nâu ở giai đoạn mạ. Sau đó,<br />
khảo nghiệm cơ bản đƣợc tiến hành ngoài đồng dựa theo quy phạm khảo<br />
nghiệm giống VCU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011).<br />
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp<br />
lại, 5 nghiệm thức với 5 giống/dòng lúa, trong đó có 4 giống chống chịu<br />
mặn, 1 giống đối chứng chuẩn nhiễm mặn IR28 và giống OM4900 làm<br />
giống đối chứng địa phƣơng. Diện tích ô thí nghiệm là 22 m2 (4 x 5,5 m).<br />
Mạ đƣợc cấy với khoảng cách 15 x 20 cm khi có 4 đến 4,5 lá.<br />
Bón phân cho lúa theo công thức 100 N-60 P2O5-50 K2O. Bón lót<br />
50% N, 100% P2O5, 30% K2O. Bón thúc đợt 1 khi cây bén rễ hồi xanh 30%<br />
N, 35% K2O. Bón thúc đợt 2 hết lƣợng phân còn lại lúc cây lúa tƣợng khối<br />
sơ khởi.<br />
Mẫu đất đƣợc thu thập dƣới độ sâu 20 cm vào các thời điểm trƣớc<br />
khi cấy, trổ và thu hoạch để phân tích các chỉ tiêu nhƣ đạm tổng số, lân<br />
tổng số, kali tổng số, CEC,… tại Phòng thí nghiệm chuyên sâu, trƣờng Đại<br />
học Cần Thơ. Bên cạnh đó, độ mặn của nƣớc ruộng (EC) cũng đƣợc đo<br />
bằng máy MS-802 APEL.<br />
Sau khi thu hoạch, các dòng cũng đƣợc phân tích một số chỉ tiêu<br />
phẩm chất ở trong phòng thí nghiệm nhƣ hàm lƣợng amylose, protein, độ<br />
trở hồ, độ bền thể gel, chiều dài và dạng hạt gạo.<br />
3.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu chung<br />
3.2.2.1 Phương pháp điện di protein tổng số<br />
3.2.2.2 Phân tích một số chỉ tiêu phẩm chất<br />
-Chiều dài và rộng hạt gạo theo phƣơng pháp của IRRI (1996).<br />
-Độ bền thể gel theo phƣơng pháp của Tang et al. (1991)<br />
-Độ trở hồ theo phƣơng pháp của IRRI (1996)<br />
-Hàm lƣợng amylose theo phƣơng pháp của Cagampang và<br />
Rodriguez (1980).<br />
-Hàm lƣợng protein (%) theo phƣơng pháp của Lowry.O.H và ctv.<br />
(1951)<br />
-Màu sắc hạt gạo: lột vỏ trấu, quan sát màu sắc hạt gạo và miêu tả.<br />
3.2.2.3 Phân tích hàm lượng chlorophyll trong lá (Cagampang và<br />
Rodriguez 1980).<br />
3.2.2.4 Đánh giá khả năng chống chịu mặn (Glenn và ctv., 1997)<br />
3.2.2.5 Phương pháp đánh giá khả năng kháng rầy nâu (IRRI, 1996)<br />
3.2.2.6 Phương pháp nhuộm tiêu bản phiến lá và rễ lúa<br />
-Nguyên tắc nhuộm mẫu: son phèn sẽ nhuộm hồng tế bào có vách<br />
bằng cellulose và lục iod nhuộm xanh tế bào có vách tẩm mộc tố kể cả lớp<br />
cutin và suberin.<br />
-Cách thực hiện<br />
Mẫu lá sau khi đƣợc cắt thành lát mỏng sẽ đƣợc thực hiện lần lƣợt<br />
theo các bƣớc sau:<br />
+ Ngâm mẫu vào nƣớc javen 15 phút để tẩy nội dung tế bào.<br />
+ Rửa lại với nƣớc cất cho sạch javen từ 3-4 lần.<br />
+ Ngâm vào acid acetic khoảng 5 phút để loại hết nƣớc javen còn<br />
sót lại.<br />
+ Rửa lại với nƣớc cất từ 3-4 lần.<br />
+ Nhuộm bằng thuốc nhuộm kép son phèn-lục iod, giữ khoảng 3-5<br />
phút cho vi mẫu bắt màu.<br />
+ Rửa nƣớc cho sạch phẩm nhuộm và giữ phẫu thức trong đĩa đồng<br />
hồ có chứa nƣớc cất.<br />
+ Quan sát mẫu đã nhuộm trong giọt Glycerin.<br />
+ Chụp hình các mẫu quan sát.<br />
-Sau 8 ngày thử mặn khảo sát lá ở đoạn 0-20 cm tính từ chóp lá nơi<br />
xuất hiện giọt nƣớc vào buổi sáng.<br />
Sau 8 ngày thử mặn, chọn những rễ non còn chóp rễ có chiều dài<br />
khoảng 5-50mm, khảo sát rễ ở vùng 0-30mm tính từ đỉnh rễ. Mẫu đƣợc cắt<br />
thành lát mỏng theo từng đoạn 5mm, 10mm, 15mm, 20mm, 25mm và<br />
30mm. Thực hiện các bƣớc làm tiêu bản tƣơng tự nhƣ ở lá.<br />
Quan sát tiêu bản dƣới kính hiển vi, xác định vị trí tẩm suberin ở<br />
ngoại bì của rễ, vị trí tẩm lignin và suberin ở nội bì của rễ.<br />
3.2.2.7 Phương pháp đánh giá theo khảo nghiệm giống VCU (Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011)<br />
3.2.3 Xử lý số liệu<br />
Dùng thống kê mô tả để tính các giá trị trung bình và các số đo<br />
biến động. Phân tích phƣơng sai ANOVA (phép thử F và Duncan) để so<br />
sánh các số liệu trung bình giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%.<br />
<br />
CHƢƠNG 4<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
4.1 Chọn tạo dòng lúa NQB đột biến<br />
4.1.1 Thế hệ M1<br />
4.1.1.1 Tỷ lệ sống sau khi xử lý 2,4-D<br />
Bảng 4.1: Số cây và tỷ lệ cây sống sau khi xử lý 2,4-D<br />
Số cây sống Tỷ lệ cây sống<br />
STT Nghiệm thức<br />
(cây) (%)<br />
1 NT1 (100 ppm-30p) 19 19<br />
2 NT2 (100 ppm-60p) 8 8<br />
3 NT3 (200 ppm-30p) 2 2<br />
4 NT4 (200 ppm-60p) 2 2<br />
5 NT5 (300 ppm-30p) 0 0<br />
6 NT6 (300 ppm-60p) 0 0<br />
7 NT7 (400 ppm-30p) 0 0<br />
8 NT8 (400 ppm-60p) 0 0<br />
9 NT9 (500 ppm-30p) 4 4<br />
10 NT10 (500 ppm-60p) 3 3<br />
11 Đối chứng (không xử lý) 98 98<br />
<br />
<br />
Qua kết quả xử lý đột biến bằng 2,4-D (Bảng 4.1) cho thấy rằng tỷ<br />
lệ sống của hạt lúa ở các nghiệm thức là khác nhau. Tỷ lệ sống phụ thuộc<br />
vào nồng độ xử lý 2,4-D, nồng độ 2,4-D càng cao thì tỷ lệ sống càng giảm.<br />
Bên cạnh đó, ở cùng nồng độ 100 ppm thì thời gian xử lý dài hơn cũng làm<br />
giảm khả năng sống của mầm. Điều đó cho thấy rằng nồng độ và thời gian<br />
xử lý 2,4-D đã tác động đến khả năng mọc mầm hay làm chết mầm. Kết<br />
quả ở Bảng 4.1 cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kumari và<br />
Vaidyanath (1989).<br />
Các cá thể còn sống đƣợc trồng riêng trong từng chậu cùng với đối<br />
chứng. Theo dõi, ghi nhận các chỉ tiêu nông học, đặc biệt là thời gian sinh<br />
trƣởng. Trong quá trình sinh trƣởng, có 9 cá thể ở NT1, 4 cá thể ở NT2 và 1<br />
cá thể ở NT9 chết do bệnh vàng lá chín sớm hoặc bọ xít đen tấn công. Các<br />
cá thể khác đều sinh trƣởng bình thƣờng. Kết quả thu đƣợc bốn cá thể ở<br />
bốn nghiệm thức khác nhau (NT1, NT2, NT4 và NT9) có thời gian trổ bông<br />
ngắn hơn đối chứng (Bảng 4.2). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) thì thời gian<br />
trổ bông đƣợc tính từ khi gieo đến khi bông đầu tiên thoát cổ bông hoàn<br />
toàn.<br />
Qua kết quả ở Bảng 4.2, các cá thể ở bốn nghiệm thức có thời gian trổ<br />
ngắn hơn đối chứng nhƣng lại có sự chênh lệch ở các nghiệm thức. Cá thể<br />
của NT2 và NT9 có thời gian trổ ngắn hơn hết (lần lƣợt là 91 và 104 ngày).<br />
Cho thấy thời gian trổ bông của hai cá thể này đƣợc rút ngắn rất nhiều so<br />
với đối chứng (143 ngày) và có tiềm năng rút ngắn thời gian sinh trƣởng.<br />
Có sự khác biệt giữa thời gian trổ ở các nghiệm thức là do nồng độ hóa chất<br />
và thời gian xử lý khác nhau dẫn đến sự biến đổi về gen cũng khác nhau<br />
(Asencion, 2001; Khan và ctv., 2009). Vì vậy, hai cá thể ở NT2 và NT9<br />
đƣợc chọn để theo dõi tiếp về thời gian sinh trƣởng và các chỉ tiêu khác.<br />
Hai cá thể ở NT2 và NT9 đƣợc kí hiệu lần lƣợt là NQBĐB 1 và NQBĐB 2.<br />
Bảng 4.2: Thời gian trổ, số cây sống của các cá thể ở thế hệ M1<br />
Số cây sống Thời gian trổ<br />
STT Nghiệm thức<br />
cho đến trổ (ngày)<br />
1 NT1 (100 ppm-30p) 10 112<br />
2 NT2 (100 ppm-60p) 4 91<br />
3 NT3 (200 ppm-30p) 2 149<br />
4 NT4 (200 ppm-60p) 2 122<br />
5 NT9 (500 ppm-30p) 3 104<br />
6 NT10 (500 ppm-60p) 3 152<br />
7 Đối chứng (không xử lý) 98 143<br />
<br />
<br />
4.1.1.2 Một số chỉ tiêu nông học của cá thể được chọn<br />
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu nông học của cá thể M1<br />
Cao Số Số hạt Tỷ lệ Trọng lƣợng<br />
Tên<br />
STT cây bông/ chắc/ hạt chắc 1.000 hạt<br />
giống/dòng<br />
(cm) bụi bông (%) (g)<br />
1 NQBĐB 1 170,5 15 143 86 27,0<br />
2 NQBĐB 2 173,8 21 134 82 26,5<br />
3 Đối chứng 185,4 11 110 77 25,8<br />
<br />
Một số chỉ tiêu nông học của 2 dòng có thời gian sinh trƣởng ngắn<br />
đƣợc trình bày ở Bảng 4.3. Các chỉ tiêu nông học cho thấy rằng tiềm năng<br />
cho năng suất của 2 dòng này tốt hơn giống đối chứng, biểu hiện ở những<br />
chỉ tiêu nhƣ số bông/bụi, số hạt chắc/bông,…<br />
Màu sắc hạt<br />
Hai cá thể đột biến sau khi thu hạt và lột vỏ trấu để quan sát thì có<br />
sự phân ly về màu sắc hạt gạo. Hạt của cá thể NQBĐB 1 có màu đỏ đậm<br />
tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Trong khi hạt gạo của NQBĐB 2 có<br />
màu trắng nhƣng vẫn có vài hạt ánh lên màu hồng nhạt (Hình 4.1). Sự thay<br />
đổi màu sắc hạt gạo của các dòng đột biến cũng đƣợc ghi nhận, hạt gạo đổi<br />
từ đỏ sang trắng (Tran và ctv., 2006) hay từ trắng sang đỏ (Quan Thị Ái<br />
Liên và ctv., 2013).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.1: Màu sắc hạt của đối chứng và NQBĐB 2<br />
<br />
4.1.1.3 Kết quả điện di Protein-SDS PAGE ở thế hệ M1<br />
Qua kết quả điện di protein tống số của hai cá thể đột biến (Hình<br />
4.2), mức độ ăn màu với thuốc nhuộm CBBR-250 của băng protein ở các<br />
giếng không đồng đều nhau. Băng protein waxy 60 kDa ở giếng 1 và 2<br />
(giống đối chứng) đậm hơn các giếng còn lại, chứng tỏ hàm lƣợng protein<br />
waxy của giống đối chứng cao hơn các cá thể đột biến. Băng waxy nhạt<br />
tƣơng quan với hàm lƣợng amylose thấp hay gạo sau khi nấu sẽ mềm cơm.<br />
Các hạt có băng protein waxy nhạt đƣợc chọn để nhân dòng ở thế<br />
hệ M2. Kết quả sau khi điện di protein tổng số đã chọn đƣợc 10 hạt của<br />
NQBĐB 1 và 15 hạt của NQBĐB 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.2: Phổ điện di protein của hai cá thể đột biến<br />
<br />
4.1.2 Thế hệ M4<br />
Áp dụng cách chọn lọc nhƣ ở thế hệ M1 (có thời gian sinh trƣởng<br />
ngắn và tiềm năng cho năng suất cao) cho các thế hệ tiếp theo. Kết thúc thế<br />
hệ M4, có 2 dòng đƣợc chọn (NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-2) với<br />
các đặc điểm ƣu tú nhƣ có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng chịu mặn<br />
tốt, có phẩm chất gạo nấu cao và kháng rầy tốt hơn các dòng còn lại.<br />
4.1.2.1 Một số chỉ tiêu nông học của 2 dòng được chọn<br />
Thời gian sinh trƣởng của 2 dòng NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-<br />
1-6-2 lần lƣợt là 97 và 110 ngày so với giống đối chứng Nàng Quớt Biển là<br />
162 ngày (chịu sự ảnh hƣởng của quang kỳ) (Bảng 4.4). Theo Peng và ctv.<br />
(2005) thì giống lúa lý tƣởng cho năng suất cao là giống có thời gian sinh<br />
trƣởng nằm trong khoảng 100 đến 130 ngày. Đối với mô hình lúa-tôm thì<br />
ngoài việc có khả năng chống chịu mặn thì giống có thời gian sinh trƣởng<br />
ngắn cũng đƣợc xem là một trong những đặc tính tốt giúp cây tránh sự gây<br />
hại của mặn (Nguyen Thi lang và ctv., 2001).<br />
Kết quả thử rầy đƣợc ghi nhận sau 8 ngày (tính từ khi thả rầy vào)<br />
khi giống chuẩn nhiễm TN1 chết hết. Qua kết quả đánh giá ở Bảng 4.19,<br />
hai dòng đƣợc đánh giá cao nhất là NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-2 là<br />
hơi kháng (cấp 3), so với đối chứng thì khả năng kháng rầy đã đƣợc cải<br />
thiện rất nhiều. Theo Kurata và Yamazaki (2006), Lã Tuấn Nghĩa và ctv.<br />
(2008) thì cây lúa có khoảng 72 gen kiểm soát tính trạng kháng côn trùng<br />
và các gen này có thể biểu hiện khi có một tác nhân gây đột biến.<br />
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu nông học của 2 dòng đƣợc chọn<br />
STT Chỉ tiêu NQBĐB 1-2- NQBĐB 2- Đối<br />
1-1 1-6-2 chứng<br />
1 TGST (ngày) 97 110 162<br />
2 Cao cây (cm) 100 103 169<br />
3 Số bông/bụi 17 12 22<br />
4 Số hạt chắc/bông 152 145 139<br />
5 Tỷ lệ hạt chắc (%) 82,1 66,8 83,7<br />
Trọng lƣợng 1.000<br />
6 26,0 23,6 25,6<br />
hạt (g)<br />
Khả năng chống Cấp 5 (ở 19 Cấp 5 (ở 15 Cấp 5 (ở<br />
7<br />
chịu mặn dS/m) dS/m) 19 dS/m)<br />
8 Kháng rầy (cấp) 3 3 9<br />
<br />
4.1.2.2 Một số chỉ tiêu phẩm chất của 2 dòng được chọn<br />
Kết quả phân tích hàm lƣợng amylose cho thấy dòng NQBĐB 2-1-<br />
6-2 có hàm lƣợng amylose thấp hơn giống đối chứng (Bảng 4.5). Giống có<br />
hàm lƣợng amylose cao thì cơm sẽ khô và cứng hơn giống có hàm lƣợng<br />
amylose thấp. Bên cạnh đó, giống có hàm lƣợng amylose cao thì cơm sẽ<br />
cứng sau khi nấu (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Ngoài amylose<br />
thì hàm lƣợng protein cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh<br />
giá phẩm chất hạt gạo. Gạo có hàm lƣợng protein càng cao thì giá trị dinh<br />
dƣỡng càng cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).<br />
Độ trở hồ của 2 dòng đột biến đƣợc xếp vào cùng cấp với giống đối<br />
chứng (cấp 4) và đƣợc phân vào nhóm trung bình, nhiệt độ cần thiết để nấu<br />
thành cơm là 70-74oC. Bên cạnh đó, dòng NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-<br />
1-6-2 có độ bền thể gel lần lƣợt là cấp 3 (phân nhóm mềm) và 1 (phân<br />
nhóm rất mềm), so với đối chứng là cấp 3. Trong cùng một nhóm có hàm<br />
lƣợng amylose giống nhau thì giống lúa nào có độ bền thể gel mềm hơn thì<br />
giống đó sẽ đƣợc ƣa chuộng hơn (Juliano và Duff, 1991). Theo Bùi Chí<br />
Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000) thì các dòng này đều đạt phẩm chất tối<br />
hảo.<br />
Chiều dài hạt gạo là một trong những chỉ tiêu phân loại gạo xuất<br />
khẩu. Đối với những thị trƣờng yêu cầu gạo hạt dài thì chiều dài hạt gạo<br />
phải lớn hơn hoặc bằng 7 mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).<br />
Theo đó thì NQBĐB 1-2-1-1 có chiều dài hạt gạo trung bình là 7,8 mm và<br />
đƣợc phân vào nhóm thon dài.<br />
Bảng 4.5: Kết quả phân tích phẩm chất 2 dòng đƣợc chọn<br />
STT Chỉ tiêu NQBĐB 1-2- NQBĐB 2- Đối chứng<br />
1-1 1-6-2<br />
1 Amylose (%) 19,19 16,04 19,05<br />
2 Protein (%) 7,52 7,18 7,15<br />
3 Độ trở hồ (cấp) 4 4 4<br />
Độ bền thể gel<br />
4 3 1 3<br />
(cấp)<br />
Chiều dài hạt gạo<br />
5 7,8 6,9 6,9<br />
(mm)<br />
Chiều rộng hạt gạo<br />
6 2,4 2,6 2,6<br />
(mm)<br />
7 Dạng hạt gạo Thon dài Trung bình Trung bình<br />
8 Màu sắc hạt gạo Đỏ Trắng Đỏ<br />
<br />
4.1.2.3 Đánh giá độ thuận bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE<br />
Qua phổ điện di protein tổng số của hai dòng NQBĐB 1-2-1-1 và<br />
NQBĐB 2-1-6-2, mức độ ăn màu giữa các băng protein tƣơng đối đồng đều<br />
nhau, điều này chứng tỏ cả hai dòng đều có độ thuần về mặt protein tích trữ<br />
trong hạt khá cao. Kết hợp với một số chỉ tiêu nông học khác thì có thể kết<br />
luận hai dòng này tƣơng đối thuần về mặt di truyền. Theo Allard (1960) thì<br />
ở thế hệ F3 trở đi, đa số gen trong quần thể phân ly đã đạt trạng thái đồng<br />
hợp. Qua phổ điện di protein cũng cho thấy các băng waxy 60 kDa có màu<br />
nhạt, chứng tỏ có hàm lƣợng amylose thấp. Điều này phù hợp với kết quả<br />
phân tích hàm lƣợng amylose ở Bảng 4.5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.3: Phổ điện di protein tổng số của<br />
dòng NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-2<br />
<br />
4.2.2 Khảo sát khả năng tiết muối qua lá<br />
Bảng 4.6: Nồng độ mặn của giọt nƣớc ở lá sau 8 ngày<br />
Nồng độ mặn của giọt nƣớc (dS/m) Trung bình<br />
Giống<br />
12,50 15,63 18,75 21,88 giống (A)<br />
IR28 117,2 117,2 125,0 148,4 126,3a<br />
CTUS4 78,1 125,0 105,5 113,3 105,5b<br />
NQBĐB 1-<br />
117,2 114,1 97,7 105,5 109,4b<br />
2-1-1<br />
NQBĐB 2-<br />
97,7 113,3 89,8 100 100,2b<br />
1-6-2<br />
NQB mùa 72,7 101,6 79,7 71,1 81,3c<br />
Trung bình<br />
96,6c 114,2a 99,5bc 107,7ab<br />
mặn (B)<br />
FA *<br />
FB *<br />
FAxB ns<br />
CV(%) 9,48<br />
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột thể hiện nồng độ mặn trung bình<br />
giọt nước trên lá của từng giống; các số trung bình trong cùng một hàng thể hiện<br />
nồng độ mặn trung bình giọt nước trên lá của giống ở các nồng độ thử mặn; các số<br />
có chữ theo sau giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua phép thử<br />
Duncan ở mức ý nghĩa 5% (*), ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết quả Bảng 4.6 cho thấy rằng khi tăng nồng độ muối thì nồng độ<br />
mặn của giọt nƣớc tiết qua lá cũng tăng theo. Thêm vào đó, giống có khả<br />
năng chống chịu mặn thì lại có nồng độ mặn của giọt nƣớc nhỏ hơn giống<br />
nhiễm mặn. Pannaga và ctv. (2009) cũng cho thấy sự xuất hiện của tinh thể<br />
muối ở bẹ lá, phiến lá và tai lá của giống chống chịu mặn ít hơn giống<br />
nhiễm mặn. Điều này có thể là do giống chống chịu mặn có khả năng ngăn<br />
cản sự hấp thu muối vào cây nên lƣợng muối tiết qua giọt nƣớc trên lá cũng<br />
ít hơn.<br />
Quan sát lát cắt ngang phiến lá ở đoạn xuất hiện giọt nƣớc mặn thì<br />
không tìm thấy tuyến tiết muối nhƣ các cây chịu mặn. Tuy nhiên, tại vị trí<br />
này thì xuất hiện nhiều khí khẩu (Hình 4.4A). Bên cạnh đó, lớp biểu bì mặt<br />
dƣới lá nơi xuất hiện giọt nƣớc cho kết quả tƣơng tự ở các giống. Biểu bì<br />
mặt dƣới lá xuất hiện các khí khẩu có hình dạng biến đổi khác hơn bình<br />
thƣờng (Hình 4.4B).<br />
Theo Nguyễn Bá (2007) thì giọt nƣớc xuất hiện ở chóp lá vào buổi<br />
sáng là do nƣớc đƣợc tiết ra ngoài qua thủy khẩu, là dạng biến đổi của khí<br />
khẩu. Một phần lƣợng muối đƣợc hấp thu từ rễ sẽ vận chuyển lên lá, dự trữ<br />
và tiết ra ngoài qua khí khẩu (Singh, 2006). Do đó, mỗi buổi sáng có thể<br />
quan sát đƣợc những giọt nƣớc mặn ứ đọng ở chóp lá và mặt dƣới lá.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mũi tên vàng: khí khẩu<br />
Mũi tên xanh: khí khẩu biến đổi thành hai lỗ thoát nƣớc ở giữa<br />
Hình 4.4: (A) Lát ngang chóp lá, nơi xuất hiện giọt nƣớc, vật kính 40X<br />
(B) Biểu bì mặt dƣới lá ở vật kính 100X<br />
4.2.3 Sự biến đổi cấu trúc rễ để thích nghi điều kiện mặn<br />
Trong điều kiện 0 dS/m, có sự khác nhau ở vị trí tẩm suberin và<br />
lignin ở các giống lúa. Khi tăng nồng độ mặn lên thì vị trí hình thành<br />
suberin và lignin ở rễ giảm xuống (tế bào ngấm suberin và lignin gần đỉnh<br />
rễ hơn hay quá trình suberin và lignin hóa xảy ra nhanh hơn) (Hình 4.5).<br />
Đặc biệt ở giống IR28, vị trí hình thành suberin ở ngoại bì vẫn không giảm<br />
khi tăng nồng độ mặn. Sự hình thành lớp tế bào ngấm suberin ở ngoại bì<br />
làm tăng khả năng chống chịu mặn của cây. Lớp tế bào này giúp ngăn cản<br />
sự hấp thu muối vào cây theo con đƣờng apolast (Cai và ctv., 2011). Trong<br />
khi sự suberin và lignin hóa ở nội bì cũng giúp hạn chế hấp thu các ion độc<br />
theo đƣờng apolast (Yeo và Flowers, 1984). Thêm vào đó, sự lignin hóa<br />
mạch gỗ giúp duy trì cấu trúc toàn vẹn của hệ thống mạch gỗ trong điều<br />
kiện mặn. Ngoài việc tăng cƣờng tính bền vững cơ học, nó còn giúp cây<br />
giữ đƣợc nƣớc trong điều kiện khô hạn (Hà Thị Lệ Ánh, 2006). Do đó, nó<br />
có khả năng giúp cây chống chịu với stress thẩm thấu (thiếu nƣớc) đƣợc<br />
gây ra bởi mặn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.5: Vị trí tẩm suberin và lignin ở ngoại bì (A), nội bị (B)<br />
và mạch gỗ (C) của rễ; (D) vị trí hình thành mô khí ở rễ<br />
Sự hình thành lớp suberin sẽ lắp đầy các khoảng gian bào và tăng<br />
cƣờng cản trở con đƣờng hấp thu apolast ở rễ. Sự ngăn cản này làm cho các<br />
chất và nƣớc muốn hấp thu vào cây thì phải đi xuyên qua tế bào hay xuyên<br />
qua màng tế bào trƣớc khi vào mạch gỗ, vì vậy mà có tính chọn lọc cao<br />
hơn. Tính hấp thu có chọn lọc của màng tế bào sẽ làm giảm sự hấp thu Na +<br />
vào trong cây, giúp cây chống chịu với điều kiện mặn tốt hơn<br />
(Krishnamurthy và ctv., 2009. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng môi<br />
trƣờng mặn và các stress phi sinh học khác cũng cảm ứng hình thành nên<br />
những yếu tố ngăn cản con đƣờng hấp thu apolast. Tuy nhiên, quá trình này<br />
thƣờng xảy ra chậm và phải mất vài ngày (Shannon và ctv., 1994;<br />
Reinhardt và Rost, 1995).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.6: Lát cắt ngang rễ của giống NQB mùa<br />
Hình 4.7: Lát cắt ngang của giống IR28<br />
Bên cạnh đó, vị trí hình thành mô khí (aerenchyma) ở các giống<br />
dƣờng nhƣ không có khác nhau và khi tăng nồng độ mặn thì vị trí hình<br />
thành các mô khí này rút ngắn lại. Khi sống trong môi trƣờng mặn, các tế<br />
bào nhu mô ỏ lớp ngoại bì hòa tan màng tế bào, tạo thành các mô khí nhanh<br />
hơn khi không có mặn (Lee và ctv., 2013). Krishnamurthy và ctv. (2009)<br />
cũng nhận thấy rằng khi cây lúa đƣợc xử lý với mặn thì các aerenchyma sẽ<br />
đƣợc hình thành ở gần đầu rễ hơn cả ở hai giống Pokkali (chống chịu) và<br />
IR20 (nhiễm mặn).<br />
4.2.4 Sự tích lũy protein ở rễ, bẹ lá và lá<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.8: Phổ điện di protein tổng số (A) NQB mùa và (B) IR28<br />
Hình 4.9: Phổ điện di protein tổng số ở lá (A) NQB mùa và (B) IR28<br />
<br />
Qua kết quả điện di protein trong rễ và bẹ lá (Hình 4.8) cho thấy<br />
rằng mức độ nhuộm màu của băng protein có khối lƣợng phân tử 135,90;<br />
115,58 và 31,81 kDa đậm dần khi tăng nồng độ mặn ở các mức 0; 12,50;<br />
15,63; 18,75 và 21,88 dS/m trên giống chống chịu mặn (NQB mùa), kết<br />
quả cũng tƣơng tự ở những giống còn lại. Trong khi giống IR28 thì các<br />
band này nhạt dần khi tăng nồng độ mặn.<br />
Ở kết quả điện di protein trên lá (Hình 4.9), băng 54 kDa của các<br />
giống có khả năng chống chịu mặn (CTUS4, Sỏi mùa, NQB-ĐB, NQB<br />
mùa) ăn màu với thuốc nhuộm càng đậm khi tăng nồng độ mặn. Trái lại,<br />
band protein của giống IR28 thì lại nhạt dần khi nồng độ mặn tăng.<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự tăng tích lũy một số chất tan<br />
trong tế bào nhƣ proline, polyamines, glycine betain, đƣờng, polyols sẽ<br />
giúp cây tăng khả năng chống chịu khi trồng trong điều kiện mặn (Gupta và<br />
Huang, 2014). Taylor và ctv. (2009) cho rằng protein đáp ứng với mặn rất<br />
phức tạp trong việc làm thay đổi các quá trình trao đổi chất ở điều kiện mặn<br />
nhƣ loại bỏ gốc oxy hóa tự do, dẫn truyền tính hiệu, phiên mã, dịch mã<br />
DNA,… Sự thay đổi của các loại protein cũng nhƣ những thành phần của tế<br />
bào giúp cây thích nghi với điều kiện mặn phụ thuộc vào nồng độ mặn, thời<br />
gian xử lý mặn và giống cây trồng (Liu và ctv., 2011). Thêm vào đó, các<br />
quá trình trao đổi chất và những loại protein liên kết với khả năng chống<br />
chịu mặn của cây vẫn chƣa đƣợc biết rõ.<br />
4.3 Khảo nghiệm các giống/dòng lúa ở ngoài đồng<br />
4.3.1 Đánh giá nƣớc và dinh dƣỡng tại 2 điểm thí nghiệm<br />
Kết quả đánh giá EC và pH của nước<br />
Độ mặn nƣớc đƣợc thể hiện qua giá trị EC ở Hình 4.10. Độ mặn<br />
nƣớc dao động liên tục ở các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau của cây lúa<br />
và cả ở các thời điểm trong ngày. Nguyên nhân của sự biến đổi này là do<br />
ảnh hƣởng từ sự thay đổi thời tiết nhƣ nhiệt độ và lƣợng mƣa. Mức độ mặn<br />
ở huyện Cần Đƣớc cho thấy thấp hơn nhiều so với huyện Phú Tân. Mức độ<br />
mặn ở 2 huyện tuy có giảm nhƣng so với khả năng chống chịu của cây lúa<br />
thì vẫn còn cao. So với EC thì giá trị pH tƣơng đối ổn định hơn và nằm<br />
trong khoảng 6,5 đến 7,1 ở huyện Cần Đƣớc, giá trị này của huyện Phú Tân<br />
có cao hơn và nằm trong khoảng 7 đến 8. Theo Sahrawat (2005) thì khoảng<br />
pH thích hợp cho sự phát triển của cây lúa là 6,5-7,5, vì nó tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho sự hấp thu dinh dƣỡng trong điều kiện đất ngập nƣớc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huyện Cần<br />
Đƣớc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huyện Phú Tân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.10: Diễn biến độ mặn nƣớc qua các giai đoạn phát triển của cây<br />
Kết quả đánh giá đất thí nghiệm<br />
Kết quả phân tích hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất trong 3 giai<br />
đoạn cấy, trổ và thu hoạch của cây lúa đƣợc trình bày ở Bảng 4.7. Hàm<br />
lƣợng đạm tổng số qua các giai đoạn sinh trƣởng nằm trong khoảng 0,16-<br />
0,21%, là nhóm khá đạm. Trong khi đó, lân tổng số lại thuộc nhóm nghèo<br />
lân (0,04-0,06%). Bên cạnh đó, kali tổng số thuộc nhóm giàu kali ở giai<br />
đoạn cấy (>2,01%), nhƣng ở 2 giai đoạn sau thì kali tổng số giai xuống và<br />
thuộc nhóm trung bình (0,81-1,50%) (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).<br />
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hàm lƣợng dinh dƣỡng trong đất<br />
CEC EC bão pH<br />
Địa Nts Pts Kts Cl- SO42-<br />
Giai đoạn (meq/ hòa bão<br />
điểm (%) (%) (%) (%) (%)<br />
100g) (dSm-1) hòa<br />
Cấy<br />
0,16 0,04 2,15 0,67 0,310 18,96 4,80 6,99<br />
(18 NSKG)<br />
Cần Trổ<br />
0,18 0,05 1,33 0,05 0,027 19,76 5,92 6,35<br />
Đƣớc (75 NSKG)<br />
Thu hoạch<br />
0,19 0,05 1,47 0,14 0,009 22,56 5,78 6,91<br />
(94 NSKG)<br />
Cấy<br />
0,19 0,04 1,70 0,19 0,02 22,47 9,17 6,68<br />
(18 NSKG)<br />
Phú Trổ<br />
0,21 0,04 1,66 0,27 0,08 23,96 8,99 7,17<br />
Tân (75 NSKG)<br />
Thu hoạch<br />
0,17 0,04 1,66 0,14 0,01 23,56 6,12 7,34<br />
(94 NSKG)<br />
Nts: đạm tổng số, Pts: lân tổng số, Kts: kali tổng số, NSKG: ngày sau khi gieo,<br />
CEC: dung tích hấp phụ cation.<br />
<br />
Vùng đất thí nghiệm có chỉ số CEC đƣợc phân vào nhóm có CEC<br />
cao, nằm trong khoảng 15,1-30,0 meq/100g đất (Lê Văn Căn, 1978). Hàm<br />
lƣợng Cl- trong đất cao hơn 0,26%, là do nhiễm mặn từ nƣớc biển. Trong<br />
khi SO42- nhỏ hơn 0,2%, đƣợc đánh giá là phèn ít. Kết quả phân tích cũng<br />
cho thấy đất thí nghiệm là đất mặn do có giá trị EC bão hòa lớn hơn 4 dSm-<br />
1<br />
và pH bão hòa nhỏ hơn 8,2 (FAO, 1985). Tƣơng tự nhƣ EC đo đƣợc từ<br />
nƣớc của ruộng thí nghiệm thì Ece của huyện Phú Tân cũng cao hơn nhiều<br />
so với huyện Cần Đƣớc. Đây cũng là lý do không thể trồng giống IR28 ở<br />
huyện Phú Tân.<br />
4.3.2 Đặc tính nông học và thành phần năng suất<br />
Một số đặc tính nông học<br />
Các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có sức sống mạ thuộc cấp 1.<br />
Cây mạ sinh trƣởng tốt, đa số các cây đều có hơn một tép. Cây mạ khỏe<br />
giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn<br />
sinh trƣởng và phát triển sau này (Wen, 1990).<br />
Độ dài giai đoạn trổ từ 4 đến 7 ngày, đƣợc đánh giá là cấp 7. Thời<br />
gian trổ kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng gạo, cũng nhƣ gây bất lợi<br />
trong giai đoạn thu hoạch hay gây thất thoát khi thu hoạch. Nguyên nhân có<br />
thể là do trong quá trình cấy, một số cây bị chết cần phải cấy dặm, những<br />
cây này cần có thời gian phục hồi nên trổ chậm hơn. Thời gian trổ thông<br />
thƣờng là 4-5 ngày, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện môi trƣờng và độ<br />
thuần của giống (Yano và Sasaki, 1997).<br />
Bảng 4.8: Một số đặc tính của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm<br />
Sức Độ dài Độ Độ Thời<br />
Độ<br />
sống giai thuần thoát gian<br />
Địa cứng<br />
Giống/dòng của đoạn đồng cổ sinh<br />
điểm cây<br />
mạ trổ ruộng bông trƣởng<br />
(cấp)<br />
(cấp) (cấp) (cấp) (cấp) (ngày)<br />
NQB ĐB 1-<br />
CĐ 1 5 1 1 5 95<br />
2-1-1<br />
NQB ĐB 2-<br />
CĐ 1 5 1 1 5 95<br />
1-6-2<br />
CTUS4 CĐ 1 5 1 5 1 95<br />
IR28 CĐ 1 5 1 5 1 90<br />
OM4900 CĐ 1 5 1 5 1 95<br />
NQB ĐB 1-<br />
PT 1 5 1 1 3 93<br />
2-1-1<br />
NQB ĐB 2-<br />
PT 1 5 1 1 3 93<br />
1-6-2<br />
CTUS4 PT 1 5 1 3 3 93<br />
IR28 PT 1 - - - - -<br />
OM4900 PT 1 5 1 3 1 93<br />
CĐ: ruộng thí nghiệm ở Cần Đước, PT: ruộng thí nghiệm ở Phú Tân<br />
<br />
Tƣơng tự nhƣ hai chỉ tiêu trên thì độ thuần đồng ruộng cũng không<br />
có khác biệt giữa các giống/dòng lúa thí nghiệm, đƣợc đánh giá là cấp 1,<br />
cây khác dạng nhỏ hơn 0,3%. Bên cạnh đó, độ thoát cổ bông của hai dòng<br />
lúa đột biến đƣợc đánh giá là cấp 1, độ thoát cổ bông hoàn toàn. Trong khi<br />
ba giống lúa còn lại là cấp 5 (thoát vừa đúng cổ bông) ở huyện Cần Đƣớc<br />
và cấp 3 ở huyện Phú Tân. Kiểu hình có độ thoát cổ bông trung bình đƣợc<br />
xem là lý tƣởng trong việc bảo vệ năng suất. Giống có độ thoát cổ bông<br />
nhiều dễ bị gãy khi có gió, trong khi những giống trổ không thoát khi gặp<br />
ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, cũng nhƣ làm tăng tỷ<br />
lệ hạt lép.<br />
Đánh giá độ cứng cây thông qua sự đổ ngã của cây vào giai đoạn<br />
thu hoạch. Có thể do sự khác nhau giữa đặc điểm tự nhiên và cách thức<br />
canh tác nên ruộng thí nghiệm ở huyện Phú Tân đƣợc đánh giá chung là<br />
cứng cây hơn ở huyện Cần Đƣớc. Hầu hết các giống lúa đều đƣợc đánh giá<br />
cấp 1, cây không bị đỗ ngã; trong khi hai dòng đột biến đƣợc phân vào cấp<br />
3 đến cấp 5. Độ cứng cây có thể đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố nhƣ chiều<br />
cao cây (chiều cao cây từ thấp đến trung bình), thân rạ cứng, kỹ thuật canh<br />
tác thích hợp. Cây đỗ ngã sẽ gây khó khăn trong thu hoạch, cũng nhƣ thất<br />
thoát về năng suất. Thiệt hại do đỗ ngã phụ thuộc vào mức độ đổ ngã và<br />
thời điểm đổ ngã (Setter, 1994).<br />
Một số đặc tính nông học đƣợc ghi nhận ở Bảng 4.8, cho thấy các<br />
giống/dòng lúa thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng biến thiên từ 90 đến 95<br />
ngày và đều đƣợc phân vào nhóm ngắn ngày A1 (90-105 ngày) (Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Trong mô hình lúa-tôm, thời gian<br />
sinh trƣởng ngắn giúp cây tránh đƣợc thiệt hại do mặn gây ra, cũng nhƣ<br />
thuận lợi trong việc điều chỉnh lịch thời vụ.<br />
Thành phần năng suất và năng suất<br />
Chiều cao cây ở các giống/dòng lúa thí nghiệm có sự khác biệt ở<br />
mức ý nghĩa thống kê 5%. Các giống/dòng lúa có chiều cao trung bình biến<br />
thiên từ 89 đến 151 cm ở huyện Cần Đƣớc và 91 đến 133 cm ở huyện Phú<br />
Tân. Nhì

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
