intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôn Đức Lượng – người ký họa lịch sử

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh năm 1925, học khóa cuối trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Tôn Đức Lượng thuộc thế hệ những họa sỹ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Ông đã lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc và chỉ giữ lại cho mình sự an nhiên của người nghệ sỹ. Chỉ với một chiếc bút máy Waterman bẻ cong ngòi, một chiếc xe đạp, họa sỹ Tôn Đức Lượng đã rong ruổi trên các nẻo đường của miền Bắc, theo chân đoàn thanh niên xung phong vào tận Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông đã tái hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôn Đức Lượng – người ký họa lịch sử

  1. Tôn Đức Lượng – người ký họa lịch sử
  2. Âm thầm chép sử bằng tranh Sinh năm 1925, học khóa cuối trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Tôn Đức Lượng thuộc thế hệ những họa sỹ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Ông đã lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc và chỉ giữ lại cho mình sự an nhiên của người nghệ sỹ. Chỉ với một chiếc bút máy Waterman bẻ cong ngòi, một chiếc xe đạp, họa sỹ Tôn Đức Lượng đã rong ruổi trên các nẻo đường của miền Bắc, theo chân đoàn thanh niên xung
  3. phong vào tận Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông đã tái hiện một phần đời sống đất nước một cách tỉ mỉ, chân thực trong những bức tranh, những ký họa của mình. Có những chuyến ông đi theo yêu cầu công việc của họa sỹ minh họa, trình bày báo. Có những chuyến do ông tự nguyện đi vào thực tế lấy tư liệu sáng tác. Như mùa xuân năm 1967, khi sơ tán cùng gia đình về quê ngoại ở Hải Dương ăn Tết, ông đã tranh thủ đến Xí nghiệp mỏ than Cổ Kênh ở huyện Chí Linh để ký họa những hoạt động lao động của công nhân tại khu mỏ. Họa sỹ kể lại rằng khi bắt đầu đến xí nghiệp ông dành riêng vài ngày để ngắm quang cảnh quanh khu mỏ, đi xem công nhân lao động, quan sát từng động tác làm việc của họ. Sau đó ông mới bắt đầu vẽ. Chiếc bút máy Waterman của Pháp được ông bẻ cong ngòi để tạo ra được nhiều bút pháp khác
  4. nhau khi ký họa. Chiếc bút này đã theo ông trong suốt những chuyến đi sau này. Chuẩn bị cầu ngầm cho xe qua (Hà Tĩnh, năm 1970) Để thực hiện bộ ký họa thanh niên xung phong Hà Tĩnh, họa
  5. sỹ Tôn Đức Lượng và nhà nhiếp ảnh Mai Nam đã đạp xe đạp đi theo đội thanh niên xung phong Hà Nội, Hải Phòng từ ngoài Bắc vào đến nơi tập kết. Ông đã ở lại cùng anh em thanh niên một thời gian dài để vẽ, ký họa rất nhiều các hoạt động của họ. Họa sỹ nhớ lại các anh em trong đội TNXP Hà Nội rất quý ông vì biết ông từ Hà Nội vào. Ông thấy họ lao động rất hăng hái, trong đó có cả những thiếu nữ mới 16 tuổi, chưa đủ tuổi tham gia TNXP nhưng vẫn trốn đi. Khi trở về Hà Nội, ông được gửi gắm rất nhiều phong thư và sau đó ông đã chuyển đến tay gia đình của từng người một. Ông còn kể với gia đình họ về cuộc sống vui tươi, lao động hăng say của TNXP để người ở nhà được yên tâm. Những bức ký họa của Tôn Đức Lượng được vẽ theo lối kể chuyện. Ông ghi chép hiện thực theo kiểu nhật ký bằng tranh, sự việc được ghi lại hằng ngày có thứ tự. Chiến tranh, di
  6. chuyển làm thất lạc gần hết tài liệu của ông nhưng những gì còn lại cũng cho người xem hình dung về những cuốn nhật ký bằng tranh. Ông Tira Vanichtheeranont sưu tầm những bức ký họa của Tôn Đức Lượng với mong muốn giới thiệu với công chúng những tác phẩm đầy ý nghĩa này
  7. Hơn 200 bức ký họa đang được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (từ 1-5/11/2012) và được tập hợp trong cuốn sách “Tôn Đức Lượng – Ký họa lịch sử” thuộc về nhà sưu tập người Thái Lan Tira Vanichtheeranont. Ông Tira sưu tập những ký họa này với cảm hứng từ tầm quan trọng về việc giới thiệu đến công chúng những tác phẩm lớn của các danh họa. Những bức ký họa có nội dung chủ yếu là phong cảnh, các hoạt động của các đội TNXP hỗ trợ cho cuộc chiến, hoạt động lao động sản xuất thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và các bức chân dung ký họa. Những bức vẽ sống động cho người xem hình dung khá chi tiết, cụ thể về một phần đời sống của đất nước trong những năm kháng chiến. Đó là những tư liệu vô cùng quý giá cho lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
  8. Nghệ sỹ của giá trị nhân văn Đó là đánh giá đầy cảm kích của Giáo sư Nora A. Taylor (trường Lịch sử Nghệ thuật Nam và Đông Nam Á, Học viện Nghệ thuật Chicago, Mỹ) dành cho họa sỹ Tôn Đức Lượng. Từ đầu những năm 1990, Giáo sư Taylor bắt đầu nghiên cứu về các họa sỹ Việt Nam hiện đại và thường xuyên đến thăm nhà những họa sỹ thuộc thế hệ của Tôn Đức Lượng. Ông nhớ lại là rất nhiều người trong số họ vẫn đang sống trong những căn hộ được nhà nước phân bổ sau năm 1954. Trong 20 năm sau đó, với sự thay đổi chóng mặt của Hà Nội, các họa sỹ lần lượt qua đời, những căn nhà được tu sửa hoặc được mua lại bởi những nhà đầu tư bất động sản. Song họa sỹ Tôn Đức Lượng vẫn ở lại căn nhà chật hẹp cũ cùng vợ con với một vẻ an nhiên, tự tại. “Tôn Đức Lượng là một nghệ sỹ hiếm hoi. Không chỉ là một
  9. trong số ít sinh viên tốt nghiệp trường mỹ thuật thuộc địa còn sống sót, ông đã sống trong chiến tranh và nghèo đói. Tuy nhiên, không giống như nhiều nghệ sỹ của thế hệ thành công, ông đã không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào về việc muốn thay đổi số phận hay lối sống của mình… Khi ông gặp lại các bức vẽ của mình sau tất cả thời gian đó, ông đã phản ứng một cách bình tĩnh như thể các tác phẩm đó không phải của mình, như thể ông không sở hữu chúng” (Giáo sư Nora A. Taylor) Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng gọi sự thiếu gắn bó với vật chất và thái độ thoải mái đó của họa sỹ Tôn Đức Lượng là khuynh hướng Phật giáo. Tuy không có bản vẽ nào của Tôn Đức Lượng phản ánh về Phật giáo song chất “Phật giáo” phảng phất trong tranh ông. Đó là sự tạo dựng hòa bình, tìm kiếm kết thúc của sự đau khổ, chiến tranh. Họa sỹ Tôn Đức Lượng đã chọn vẽ không chỉ để đáp ứng nhiệm vụ chính trị mà còn để giảng dạy, giáo dục và lưu giữ lại quá khứ của đất
  10. nước. Họa sỹ Tôn Đức Lượng có cuộc đời lao động tiêu biểu cho một họa sỹ làm cán bộ mỹ thuật. Với ông, vẽ là phục vụ đất nước. Họa sỹ Nguyễn Quân gọi công việc của những họa sỹ như Tôn Đức Lượng là “lời quê góp nhặt”: “họ đi vào cuộc sống hàng ngày của dân thường mà học ngôn ngữ từ miệng người lao động rồi cóp nhặt những lời quê chất phác thành những tác phẩm đơn sơ và cảm động… Tác giả hy sinh cá tính sáng tạo, khiêm tốn lùi về phía sau làm một thư ký của thời đại”. Không có một sự nghiệp lẫy lừng, không được nhiều người biết đến, song suốt cuộc đời, họa sỹ Tôn Đức Lượng đã lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc và các tác phẩm của ông có những ý nghĩa, giá trị lớn lao với lịch sử đất nước. “Ông không dùng nghệ thuật để nâng cao mình, mà lao động nghệ thuật như bất kỳ người lao động nào khác” (Phan Cẩm
  11. Thượng). Đó là nhân cách của người nghệ sỹ chân chính./. Một số ký họa của họa sỹ Tôn Đức Lượng Bốc đá lên xe (Hà Tĩnh, 1970)
  12. Chân dung Nghĩa (trái) và Cầu (phải)
  13. Đấu bóng chuyền nam nữ (Đèo Ngang, 1970)
  14. Gác đường (1971)
  15. Giờ nghỉ trên tuyến đường TNXP Hà Tĩnh (1965)
  16. Họp đội sản xuất (Khu kinh tế Thanh Niên, 1971)
  17. Mấy phút nghỉ tay (tranh khắc gỗ, 1971)
  18. Mùa hoa gạo (Khu kinh tế Thanh niên, 1972)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2