Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 12: RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH<br />
TỔNG HỢP 8 BÀI SOẠN “TRUYỆN NGẮN RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG<br />
THÀNH”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
I. GIỚI THIỆU CHUNG:<br />
– Nguyễn Trung Thành là một bút danh khác của nhà văn Nguyên Ngọc. Ông vốn là nhà<br />
văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp với tiểu thuyết nổi tiếng “Đất nước đứng lên”,<br />
một cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến đấu bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên.<br />
– Sau này, ông vẫn tiếp tục viết về miền đất ấy. “Rừng xà nu” là một tác phẩm tiêu biểu.<br />
Truyện được viết vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta.<br />
Có thể nói, Tây Nguyên chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của nhà văn.<br />
II. NỘI DUNG CHÍNH:<br />
“Rừng xà nu” là câu chuyện về cuộc “đồng khởi” của làng Xô man ở Tây Nguyên, được<br />
nhà văn Nguyên Ngọc mô tả bằng hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người.<br />
1. Hình tượng cây xà nu – rừng xà nu: Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà<br />
văn. Hình tượng cây xà nu- rừng xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa thực, vừa<br />
mang ý nghĩa tượng trưng.<br />
– Mở đầu là hình ảnh cánh rừng xà nu “đến hút tận mắt….chạy đến chân trời”.<br />
– Kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh “rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” -> gây<br />
ấn tượng nổi bật, đọng lại dư âm trong tâm trí người đọc khi truyện đã khép lại.<br />
a) Ý nghĩa thực : Cây xà nu được miêu tả cụ thể :<br />
– Có vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt ( Ham ánh nắng mặt trời, thân mọc thẳng, nhọn như<br />
một mũi tên…bạt ngàn khắp núi rừng, nhựa…thơm ngào ngạt).<br />
– Có khả năng chịu đựng mọi thử thách, không gì tiêu diệt nổi ( một cây ngã gục, bốn<br />
năm cây con mọc lên, đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng<br />
lành…, ưỡn tấm ngực che chở cho làng…)<br />
– Gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên trong sinh hoạt hàng ngày ( lửa<br />
xà nu trong bếp mỗi nhà, trẻ con mặt lem luốc khói xà nu, đuốc xà nu theo con người đấu tranh<br />
chống giặc…) ; thấm vào nếp nghĩ và cảm xúc “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”<br />
(lời cụ Mết) ; là lá chắn để bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo giặc.<br />
b) Ý nghĩa tượng trưng :<br />
Cây xà nu được miêu tả như một nhân vật có linh hồn, có tinh cách, đươc khắc họa trong<br />
sự hòa nhập, tương ứng với những phẩm chất của dân làng Xô man :<br />
– Cây xà nu, rừng xà nu bị tàn phá khốc liệt, tượng trưng cho nhân dân làng Xô Man bị<br />
khủng bố tàn bạo, chịu nhiều đau thương uất hận.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
– Cây xà nu ham ánh nắng và khí trời, tượng trưng cho dân Xô Man yêu tự do, yêu cuộc<br />
sống.<br />
– Cây xà nu có khả năng chịu đựng mọi thử thách, không gì tiêu diệt nổi, tượng trưng cho<br />
dân Xô Man có sức chịu đựng ghê gớm trước sự khủng bố của kẻ thù.<br />
– Cây xà nu sinh sổi nảy nở rất khỏe, cạnh những cây ngã gục có những cây con mọc lên,<br />
mạnh mẽ không gì cản nổi, tượng trưng cho hình ảnh dân Xô Man bám đất, giữ làng, theo cách<br />
mạng chống giặc qua nhiều thế hệ …<br />
-> Cây xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man, của<br />
nhân dân Tây Nguyên. Đó cũng là lý do vì sao tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là “Rừng xà<br />
nu”.<br />
2. Hình tượng nhân dân làng Xô Man : Được miêu tả tương ứng với rừng cây xà nu qua<br />
nhiều thế hệ, thể hiện sự nối tiếp và trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong sự nghiệp<br />
chống Mỹ cứu nước.<br />
a) Cụ Mết: Là thế hệ đi trước, tham gia chống giặc từ thời chống Pháp<br />
– Là cây xà nu đại thụ của làng Xô man (được miêu tả qua dáng vẻ, cách nói, bản lĩnh,<br />
tấm lòng yêu thương đối với dân làng, đối với quê hương…)<br />
– > Hình ảnh biểu tượng biểu tượng cho sức mạnh tinh thần có tính truyền thống, cội<br />
nguồn của các dân tộc Tây Nguyên.<br />
– Là linh hồn của cuộc chiến đấu, là gạch nối giữa Đảng và dân làng đến với Cách mạng<br />
; vững vàng, gan góc trong đấu tranh ; yêu thương chăm sóc thế hệ tương lai ; yêu qêu hương, tự<br />
hào về quê hương của mình…)<br />
-> Cụ Mết tiêu biểu cho thế hệ già làng trong cuộc đấu tranh của dân tộc.<br />
b) Nhân vật Tnú: Được tác giả tập trung khắc họa tính cách lẫn số phận, mang ý nghĩa<br />
tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.<br />
– Là một chú bé gan góc, táo bạo, trung thực, trung thành với Cách mạng (giặc khủng bố<br />
dã man vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập để làm cán bộ, gan dạ<br />
dũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt, bị tra tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụng “Cộng sản<br />
ở đây…” ). Khi lớn lên, Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng Xô man bình tĩnh vững vàng<br />
chống Mỹ Diệm.<br />
– Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương (Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ,<br />
biết là thất bại, anh vẫn xông ra cứu. Xa làng Tnú nhớ làng, nhớ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạt<br />
của làng ; khi về, anh nhớ tất cả mọi người…).<br />
– Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê<br />
hương và gia đình (Khi xông ra cứu vợ con, anh bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú quyết<br />
không kêu van à tiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dân làng giết giặc. Dù mất vợ con, dù<br />
hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn nén đau thương, tham gia lực lượng vũ trang để<br />
góp phần giải phóng quê hương…).<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
– Có tinh thần kỷ luật cao : Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấp trên mới<br />
dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúng qui định, ở<br />
lại một đêm rồi ra đi…<br />
* Tác giả đặc biệt miêu tả đôi bàn tay của Tnú, gây ấn tượng sâu sắc và đậm nét, qua đó<br />
hiện lên cả cuộc đời và tính cách nhân vật (bàn tay khi còn lành lặn là bàn tay trung thực, tình<br />
nghĩa: Cầm phấn học chữ, cầm đá mài giáo, đặt lên bụng khi bị tra tấn, cầm tay Mai; với hai bàn<br />
tay không xông ra cứu vợ con – Bàn tay bị giặc đốt cụt, trở thành muời ngọn đuốc trở thành<br />
chứng tích tội ác của kẻ thù – Bàn tay còn hai đốt vẫn cầm được súng để bảo vệ quê hương…).<br />
=> Tnú là một nhân vật độc đáo, giàu chất sử thi, tập trung những tác phẩm chất cao đẹp<br />
tiêu biểu cho nhân dân anh hùng của một dân tộc anh hùng.<br />
b) Thế hệ kế tiếp : Mai, Dít, bé Heng…là các thế hệ nhân dân tiếp nối trong cuộc chiến<br />
đấu, càng về sau càng lớn mạnh. (sự dũng cảm của Mai, sự bình tĩnh, vững vàng của Dít và sự<br />
lạc quan trong sáng của bé Heng).<br />
-> Tạo nên một hệ thống nhân vật tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng<br />
cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.<br />
III. NGHỆ THUẬT: Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi toát lên qua đề<br />
tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu, ngôn<br />
ngữ của tác phẩm:<br />
– Đề tài có ý nghĩa lịch sử : sự vùng dậy của dân làng Xô man chống Mỹ Diệm.<br />
– Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng. Rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc<br />
đấu tranh chống giặc ( Cả rừng …ào ào rung động, lửa cháy khắp rừng).<br />
– Các nhân vật tiêu biểu được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ, vừa mang<br />
phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại.<br />
– Kết cấu vòng tròn : Mở đầu, kết thúc là hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của<br />
Tnú sau ba năm xa cách.<br />
– Cách trần thuật : Chuyện về sự nổi dậy của dân làng và cuộc đời Tnú được kể lại trong<br />
một đêm anh về thăm làng, qua lời cụ Mết, bên bếp lửa bập bùng – Giọng kể trang trọng như<br />
truyền cho thế hệ con cháu những trang sử bi thương và anh hùng của cộng đồng. Chuyện về<br />
thời hiện tại được kể bằng giọng điệu và ngôn ngữ sử thi<br />
IV. KẾT LUẬN:<br />
– Tác phẩm đã khắc họa được tập thể nhân dân anh hùng, gắn bó với nhau trong thời đại<br />
anh hùng, vừa mang dấu ấn của thời đại chống Mỹ, vừa mang phong cách của núi rừng Tây<br />
Nguyên.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
1. Tác giả.<br />
– Nguyễn Trung Thành: bút danh là Nguyên Ngọc, sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, ông<br />
là nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những đóng góp lớn lao cho nền văn học<br />
Việt Nam.<br />
2. Tác phẩm.<br />
– Tác phẩm của ông tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong nhưng<br />
năm tháng kháng chiến ác liệt ông đã viết lên bài Rừng Xà Nu.<br />
– Tác phẩm nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân làng Xô Man,<br />
và những hy sinh bất khuất của những người chiến sĩ, sức mạnh kiên cường của con người Tây<br />
Nguyên.<br />
4. Nhân vật Cụ Mết.<br />
– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người<br />
hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu<br />
hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông<br />
bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.<br />
– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người<br />
đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có<br />
rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và<br />
đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm<br />
bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa<br />
truyền thống dân tộc.<br />
– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”.<br />
Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có<br />
công rất lớn trong làng Xô Man.<br />
4. Nhân Vật T Nú<br />
– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước<br />
anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.<br />
– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng<br />
trung thành với đất nước.<br />
– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người<br />
đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu,<br />
..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra<br />
tấn dã man những vẫn không khai.<br />
– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động<br />
cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người<br />
lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu<br />
đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.<br />
– Được cụ mết nuôi từ nhỏ, anh cũng là người luôn hết lòng vì dân, anh theo cụ mết đi<br />
nuôi những người cán bộ từ đó trong anh cũng nảy sinh ra mình cần là một người cán bộ yêu<br />
nước, khi lớn lên anh<br />
lập gia đình tên giặc đã giết chết những người thân của anh, sự đau đớn đó đã biến thành<br />
một sức mạnh của việc trả thù cho đất nước và cho người thân của mình, anh tham gia vào quân<br />
đội và giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn. Sự căm thù đó xuất phát từ lòng yêu<br />
thương vợ con và là một người chiến sĩ yêu nước.<br />
– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và<br />
trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại<br />
dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những<br />
day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự<br />
kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.<br />
– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những<br />
cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những<br />
một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.<br />
6. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.<br />
– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người<br />
luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.<br />
– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn<br />
bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình<br />
độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui<br />
mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó<br />
đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến<br />
đấu hết mình…<br />
7. Hình tượng rừng Xà Nu.<br />
– Rừng xà nu là hiện thân của sức mạnh của người dân làng xô man, nó vừa là những<br />
hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc làng<br />
Xô Man, tác giả đã rất sâu sắc khi mở đầu tác phẩm bằng hình ảnh rừng xà nu. Rừng xà nu vẫn<br />
đứng hiên ngang khi bị quân giặc xả bom nó cũng giống như tinh thần và sức mạnh của người<br />
dân Xô Man. Quân giặc có tra tấn dã man như thế nào thì sự kiên trì và sức mạnh to lớn củ T Nú<br />
cũng không bị đánh gục.<br />
– Cây xà nu gắn bó mật thiết với làng xô man, từ những vật dựng quen thuộc như củi,<br />
hay những ngọn đuốc để những người cách mạng học tập. Sức mạnh to lớn của cây xà nu khi bị<br />
giặc đánh bom một cây gục ngã thì tiếp đó lại có 4, 5 cây mới mọc, nó hiên ngang đứng vững để<br />
che trở cho người làng Xô Man.<br />
8. Đặc sắc nghệ thuật.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />