Kim Đình Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 109 - 112<br />
<br />
TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ LÒ NUNG<br />
CHO NHÀ MÁY CÁN THÉP THÁI NGUYÊN TRÊN NỀN<br />
SIMATIC S7-300 VÀ PHẦN MỀM WINCC<br />
Kim Đình Thái*, Bùi Tuấn Anh<br />
Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày về một ứng dụng các module điều khiển quá trình của phần mềm STEP 7 để cải<br />
tiến hệ thống điều khiển lò nung trong nhà máy cán thép Thái Nguyên trên cơ sở hệ SIMATIC<br />
PLC S7-300 sẵn có của nhà máy. Cấu trúc điều khiển đề xuất được tổng hợp bằng module PID kết<br />
hợp với các module xử lý tín hiệu của STEP 7 đảm bảo cải thiện chất lượng làm việc của hệ kín và<br />
tiết kiệm năng lượng. Các tham số của bộ điều khiển có khả năng thay đổi linh hoạt, nhiệt độ và áp<br />
suất của lò được quan sát trực quan qua giao diện người máy được thiết kế trên nền WinCC.<br />
Từ khóa: Bộ điều khiển PID, STEP 7, WinCC.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Lý do cần cải tạo hệ thống điều khiển<br />
lò nung<br />
Trong nhà máy cán thép Thái Nguyên có khá<br />
nhiều công đoạn được điều khiển thủ công<br />
hoặc bán tự động, vì thế đã ảnh hưởng khá<br />
nhiều đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là công<br />
đoạn nung phôi thép trong lò, phụ thuộc nhiều<br />
vào kinh nghiệm của người vận hành. Nhà<br />
máy có nhu cầu cải tiến lại hệ thống điều<br />
khiển lò nung nói riêng và toàn bộ nhà máy<br />
nói chung trên cơ sở hệ SIMATIC PLC S7300 sẵn có của nhà máy.<br />
Bài toán điều khiển nhiệt độ lò nung<br />
Yêu cầu điều khiển lò nung là một bài toán<br />
lớn và phức tạp, trong khuôn khổ bài báo này<br />
tác giả chỉ trình bày về bài toán điều khiển<br />
nhiệt độ lò nung để từ đó tổng hợp hệ thống<br />
điều khiển nhiệt độ lò nung trên nền<br />
SIMATIC S7-300 và phần mềm WinCC.<br />
Lò nung gồm 4 vùng: 1 vùng sấy, 1 vùng<br />
nung và 2 vùng đồng nhiệt. Điều khiển nhiệt<br />
độ lò nung chính là điều khiển nhiệt độ của 4<br />
vùng nung theo trị số đặt trước đáp ứng được<br />
các yêu cầu công nghệ. Tại mỗi vùng nung<br />
đều bố trí các mỏ đốt, và tại mỗi mỏ đốt đều<br />
bố trí các van điều chỉnh bằng tay để điều<br />
khiển lưu lượng dầu, lưu lượng khí nén (hóa<br />
<br />
mù dầu) và lưu lượng không khí. Riêng với<br />
từng cụm mỏ đốt cho các vùng chỉ có một van<br />
điều khiển lưu lượng dầu và một van điều<br />
khiển lưu lượng không khí. Bài toán điều<br />
khiển nhiệt độ lò nung chính là điều khiển tự<br />
động các van này để nhiệt độ từng vùng ổn<br />
định và duy trì theo yêu cầu đặt ra.<br />
Mô hình hóa lò nung<br />
Hiện tại nhà máy cán thép Thái Nguyên<br />
đang sử dụ ng hai bộ đi ều khiển PID độc<br />
lập: 1 bộ đi ều khiển van dầu và 1 bộ điều<br />
khi ển van không khí để điều khiển nhi ệt độ<br />
cho từng vùng.<br />
Qua nghiên cứu, tác giả đã thiết kế với một bộ<br />
điều khiển PID kết hợp với một bộ điều khiển<br />
tỷ lệ để điều khiển van dầu và van không khí.<br />
Toàn bộ kết quả được trình bày trong tài liệu<br />
[1] (trang 36, 45).<br />
Bảng 1. Mô hình toán học từng vùng nung<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
*<br />
<br />
Tel:0979363545; Email: kdthai@ictu.edu.vn<br />
<br />
Đối tượng<br />
điều khiển<br />
Vùng 1<br />
(vùng sấy)<br />
<br />
Vùng 2<br />
(vùng<br />
nung)<br />
Vùng 3, 4<br />
(vùng đồng<br />
nhiệt)<br />
<br />
Mô hình toán học từng<br />
vùng nung<br />
e −30 s<br />
GI ( s ) =<br />
(100 s + 1)( s + 1)<br />
GII ( s ) =<br />
<br />
e −60 s<br />
(150 s + 1)( s + 1)<br />
<br />
GIII (s) = GIV (s) =<br />
<br />
e−50s<br />
(120s +1)(s +1)<br />
<br />
109<br />
<br />
Kim Đình Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vì lò nung là một đối tượng có tham số biến<br />
đổi chậm, đặc tính động học của quá trình và<br />
của cảm biến nhiệt độ thường chậm hơn của<br />
thiết bị chấp hành. Phép đo nhiệt độ chậm<br />
nhưng thường ít chịu ảnh hưởng của nhiễu. Vì<br />
thế ta sẽ sử dụng luật PID để cải thiện tốc độ<br />
đáp ứng, đồng thời giúp ổn định hệ thống dễ<br />
dàng hơn.<br />
<br />
- 3 module đầu vào tương tự AI8x12bit :<br />
6ES7 331-7KF02-0AB0.<br />
- 3 module đầu ra tương tự: AO4x12bit: 6ES7<br />
332-5HD01-0AB0.<br />
Cấu trúc điều khiển nhiệt độ lò nung<br />
Điều khiển nhiệt độ lò nung tức là điều khiển<br />
nhiệt độ từng vùng lò nung. Lò có 4 vùng:<br />
vùng 1 (vùng sấy), vùng 2 (vùng nung), vùng<br />
3 và vùng 4 (vùng đồng nhiệt). Cấu trúc hệ<br />
thống điều khiển nhiệt độ của vùng thứ i<br />
(i=1,2,3,4) của lò nung được biểu diễn như<br />
trong hình 2.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ tổng quát điều khiển nhiệt độ<br />
các vùng lò nung<br />
<br />
CB<br />
KK<br />
<br />
Các thông số bộ điều khiển đã được thiết kế<br />
và kiểm chứng mô phỏng trên phần mềm<br />
Matlab/Simulink được biểu diễn ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Tổng hợp thông số bộ điều khiển PID<br />
Vùng<br />
<br />
Thông số bộ điều khiển PID<br />
<br />
K<br />
G1 (s) = i e−τi s<br />
Ti s +1<br />
<br />
U (s)<br />
K<br />
K PID ( s ) =<br />
= KP + I + KDs<br />
E (s)<br />
s<br />
<br />
Vùng sấy<br />
<br />
K P=<br />
2.1532<br />
<br />
K I=0.019265<br />
<br />
KD=13.7372<br />
<br />
Vùng nung<br />
<br />
K P=1.3675<br />
<br />
K I=0.009626<br />
<br />
KD=11.2655<br />
<br />
K P=1.9247<br />
<br />
K I=0.014365<br />
<br />
KD=26.6505<br />
<br />
K P=1.9247<br />
<br />
K I=0.014365<br />
<br />
KD=26.6505<br />
<br />
Vùng đồng nhiệt<br />
(trái)<br />
Vùng đồng nhiệt<br />
(phải)<br />
<br />
Kết quả này là cơ sở để thiết kế phần mềm<br />
điều khiển và phần cứng bổ sung để tích hợp<br />
hệ thống điều khiển nhiệt độ lò nung vào hệ<br />
Simatic S7-300 có sẵn của nhà máy.<br />
Việc tổng hợp hệ thống điều khiển và giám<br />
sát lò nung được trình bày sau đây.<br />
TỔNG HỢP BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ<br />
LÒ NUNG BẰNG PLC S7-300<br />
Cấu hình phần cứng<br />
Cấu hình hệ thống điều khiển được chọn trên<br />
cơ sở bài toán điều khiển đã đặt ra, các thiết<br />
bị đo và thiết bị chấp hành được lắp đặt ở lò<br />
nung. Hệ thống điều khiển được tích hợp<br />
bằng các module chức năng sau đây:<br />
- Module nguồn PS307-5A:<br />
6ES 3071BA00-0AA0.<br />
- Module CPU 314: 6ES7 314-1AE01-0AB0.<br />
110<br />
<br />
118(04): 109 - 112<br />
<br />
Bộ điều khiển<br />
tỷ lệ có bù<br />
<br />
Kb<br />
<br />
Kt<br />
Nhiệt độ<br />
đặt<br />
PID<br />
<br />
Van<br />
dầu<br />
<br />
Van<br />
KK<br />
<br />
Vùng<br />
i<br />
<br />
CB<br />
<br />
Hình 2. Cấu trúc hệ thống điều khiển nhiệt độ<br />
lò nung<br />
<br />
Hệ thống điều khiển sử dụng hai bộ điều khiển:<br />
- Bộ điều khiển PID là bộ điều khiển chính<br />
được sử dụng để điều khiển van dầu.<br />
Giá trị nhiệt độ của vùng i được cảm biến CB<br />
(can nhiệt) đo được và so sánh với giá trị<br />
nhiệt độ đặt. Sai lệch này được bộ điều khiển<br />
PID xử lý và điều khiển van dầu.<br />
- Bộ đi ều khi ển van không khí (hình 2) là<br />
bộ điều khiển tỷ lệ có bù để chế độ cháy<br />
hoàn toàn.<br />
Tín hiệu điều khiển van dầu qua bộ điều<br />
khiển tỷ lệ Ktl. Đồng thời cảm biến đo không<br />
khí dư CBKK trong lò sẽ được nhân với hệ số<br />
bù nhiệt độ. Tổng hợp hai tín hiệu này để điều<br />
khiển van không khí.<br />
Thuật toán điều khiển nhiệt độ lò nung<br />
Phần mềm Step7 cung cấp một số module<br />
điều khiển quá trình và xử lý tính hiệu làm cơ<br />
sở cho việc lập trình hệ thống điều khiển lò<br />
<br />
Kim Đình Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nung. Đó là các module mềm: FB41, FC105<br />
và FC106 [1],[2] được tích hợp trong thư viện<br />
của STEP 7.<br />
Với cấu trúc điều khiển nhiệt độ như ở trên<br />
thì chương trình điều khiển được soạn thảo<br />
trong khối ngắt theo chu trình thời gian cố<br />
định (OB35 với chu kỳ thời gian ngắt đúng<br />
bằng chu kỳ trích mẫu của lò nung). Lưu đồ<br />
chương trình cho từng vùng soạn thảo trong<br />
OB35 được biểu diễn ở hình 3.<br />
<br />
118(04): 109 - 112<br />
<br />
điều khiển van dầu được tính toán để đưa ra<br />
tín hiệu điều khiển van không khí.<br />
<br />
Toàn bộ chương trình được viết trong khối<br />
OB35 bằng ngôn ngữ lập trình STL. Thời<br />
gian trích mẫu T cài đặt theo yêu cầu công<br />
nghệ (T=400ms).[1, trang 77-89]<br />
THIẾT KẾ GIAO DIỆN HMI BẰNG PHẦN<br />
MỀM WINCC<br />
Các yêu cầu thiết kế và các bước thiết kế<br />
được trình bày trong tài liệu [1] (trang 65-69).<br />
<br />
START<br />
<br />
Chương trình điều khiển và giao diện HMI đã<br />
được kiểm chứng và mô phỏng bằng phần<br />
mềm PLCSIM được tích hợp trong STEP7.<br />
<br />
Đọc cổng<br />
tương tự<br />
<br />
Các kết quả mô phỏng đã đáp ứng được yêu<br />
cầu đặt ra:<br />
<br />
Xử lý tín<br />
hiệu đo<br />
<br />
Gọi khối<br />
FC105<br />
<br />
Bộ điều<br />
khiển PID<br />
<br />
Gọi khối<br />
FB41<br />
<br />
Bộ điều<br />
khiển tỷ lệ<br />
<br />
Hình 4. Giao diện tổng quan khu vực lò nung<br />
Xử lý tín<br />
hiệu ra<br />
<br />
Gọi khối<br />
FC106<br />
<br />
END<br />
Hình 3. Lưu đồ chương trình điều khiển nhiệt độ<br />
từng vùng lò nung<br />
<br />
Thuật toán được thực hiện tuần tự: Bắt đầu<br />
đọc các cổng tương tự (nhiệt độ, lượng không<br />
khí thừa trong lò). Sau đó, xử lý tín hiệu đo để<br />
đưa ra tín hiệu quá trình, tín hiệu quá trình<br />
được tính toán điều khiển để đưa ra tín hiệu<br />
điều khiển van dầu. Và cuối cùng tín hiệu<br />
<br />
Hình 5. Giao diện điều khiển và giám sát nhiệt độ<br />
vùng 1<br />
<br />
111<br />
<br />
Kim Đình Thái và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hình 6. Màn hình cài đặt tham số PID để điều<br />
khiển nhiệt độ vùng 1<br />
<br />
118(04): 109 - 112<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN<br />
Hệ thống điều khiển nhiệt độ lò nung đã được<br />
kiểm chứng bằng mô phỏng trên cơ sở phần<br />
mềm Matlab-Simulink và bằng PLCSIM. Các<br />
kết quả kiểm chứng cho thấy hệ thống thiết kế<br />
hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu công<br />
nghệ của quá trình nung. Điều đó chứng tỏ<br />
khả năng thực thi trong thực tế của bộ điều<br />
khiển. Hy vọng trong tương lai có thể chuyển<br />
các kết quả nghiên cứu này cho nhà máy cán<br />
thép Thái Nguyên để có thể hoàn thiện sản<br />
phẩm nghiên cứu này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hình 7. Giao diện theo dõi nhiệt độ vùng 1<br />
<br />
[1]. Kim Đình Thái (2013), Thiết kế hệ thống điều<br />
khiển nhiệt độ lò nung cho nhà máy cán thép Thái<br />
Nguyên trên nền Simatic S7-300 và phần mềm<br />
WinCC, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại<br />
học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.<br />
[2]. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Vũ<br />
Văn Hà (2000), Tự động hóa với Simatic PLC S7300, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.<br />
<br />
SUMMARY<br />
CONTROL SYSTEM SYNTHESIS FOR FURNACE TEMPERATURE<br />
OF THE THAI NGUYEN STELL MILL BASED ON<br />
SIMATIC S7-300 AND SOFTWARE WINCC<br />
Kim Dinh Thai*, Bui Tuan Anh<br />
College of Information and Communication Technology – TNU<br />
<br />
This paper presents an application of process control modules based on STEP 7 software and<br />
SIMATIC PLC S7- 300. PID Controller structure is used to guarantee the closed-loop system<br />
stability and save energy. Parameters of the controller, temperature and flow of the oven are<br />
observed via human machine interface based on WinCC.<br />
Key words: PID controller, STEP 7, WinCC.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 13/3/2014; Ngày phản biện: 15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014<br />
Phản biện khoa học: PGS.TS. Phan Xuân Minh – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
*<br />
<br />
Tel:0979363545; Email: kdthai@ictu.edu.vn<br />
<br />
112<br />
<br />