Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP PHỤ GIA CHỐNG ĂN MÒN, CHỐNG ÔXY HÓA<br />
CHO NHIÊN LIỆU SINH HỌC, DẦU BẢO QUẢN QUÂN SỰ<br />
Hà Quốc Bảng1*, Ninh Đức Hà1,<br />
Nguyễn Công Thắng1, Nguyễn Thủy Chung1<br />
<br />
Tóm tắt: Khả năng chống ăn mòn, chống ôxi hóa của nhiên liệu sinh học,<br />
dầu bảo quản quân sự trong quá trình sử dụng vẫn chưa đạt yêu cầu như mong<br />
muốn. Phụ gia imidazolin được tổng hợp từ axit béo và poly amin khi pha vào<br />
nhiên liệu có thể cải thiện các vấn đề này. Khảo sát với những nồng độ khác<br />
nhau của phụ gia imidazolin khi pha vào điêzen sinh học và dầu gốc SN150 cho<br />
kết quả chống ăn mòn và chống ôxi hóa rất tốt.<br />
Từ khóa: Ăn mòn, Chống ôxi hóa, Điêzen sinh học, Dầu bảo quản.<br />
<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Nhiên liệu sinh học qua quá trình tổng hợp vẫn còn nhiều mặt hạn chế như khả năng<br />
chống ăn mòn thấp, độ bền ôxi hóa chưa cao. Dầu bảo quản quân sự do đặc thù sử dụng<br />
lâu dài nên khả năng chống ôxi hóa, khả năng chống ăn mòn là yếu tố rất được quan tâm.<br />
Việc tìm kiếm một loại phụ gia tăng khả năng chống ăn mòn, tăng độ ổn định ôxi hóa là<br />
một việc làm hết sức cần thiết. Họ phụ gia gốc imidazolin là các phụ gia có thể nâng cao<br />
đồng thời nhiều tính chất của nhiên liệu sinh học, dầu bảo quản, trong đó tính chất chống<br />
ăn mòn, chống ôxi hóa được họ phụ gia này cải thiện rất tốt. Phụ gia imidazolin được thêm<br />
vào nhằm tăng thời gian bảo quản, tồn chứa và sử dụng nhiên liệu, dầu bảo quản đồng thời<br />
làm giảm sự hoạt động của các kim loại. [1,2]<br />
Phụ gia imidazolin đã được tổng hợp thành công tại Viện Hóa học – Vật liệu, Viện<br />
Khoa học và Công nghệ Quân sự. Nội dung bài báo này là giới thiệu quy trình tổng hợp<br />
phụ gia imidazolin đi từ axit béo và polyamin, khảo sát khả năng chống ăn mòn, chống ôxi<br />
hóa của phụ gia tổng hợp được khi pha vào điêzen sinh học và dầu gốc SN150. [3,4]<br />
<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Tổng hợp phụ gia imidazolin<br />
2.1.1. Nguyên liệu<br />
- Dietylentriamin (DETA): H2N-C2H4-NH-C2H4-NH2 – Merck<br />
- Axit oleic CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH – Việt Nam<br />
- Dung môi xylen – Trung Quốc<br />
2.1.2. Thiết bị<br />
Hệ thiết bị tổng hợp gồm: bình cầu 3 cổ, sinh hàn, thiết bị tách nước đinastaka, thiết bị<br />
khuấy, bếp gia nhiệt.<br />
2.1.3. Quy trình tổng hợp<br />
Cân DETA và axit oleic theo tỷ lệ 1,2 : 1, đưa vào bình cầu 3 cổ, lắp máy khuấy, sinh<br />
hàn, đinastaka rồi cho xylen vào lượng vừa đủ sao cho xylen choán đầy đinastaka và dư<br />
thêm một chút. Tiến hành khuấy và gia nhiệt đến 60oC, giữ hệ ổn định ở nhiệt độ này<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 33<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
trong khoảng 1h. Sau đó nâng nhiệt độ lên 170oC trong 8h. Sau thời gian 8h, dừng phản<br />
ứng, tiến hành tinh chế sản phẩm, tách amin dư bằng phương pháp hút chân không.<br />
2.1.4. Phân tích phổ đặc trưng<br />
Mẫu imidazolin tổng hợp được đưa đi phân tích phổ đồ hồng ngoại IR trên máy quang<br />
phổ hồng ngoại FTIR IMPACT 410 và phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân<br />
NMR trên máy AVANCE 500 MHz tại viện Hóa học, Viện Hàn Lâm Khoa học và<br />
Công nghệ Việt Nam.<br />
2.2. Khảo sát khả năng chống ăn mòn, chống ôxi hóa<br />
2.2.1. Khảo sát khả năng chống ăn mòn<br />
Phương pháp khảo sát khả năng chống ăn mòn được sử dụng là phương pháp đo đường<br />
cong phân cực trên thiết bị đo điện hóa CCM-HH1 của phòng Nhiên liệu-Dầu-Mỡ,viện<br />
Hóa Học-Vật Liệu.<br />
Phép đo ăn mòn điện hóa được dựa trên bản chất điện hóa của quá trình ăn mòn kim<br />
loại và ghi lại được các đại lượng như thế và dòng tương ứng, đây chính là những biến số<br />
phụ thuộc nhau. Mối quan hệ của chúng dùng để xác định cơ chế ăn mòn kim loại và đánh<br />
giá mức độ ăn mòn của chúng. [5]<br />
Điện cực sử dụng là điện cực thép, diện tích 1 cm2, hệ đo trong môi trường nước muối<br />
3,5 %, nhiệt độ phòng.<br />
Phụ gia imidazolin được tiến hành pha vào điêzen sinh học và dầu gốc SN150 với<br />
những nồng độ khác nhau, tiến hành khảo sát cùng với mẫu trắng (mẫu 0), mẫu DO<br />
(điêzen khoáng), mẫu điêzen sinh học không pha phụ gia (B100), mẫu dầu gốc (SN150).<br />
2.2.2. Khảo sát khả năng chống ôxi hóa<br />
Hầu hết điêzen sinh học là sản phẩm của phản ứng ester hóa dễ hình thành nên các gốc<br />
tự do là tác nhân chính gây nên quá trình ôxi hóa. Quá trình ôxi hóa làm giảm chất lượng<br />
của nhiên liệu, hình thành cặn nhựa gây tắc nghẽn đường ống dẫn, kim phun, giảm hiệu<br />
suất hoạt động, cũng như lãng phí, tổn thất trong quá trình bảo quản.<br />
Quá trình khảo sát được tiến hành theo tiêu chuẩn TCVN 7895 (EN 14112), nhiệt độ<br />
khảo sát 110oC, tại phòng Thử nghiệm Xăng, Dầu, Khí – Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn<br />
Đo lường Chất lượng 1 – số 8 Hoàng Quốc Việt và chỉ tiến hành với điêzen sinh học.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả tổng hợp imidazolin<br />
- Phổ đo được đã xuất hiện pic đặc trưng cho nhóm Imidazolin 1655,19 cm-1<br />
(pic của nhóm Imidazolin nằm trong khoảng 1700 – 1600 cm-1 ), điều này cho thấy<br />
quá trình tổng hợp đã tạo thành Imidazolin [6].<br />
Tiếp tục đo phổ 1H NMR và 13C NMR của imidazolin cho kết quả như sau.<br />
- Phổ 1H NMR của Imidazolin đo trong acetone D6 xuất hiện tín hiệu của nhóm:<br />
0,88 (12H, t, CH3), 1,29-1,33 (32H, m, CH2 mạch), 1,6 (2H, t, NH2), 2,05 (2H, t,<br />
CH2NH2), 2,2 (2H, t, CH2 CH2NH2), 3,2 (2H, t, CH2N), 3,5 (2H, t, CH2N=C).<br />
<br />
<br />
34 H.Q. Bảng, N.Đ.Hà, N.C.Thắng, N.T.Chung, “Tổng hợp phụ gia … bảo quản quân sự.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Phổ hồng ngoại của Imidazolin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phổ 1H NMR của imidazolin tổng hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Phổ 13C NMR của imidazolin tổng hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 35<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
- Phổ 13C NMR của Imidazolin đo trong acetone D6 xuất hiện tín hiệu của<br />
nhóm: 14,3 (CH3), 29,7 -32,5 (14 CH2 mạch), gần 130 (CH=CH), vùng gần 170<br />
(C=N vòng Imidazolin). [6]<br />
- Dựa trên kết quả của luận văn tốt nghiệp Đại học của tác giả Nguyễn Công<br />
Thắng chuyên ngành Lọc hóa dầu, trường Đại học Mỏ-Địa chất, 6/2013 cho thấy<br />
độ tinh khiết của sản phẩm Imidazolin tổng hợp được là 70%. Trong khuôn khổ<br />
nội dung của bài báo giới hạn 6 trang nên các kết quả GCMS tác giả không đưa<br />
vào đây.<br />
- Đặc điểm của Imidazolin tổng hợp được: Tồn tại dạng lỏng màu nâu vàng ở<br />
nhiệt độ thường.<br />
<br />
3.2. Khảo sát khả năng chống ăn mòn<br />
Bảng 1a. Phụ gia khảo sát trên điêzen Bảng 1b. Phụ gia khảo sát trên dầu<br />
sinh học. gốc SN150.<br />
Tốc độ ăn HQBV Tốc độ ăn<br />
HQBV<br />
mòn thép, (%) Mẫu mòn thép,<br />
Mẫu (%)<br />
(mm/year) (mm/year)<br />
0 2,1181.10-2 - -------<br />
Dầu SN<br />
0 2,2x 10-2 - 6,4552.10-3 69,5<br />
150<br />
DO 4,1 x 10-5 90,50 0,1% 2,0732.10-3 90,2<br />
0,2% 2,4117.10-3 88,6<br />
B 100 9,7 x 10-5 56<br />
0,3% 2,0922.10-3 90,1<br />
-5<br />
60 ppm 7,7 x 10 82,10 0,4% 1,9806.10-3 90,6<br />
70 ppm 6,2 x 10 -5<br />
85,68 0,5% 1,9548.10-3 90,8<br />
<br />
80 ppm 4,5 x 10-5 89,63<br />
90 ppm 3,4 x 10-5 92,12<br />
100 ppm 3,3 x 10-5 92,42<br />
-5<br />
110 ppm 3,2 x x 10 92,63<br />
-5<br />
120 ppm 3,0 x 10 93,01<br />
<br />
Nhìn vào bảng trên ta thấy phụ gia imidazolin có khả năng chống ăn mòn rất<br />
tốt khi pha vào điêzen sinh học cũng như dầu gốc SN150, pha 120 ppm vào điêzen<br />
sinh học làm tăng hiệu quả bảo vệ ăn mòn tấm thép từ 56 % lên 93,01%; pha 0,5%<br />
vào SN 150 làm tăng hiệu quả bảo vệ ăn mòn thép từ 69,5% lên 90,8 %.<br />
3.3. Khảo sát khả năng chống ôxi hóa<br />
Nội dung nghiên cứu chỉ đánh giá trên nhiên liệu sinh học, kết quả cho như<br />
bảng dưới đây:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36 H.Q. Bảng, N.Đ.Hà, N.C.Thắng, N.T.Chung, “Tổng hợp phụ gia … bảo quản quân sự.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 2. Khảo sát độ bền ô xi hóa theo nồng độ phụ gia pha<br />
vào điêzen sinh học.<br />
Mẫu Độ ổn định ô xi hóa (h)<br />
<br />
B100 6,01<br />
50 ppm 16<br />
<br />
100 ppm 16,2<br />
<br />
300 ppm 16,3<br />
500 ppm 16,1<br />
<br />
Nhìn vào bảng ta thấy phụ gia imidazolin khi pha vào điêzen sinh học có khả<br />
năng làm tăng độ ổn định ôxi hóa của nhiên liệu lên nhiều lần. Điêzen thông<br />
thường có độ ổn định ôxi hóa ở mức cho phép là 6h, mẫu trong thí nghiệm là 6,01h<br />
khi pha 100 ppm phụ gia thì thời gian ổn định ôxi hóa đã tăng lên 16,2h. Điều này<br />
cho thấy phụ gia imidazolin là một phụ gia đa chức năng, vừa có khả năng chống<br />
ăn mòn tốt vừa có khả năng ổn định ôxi hóa cao, phù hợp khi pha chế vào nhiên<br />
liệu sinh học.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
- Quá trình tổng hợp phụ gia imidazolin với hệ thiết bị tổng hợp đơn giản, hóa chất<br />
thương mại dễ tìm kiếm.<br />
- Kết quả đo phổ hồng ngoại và cộng hưởng từ hạt nhân của imidazolin cho thấy<br />
sản phẩm tổng hợp được có độ tin cậy cao.<br />
- Kết quả khảo sát khả năng chống ăn mòn và chống ôxi hóa của phụ gia trên<br />
điêzen sinh học và dầu gốc SN150 có thể kết luận phụ gia imidazolin là một phụ<br />
gia đa chức năng, có khả năng chống ăn mòn và chống ôxi hóa tốt khi pha vào<br />
nhiên liệu với nồng độ thích hợp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Dương Viết Cường (2010), Bài giảng “Dầu mỡ bôi trơn và phụ gia”. Đại học<br />
Mỏ - Địa chất.<br />
[2]. Lay L.Myint mahmoud, M.El-Halwagi (2008), “Process anlysis and<br />
optimization of biodiesel production from soybean oil”.<br />
[3]. Klaus Hofmann (1953). “The chemistry of heterocyclic compounds, Part 1:<br />
Imidazole and Its derivatives”, Inter science publishers, London.<br />
[4]. Dwight E Peerman, Minnetonka, Dale G .Swan, St. Louis Park; H.Gordon<br />
Kanten, Minneapolis, all of Minn. (1977). “Amino –Poly (Imidazolin –<br />
Amide)”.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 37<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[5]. Nguyễn Đức Hùng, Mai Xuân Đông (2004), “Giáo trình cao học Ăn mòn kim<br />
loại và chống ăn mòn kim loại”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.<br />
[6]. Nguyễn Đình Triệu (2003). “Các phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ và hóa<br />
sinh”. Nxb Đại Học Quốc Gia,Hà Nội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHETIC ANTICORROSION, ANTIOXIDANT ADDTIVES<br />
FOR BIOFUEL, MILITARY OIL STORAGE<br />
<br />
Resistant to corrosion, antioxidation of biofuels, oil storage during<br />
military use is not yet satisfactory as expected. Imidazolin additive is<br />
synthesized from fatty acid and polyamino when mixed into fuel improve these<br />
disadvantages. Survey with different contrentration of addtive when mixed<br />
into biodiesel and SN150 original oil showed that the results anticorosion,<br />
antioxidant are very good.<br />
Keywords: Corrosion, Antioxidant, Biodiesel, Oil storage.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Viện Hóa học - Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
* Email: haquocbang@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38 H.Q. Bảng, N.Đ.Hà, N.C.Thắng, N.T.Chung, “Tổng hợp phụ gia … bảo quản quân sự.”<br />