YOMEDIA
ADSENSE
Tổng hợp Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 01/12 đến ngày 12/12/2017
41
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Tổng hợp Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 01/12 đến ngày 12/12/2017" gồm một số tin bài nổi bật về Tin tức nổi bật, Sự kiện - Vấn đề, Môi trường - Đô thị, Sản xuất - Tiêu dùng, Du lịch - Trải nghiệm, Hội An - Đất và người, Người tốt - Việc tốt, An ninh - Trật tự. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 01/12 đến ngày 12/12/2017
UBND THÀNH PHỐ HỘI AN<br />
PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN<br />
<br />
Số: 32 /BC-VHTT<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
Hội An, ngày 12 tháng 12 năm 2017<br />
<br />
TỔNG HỢP<br />
Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 01/12 đến ngày 12/12/2017<br />
Từ ngày 01/12 đến ngày 12/12/2017 các báo đã có khoảng 22 tin, bài viết<br />
về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố<br />
Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một<br />
số tin bài nổi bật:<br />
1. TIN TỨC NỐI BẬT<br />
* Nghệ thuật Bài Chòi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể bài<br />
viết đăng trên Báo VOV.vn số ra ngày 7/12/2017<br />
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi<br />
danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.<br />
Vào hồi 15 giờ 10 phút ngày 7/12/2017 (giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ<br />
ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ<br />
12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung<br />
Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn<br />
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.<br />
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng<br />
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh<br />
Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca,<br />
diễn xuất, hội họa và văn học. Bài Chòi có hai hình thức chính: "Chơi Bài Chòi"<br />
và "Trình diễn Bài Chòi".<br />
Chơi Bài Chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết<br />
Nguyên đán. Trong các buổi trình diễn của Bài Chòi, anh chị Hiệu biểu diễn trên<br />
chiếu cói, hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc trong những dịp riêng tư<br />
của các gia đình. Những người lưu giữ và thực hành nghệ thuật Bài Chòi là các<br />
anh chị Hiệu, những nghệ nhân biểu diễn Bài Chòi đơn lẻ và những nghệ nhân<br />
làm thẻ bài.<br />
Nghệ thuật Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong<br />
cộng đồng làng xã. Người trình diễn và gia đình họ đóng vai trò quan trọng<br />
trong việc bảo vệ các hình thức thực hành bằng cách giảng dạy các bài bản, kỹ<br />
năng ca hát, kỹ thuật trình diễn và phương pháp làm thẻ bài cho các thế hệ trẻ.<br />
Cùng với cộng đồng, những người này đã thành lập gần 90 đội, nhóm và câu lạc<br />
bộ để luyện tập và truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi, thu hút sự tham gia rộng rãi<br />
của cộng đồng. Hầu hết, nghệ nhân đều được học kỹ năng, kỹ thuật hô, hát Bài<br />
Chòi trong gia đình, chủ yếu thông qua phương pháp truyền miệng. Tuy nhiên,<br />
<br />
một số nghệ nhân Bài Chòi ngày nay cũng truyền dạy kiến thức và kỹ năng<br />
trong các hội, các câu lạc bộ và trường học.<br />
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề<br />
cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đáp ứng<br />
những tiêu chí sau để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện<br />
của nhân loại:<br />
1. Nghệ thuật Bài Chòi là một hoạt động văn hoá quan trọng trong cộng<br />
đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng.<br />
Các câu chuyện trong Bài Chòi là những bài học đạo đức, thể hiện tình yêu quê<br />
hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng và những kinh nghiệm trong cuộc sống<br />
của người dân. Hồ sơ đề cử đã chỉ ra được vai trò quan trọng của người lưu giữ<br />
di sản. Là một di sản của cộng đồng, việc truyền dạy Bài Chòi diễn ra chủ yếu<br />
trong gia đình, làng xóm, hội, câu lạc bộ và trường học. Việc thực hành di sản<br />
Nghệ thuật Bài Chòi thúc đẩy sự bình đẳng về giới tính cũng như sự tôn trọng<br />
lẫn nhau giữa các cộng đồng.<br />
2. Việc ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi khuyến khích đối thoại giữa các cộng<br />
đồng, các nhóm người và cá nhân; tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm<br />
giữa những người thực hành, qua đó làm phong phú kiến thức và kỹ năng liên<br />
quan đến việc thực hành các hình thức nghệ thuật. Việc ghi danh cũng có thể<br />
củng cố mối liên kết giữa các cá nhân, các nhóm người và các câu lạc bộ thực<br />
hành di sản và thực hành các truyền thống văn hoá khác thông qua các hoạt<br />
động trình diễn và lễ hội liên quan. Hơn nữa, việc ghi danh sẽ nâng cao nhận<br />
thức về sự đa dạng của di sản văn hoá phi vật thể vì Nghệ thuật Bài Chòi là sự<br />
kết hợp của nhiều lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật.<br />
3. Hồ sơ đã mô tả chi tiết, rõ ràng những nỗ lực trong quá khứ và hiện tại<br />
để bảo vệ di sản và đảm bảo sự tồn tại của các cộng đồng, các nhóm người và<br />
các câu lạc bộ với sự hỗ trợ của Chính phủ. Những nỗ lực này bao gồm việc tổ<br />
chức các hội Bài Chòi, trình diễn và giảng dạy bải bản và kỹ năng ca hát, cũng<br />
như kỹ thuật trình diễn, phương pháp làm thẻ bài và các kỹ năng chơi Bài Chòi.<br />
Thông qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và chính quyền địa phương, Quốc<br />
gia thành viên sẽ cung cấp nguồn tài chính, pháp lý và nhân lực để hỗ trợ thực<br />
hiện các biện pháp này, với sự hợp tác của cộng đồng và các nghệ nhân.<br />
Các doanh nghiệp và ngân hàng đã đóng góp cho các hội thảo khoa học về<br />
Bài Chòi và hoạt động văn hóa liên quan như việc thực hành và truyền dạy di<br />
sản, cũng như sưu tầm tài liệu, tư liệu hóa và hỗ trợ các biện pháp phục hồi di<br />
sản, vì di sản vẫn có nguy cơ mai một, chủ yếu là do những khó khăn trong việc<br />
truyền dạy. Chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân đã được ban hành và chương<br />
trình giáo dục chính quy cũng đã được thiết kế để thu hút các thế hệ trẻ. Các<br />
phương tiện truyền thông địa phương và quốc gia cam kết nâng cao nhận thức<br />
về giá trị của di sản với phần lớn các học viên tình nguyện tham gia vào quá<br />
trình phổ biến, quảng bá di sản.<br />
4. Cộng đồng tích cực đóng góp ý tưởng cho việc sưu tầm và tư liệu hóa di<br />
sản, điền vào các mẫu kiểm kê và tham gia vào tất cả các công đoạn chuẩn bị hồ<br />
2<br />
<br />
sơ đề cử. Các cá nhân và đại diện của các nhóm và câu lạc bộ Bài Chòi đã ký<br />
Cam kết tự nguyện, đồng thuận của họ đối với đề cử, đồng thời, sự hiểu biết về<br />
việc xây dựng hồ sơ đề cử của họ cũng được thể hiện trong các đoạn ghi âm và<br />
ghi hình các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại các địa phương có thực hành Bài<br />
Chòi. Cục Di sản văn hoá và Viện Âm nhạc Việt Nam đã được ủy thác quá trình<br />
tham vấn thông qua các cuộc họp và hội thảo quốc gia và quốc tế được tổ chức<br />
trong năm 2014 và 2015. Các tác động thực tiễn thông thường không tham gia<br />
điều chỉnh hoặc hạn chế quyền tiếp cận đối với di sản.<br />
5. Di sản này được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam đưa vào<br />
Danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia trong giai đoạn 2014-2016. Bản<br />
kiểm kê được lưu giữ tại Phần mềm Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hoá<br />
phi vật thể của Cục Di sản văn hoá Việt Nam. Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du<br />
lịch/Sở Văn hóa và Thể thao của 9 tỉnh có Bài Chòi chịu trách nhiệm phối hợp<br />
với cộng đồng để báo cáo hàng năm về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch các<br />
thông tin kiểm kê di sản Bài Chòi. Viện Âm nhạc Việt Nam quản lý cơ sở dữ<br />
liệu về Nghệ thuật Bài Chòi và cập nhật hàng năm.<br />
Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam tại Danh<br />
sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn<br />
hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa<br />
dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các<br />
dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và<br />
mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của<br />
UNESCO./.<br />
Tố Uyên<br />
2. SỰ KIỆN –VẤN ĐỀ<br />
* Trưng bày 1.000 ấn phẩm về Di sản văn hóa Hội An thông tin đăng trên<br />
Báo Quảng Nam số ra ngày 01/12/2017<br />
;<br />
Nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Hội An và 18 năm ngày Đô thị cổ Hội<br />
An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12), Phòng VH-TT TP.Hội An<br />
tổ chức trưng bày tư liệu, ấn phẩm và chiếu phim tài liệu về di sản văn hóa Hội<br />
An tại Thư viện Thanh Hóa, phục vụ đông đảo nhân dân, học sinh, du khách và<br />
bạn đọc của thư viện.<br />
Với hơn 1.000 tài liệu sách, báo tuyên truyền, thư viện đã sắp xếp các mô<br />
hình sách về Chùa Cầu, Khu di tích Mỹ Sơn, đảo Cù Lao Chàm, kết hợp trưng<br />
bày các ấn phẩm lịch sử về văn hóa, con người Hội An, Quảng Nam và các di<br />
sản của Việt Nam. Không gian trưng bày còn giới thiệu những ấn phẩm về học<br />
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; sự hình thành Thư viện Thanh<br />
Hóa và kết hợp chiếu phim tài liệu về Di sản văn hóa Hội An. Dịp này, học sinh<br />
các trường tiểu học và THCS trên địa bàn tham gia các hoạt động “Chúng em<br />
cùng nhau khám phá thư viện”, bốc thăm và trả lời các câu hỏi về lịch sử, di sản,<br />
từng bước nâng cao kiến thức xã hội.<br />
Lê Hiền<br />
3<br />
<br />
* Quy định homestay Hội An: Để giữ giá trị văn hóa bản địa mà không vi<br />
hiến bài viết đăng trên Báo Người Đô Thị (Viện nghiên cứu đô thị và phát triển<br />
hạ tầng) số ra ngày 01/12/2017<br />
LTS: Có nhiều ý kiến cho rằng việc UBND Quảng Nam vừa qua có những<br />
quy định làm homestay ở Hội An là vi hiến. Bài viết của Người Đô Thị dưới đây<br />
nhằm chia sẻ một góc nhìn về vấn đề này, đồng thời là làm sao vẫn bảo hộ được<br />
giá trị bản địa.<br />
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định 3890/QĐ-UBND Ban hành<br />
Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê<br />
(homestay). Trong số các điều kiện kinh doanh homestay của Quyết định, xin<br />
bàn về điều kiện chủ kinh doanh phải có hộ khẩu hoặc đăng ký thường trú tại<br />
căn nhà làm dịch vụ thì mới được kinh doanh.<br />
Quy định nói trên nhằm bảo tồn, phát huy và giới thiệu truyền thống<br />
văn hóa, lịch sử, đời sống sinh hoạt của người dân địa phương với du khách.<br />
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là một cách bảo hộ dân địa phương không<br />
đúng cách. Bên cạnh đó, có người đặt vấn đề, liệu quy định này có vi hiến, trái<br />
luật không, cụ thể có làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của công dân?<br />
Quả thật, nếu coi hộ khẩu hoặc đăng ký thường trú là một điều kiện cần<br />
thiết mới được kinh doanh homestay thì sẽ vi hiến, vi phạm quyền tự do kinh<br />
doanh của công dân. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực cắt<br />
giảm mạnh các điều kiện kinh doanh vi hiến, trái luật; thay đổi cái nhìn về hộ<br />
khẩu. Để vừa bảo hộ giá trị văn hóa bản địa, vừa tuân thủ Hiến pháp, pháp luật,<br />
trước hết cần xuất phát từ bản chất của homestay.<br />
Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, cho rằng: nếu không có<br />
gia đình người dân bản địa ở đó, thì nó không phải là hình thức homestay.<br />
Khách du lịch được sống trong căn nhà của người bản địa, sống chung và sinh<br />
hoạt như một thành viên trong một gia đình. Người viết bài này thử tìm hiểu<br />
homestay ở các nước thì thấy họ quan niệm tương tự như vậy.<br />
Ví dụ, theo quy định của Hội đồng thành phố Asheville, Mỹ, homestay là<br />
việc thuê phòng trong một ngôi nhà tư nhân; cư dân thường xuyên sống trong<br />
ngôi nhà đó phải ở cùng trong thời gian khách lưu trú. Tương tự, ở bang Kerala<br />
và nhiều bang khác của Ấn Độ, homestay chỉ những trường hợp chủ nhà cùng<br />
với gia đình thực sự sống ở căn nhà làm dịch vụ cho khách du lịch thuê phòng;<br />
chủ nhà hoặc thành viên gia đình phải ở cùng khách trong thời gian khách lưu<br />
trú.<br />
Ở Việt Nam, theo Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL, nhà ở có phòng cho<br />
khách du lịch thuê (homestay) “là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng<br />
hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho<br />
khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của<br />
chủ nhà”.<br />
<br />
4<br />
<br />
Như vậy, quan niệm này cũng có những điểm giống với ở các nước, tức là<br />
người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp sinh sống tại ngay căn nhà. Tuy nhiên, nó<br />
lại nằm trong điều khoản định nghĩa về homestay, chứ không phải quy định có<br />
tính bắt buộc rõ ràng như ở các nước.<br />
Quyết định 3890 của UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã yêu cầu “chủ kinh<br />
doanh homestay hiện đang sinh sống tại ngôi nhà kinh doanh”, nhưng như vậy<br />
vẫn chưa rõ ràng, cụ thể.<br />
Căn cứ trên điều khoản nói trên của Thông tư 88, UBND tỉnh Quảng Nam<br />
có thể sửa đổi Quyết định 3890/QĐ-UBND, bỏ yêu cầu về hộ khẩu. Đồng thời,<br />
cần cụ thể hóa thành quy định rõ ràng hơn, cần thể hiện nội dung: chỉ những<br />
người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp căn nhà đang sinh sống ở đó trong một<br />
thời gian nhất định (ví dụ 6 tháng) mới được kinh doanh dịch vụ cho khách du<br />
lịch thuê phòng ở cùng; họ phải ở cùng khách du lịch trong thời gian lưu trú.<br />
Để xác minh việc “sinh sống”, có thể tìm hiểu qua cư dân ở khu vực đó,<br />
qua tổ dân phố, thôn, chính quyền cơ sở, hoặc công an khu vực. Lúc đó, hộ khẩu<br />
hoặc đăng ký thường trú chỉ là một nguồn thông tin để xác minh việc sinh sống<br />
của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp tại căn nhà đó, chứ không phải là một<br />
điều kiện để được kinh doanh như quy định mới ban hành.<br />
Luật Du lịch quy định, “Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ,<br />
tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương”.<br />
Quyết định 3890 của UBND tỉnh Quảng Nam cũng xuất phát từ cái tâm của<br />
chính quyền muốn bảo vệ công dân của mình. Chỉ cần sửa đổi theo hướng tránh<br />
được sự vi hiến, thể hiện bản chất, yêu cầu của homestay, chính quyền sẽ giúp<br />
duy trì được nét văn hóa của người dân bản địa, giữ được sự quyến rũ khách ở<br />
nét duyên dáng của người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, giúp người<br />
dân vừa duy trì được nghề chính, truyền thống của mình mà không phải bán đất,<br />
không phải làm thuê trên đất của mình, mà vẫn được làm chủ trên đất của mình.<br />
Nguyễn Đức Lam<br />
* Đào tạo lao động cho dự án trọng điểm: Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ<br />
thông tin đăng trên Báo Quảng Nam số ra ngày 09/12/2017<br />
Thiếu hụt lao động<br />
Với TP.Hội An, nơi mọi người đổ xô vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du<br />
lịch, thì công việc trong nhà máy càng không phải là lựa chọn của LĐ. Chỉ tiêu<br />
giao về cho Hội An năm 2017 là 700 LĐ, nhưng đến nay mới tuyển được... 9<br />
người đi học nghề may ở một công ty may thời trang. Ông Lê Viết Phúc Trưởng phòng LĐ-TB&XH Hội An cho rằng, việc giao chỉ tiêu không sát nhu<br />
cầu thực tế, không đúng với tình hình của Hội An nên không thể nào thực hiện<br />
được. Ông Phúc phân tích, LĐ ở Hội An ưu tiên tìm việc làm ở khu vực du lịch,<br />
dịch vụ hơn, do thời gian làm việc thoải mái, thu nhập cao, lại được giao tiếp,<br />
không phải ngồi làm việc ngày 8 tiếng. Người Hội An làm nghề may đã là nghề<br />
5<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn