Tổng luận: Năng lượng thế giới đến năm 2030
lượt xem 16
download
Tổng luận trình bày 3 nội dung chính: Nhu cầu năng lượng và viễn cảnh kinh tế thế giới, sản xuất và tiêu thụ năng lượng thế giới đến năm 2030, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo. Mời bạn đọc tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng luận: Năng lượng thế giới đến năm 2030
- LỜI NÓI ĐẦU Trữ lượng năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhưng nhu cầu và giá năng lượng ngày càng cao đã khiến cho an ninh năng lượng luôn là vấn đề cấp bách. Bước sang thế kỷ 21, vấn đề an ninh năng lượng ngày càng trở thành mối quan tâm to lớn của mọi quốc gia. Trong thế kỷ này, nhân loại sẽ chứng kiến sự bùng nổ năng lượng tái tạo, năng lượng ―xanh‖, để dần thay thế các nguồn năng lượng truyền thống gây ô nhiễm và đang cạn dần. Đi đầu trong xu hướng này là các nước phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đặc biệt là các nước phát triển thuộc Liên minh châu Âu (EU). Trong những thập kỷ vừa qua, nhất là sau năm 1970 - những năm khủng hoảng dầu lửa, công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể. Hiện tại, các nguồn năng lượng này chưa làm thay đổi cơ bản cơ cấu cân bằng năng lượng của thế giới, nhưng trong tương lai cơ cấu này chắc chắn sẽ thay đổi khi vấn đề công nghệ và giá thành năng lượng tái tạo được giải quyết. Tổng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng với tỷ lệ 2,9% mỗi năm, và tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm trong tổng sản lượng điện thế giới được dự báo tăng từ 19% năm 2006 lên 21% năm 2030. Theo giới phân tích, nhu cầu thế giới về năng lượng mặt trời, gió và các dạng năng lượng tái sinh khác sẽ tăng mạnh vào giữa thế kỷ này, do lo ngại ngày một tăng về tình trạng Trái đất nóng lên. Năng lượng tái tạo được dự đoán sẽ có bước nhảy vọt và đến tầm 2050 sẽ bắt đầu thách thức sự thống trị hiện nay của các loại nhiên liệu hoá thạch. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và hiểu sâu hơn về triển vọng sử dụng năng lượng trong tương lai, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận ―NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030 ‖. Đây là một lĩnh vực rộng và sâu được xã hội quan tâm nên việc biên soạn nội dung Tổng luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc chia sẻ và thông cảm. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia 1
- I. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ VIỄN CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1. Toàn cảnh kinh tế thế giới Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với việc dự báo những thay đổi trong sử dụng năng lượng. Trong giai đoạn 2006-2030, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của thế giới được dự báo là 3,5%. Trong dài hạn, năng lực sản xuất và dịch vụ tăng (mặt cung tăng) quyết định tiềm năng tăng trưởng kinh tế của bất kỳ nước nào. Tiềm năng tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng dân số, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động, tích luỹ tư bản và cải thiện năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, đối với các nước đang phát triển, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, thiết lập cơ chế điều tiết, kiểm soát thị trường và đảm bảo ổn định chính sách đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc xác định tiềm năng tăng trưởng từ trung đến dài hạn của các nước này. Mức tăng trưởng GDP trung bình của thế giới được dự báo trong 24 năm (2006- 2030) cũng bằng với mức tăng trưởng đã được ghi nhận trong 24 năm qua. Sự tăng trưởng trong các nền kinh tế công nghiệp của OECD được dự báo là sẽ chậm hơn trong tương lai. Ngược lại sự tăng trưởng trong các nền kinh tế mới nổi ngoài OECD được dự báo là sẽ cao trong tương lai. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn 1982-2006 của các nước trong OECD là 2,9%, nhưng tỷ lệ này được dự báo là sẽ chỉ còn khoảng 2,2% trong giai đoạn 2006-2030. Ngược lại, GDP bình quân của các nước ngoài OECD tăng trung bình là 4,1% trong 25 năm qua và tỷ lệ này được dự báo sẽ là 4,9% trong 24 năm tới (2006-2030), chủ yếu do mức tăng trưởng cao được dự báo ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các nước ngoài OECD chiếm tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân thế giới ngày càng tăng, do sự tăng trưởng kinh tế cao và sự giảm tăng trưởng của các nước OECD. Mặc dù nhiều nền kinh tế ngoài OECD - đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu – có mức tăng trưởng chậm lại do suy giảm kinh tế thế giới bắt nguồn từ các nền kinh tế OECD, nhưng một số cải cách có ý nghĩa đã được thực hiện trong vài năm qua một số nước chủ chốt ngoài OECD đã phát huy tác dụng và làm tăng thêm hy vọng về một sự phục hồi tăng trưởng mạnh trong dài hạn. Các chính sách kinh tế vĩ mô được hoàn thiện, tự do hoá thương mại, chế độ tỷ giá trao đổi linh hoạt và giảm thâm hụt ngân khố đã làm giảm tỷ lệ lạm phát của quốc gia, giảm sự bất ổn và cải thiện môi trường đầu tư. Nhũng cải cách về cấu trúc kinh tế vĩ mô hơn nữa, như tư nhân hoá và sửa đổi chính sách cũng đóng vai trò then chốt. Nhìn chung, những cải cách này đều tác động tới tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trong thập kỷ qua ở nhiều nước đang phát triển. Xu hướng này được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra khi các nền kinh tế OECD phục hồi để thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện nay. Bảng 3: GDP thế giới theo nhóm nước, 2006-2030, (tỷ USD) Nhóm nước 2006 2010 2015 2020 2025 2030 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, 2006- 2030 (%) OECD 35.221 37.133 42.403 47.466 52.996 59.264 2,2 Bắc Mỹ 15.331 16.073 18.789 21.341 24.283 27.802 2,5 2
- EU 14.224 15.015 16.839 18.811 20.894 23.105 2,0 Châu Á 5.667 6.045 6.775 7.314 7.819 8.357 1,6 Ngoài OECD 24.717 31.723 41.529 52.907 65.062 78.220 4,9 Châu âu và Eurasia 3.159 3.940 4.865 5.725 6.536 7.381 3,6 Châu Á 13.408 17.934 24.606 32.726 41.428 50.834 5,7 Trung Đông 2.053 2.484 3.030 3.621 4.300 5.102 3,9 Châu Phi 2.341 2.870 3.612 4.384 5.182 5.958 4,0 Trung và Nam Mỹ 3.757 4.495 5.415 6.450 7.615 8.945 3,7 Toàn thế giới 59.939 68.856 83.932 100.373 118.058 137.484 3,5 Các nền kinh tế OECD Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm đáng kể trong ngắn hạn do tình trạng suy thoái của thị trường tài chính. Năm 2009, Mỹ được dự báo là có mức tăng trưởng GDP thực tế âm và chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trong quý 4/2009. Sự suy thoái này được coi là tồi tệ hơn hai lần suy thoái trước đó (bắt đầu từ các năm 1991 và 2001). Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng trưởng lực lượng lao động và năng suất lao động. Dự báo mức tăng trưởng GDP thực tế bình quân của Mỹ trong giai đoạn 2006-2030 là 2,4%. Cũng giống với phần lớn các nước khác, Canada cũng có mức tăng trưởng kinh tế chậm, năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 0,5%, trong khi các năm trước mức tăng trưởng này đạt 3%. Nền kinh tế của nước này bị tác động mạnh bởi sự suy giảm kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm nhanh giá năng lượng, đã làm cho thu nhập từ khai thác năng lượng của nước này giảm mạnh. Hệ thống ngân hàng của Canada với độ ―mở‖ tương đối hẹp nên chịu sự tác động tương đối hạn chế của khủng hoảng tài chính trong năm 2007-2008. Do có mối liên hệ gần gũi với nền kinh tế Mỹ, nên Mêxico cũng chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay. Khoảng 80% xuất khẩu của Mêxico là sang Mỹ và khi nền kinh tế Mỹ suy giảm thì cũng kéo theo sự suy giảm của kinh tế Mêxico. Giá dầu tăng cao trở lại và kinh tế Mỹ phục hồi sau năm 2010 sẽ giúp phục hồi tăng trưởng của Mêxico, với GDP tăng khoảng 3,4% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Các nền kinh tế thuộc OECD khu vực châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự biến động của các thị trường tài chính quốc tế và suy thoái kinh tế. GDP bình quân của khu vực này giảm mạnh, từ 3,4% năm 2006 và 3,1% năm 2007 xuống còn 1,4% năm 2008 và dự báo chỉ còn 0,2% năm 2009. Về dài hạn, tăng trưởng GDP của khu vực này được kỳ vọng là khoảng 2% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), những hy vọng về sự tăng trưởng dài hạn của các nước OECD khu vực châu Âu phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh việc cải thiện năng suất lao động (một phần do dân số già đi) và cải thiện mức độ linh hoạt của cấu trúc kinh tế. Sau khi duy trì được mức tăng trưởng ổn định 2% hàng năm trong giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã giảm xuống còn 0,4% năm 2008. Trong quý 4/2008, xuất khẩu của nước này giảm 14% và giá trị sản xuất công nghiệp giảm 20%. Mặc dù tăng trưởng GDP có thể trở lại khi tình hình kinh tế của phần còn lại của thế giới được cải thiện sau năm 2010, nhưng sự suy giảm liên tục của lực lượng 3
- lao động đang già hoá của Nhật Bản sẽ làm giảm sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Ước tính mức tăng trưởng chỉ đạt 1,3% hàng năm từ năm 2008 đến 2015 và 0,5% từ 2015 đến 2030. Sự tăng trưởng kinh tế cũng sẽ sớm trở lại đối với phần còn lại của OECD khu vực châu Á. Tại Hàn Quốc, tăng trưởng GDP được dự báo đạt ở mức trung bình 3,3% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã dẫn tới sự suy giảm về xuất khẩu và cầu nội địa, mặc dù Ngân hàng Hàn Quốc (Bank of Korea) đã cố gắng nới lỏng áp lực trên thị trường tài chính (bằng việc 6 lần hạ thấp tỷ lệ lãi suất từ tháng 10/2008 đến 2/2009, xuống mức 2%, và bằng cách tăng lượng vốn vay thương mại có tỷ lệ lãi suất thấp từ 6 tỷ USD lên 6,73 tỷ USD). Với cầu thế giới bắt đầu được cải thiện sau năm 2010, tăng trưởng GDP Hàn Quốc được kỳ vọng là sẽ trở lại. Tuy nhiên, trong dài hạn, sự tăng trưởng này được dự báo là sẽ chậm do sự tăng trưởng dân số chậm lại của nước này. Tăng trưởng GDP tại Ôxtrâylia và New Zealand được dự báo là khoảng 3% mỗi năm từ 2006 đến 2030. Hai nước này cũng chịu sự tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, cho dù sự tác động này không lớn do ngân hàng trung ương của hai nước đã có những biện pháp hiệu quả để quản lý về mặt tiền tệ. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện một số cải cách nhằm duy trì tính cạnh tranh của hàng hoá và sự linh hoạt của thị trường lao động. Các nền kinh tế không thuộc OECD Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình ở các nước ngoài OECD khu vực châu Âu và Eurasia (bao gồm nước Nga và các nước ở Trung Á và Đông Âu - không phải toàn bộ châu Á và châu Âu) được dự báo là khoảng 3,6% mỗi năm trong giai đoạn 2006- 2030. Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã đạt mức cao, do cầu nội địa cũng tăng cao và giá năng lượng tăng cao có lợi cho các nước xuất khẩu năng lượng (Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan). Tuy nhiên do suy thoái kinh tế toàn cầu, giá dầu giảm, vốn vay các định chế tài chính quốc tế khó khăn do khủng hoảng tài chính, đặc biệt tác động tới các nước như Nga, Kazakhstan và Ukraina. Điều này khiến cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia này chậm lại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn có thể giá dầu tăng và kéo theo sự tăng trưởng kinh tế trở lại ở các nước này. Trong giai đoạn 2006-2030, tâm điểm của sự tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo là thuộc về khu vực ngoài OECD ở châu Á. Tại khu vực này, tăng trưởng GDP được dự báo là ở mức 5,7% mỗi năm. Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất ngoài OECD khu vực châu Á, tiếp tục đóng vai trò chính cả về cung và cầu của kinh tế toàn cầu. Toàn cảnh IEO2009 dự báo mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc là 6,4% giai đoạn 2006-2030, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Sáu năm kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng GDP liên tục đạt mức bình quân trên 10%, đưa Trung Quốc vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới năm 2007, dự trữ ngoại tệ đạt 1.520 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt 2.170 tỷ USD, sản lượng lương thực liên tục tăng và đạt mức trên 500 triệu tấn trong năm 2007… GDP của Trung Quốc năm 2008 vẫn tăng 10,7% mặc dù 4
- tốc độ tăng trưởng có giảm so với năm 2007. GDP tăng 10,6% trong 3 tháng đầu năm 2009. Số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố gần đây cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 là 3,4 %. Trong đó tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển là 1%, tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển là 6,3%. Tăng trưởng của Brazil là 5,8%. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ―ảm đạm‖, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc vẫn là khả quan nhất. Cho dù suy thoái kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu, GDP 2009 của Trung Quốc có thể đạt 8,3%, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 17,8%. 35% GDP của Trung Quốc là từ xuất khẩu, trong đó xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU và châu Á chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới xuất khẩu của Trung Quốc, dẫn tới tăng trưởng kinh tế của nước này có phần suy giảm trong ngắn hạn. Các vấn đề về cấu trúc cũng có tác động tới tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong trung và dài hạn, như vấn đề cải tổ các công ty nhà nước kém hiệu quả, cải tổ hệ thống ngân hàng. IEO2009 dự báo sự phát triển nhanh của các thị trường tài chính nước này vẫn tiếp tục và tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo cho tiết kiệm nội địa nước này lớn nhất. Một nền kinh tế đang lớn mạnh khác ở ngoài OECD khu vực châu Á là Ấn Độ. Mặc dù nền kinh tế Ấn Độ không phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ xuất khẩu như Trung Quốc, nhưng sự tăng trưởng của nền kinh tế nước này vẫn chậm do chịu tác động từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là tác động tới đầu ra của các ngành công nghiệp và nông nghiệp Ấn Độ. Gần 2/3 các hộ gia đình Ấn Độ sống dựa vào nông nghiệp. Tăng trưởng GDP của nước này được dự báo là chậm trong ngắn hạn và phục hồi tăng trưởng nhanh trong trung và dài hạn. Nước này cũng đang trong quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước và thông qua các chính sách thị trường tự do. Báo cáo Toàn cảnh Năng lượng Quốc tế (IEO2009) dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đạt 5,6% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu lên các nước ngoài OECD khu vực châu Á là rất rõ nét. Các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu (Hong Kong, Singapo và Đài Loan) cũng trở nên ―yếu‖ hơn trong ngắn hạn, khi cầu ở Mỹ, EU và châu Á giảm. Đối với các nước mà ở đó cầu nội địa vẫn cao (như Việt Nam và Philippin), thì tác động suy thoái toàn cầu ít trầm trọng hơn. Nhìn chung, hoạt động kinh tế trong dài hạn ở các quốc gia ngoài OECD khu vực châu Á được nhận định là sẽ khởi sắc. Trong giai đoạn 2006-2030, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của khu vực này (trừ Trung Quốc và Ấn Độ) là khoảng 4,8% mỗi năm, kèm theo tỷ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động giảm và các nền kinh tế có xu hướng phát triển chững lại. Sản xuất dầu và giá dầu đều có xu hướng tăng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước xuất khẩu dầu, chủ yếu ở Trung Đông. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế ở Trung Đông trung bình khoảng 6%. Mặc dù sự sụt giảm giá dầu thế giới làm chậm sự tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn sự tăng trưởng này sẽ được phục hồi nhờ giá dầu có xu hướng tăng. 5
- Đối với các nền kinh tế châu Phi, IEO2009 dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực này là khoảng 4% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030, so với 5% trong giai đoạn 2000-2007, chủ yếu sự tăng trưởng là từ xuất khẩu năng lượng hoá thạch và cầu nội địa tăng. Tuy nhiên, các yếu tố chính trị và kinh tế, như tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm thấp, chính phủ yếu kém, chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hạn chế, thêm vào đó là các dịch bệnh (nhất là HIV/ADIS) là những rào cản lớn cho tăng trưởng kinh tế của các nước châu Phi. Hình 4: Tiêu thụ năng lượng thế giới theo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế thế giới 1980- 2030 (triệu tỷ Btu) Tăng trưởng cao 800 Mức dự báo Tăng trưởng thấp 600 400 Dự báo 200 History 1980 1995 2006 2015 2030 1.2. Nhu cầu năng lượng thế giới theo nhóm nước Báo cáo Toàn cảnh Năng lượng Quốc tế (IEO2009) của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo rằng tiêu thụ năng lượng thế giới tăng 44% trong giai đoạn 2006- 2030. Nhu cầu năng lượng tăng mạnh nhất thuộc về các nước trong Tổ chức Họp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo IEO2009, tiêu thụ năng lượng thế giới tăng từ 472,4 triệu tỷ Btu (472 quadrillion Btu) năm 2006 lên 551,5 triệu tỷ Btu năm 2015 và 678,3 triệu tỷ Btu năm 2030 – tăng tổng cộng 44% trong giai đoạn 2006-2030. Tổng mức sử dụng năng lượng của thế giới năm 2030 ước tính thấp hơn 2% mức dự báo của IEO2008, chủ yếu do mức tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm nay. Sự suy giảm kinh tế hiện nay làm giảm nhu cầu về năng lượng trong ngắn hạn, do nhu cầu tiêu dùng và chế tạo sản phẩm và dịch vụ chững lại. Tuy nhiên, phần lớn các nước sẽ lại bắt đầu phục hồi xu hướng tăng trưởng kinh tế trong vòng từ 12 đến 24 tháng tới. Phần lớn các nước OECD có cơ sở hạ tầng năng lượng tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, họ chiếm phần lớn mức tiêu thụ năng lượng thế giới hiện nay. Tuy nhiên mức tiêu thụ năng lượng của một số nền kinh tế mới nổi ngoài OECD có nhiều khả năng gia tăng. Năm 2006, 51% năng lượng tiêu thụ trên thế giới là nằm trong khu vực OECD, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng trưởng chậm trong giai đoạn 2006-2030, trung bình 0,6%/năm, trong khi tỷ lệ này ở các nền kinh tế mới nổi bên ngoài OECD là 2,3%. 6
- Bảng1: Dự báo tiêu thụ năng lượng trên thế giới theo nhóm nước, 2006-2030 (đơn vị: Triệu tỷ Btu) Nhóm nước 2006 2010 2015 2020 2025 2030 Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm từ 2006-2030 (%) OECD 241,7 242,8 252,4 261,3 269,5 278,2 0,6 Bắc Mỹ 121,3 121,1 125,9 130,3 135,6 141,7 0,6 Châu Âu 81,6 82,2 84,8 87,9 90,0 91,8 0,5 Châu Á 38,7 39,5 41,8 43,1 43,9 44,6 0,6 Ngoài OECD 230,8 265,4 299,1 334,4 367,8 400,1 2,3 Châu Âu và 50,7 54,0 57,6 60,3 62,0 63,3 0,9 Nga Châu Á 117,6 139,2 163,2 190,3 215,4 239,6 3,0 Trung Đông 23,8 27,7 30,3 32,2 34,6 37,7 1,9 Châu Phi 14,5 16,2 17,7 19,1 20,6 21,8 1,7 Trung và 24,2 28,3 30,3 32,5 35,2 37,7 1,9 Nam Mỹ Toàn thế giới 472,4 508,3 551,5 595,7 637,3 678,3 1,5 Trung Quốc và Ấn Độ là những nền kinh tế ngoài OECD có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và là hai nước tiêu thụ năng lượng chính trong tương lai. Từ năm 1990, tiêu thụ năng lượng của hai nước này tăng nhanh. Nếu như năm 1990 tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của hai nước mới chỉ chiếm 10% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới, thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã là 19%. Trong giai đoạn 2006-2030, với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, hai nước này sẽ còn chiếm tỷ lệ tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, có thể đạt tỷ lệ 28% của thế giới vào năm 2030. Ngược lại, tỷ lệ này của Mỹ giảm từ 21% năm 2006 xuống khoảng 17% năm 2030. Hình 1: Tiêu thụ năng lượng thế giới: các nước thuộc OECD và ngoài OECD từ năm 1980 và dự báo đến 2030 (đơn vị: triệu tỷ Btu) 7
- Hình 2: Dự báo tiêu thụ năng lượng của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1990 đến 2030 (đơn vị: triệu tỷ Btu) Phần còn lại của thế giới Tiêu thụ năng lượng của Mỹ Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ Các nước ngoài OECD khu vực châu Á, có mức tăng trưởng tiêu thụ năng lượng mạnh nhất so với các khu vực khác, tỷ lệ có thể đạt 104% từ năm 2006 đến 2030. Các nước ngoài OECD khu vực Trung Đông, Trung và Nam Mỹ cũng có mức tiêu thụ năng lượng tăng cao, lần lượt khoảng 60% và 50%, so với 25% của các nước ngoài OECD khu vực châu Âu. 1.3. Tiêu thụ năng lượng thế giới theo dạng năng lượng Nhìn chung việc sử dụng các dạng năng lượng đều tăng trong giai đoạn 2006- 2030. Giá dầu thế giới vẫn sẽ tương đối cao. Mức tăng trưởng tiêu dùng các nhiên liệu lỏng khoảng 0,9% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Các nguồn năng lượng tái tạo có mức tăng trưởng nhanh nhất , mức tiêu thụ tăng khoảng 3% mỗi năm. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch kéo theo vấn đề môi trường và nhiều chính phủ trên thế giới sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Hình 3: Tiêu thụ năng lượng thế giới theo dạng năng lượng từ năm 1980 và dự báo đến 2030 (đơn vị: triệu tỷ Btu) Năng lượng dạng lỏng (cả nhiên liệu sinh học) Than Gas tự nhiên Năng lượng tái tạo (không gồm nhiên liệu sinh học) Năng lượng nguyên tử 8
- Mặc dù các nguồn nhiên liệu lỏng (trong đó có nhiên liệu sinh học) vẫn là nguồn năng lượng lớn, nhưng tỷ lệ nhiên liệu lỏng được tiêu thụ trên thị trường năng lượng thế giới sẽ giảm từ 36% năm 2006 xuống 32% năm 2030. Trong gia đoạn dự báo, việc tiêu thụ nhiên liệu lỏng trong các hộ gia đình, trong thương mại và sản xuất điện sẽ giảm. Cụ thể việc sản xuất điện bằng nhiên liệu lỏng sẽ giảm 0,3% mỗi năm. Tuy nhiên, các nước Trung Đông vẫn tiếp tục dựa vào nhiên liệu lỏng để sản xuất điện. Trong lĩnh vực vận tải, tiêu thụ nhiên liệu lỏng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, do thiếu những tiến bộ công nghệ đột phá. Trong khu vực công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu lỏng tăng trung bình khoảng 1,8% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2030. Gas tự nhiên vẫn là dạng nhiên liệu quan trọng trong sản xuất điện trên thế giới, do có hiệu quả hơn và ít chất thải cacbon hơn các năng lượng hoá thạch khác. Tiêu thụ gas tự nhiên của thế giới được dự báo là sẽ tăng từ 104 nghìn tỷ feet khối (cubic feet) năm 2006 lên 153 nghìn tỷ feet khối năm 2030, tăng trung bình 1,6% mỗi năm. Tiêu thụ than thế giới cũng sẽ tăng trung bình 1,7% từ năm 2006 đến 2030. Mức tăng cụ thể trong giai đoạn 2006 đến 2015 là 23 triệu tỷ Btu, giai đoạn 2015 – 2030 là 40 triệu tỷ Btu. Tiêu thụ than sẽ chiếm 28% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2030. Do thiếu những quy định pháp luật để hạn chế việc sử dụng than, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tiêu thụ nhiều nhất nguồn năng lượng hoá thạch này thay vì sử dụng những nguồn năng lượng khác tốn kém hơn. 3 nước này được dự báo là sẽ chiếm tới 88% mức gia tăng tiêu thụ than thế giới giai đoạn 2006-2030. Ngược lại, các nước OECD khu vực châu Âu và Nhật Bản sẽ giảm mức tiêu thụ than, do dân số cũng như nhu cầu điện năng tăng chậm , trong khi các nguồn năng lượng tái tạo, gas tự nhiên và năng lượng hạt nhân được lựa chọn sử dụng hơn. Sản xuất điện thế giới được dự báo là sẽ tăng từ 18 nghìn tỷ kWh năm 2006 lên 31,8 nghìn tỷ kWh vào năm 2030. Mức tăng sản lượng điện mạnh nhất được dự báo là thuộc về các nước ngoài OECD. Các nước này có tỷ lệ tăng sản xuất điện hàng năm là 3,5%, chủ yếu do nhu cầu điện gia tăng trong các hộ gia đình, dịch vụ và thương mại. Ngược lại, các nước OECD nơi có cơ sở hạ tầng đã được phát triển tốt và dân số tăng chậm, thì có mức tăng trưởng trong sản xuất và tiêu thụ điện chậm hơn, với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm khoảng 1,2% giai đoạn 2006-2030. Hiện nay trên thế giới, gas tự nhiên và than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong sản xuất điện năng, khoảng hơn 60%. Đây vẫn là 2 nguồn năng lượng quan trọng nhất trong sản xuất điện năng vào năm 2030, dự báo tỷ lệ này tăng lên 64%. Trong các nước ngoài OECD ở khu vực châu Á, các mỏ than vẫn còn trữ lượng nhiều, hơn nữa giá dầu và gas tự nhiên cao hơn, khiến than vẫn là nguồn năng lượng rẻ cho sản xuất điện. Các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho sản xuất điện năng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, mức tăng trung bình hàng năm được dự báo là 2,9% trong giai đoạn 2006-2030. Tăng mạnh nhất là sản xuất điện năng từ thuỷ điện và năng lượng gió. Trong số 3,3 nghìn tỷ kWh điện được tạo ra từ năng lượng tái tạo thì có 1,8 nghìn tỷ kWh là từ thuỷ điện (chiếm 54%) và 1,1 nghìn tỷ kWh là từ nguồn năng lượng gió (33%). Trừ thuỷ điện, nhìn chung giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo vẫn cao 9
- hơn so với năng lượng hoá thạch, do chi phí đầu tư công nghệ năng lượng mới cao. Do vậy các chính sách của chính phủ là rất cần thiết cho phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Xu hướng khá nổi bật tại các nước OECD là họ phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, trừ thuỷ điện. Ngoại trừ Canada và Thổ Nhỹ Kỳ, có rất ít các dự án thuỷ điện lớn được đưa ra. Ngược lại với các nước OECD, các nước ngoài OECD lại đang có xu hướng phát triển mạnh thuỷ điện, với các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện cỡ lớn và trung bình, chẳng hạn tại Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Việt Nam và Lào. Tỷ lệ tăng trưởng phong điện cũng được cho là sẽ tăng cao trong các nước ngoài OECD, đặc biệt là tại Trung Quốc - nước này chiếm 88% mức tăng trưởng phong điện trong các nước ngoài OECD. Từ 2 tỷ kWh năm 2006, sản xuất phong điện của Trung Quốc được dự báo là sẽ tăng lên 315 tỷ kWh vào năm 2030. Sản xuất điện từ năng lượng nguyên tử trên thế giới được dự báo sẽ tăng từ 2,7 nghìn tỷ kWh năm 2006 lên 3 nghìn tỷ kWh năm 2015 và 3,8 nghìn tỷ kWh vào năm 2030. Giá nhiên liệu hoá thạch tăng, an ninh năng lượng và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là những lý do chính khiến cho nhiều nước phát triển điện hạt nhân. Phần lớn việc mở rọng năng lực sản xuất điện hạt nhân sẽ thuộc về các nước ngoài OECD. Đặc biệt, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga là những nước sẽ chiếm tới gần 2/3 lượng gia tăng điện hạt nhân trong giai đoạn 2006-2030. Trung Quốc được dự báo là sẽ nâng năng lực sản xuất điện hạt nhân lên thêm 47 gigawatts (GW) trong giai đoạn 2006 – 2030. Con số này ở Ấn Độ được dự báo là 17 GW và Nga là 21 GW. Nhiều nước OECD với các chương trình hạt nhân hiện có cũng gia tăng thêm năng lực sản xuất điện hạt nhân, chẳng hạn Hàn Quốc là 13 GW, Nhật Bản 8 GW và Mỹ 12 GW. Tại Mỹ, Luật Chính sách Năng lượng 2005 (Energy Policy Act of 2005) cho phép Bộ Năng lượng Mỹ có nguồn vốn phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm tránh hoặc giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, các điều khoản bổ sung của Luật năm 2008 cho phép chi 18,5 tỷ USD cho xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Đạo luật này cùng với bối cảnh giá nhiên liệu hoá thạch tăng cao khiến cho nước này phải mở rộng năng lực sản xuất điện hạt nhân thêm 12,7 GW, nhờ xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân và nâng cấp các nhà máy hiện có trong giai đoạn 2006- 2030. 1.4. Phân phối năng lượng theo khu vực sử dụng Khu vực dân cư Năng lượng được tiêu thụ trong khu vực dân cư, hộ gia đình chiếm 15% năng lượng tiêu thụ của thế giới năm 2006. Trong các khu nhà ở năng lượng được sử dụng chủ yếu để chạy máy sưởi, điều hoà và các thiết bị điện tử khác. Việc sử dụng năng lượng ở dân cư cũng khác nhau tuỳ theo từng nước, tuỳ theo thu nhập, nguồn tài nguyên sẵn có, khí hậu và cơ sở hạ tầng năng lượng. Nhìn chung người dân ở các nước OECD có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn ở các nước ngoài OECD, chủ yếu do mức thu nhập của các hộ gia đình của các nước OECD cao hơn, diện tích này ở rộng hơn và sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ năng lượng hơn. Chẳng hạn tại Mỹ, năm 2006 GDP bình quân đầu người là khoảng 43.000 USD và mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu 10
- người trong các hộ gia đình là khoảng 36 triệu Btu. Trong khi đó tại Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 4550 USD và lượng năng lượng tiêu thụ cũng chỉ 4 triệu Btu. Nhiều hộ gia đình ở các nước ngoài OECD vẫn dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng truyền thống, không được mua bán trên thị trường, như củi và các phế phẩm để sưởi và nấu nướng. Nhiều nước châu Phi còn chưa có điện. Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định rằng phần lớn các hộ gia đình ở cận sa mạc Sahara (châu Phi) vẫn dựa vào củi đốt để nấu nướng. Hơn 95% các hộ gia đình ở một số nước châu Phi như Congo, Benin, Camaroon, Chad… vẫn sử dụng củi đốt để nấu nướng. Một số nơi ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng dựa chủ yếu vào nguồn củi đốt, phế phẩm gỗ và than để đun nấu. Tại Trung Quốc, khoảng 55% dân nông thôn sử dụng biomass cho đun nấu, tỷ lệ này ở Ấn Độ là 87%. Khu vực thương mại Khu vực này là khu vực dịch vụ và cơ quan - gồm doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp dịch vụ. Ở khu vực này có nhiều dạng hoạt động sử dụng năng lượng, như trường học, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, viện bảo tàng, ngân hàng, bưu điện, các toà nhà văn phòng… Ngoài ra còn có các khu vực chiếu sáng công cộng. Xu hướng tăng trưởng kinh tế và dân số cũng kéo theo việc sử dụng năng lượng nhiều hơn tại khu vực thương mại. Cũng giống như trong khu vực hộ gia đình, ở khu vực thương mại, năng lượng sử dụng theo đầu người ở các nước ngoài OECD chỉ khoảng 1,3 triệu Btu, thấp hơn nhiều so với các nước OECD (16 triệu Btu). Trong số các nước OECD, Mỹ là nước sử dụng năng lượng khu vực thương mại nhiều nhất và dự báo đến năm 2030 khu vực thương mại sử dụng năng lượng ở Mỹ chiếm 44% tổng số năng lượng tiêu thụ ở khu vực thương mại của OECD. Tại các nước không thuộc OECD, cùng với hoạt động kinh tế và thương mại dịch vụ phát triển nhanh nên nhu cầu năng lượng khu vực thương mại cũng tăng, mức tăng dự báo là 2,7% mỗi năm trong gia đoạn 2006-2030. Khu vực công nghiệp Năng lượng được tiêu thụ trong khu vực công nghiệp chủ yếu là gas tự nhiên và các sản phẩm từ dầu lửa. Đây là khu vực sản xuất, chế tạo, nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng... Nhu cầu năng lượng trong công nghiệp thay đổi tuỳ theo vùng và nước. Nhìn chung năng lượng sử dụng trong khu vực công nghiệp nhiều hơn các khu vực khác, chiếm tới 50% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Nói chung các nước OECD sử dụng năng lượng trong công nghiệp hiệu quả hơn các nước ngoài OECD. Các nước OECD cũng đang hướng tới các lĩnh vực công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng thấp, điều này ngược lại với các nước ngoài OECD. Điều này dẫn tới tỷ lệ tiêu thụ năng lượng khu vực công nghiệp tính trên GDP có xu hướng tăng ở các nước ngoài OECD và giảm ở các nước OECD. Tiêu thụ năng lượng khu vực công nghiệp được dự báo là sẽ tăng từ 175 triệu tỷ Btu năm 2006 lên 245,6 tỷ Btu năm 2030. Khoảng 94% sự gia tăng năng lượng tiêu thụ trong khu vực công nghiệp được dự báo là thuộc về các nước ngoài OECD, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng khu vực công nghiệp ở các 11
- nước này được dự báo tăng trung bình hàng năm là 2,1%, so với chỉ 0,2% ở các nước OECD trong giai đoạn 2006-2030. Chủ yếu sự gia tăng này diễn ra ở các nước BRIC (Braxin, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ), chiếm 2/3 sự gia tăng này. Khu vực vận tải Đây là khu vực tiêu thụ năng lượng nhiều thứ hai sau khu vực công nghiệp. Chủ yếu khu vực này tiêu thụ nhiên liệu lỏng. Khu vực vận tải sử dụng khoảng 51% nhiên liệu lỏng của thế giới năm 2006, tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 56% vào năm 2030. Chủ yếu sự gia tăng này diễn ra ở các nước ngoài OECD, do thu nhập tăng và nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân tăng cao, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Năng lượng tiêu thụ trong khu vực vận tải của các nước ngoài OECD được dự báo tăng trung bình hàng năm là 2,7% trong giai đoạn 2006 – 2030. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước OECD chỉ là 0,3%. 1.5. Vấn đề khí thải CO2 liên quan đến sản xuất và tiêu thụ năng lượng Khí thải dioxide carbon (CO2) được dự báo là sẽ tăng từ 29 tỷ tấn năm 2006 lên 33,1 tỷ tấn năm 2015 và 40,4 tỷ tấn năm 2030 – tăng 39% trong giai đoạn 2006-2030. Với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và mức tiêu thụ năng lượng hoá thạch ngày càng tăng ở các nước ngoài OECD sẽ dẫn tới sự gia tăng về lượng khí thải CO2. Năm 2006, lượng khí thải này ở các nước ngoài OECD cao hơn ở các nước OECD tới 14%, tỷ lệ này được dự báo là sẽ tăng lên 77% vào năm 2030. Bảng 2: Khí thải dioxide carbon thế giới phân theo khu vực, 1990-2030 (Đơn vị: tỷ tấn) Khu vực/ nước Dự báo Tăng trung bình hàng năm (%) 1990 2005 2006 2010 2015 2020 2025 2030 OECD OECD Bắc Mỹ 5.762 7.007 6.948 6.794 6.963 7.123 7.341 7.703 0,4 Mỹ 4.989 5.975 5.907 5.801 5.904 5.982 6.125 6.414 0,3 Canada 471 629 611 622 645 675 705 731 0,8 Mexico 302 403 431 371 414 466 510 557 1,1 OECD châu Âu 4.149 4.424 4.429 4.335 4.368 4.450 4.489 4.519 0,1 OECD châu Á 1.595 2.200 2.216 2.221 2.287 2.327 2.346 2.367 0,3 Nhật Bản 1.054 1.250 1.247 1.169 1.204 1.219 1.188 1.157 -0,3 Hàn Quốc 243 497 515 598 614 617 651 680 1,2 Ôxtrâylia/New Zealand 298 454 455 454 469 491 507 530 0,6 Tổng OECD 11.506 13.632 13.594 13.351 13.617 13.900 14.176 14.588 0,3 12
- Ngoài OECD Ngoài OECD châu Âu và Eurasia 4.246 2.889 2.886 3.069 3.234 3.323 3.362 3.422 0,7 Nga 2.393 1.699 1.704 1.803 1.894 1.945 1.950 1.978 0,6 Các nước khác 1.853 1.190 1.182 1.266 1.339 1.378 1.412 1.443 0,8 Ngoài OECD châu Á 3.678 8.305 8.987 10.465 11.900 13.590 15.382 17.033 2,7 Trung Quốc 2.293 5.429 6.018 7.222 8.204 9.417 10.707 11.730 2,8 Ấn Độ 573 1.192 1.292 1.366 1.572 1.783 1.931 2.115 2,1 Các nước khác ở châu Á ngoài 811 1.684 1.678 1.877 2.124 2.390 2.744 3.188 2,7 OECD Trung Đông 704 1.393 1.456 1.686 1.830 1.939 2.088 2.279 1,9 Châu Phi 659 985 982 1.086 1.161 1.239 1.325 1409 1,5 Trung và Nam Mỹ 695 1.093 1.123 1.311 1.368 1.437 1.547 1.654 1,6 Brazil 235 366 374 437 488 543 612 682 2,5 Các nước khác 460 727 749 874 881 894 935 972 1,1 Tổng số ngoài OECD 9.982 14.664 15.434 17.616 19.494 21.528 23.703 25.797 2,2 Toàn thế giới 21.488 28.296 29.028 30.967 33.111 35.428 37.879 40.385 1,4 II. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030 2.1. Nhiên liệu lỏng Tiêu thụ nhiên liệu lỏng thế giới Tiêu thụ nhiên liệu lỏng thế giới theo tổng quan IEO 2009 sẽ tăng từ 85 triệu thùng/ngày năm 2006 lên 107 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ, với lượng tiêu thụ 13,4 triệu thùng/ngày, sẽ chiếm 12,6% tổng sản lượng nhiên liệu lỏng vào năm 2030. Tuy vậy, giá dầu mỏ thế giới sẽ vẫn ở mức trên 100USD/thùng (tính theo tỷ giá USD năm 2007) từ năm 2013 cho tới cuối giai đoạn dự đoán. Hơn 89% mức tăng của tổng tiêu thụ năng lượng lỏng dự kiến là của các nước châu Á không thuộc OECD và Trung đông, những nước có mức tăng trưởng kinh tế mạnh. Khu vực vận tải chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng cầu năng lượng lỏng, chiếm gần 80% của tổng mức tăng thế giới. Để thoả mãn mức tăng của cầu thế giới, sản xuất nhiên liệu lỏng gồm cả nhiên liệu lỏng dầu mỏ và không phải chiết xuất từ dầu mỏ sẽ tăng 22 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2006-2030. Giá dầu mỏ thế giới duy trì ở mức cao sẽ khiến cho việc phát triển các nguồn năng lượng không chiết xuất từ dầu mỏ một cách kinh tế, sử dụng các công nghệ thu hồi dầu tăng cường (EOR) nhằm tăng sản lượng các nguồn năng lượng chiết xuất từ dầu mỏ và phát triển các nguồn năng lượng chiết xuất từ dầu mỏ phụ thông qua các dự án tốn kém, mang tính rủi ro cao và rất khó về mặt kỹ thuật, gồm những dự án ở các vùng nước cực sâu và ở Bắc Cực. 13
- Các nước đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng sản lượng không thuộc OPEC sẽ là Mỹ và Braxin, do tổng sản lượng không thuộc OPEC trong năm 2030 tăng thêm tới gần 13 triệu thùng/ngày so với mức của năm 2006 và chiếm 59% tổng mức tăng thế giới. Năm 2006, sản lượng năng lượng lỏng đặc biệt của thế giới đạt 3,1 triệu thùng/ngày. Năm 2030, sản lượng năng lượng lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ theo tổng quan sẽ đạt 13,4 triệu thùng/ngày và chiếm tới hơn 12% tổng sản lượng năng lượng lỏng thế giới, do các nguồn năng lượng không chiết xuất từ dầu mỏ của cả các nước OPEC và không thuộc OPEC sẽ trở nên ngày càng cạnh tranh. Mặc dù cầu về năng lượng lỏng của thế giới bị hạn chế trong kỳ hạn ngắn do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra từ năm 2008 và kéo dài tới năm 2009, nhưng xu hướng phục hồi tăng trưởng được dự đoán sẽ diễn ra trong kỳ hạn dài khi kinh tế các nước phục hồi. Đặc biệt, các nền kinh tế đang phát triển của các nước Trung đông và Châu Á không thuộc OECD được dự đoán là sẽ phục hồi lại được mức tăng trưởng kinh tế mạnh, đi kèm với nhu cầu tăng về năng lượng sử dụng cho giao thông và các hoạt động sản xuất công nghiệp. Mức cạnh tranh chi phí ngày càng tăng của các nguồn năng lượng khác khiến cho nhiều người tiêu dùng, ngoài khu vực vận tải, hiện đang sử dụng nhiên liệu lỏng sẽ chuyển sang các nguồn nhiên liệu khác, và do kết quả tỷ lệ tổng tiêu thụ nhiên liệu lỏng của khu vực vận tải sẽ tăng theo thời gian. Tới năm 2030, khu vực vận tải tiêu thụ 56% tổng nguồn cung nhiên liệu lỏng, với mức tiêu thụ tăng chiếm tới 79% tổng mức tăng của tiêu thụ nhiên liệu lỏng ở khắp các khu vực trong giai đoạn 2006 tới 2030. Các nước không thuộc OECD theo dự báo sẽ là những nước tăng mạnh sử dụng nhiên liệu lỏng, được thúc đẩy thêm bởi mức tăng trưởng kinh tế vững mạnh, phát triển các hoạt động công nghiệp và hoạt động vận tải phát triển nhanh chóng. Mức tiêu thụ tăng lớn nhất của các nước không thuộc OECD từ 2006 tới 2030 dự kiến là ở các nước châu Á không thuộc OECD, với 14,1 triệu thùng/ngày. Theo nước, Trung Quốc (8,1 triệu thùng/ngày) và Ấn Độ (2 triệu thùng/ngày) thể hiện mức cầu tăng lớn nhất trong khu vực và mức tăng trưởng dự kiến của cầu nhiên liệu lỏng của Trung Quốc cũng là mức tăng lớn nhất tính theo nước trên toàn thế giới. Những mức tăng lớn về tiêu thụ nhiên liệu lỏng cũng được cho là sẽ thuộc khu vực Trung Đông (3,3 triệu thùng/ngày). Tiêu thụ nhiên liệu lỏng ở khu vực OECD nói chung sẽ tăng chậm hơn, phản ánh những dự đoán về mức tăng trưởng chậm hoặc suy giảm dân số và mức tăng trưởng kinh tế chậm ở hầu hết các nước OECD, so với những nước không thuộc OECD trong hơn 2 thập niên qua. Ở Nhật Bản và Châu Âu OECD, tiêu thụ nhiên liệu lỏng giảm ở mức trung bình tương ứng là 0,4% và 0,2%. Giá dầu mỏ Một nhân tố chính trong các dự đoán của IEO2009 là giả định về giá dầu mỏ thế giới trong tương lai. Tác động của giá dầu thế giới lên cầu năng lượng sẽ là tác động đáng kể tới độ chính xác của các dự đoán này. Trong tổng quan này, giá dầu lửa thế giới trung bình tăng từ 61 USD/thùng năm 2009 lên 110 USD/thùng năm 2015 và 130 USD/thùng vào năm 2030. Các dự đoán đối với tổng tiêu thụ năng lượng lỏng vào năm 2030 giao động từ 90 triệu thùng/ngày trong trường hợp giá dầu cao cho tới 120 triệu thùng/ngày trong trường hợp giá thấp, phản ánh sự thay đổi của các dự đoán. 14
- Có ba kịch bản về giá dầu, mỗi một kịch bản phản ánh những giả định về các nguồn và chi phí của các nguồn cung dầu mỏ thế giới. Nghiên cứu của Tổng quan phản ánh quyết định mang tính giả định của các nước thành viên OPEC nhằm duy trì mức sản xuất gộp chung của tổ chức này ở mức xấp xỉ 40% lượng cung năng lượng lỏng thế giới. Kết quả là, khoảng 60% mức tăng dự kiến của tiêu thụ nhiên liệu lỏng trong nghiên cứu là thuộc sản lượng của các nước không thuộc OPEC, gồm các dự án chi phí cao và các dự án ở các nước có chế độ chính trị hoặc tài chính không hấp dẫn. Trường hợp giá dầu cao giả định rằng một số nước không thuộc OPEC hạn chế việc tiếp cận hơn hoặc tăng thuế sản xuất của các khu vực có tiềm năng trong tương lai, và các nước thành viên OPEC giảm sản lượng của họ xuống dưới mức hiện tại. Giá dầu tăng vượt các mức đề ra ở tổng quan, làm cản trở cầu về nhiên liệu lỏng và tạo điều kiện tăng sản xuất từ các nguồn năng lượng không thuộc OPEC chiết xuất từ dầu mỏ và không chiết xuất từ dầu mỏ giá cao vốn vẫn có thể tiếp cận và hấp dẫn đối với việc khai thác và phát triển. Trường hợp giá dầu thấp giả định rằng việc tiếp cận nhiều hơn, và các chế độ tài chính hấp dẫn hơn ở một số khu vực không thuộc OPEC trong tương lai, gồm Nga và vùng Caspian, cũng như mức sản lượng tăng ở các nước thành viên OPEC. Hệ quả là, giá dầu xuống thấp dưới các mức đề ra trong tổng quan, dẫn tới cầu về nhiên liệu lỏng thế giới tăng và sản lượng của các nguồn năng lượng chiết xuất từ dầu mỏ và không chiết xuất từ dầu mỏ giảm ở các nước không thuộc OPEC vốn hiện vẫn có các chế độ tài khoá hấp dẫn. Sự thiếu hụt rõ ràng về cầu tương ứng với giá dầu cao ở các nước đang phát triển (đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ) đã dẫn tới các dự đoán về giá dầu lửa tiếp tục tăng cao. Cầu tăng cao và nguồn cung đình trệ đã khiến một số nhà phân tích cho rằng giá dầu 200$/thùng sẽ diễn ra trong kỳ hạn ngắn. Tháng 7/2008, khi giá dầu tăng 150 USD/thùng, thì rõ ràng là tiêu thụ dầu trong nửa đầu năm thấp hơn dự đoán và tăng trưởng kinh tế cũng chậm. Tháng 8/2008 chứng kiến sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại và mức cầu suy yếu hơn nữa. Kể từ tháng 9/2008, suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm mức cầu hiện tại và cầu trong kỳ hạn tương lai gần về dầu mỏ của người tiêu dùng. Mặc dù tác động của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính lên cầu dầu mỏ có thể rất lớn trong kỳ hạn ngắn, nhưng cũng có thể những tác động này sẽ tồn tại tương đối ngắn. Các nền kinh tế quốc dân và cầu về dầu mỏ được dự đoán là sẽ bắt đầu hồi phục vào năm 2010. Ngược lại, tác động của chúng lên công suất sản xuất dầu sẽ không được thấy rõ cho tới giai đoạn 2010-2013, khi các khoản đầu tư hiện thời vào công suất mới nếu được thực hiện, thì sẽ bắt đầu làm tăng sản lượng dầu lửa. Kết quả là, ngay khi cầu được cho là sẽ phục hồi, thì những giới hạn vật lý đối với công suất sản lượng có thể dẫn tới một làn sóng tăng giá dầu nữa, theo một mô hình tuần hoàn không mới đối với thị trường dầu lửa thế giới. Những bước phát triển trong năm qua chứng tỏ mức độ thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của các quy luật về giá dầu và thị trường nhiên liệu lỏng thế giới với vai trò là tổng thể. Trong vòng vài tháng, sự thay đổi về cầu nhiên liệu lỏng thế giới hiện 15
- tại và tương lai đã tác động tới nhu cầu nắm bắt sự tiếp cận bổ sung tới các nguồn năng lượng chiết xuất từ dầu mỏ và phát triển nguồn cung nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ và bảo tồn các quyết định sản xuất của OPEC. Thay vì cố dự đoán các quy luật và nhận thức về cung và cầu sẽ thay đổi từ nay tới 2030, IEO2009 sử dụng ba kịch bản giá dầu để phản ánh những giả định khác nhau về các mức cung, các nguồn và chi phí nhiên liệu lỏng trong tương lai. Sản xuất nhiên liệu lỏng thế giới Trong tổng quan IEO2009, sản lượng nhiên liệu lỏng thế giới của năm 2030 vượt mức của năm 2006 tới 22 triệu thùng/ngày. Mức tăng sản lượng được dự đoán là diễn ra ở cả các nhà sản xuất thuộc OPEC và không thuộc OPEC, tuy nhiên, 59% tổng lượng tăng được cho là sẽ nằm ở các vùng không thuộc OPEC, với 44% là của riêng sản lượng nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ của khu vực phi OPEC. Vào năm 2030, sản lượng OPEC đạt 44 triệu thùng/ngày và sản lượng của khu vực không thuộc OPEC đạt 63 triệu thùng/ngày trong tổng quan nghiên cứu. Bảng 4: Sản xuất nhiên liệu lỏng thế giới, 2006-2030 (đơn vị: triệu thùng/ngày) Tỷ lệ tăng trưởng trung Nguồn nhiên liệu 2006 2010 2015 2020 2025 2030 bình hàng năm, 2006-2030 (%) OPEC Nhiên liệu lỏng tiêu 34,0 35,0 37,3 38,8 40,2 42.3 0,9 chuẩnsiêu nặng Dầu 0,6 0,6 0,7 0,8 1,0 1,2 2,8 Bitumen 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 — Khí hoá lỏng 0,0 0,0 0,1 0,2 0,3 0,3 18,3 Dầu đá phiến (Shale Oil) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 — Nhiên liệu sinh học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 — Tổng OPEC 34,7 35,6 38,1 39,9 41,4 43,8 1,0 Ngoài OPEC Nhiên liệu lỏng tiêu 47,5 46,3 46,1 47,9 49,4 50,9 0,3 chuẩnsiêu nặng Dầu 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,1 14,3 Bitumen 1,2 1,9 2,8 3,3 3,8 4,2 5,3 Than hoá lỏng 0,1 0,2 0,3 0,5 0,8 1,2 9,0 Khí hoá lỏng 0,0 0,0 0,1 0,1 0,1 0,1 — Dầu đá phiến 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,2 13,9 Nhiên liệu sinh học 0,8 1,9 2,8 3,8 5,0 5,8 8,6 Tổng ngoài OPEC 49,9 50,7 52,5 56,0 59,6 62,8 1,0 Thế b. . . . . . . . . talgiới Nhiên liệu lỏng tiêu 81,5 81,3 83,4 86,7 89,6 93,1 0,6 chuẩnsiêu nặng Dầu 0,6 0,7 0,7 0,9 1,0 1,2 3,0 Bitumen 1,2 1,9 2,8 3,3 3,8 4,2 5,3 Than hoá lỏng 0,1 0,2 0,3 0,5 0,8 1,2 9,0 Khí hoá lỏng 0,0 0,1 0,2 0,3 0,3 0,3 19,3 Dầu đá phiến 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1 0,2 13,9 Nhiên liệu sinh học 0,8 1,9 2,8 3,9 5,1 5,9 8,6 Toàn thế giới 84,6 86,3 90,6 95,9 101,1 106,6 1,0 16
- IEO2009 giải định rằng các nhà sản xuất OPEC sẽ lựa chọn duy trì thị phần cung nhiên liệu lỏng của họ và sẽ đầu tư vào tăng công suất sản lượng để duy trì một thị phần xấp xỉ 40% tổng sản lượng nhiên liệu lỏng toàn cầu tới 2030. Khối lượng tăng các dạng nhiên liệu lỏng thông thường của các thành viên OPEC chiếm tới 8,3 triệu thùng/ngày vào tổng mức tăng của sản lượng nhiên liệu lỏng thế giới trong giai đoạn 2006-2030, trong khi nguồn cung nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ từ các nước không thuộc OPEC chiếm 3,3 triệu thùng/ngày. Nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ sẽ có tỷ trọng tăng trưởng lớn nhất trong thời kỳ dự đoán, do giá dầu cao khiến cho chúng trở nên cạnh tranh hơn về khía cạnh kinh tế. Nhiên liệu không chiết xuất từ dầu mỏ chiếm 47% mức tăng của tổng sản lượng từ 2006 tới 2030, hay 10,4 triệu thùng/ngày, trong đó 9,6 triệu thùng/ngày là của các nguồn không thuộc OPEC. Giá dầu cao, những cải tiến trong công nghệ khai thác và chiết xuất, sự chú trọng vào hiệu quả thu hồi dầu, sự nổi bật và mức tăng trưởng liên tiếp của sản lượng nguồn nhiên liệu không chiết xuất từ dầu mỏ là những nhân tố chính dẫn tới mức tăng trưởng của sản lượng nhiên liệu lỏng không thuộc OPEC trong tổng quan nghiên cứu. Các dự đoán của IEO2009 dựa trên hướng phân tích hai giai đoạn. Các dự đoán về sản lượng nhiên liệu lỏng trước năm 2015 phần lớn dựa trên việc đánh giá theo từng dự án khối lượng sản xuất và thời gian dự kiến, có tính tới tỷ lệ giảm của các dự án tích cực, hoạt động phát triển và khai thác dự kiến, tình trạng địa chính trị đặc thù của các nước và các thể chế tài chính. Tuy nhiên, thường có những giai đoạn trì hoãn dài giữa thời điểm các dự án cung được công bố và thời điểm khi chúng thực sự đi vào sản xuất. Ngoài ra, nhiều dự án gần đây bị trì hoãn do những kỳ vọng thấp về mức tăng trưởng của nhu cầu nhiên liệu lỏng trong kỳ hạn ngắn do sự suy thoái của kinh tế toàn cầu và khó khăn về nguồn tín dụng cấp cho các dự án sản xuất trong thời kỳ khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Do các dự án thường không được công bố từ 7 tới 10 năm trước giai đoạn sản xuất đầu tiên của chúng, nên cách đánh giá theo dự án không thể cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về các kế hoạch sản xuất của công ty hay đất nước và khối lượng sản xuất đạt được. Thay vào đó, các quyết định sản xuất được đưa ra sau năm 2015 được cho là dựa chủ yếu vào tính khả dụng của nguồn tài nguyên và khả năng phát triển kinh tế của sản xuất. Sản xuất của các nước không thuộc OPEC Sự hồi phục và duy trì của giá dầu cao dự đoán trong tổng quan IEO2009 được cho là sẽ khuyến khích các nhà sản xuất ở các nước không thuộc OPEC tiếp tục đầu tư vào công suất sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ và tăng đầu tư vào các dự án thu hồi dầu nâng cao và sản xuất nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ. Sản lượng của các nước không thuộc OPEC tăng vững chắc theo dự đoán, từ 50 triệu thùng/ngày trong năm 2006 cho tới 63 triệu thùng/ngày vào năm 2030, do giá cao thu hút đầu tư vào các khu vực trước đó được coi là không có tiềm năng kinh tế, và nỗi lo sợ về những hạn chế nguồn cung sẽ khuyến khích một số quốc gia tiêu thụ mở rộng sản xuất nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ, từ các nguồn tài nguyên nội địa, ví dụ như than và sinh khối. Bất chấp sự chín muồi ở hầu hết các nước sản xuất không 17
- thuộc OPEC, sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ trong nghiên cứu tăng từ 48 triệu thùng/ngày trong năm 2006 lên 51 triệu thùng/ngày vào năm 2030, được dẫn đầu bởi sản lượng của các nước như Braxin, Nga, Kazakhstan và Mỹ. Các mức tăng lớn của sản lượng nhiên liệu lỏng xăng dầu chiết xuất từ dầu mỏ của các nước không thuộc OPEC được dự đoán là thuộc một vài khu vực có những phát hiện lớn hoặc tiềm năng tài nguyên chưa được khám phá cao. Các mức sản lượng đáng kể trong sản xuất nhiên liệu chiết xuất từ dầu mỏ được dự đoán diễn ra ở khu vực Caspian (Kazakhastan) và Nam Mỹ (Braxin). Canada được dự đoán là nhà cung ứng lớn nhiên liệu lỏng không thuộc OPEC, với sản lượng bitumen không chiết xuất từ dầu mỏ của nước này (cát dầu) phần nhiều là để bù cho những mức suy giảm dự kiến trong sản lượng xăng dầu chiết xuất từ dầu mỏ của nước này. Theo IEO 2009, sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ của các nhà cung ứng không thuộc OPEC tăng lên 6 triệu thùng/ngày vào năm 2015 và 12 triệu thùng/ngày vào năm 2030, do giá dầu cao đáng kể đã kích thích sự phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế, phụ thuộc vào các giới hạn diễn ra do các biện pháp bảo vệ môi trường dự kiến và sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung. Trong trường hợp giá dầu thấp, một vài nguồn tài nguyên không chiết xuất từ dầu mỏ trở nên cạnh tranh về mặt kinh tế, và sản lượng của nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ của các nước không thuộc OPEC trong năm 2030 chỉ chiếm có 9 triệu thùng/ngày. Mức suy giảm rõ rệt nhất ở sản lượng nhiên liệu lỏng không thuộc OPEC được dự kiến là của vùng Biển Bắc (gồm sản lượng ngoài khơi của Na Uy, Anh, Hà Lan và Đức), trong đó có rất ít kỳ vọng về những khám phá mới có khả năng bù cho mức suy giảm của các khu khai thác hiện có. Mức suy giảm lớn thứ hai ở sản lượng nhiên liệu lỏng không thuộc OPEC dự kiến là của Mexico, nơi mà sản lượng nhiên liệu lỏng giảm xuống xấp xỉ 1,9 triệu thùng/ngày vào năm 2020 trước khi tăng trở lại một cách chậm chạp lên 2,3 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Mức tăng dự kiến này phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của các nguồn tài nguyên tiềm năng ở vùng nước sâu của Vịnh Mexico, sự phát triển này phải mất vài năm trước bất cứ một mức tăng nào của sản lượng. Sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ của Canada giảm tới 1 triệu thùng/ngày từ 2006 tới 2030. Tuy nhiên, nhiên liệu lỏng xăng dầu không chiết xuất từ dầu mỏ (từ cát dầu) được kỳ vọng là nhiều hơn mức bù cho mức suy giảm,vì vậy tổng sản lượng tăng tới 2,1 triệu thùng/ngày trong tổng quan nghiên cứu, tới 5,4 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Mức tăng lớn nhất trong tổng sản lượng nhiên liệu lỏng phi OPEC được dự kiến là của Mỹ, trong đó sản lượng nhiên liệu chiết xuất từ dầu mỏ tăng từ 7,8 triệu thùng/ngày trong năm 2006 lên 10,2 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Mặc dù sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ của Mỹ đã suy giảm trong nhiều năm, nhưng nó được kỳ vọng sẽ tăng theo dự đoán, vừa với vai trò là kết quả của các dự án ngoài khơi nước sâu được dự kiến đi vào sản xuất trong tương lai gần, và vừa bởi ứng dụng các công nghệ thu hồi dầu tiên tiến (EOR) sẽ tăng năng xuất trong kỳ hạn dài. Vì vậy, tổng sản lượng dầu thô ngoài khơi của Mỹ tăng từ 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 18
- 2006 lên khoảng 2 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và 2,7 triệu thùng/ngày vào năm 2030 trong tổng quan nghiên cứu, do sản xuất dầu sử dụng EOR tăng gấp 5 lần, từ 0,3 triệu thùng/ngày vào năm 2006 lên 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Các nhiên liệu lỏng không chiết xuất từ dầu mỏ cũng được dự đoán là một nguồn quan trọng ngày càng tăng của nguồn cung nội địa của Mỹ. Vào năm 2030, sản lượng nhiên liệu lỏng từ các nguồn không chiết xuất từ dầu mỏ chiếm 257 nghìn thùng/ngày từ than hoá lỏng, 1880 nghìn thùng/ngày từ nhiên liệu sinh học (ethanol và diezen sinh học) và 144 nghìn thùng/ngày từ đá phiến sét dầu. Mức đóng góp lớn thứ hai vào sản lượng nhiên liệu lỏng phi OPEC theo tổng quan IEO2009 là của Braxin trong đó tổng sản lượng tăng tới 3,7 triệu thùng/ngày từ 2006 tới 2030, với 3 triệu thùng/ngày của mức tăng là từ sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ. Mức tăng trưởng mạnh của sản lượng nhiên liệu lỏng chiết xuất từ dầu mỏ của Braxin một phần là do sự phát triển ở các giếng khai thác sản xuất hiện đang hoặc trong tiến trình hoặc dự kiến. Ngoài ra, những khám phá gần đây ở các lòng chảo Campos và Santos đã bổ sung vào sản lượng trung và dài hạn và gợi ra sự hiện diện của các giếng khai thác lớn. Nga và Kazakhstan là những nguồn tăng trưởng nổi bật khác trong sản lượng nhiên liệu lỏng phi OPEC trong nghiên cứu của IEO2009. Cả hai nước đều có vị trí ở vùng Á Âu và châu Âu ngoài OECD, một khu vực dễ xảy ra tranh chấp lãnh thổ, bao vây vận tải và các thay đổi hợp đồng và can thiệp chính trị. Sản lượng của Nga được dự đoán sẽ giảm trong kỳ hạn gần vì các chính sách thuế khiến cho các công ty hoạt động với thua lỗ tài chính ròng, làm suy giảm nguồn đầu tư vào phát triển tài nguyên. Sau khi giảm xuống tới 9,2 triệu thùng vào năm 2011, sản lượng nhiên liệu lỏng của Nga bắt đầu tăng chậm lên 9,5 triệu thùng/ngày vào năm 2015, khi các nhà đầu tư cẩn trọng, những người liên tiếp phải đối phó với những điều chỉnh về các mức thuế, đáp ứng với sự ổn định của các mức thuế được dự kiến và giá dầu thế giới tăng cao. Kết quả là, sản lượng tăng lên 10,9 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và 11,9 triệu thùng/ngày vào năm 2030 theo dự báo của IEO2009. Các mức sản lượng của Nga sẽ khác nhau rõ rệt theo các trường hợp giá dầu, theo các giả định khác nhau về mức độ tiếp cận kinh tế được tạo ra đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong kỳ hạn dài. Sản lượng tăng từ 2015 tới 2030 được dự đoán đạt chưa tới 0,5 triệu thùng/ngày trong trường hợp giá dầu cao và 4,7 triệu thùng/ngày trong trường hợp giá dầu thấp. Mặc dù việc khai thác ở Vùng Đông Bắc Siberia được giả định trong suốt thời gian dự kiến, nhưng khai thác ở vùng Bắc Cực không được giả định. Mức tăng trưởng trung hạn của sản lượng nhiên liệu lỏng của Kazakhstan sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên của các mỏ dầu Kashagan và Tengiz và năng lực của nhà đầu tư để vận chuyển sản lượng từ các dự án này tới thị trường thế giới.Mặc dù các nguồn tài nguyên nổi tiếng và tiềm năng này đủ để hỗ trợ cho mức tăng trưởng của sản lượng, nhưng việc thiếu các tuyến xuất khẩu có khả năng tiếp cận dễ dàng hiện thời có thể sẽ cản trở sự phát triển. Hai mô hình vận chuyển chính là bằng đường ống và bằng xe lửa, kết hợp với nhau cho phép vận chuyển tổng cộng 0,8 triệu thùng/ngày tới Nga. Ngoài ra, một đường ống từ Kazakhstan tới Trung Quốc hiện 19
- có dung tích 0,2 triệu thùng/ngày, và vận chuyển bằng đường biển tới Azebaijan và tới Iran đạt dung tích xuất khẩu tổng cộng xấp xỉ 0,1 triệu thùng/ngày. Trong vài năm qua, dung tích cung cấp đường ống tới Nga và Trung Quốc và dung tích vận chuyển bằng tàu thuỷ tới Iran được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi. Như vậy, do vị trí địa lý của Kazakhstan, tiềm năng xuất khẩu của nước này không chỉ phụ thuộc vào độ dồi dào của tài nguyên và khả năng khai thác mà còn phụ thuộc vào việc xây dựng các tuyến đường xuất khẩu, một nhiệm vụ đòi hỏi sự phối hợp của khu vực. Trước đó, Kazakhstan đã chứng tỏ việc thiếu quan tâm tới tính ràng buộc của hợp đồng và phải buộc tái đàm phán lại về doanh thu đầu tư. Trường hợp giá dầu cao giả định Kazakhstan sẽ lại thay đổi các điều khoản của doanh thu dự án và không thu hút được các mức đầu tư nước ngoài bổ sung cao. Vì vậy, sản lượng nhiên liệu lỏng của nước này trong năm 2030 dao động từ 2,9 triệu thùng/ngày trong trường hợp giá dầu cao tới 3,9 triệu thùng/ngày trong trường hợp giá dầu thấp. Sản lượng của OPEC Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của các nước thành viên OPEC tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 1%, dẫn tới sản lượng đạt 43,8 triệu thùng nhiên liệu lỏng/ngày vào năm 2030, trong đó 29,5 triệu thùng/ngày có nguồn gốc từ Trung Đông. Trong suốt thời kỳ dự đoán, Ả rập Saudi vẫn là nhà sản xuất nhiên liệu lỏng lớn nhất của OPEC, với sản lượng tăng từ mức 1,3 triệu thùng/ngày của năm 2006 lên 12 triệu thùng/ngày vào năm 2030 trong tổng quan nghiên cứu. Mức tăng của tổng sản lượng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm là 0,5%, dựa vào giả định rằng Ả rập Saudi sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch hiện được công bố và sẽ tìm cách duy trì công suất sản lượng dư trên 2 triệu thùng/ngày. Bảng 5: Trữ lượng dầu của các nước trên thế giới tính đến 1/2009 (đơn vị: tỷ thùng) Nước Trữ lượng dầu Ả rập Xê-út 266,7 Canada 178,1 Iran 136,2 Iraq 115,0 Kuwait 104,0 Venezuela 99,4 Các TVQ A rập thống nhất 97,8 Nga 60,0 Libi 43,7 Nigêria 36,2 Kazakhstan 30,0 Mỹ 21,3 Trung Quốc 16,0 Qatar 15,2 Brazil 12,6 Algêri 12,2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH CHỒNG LỚP TRONG GIS
8 p | 909 | 87
-
Tổng luận: Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới
44 p | 146 | 20
-
Tổng luận: Kỷ nguyên đang đến của năng lượng tái tạo
57 p | 93 | 16
-
Ứng dụng công nghệ số trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
8 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn