TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU<br />
<br />
Tổng luận phân tích<br />
<br />
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH<br />
LÃNH THỔ<br />
Người biên soạn : PTS. Phạm Xuân Trường<br />
<br />
HÀ NỘI – 1996<br />
<br />
TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU<br />
<br />
Tổng luận phân tích<br />
<br />
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH<br />
LÃNH THỔ<br />
Người biên soạn : PTS. Phạm Xuân Trường<br />
<br />
HÀ NỘI – 1996<br />
<br />
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ<br />
PTS. Phạm Xuân Trường<br />
Viện Địa lý<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc bao gồm 3 khía cạnh<br />
chủ yếu:<br />
* Trƣớc hết đó là khía cạnh nền kinh tế quốc dân bao gồm một tổng thể tổng hợp<br />
thống nhất của cả nƣớc.<br />
* Thứ hai là: các ngành có đối tƣợng kế hoạch hoa là các ngành và các tổng thể liên<br />
ngành.<br />
* Thứ ba là: các khía cạnh lãnh thổ bao gồm mặt cắt lãnh thổ của kế hoạch ngành, kế<br />
hoạch phân bố lực lƣợng sản xuất và xí nghiệp, kế hoạch hóa các tỉnh và vùng chủ yếu, kế<br />
hoạch hoa lãnh thổ.<br />
Theo Pap-len-cô thì khía cạnh lãnh thổ của việc lập kế hoạch là một khái niệm rộng<br />
hơn khái niệm kế hoạch "theo chiều ngang". Nhƣ vậy kế hoạch hóa lãnh thổ bao hàm một<br />
lãnh thổ xác định [1, 2, 3].<br />
Theo Nê-cơ-ra-xốp N. [4] kế hoạch hóa lãnh thổ là quá trình soạn thảo một hệ thống<br />
thống nhất các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các kế hoạch đó bao trùm các vùng, tiểu vùng,<br />
nhóm tỉnh và tỉnh nhƣ một đem vị lãnh thổ trọn vẹn. Mục tiêu của kế hoạch hóa lãnh thổ là<br />
chuyên sâu sản xuất của nền kinh tế các lãnh thổ, tác động tƣơng hỗ<br />
<br />
1<br />
<br />
có hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế của một lãnh thổ xác định, giải quyết đƣợc các nhiệm<br />
vụ tiến bộ xã hội.<br />
Thực chất bình diện lãnh thổ của kế hoạch là kết quả của kế hoạch hóa lãnh thổ tổng<br />
hợp. Trong bình diện lãnh thổ thì qui hoạch lãnh thổ là nội dung chủ yếu liên quan trực tiếp<br />
đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu địa lý kinh tế nói chung cũng nhƣ khoa học địa lý vào<br />
thực tiễn. Cơ sở toàn diện và đầy đủ nhất cho kế hoạch hóa lãnh thổ và qui hoạch lãnh thổ là<br />
cơ sở khoa học địa lý.<br />
Nhu cầu phát triển xã hội làm nẩy sinh các vấn đề phân vùng kinh tế, quy hoạch vùng,<br />
phát triển các thể lãnh thổ tổng hợp, hệ thống năng lƣợng liên vùng, trong vùng các nút công<br />
nghiệp, các vùng phân bố và chuyên môn hóa nông nghiệp [5]. Ngày nay nhiều bài toán, vấn<br />
đề thực tế đặt ra trƣớc khoa học địa lý ngày càng trở nên cấp thiết. Phân bố các cơ sở dịch vụ<br />
dân cƣ (lƣới thƣơng nghiệp, xây dựng thành phố, quy hoạch thành phố), phân bố mạng lƣới<br />
đƣờng ống, tổ chức lƣới đƣờng trục, hoạt động lao động đƣờng bộ... không thể thực hiện<br />
đƣợc nếu thiếu các thông tin địa lý ở tầm vĩ mô cũng nhƣ vi mô.<br />
Các kết quả đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, nghiên cứu<br />
dân cƣ - lao động, các ngành kinh tế, xây dựng thành phố, phát triển tiềm năng nhân văn là vô<br />
cùng quan trọng trong bất kỳ cơ sở kế hoạch và kế hoạch phát triển của bất kỳ vùng nào,<br />
ngành nào cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế ở bất cứ thời đoạn, tình huống nào.<br />
Trong khoa học địa lý mà nhất là địa lý kinh tế từ trƣớc đến nay hội nhập đƣợc đầy đủ<br />
nhất toàn bộ những yếu tố chủ yếu cần thiết cho qui hoạch lãnh thổ. Các yếu tố đó từ cự<br />
nhiên nói chung và tài nguyên thiên nhiên nói riêng, dân cƣ nhƣ nguồn tiêu thụ sản phẩm và<br />
cung cấp lao động, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội.<br />
Chính những ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn của địa lý mà từ trƣớc đến nay và nhất<br />
là hiện nay, các nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ luôn là đề tài đƣợc đề cập<br />
ngày càng thƣờng xuyên và rộng rãi.<br />
<br />
2<br />
<br />
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH<br />
1. Trên thế giới:<br />
Nhìn chung các nghiên cứu địa lý mà nhất là địa lý kinh tế liên quan trƣớc hết đến<br />
lĩnh vực ứng dụng lớn nhất của địa lý - kế hoạch hóa theo lãnh thổ. Các nghiên cứu trên đƣợc<br />
tiến hành ở các bộ phận của đối tƣợng nghiên cứu của địa lý (tài nguyên, dân cƣ lao động, các<br />
ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, các vùng kinh tế, các vấn đề địa lý kinh tế, các lợi thế, hạn<br />
chế về mặt địa lý ) cũng nhƣ ở những nghiên cứu bao gộp toàn bộ nền kinh tế quốc dân.<br />
Nghiên cứu địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ có thể đƣợc xem xét thông qua nghiên<br />
cứu địa lý kinh tế là bộ phận địa lý, gắn kết với thực tế chặt chẽ nhất. Ở đây có thể nói thêm<br />
rằng bộ phận này của địa lý (địa lý kinh tế) càng phát triển bao nhiêu thì địa lý phục vụ qui<br />
hoạch lãnh thổ càng phát triển bấy nhiêu.<br />
Địa lý kinh tế trong nhiều thập kỷ gần đây và nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai<br />
đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Một phần điều này đƣợc thể hiện trong các hƣớng phát triển<br />
của địa lý Xô Viết (Liên Xô cũ). Trƣớc địa lý Xô Viết những mầm mống địa lý kinh tế có thể<br />
tìm thấy trong " sách địa lý" của nhà địa lý La Mã Xtrabon. ở đây "phần lớn địa lý thuộc về<br />
đối tƣợng của đời sống chính trị" [Bot].<br />
Trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, các công trình liên quan trực tiếp đến sự phát triển<br />
địa lý kinh tế chƣa từng thấy ở Nga đã xuất hiện. Đó là kế hoạch phân bố công nghiệp của<br />
Lênin, kế hoạch điện khí hóa nƣớc Nga, dự án phân vùng kinh tế những năm 20. Các công<br />
trình trên đã đặt nền móng cho hai quá trình tổng hợp và phân hóa sâu sắc trong địa lý kinh tế<br />
Xô Viết.<br />
<br />
3<br />
<br />