intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan ESWL

Chia sẻ: Nguyen Bhd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tán sỏi ngoài cơ thể (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy) là kỹ thuật cao tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi đường tiết niệu. Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây sang chấn được áp dụng khá rộng rãi trong những năm gần đây nhằm làm tan sỏi từ xa mà không phải can thiệp phẫu thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan ESWL

  1. Tổng quan ESWL GIỚI THIỆU Tán sỏi ngoài cơ thể (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy) là kỹ thuật cao tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi đường tiết niệu. Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây sang chấn được áp dụng khá rộng rãi trong những năm gần đây nhằm làm tan sỏi từ xa mà không phải can thiệp phẫu thuật. LỊCH SỬ Máy tán sỏi bằng sóng chấn động (SWL - shock wave lithotripsy): SWL xuất hiện từ thập niên 1980 và hiện đang là phương tiện được lựa chọn hàng đầu trong điều trị sỏi tiết niệu do tính hiệu quả và an toàn. Sóng chấn động là những sóng áp lực biên độ năng lượng cao, được truyền qua các môi trường nước hoặc mô mềm mà ít bị giảm cường độ. Khi sóng chạm vào mặt trước của viên sỏi, do sự khác biệt về trở kháng, bề mặt của sỏi sẽ sinh ra một lực ép lớn hơn rất nhiều so với lực căng bề mặt của viên sỏi. Lực ép này làm bề mặt của sỏi vỡ ra. Khi sóng chấn động tiếp tục đi đến mặt sau của viên sỏi, một phần năng lượng sẽ dội trở lại và tiếp tục làm
  2. vỡ mặt sau của sỏi. Các sóng chấn động được lặp đi lặp lại liên tục làm viên sỏi vỡ thành nhiều mảnh vụn. Những mảnh vụn dưới 2 mm sẽ tự trôi ra ngoài theo dòng nước tiểu. Mọi SWL đều gồm 4 bộ phận chính: nguồn tạo sóng chấn động, bộ phận hội tụ sóng, môi trường truyền sóng và dụng cụ định vị sỏi. Có 3 loại nguồn tạo sóng: thủy điện lực (electrohydraulic), áp điện (piezoelectric) và điện từ trường (electromagnetic). 1. Nguyên lý chính của phương pháp Nguyên lý chính là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào một tiêu điểm (viên sỏi) với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm vụn sỏi thành bụi nhỏ sau đó bài tiết ra ngoài theo đường tự nhiên. 2. Ưu điểm của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể - Tán sỏi ngoài cơ thể có ưu thế trong điều trị sỏi thận khi chức năng thận còn tốt và kích thước sỏi khoảng 25 mm trở xuống (sỏi bể thận, đài thận; sỏi niệu quản …vv). - Giảm thời gian và chi phí điều trị do bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ thể được xuất viện trong ngày.
  3. - Đây được coi là phương pháp hàng đầu trong điều trị sỏi tiết niệu do tính hiệu quả, an toàn và không xâm lấn, không cần phải gây mê mà chỉ phải tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch.. - Tán sỏi ngoài cơ thể vẫn là lựa chọn hàng đầu nếu bệnh nhân đến bệnh viện khi sỏi còn nhỏ; sỏi chưa gây hậu quả xấu đến thận nghĩa là chức năng bài tiết của thận còn tốt, đường tiết niệu không bị hẹp, bảo đảm đường ra của sỏi an toàn và thông suốt, người bệnh không mắc các bệnh về đông máu hay bệnh lý tim mạch kèm theo. 3. Tán sỏi ngoài cơ thể tại Việt Nam Hệ thống máy tán sỏi theo cơ chế điện từ (Electromagnetic Generator) gồm có các thiết bị bảo đảm quá trình tán sỏi an toàn và hiệu quả như: - Bàn tán, máy tán Dornier Compact Sigma. - Hệ thống định vị bằng điện quang C-arm TCA 5S/R đảm bảo độ chính xác cao. - Theo dõi bệnh nhân bằng màn hình qua các số liệu về SpO2, ECG, huyết áp, nhịp tim… - Các dụng cụ hỗ trợ chuẩn đoán như máy MSCT 64...
  4. Trong trường hợp sỏi thận có kích thước >25 mm, các y bác sĩ bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vẫn có thể tán ngoài cơ thể sau khi đặt JJ niệu quản qua máy sỏi niệu quản Storg 10.5F . Quy trình thực hiện - Trước tiên, người bệnh sẽ được nằm lên bàn của máy tán sỏi. - Bác sĩ sẽ tiền mê nhẹ với Fentanyl tiêm tĩnh mạch cho người bệnh rồi sử dụng hệ thống định vị bằng điện quang để xác định vị trí sỏi. - Sau đó năng lượng tạo nên từ sóng chấn động của máy sẽ khu trú vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Trên nguyên tắc năng lượng khu trú vào viên sỏi và không gây hại phần mô thận xung quanh. - Thời gian cho một lần tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Sau khi tán sỏi, bệnh nhân có thể ra về ngay mà không cần nằm lại bệnh viện. 4. Những lưu ý sau khi thực hiện tán sỏi - Sau khi tán sỏi xong, bệnh nhân cần uống nhiều nước (từ 2 lít nước trở lên) để những mảnh sỏi nhỏ có thể bài tiết theo đường tiểu ra ngoài. - Nếu sỏi cứng hoặc kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể tán lại 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.
  5. 5.Vai trò của echo sau đánh giá ESWL -Tầm soát kết quả sau điều trị ESWL. - Phát hiện các sỏi còn lại nếu chưa tống ra hết. - Để đưa ra phương pháp điều tri khác nêu ESWL chưa hiệu quả. - Giúp phát hiện các biến chứng nếu có trong lúc điều trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2