intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015

Chia sẻ: K Loi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tài liệu "Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015" trình bày về vấn đề lạm phát, vài nét về tình hình lạm phát thế giới, tình hình lạm phát ở Việt Nam trong năm 2014 và dự báo năm 2015 cùng những chính sách đẩy lùi lạm phát ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015

Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015<br /> Vài nét về tình hình lạm phát thế giới<br /> Lạm phát thế giới trong năm 2014 có sự biến động không nhất quán giữa các khu vực. So với năm<br /> 2013, lạm phát năm 2014 tăng 0,3 điểm phần trăm (năm 2013 giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm<br /> 2012) chủ yếu là do sự gia tăng lạm phát ở khu vực cộng đồng các quốc gia độc lập (3,1 điểm phần<br /> trăm), các nước phát triển (tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2013) và khu vực các nước mới nổi và<br /> đang phát triển (tăng 0,7 điểm phần trăm so với năm 2013). Đối với phần lớn các khu vực còn lại, lạm<br /> phát đều có xu hướng giảm: ASEAN-5 giảm 0,6 điểm phần trăm, các nước đang phát triển châu Á giảm<br /> 0,5 điểm phần trăm, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,8 điểm phần trăm...<br /> Mặc dù nhiều nước thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc cắt giảm lãi suất và sử dụng gói<br /> hỗ trợ tài chính nhằm kích thích kinh tế nhưng do tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 gần như chững<br /> lại so với năm 2013, giá cả hàng hoá duy trì mức tăng thấp và liên tục thể hiện xu thế giảm đã khiến lạm<br /> phát ở phần lớn các nước tăng thấp hoặc có xu thế giảm.<br /> Năm 2015, lạm phát thế giới được dự báo có xu hướng tăng so với năm 2014 nhưng nhìn chung,<br /> vẫn duy trì ở mức tăng thấp do giá cả hàng hoá, đặc biệt là giá dầu và giá lương thực - thực phẩm giảm,<br /> tuy nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế của Mỹ, Trung Quốc và sự ổn định chính trị<br /> tại I-rắc, U-crai-na và phản ứng của OPEC.<br /> Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, tháng 12/2014), sự sụt giảm của giá dầu và<br /> giá cả các nhóm hàng hoá sẽ khiến cho lạm phát tiếp tục giảm trong thời gian tới. Năm 2015, lạm phát<br /> của khu vực đang phát triển châu Á được dự báo ở mức 3,5%, thấp hơn 0,2 điểm % so với dự báo trước<br /> của ADB bởi giá cả hàng hoá giảm nhiều hơn mức kỳ vọng. Tuy nhiên, mức lạm phát này có thể thay đổi<br /> tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế Mỹ. Nếu kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2015 và Ngân<br /> hàng Trung ương Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất (bình quân quý sau cao hơn quý trước 1%) từ quý II/2015,<br /> khi đó, lạm phát của các nước chuyển đổi châu Á (không kể Trung Quốc) có thể sẽ tăng 0,23% trong<br /> trường hợp không có phản ứng chính sách và giảm 0,41% trong trường hợp có phản ứng chính sách.<br /> Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của World Bank (WB, tháng<br /> 10/2014), xu thế giá cả hàng hoá thế giới ổn định, nhu cầu yếu của Trung Quốc và châu Âu có thể tiếp<br /> diễn trong năm 2015, nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro tăng giá hàng hoá, mặc dù khả năng xuất hiện rủi ro<br /> này tương đối thấp, tuỳ thuộc vào triển vọng kinh tế Trung Quốc. Nếu các rủi ro về giá cả hàng hoá xuất<br /> hiện trong thời gian tới, sẽ gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến các nước trong khu vực. Theo tính toán<br /> của WB, nếu chỉ số giá hàng hoá chung và giá năng lượng tăng 10% thì cán cân tài chính và cán cân tài<br /> khoản vãng lai của các nước châu Á - Thái Bình Dương có thể giảm đến 0,35 điểm phần trăm GDP.<br /> Đối với riêng Việt Nam, nếu giá cả hàng hoá tăng 10% thì cán cân tài chính và cán cân tài khoản<br /> vãng lai của Việt Nam có thể tăng khoảng 0,3 điểm phần trăm GDP, chủ yếu là do được hưởng lợi từ<br /> việc giá năng lượng và giá lương thực - thực phẩm tăng (nếu giá năng lượng tăng 10% thì cán cân tài<br /> chính và cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam tăng từ 0,4 đến 0,7 điểm phần trăm GDP, nếu giá<br /> lương thực - thực phẩm tăng 10% thì cả hai cán cân này sẽ tăng khoảng 0,15 điểm phần trăm GDP). Tuy<br /> nhiên, nếu giá kim loại tăng 10% thì cán cân tài chính và cán cân tài khoản vãng lai có thể bị giảm 0,5<br /> điểm phần trăm GDP.<br /> Năm 2015, giá cả hàng hoá được IMF dự báo sẽ vẫn tiếp tục giảm mạnh, trong đó, giá lương thực thực phẩm giảm 7,9%, giá kim loại giảm 7,5%, giá dầu thô giảm khoảng 5%. Trong trung hạn, giá cả hàng<br /> hoá thế giới có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro như biến đổi thời tiết, căng thẳng ở I-rắc, U-crai-na ... nên<br /> xu thế giảm giá sẽ không được mạnh mẽ như kỳ vọng, theo đó, giai đoạn 2016 - 2019, giá dầu thô bình<br /> quân giảm 1,6%, giá nhóm hàng phi nhiên liệu giảm 0,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức giảm tương ứng<br /> là 3,3% và 4,1% của năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng ở khu vực các nước phát triển sẽ ở mức 1,8% và các<br /> nước chuyển đổi - đang chuyển đổi được dự báo ở mức 5,6%<br /> Như vậy, tình hình giá cả hàng hoá thế giới năm tới tương đối khả quan, điều này sẽ hỗ trợ tốt cho<br /> ổn định thị trường giá cả và tiếp tục duy trì mức tăng lạm phát thấp trong nước.<br /> Tình hình lạm phát trong nước 2014 và dự báo 2015<br /> Trong nước, do ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kết hợp với<br /> các điều kiện tích cực của kinh tế vĩ mô trong năm 2013, lạm phát năm 2014 của Việt Nam tiếp tục duy trì<br /> ở mức thấp, phù hợp với diễn biến chung của xu thế lạm phát trong khu vực. Tính chung cả năm 2014,<br /> lạm phát Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm 2013, trong đó, giáo dục có mức tăng cao nhất 8,25%,<br /> riêng dịch vụ giáo dục tăng 8,96%, các nhóm hàng hoá khác đều có mức tăng khá thấp (khoảng 1 - 2%),<br /> riêng hai nhóm hàng hoá có tỷ trọng lớn trong CPI là giao thông và nhà ở - vật liệu xây dựng là giảm giá<br /> <br /> (giảm 5,57% và 1,95%).<br /> Ngoài ra, trong suốt 5 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá của hầu hết các nhóm hàng trong<br /> rổ CPI đều diễn biến cùng xu hướng, chỉ riêng nhóm giáo dục - y tế là diễn biến khác với xu thế chung,<br /> do ảnh hưởng của lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Tuy nhiên, nếu xét riêng năm 2014,<br /> lạm phát đã có diễn biến khác so với quy luật thông thường, điều này cần lưu ý bởi các yếu tố mang tính<br /> bất thường thì không ổn định trong dài hạn và có thể gây nên những tín hiệu không chuẩn xác trong điều<br /> hành chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ, do độ trễ của phản ứng chính sách thường cần thời gian<br /> dài để phát huy ảnh hưởng.<br /> Giá cả hàng hoá trong nước 2010 - 2014 (%)<br /> <br /> Nguồn: Tổng cục Thống kê<br /> Như vậy, lạm phát 2014 chỉ đạt khoảng 37% mức lạm phát mục tiêu do Chính phủ đặt ra. Nếu xét<br /> theo mức lạm phát bình quân, lạm phát năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013, đạt 80% mục tiêu. Dù<br /> xét theo chỉ tiêu nào thì đây vẫn là điều đáng mừng bởi lần đầu tiên trong 10 năm qua, lạm phát tăng<br /> thấp hơn tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và giá trị đồng nội<br /> tệ, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua giảm lãi suất<br /> cho vay trong thời gian tới. Bên cạnh đó, lạm phát thấp của năm 2014 đã chấm dứt xu thế “2 năm tăng, 1<br /> năm giảm” kể từ năm 2000, nếu căn cứ vào triển vọng hàng hoá trong thời gian tới, có khả năng Việt<br /> Nam sẽ bước vào thời kỳ lạm phát tăng thấp hơn tăng trưởng kinh tế.<br /> Lạm phát - tăng trưởng giai đoạn 1997 - 2014 (%)<br /> <br /> Nguồn: IFS; Số năm 2014 của Tổng cục Thống kê<br /> Tỷ trọng đóng góp của các nhóm hàng trong CPI năm 2014<br /> <br /> Nguồn: Tổng cục Thống kê<br /> Sau nhiều năm đứng trong nhóm các nước có lạm phát cao nhất thế giới, lạm phát thấp trong năm<br /> 2014 đã đưa Việt Nam vào vị trí thứ 58 trong bảng xếp hạng lạm phát toàn thế giới (theo thứ tự từ thấp<br /> đến cao), đây là mức xếp hạng tích cực nhất trong vòng 13 năm qua.<br /> Lạm phát thấp trong năm 2014 do những nguyên nhân chủ yếu là:<br /> Thư nhấ t, tiêu dùng thấp và mức cải thiện chậm trong khi nguồn cung hàng hoá ổn định và có xu<br /> ́<br /> thế tăng trưởng tích cực hơn . Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2014 tăng 7,6% so với năm<br /> 2013, cao hơn đáng kể mức tăng 5,9% của năm 2013 nhưng tăng trưởng tổ ng mưc bán lẻ và doanh thu<br /> ́<br /> dịch vụ tiêu dùng năm 2014 chỉ đạt 6,3% sau khi loại trừ yếu tố giá, mặc dù cao hơn giai đoạn 2011 - 2013<br /> nhưng vẫn thấp đáng kể so với các năm có tăng trưởng cao và lạm phát thấp.<br /> Thêm nữa, tăng trưởng cung tiền và tín dụng thấp trong năm 2013 - 2014 cũng góp phần đáng kể<br /> kiềm chế tốc độ tăng lạm phát. Tính đến ngày 22/12/2014, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán ở<br /> mức 15,99%, tăng trưởng tín dụng ở mức 12,62% so với cuối năm 2013, cao hơn không đáng kể so với<br /> mức bình quân giai đoạn 2011 - 2013 và bằng một nửa giai đoạn 2006 - 2010. Mặc dù tăng trưởng tín<br /> dụng và cung tiền năm 2014 cao hơn năm 2013 nhưng tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn nên khả<br /> năng hấp thụ vốn còn hạn chế , phần lớn các luồng tiền đều luân chuyển trong hệ thống ngân hàng , do<br /> đó không gây ra tác động tiêu cự c đáng kể n ào đố i vơi lạm phát .<br /> ́<br /> Thư hai , sự ổn định của thị trường ngoại hối cùng với mức điều chỉnh tăng tỷ giá thấp 1% trong<br /> ́<br /> năm 2013 - 2014, việc điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất cho vay cũng góp phần kiềm chế đáng<br /> kể tốc độ tăng lạm phát.<br /> Thư ba, quán triệt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2011 vơi nhiệm vụ quan trọng là ổ n đinh vi ̃<br /> ̣<br /> ́<br /> ́<br /> mô, kiể m soát lạm phát nên trong năm 2014, lạm phát chủ yếu chịu sự tác động của việc điều chỉnh giá<br /> các mặt hàng cơ bản như giá dị ch vụ y tế , giáo dục, giá xăng dầu . Tuy giá các mặt hàng cơ bản này có<br /> 1<br /> sự điều chỉnh nhưng nhìn chung, mức ảnh hưởng không lớn và không gây ảnh hưởng kéo dài .<br /> Thứ tư, giá cả hàng hoá thế giới có mức tăng thấp và vẫn tiếp tục xu hướng giả m. Tính bình quân<br /> 11 tháng đầu năm 2014, chỉ số giá hàng hoá chung thế giới đã giảm 4,2% so vơi bình quân cùng kỳ năm<br /> ́<br /> 2013, trong đó lương thự c - thự c phẩ m giảm 3,75%, nguyên liệu công nghiệp giảm 5,4% (nguyên liệu thô<br /> công nghiệp giảm 2,74%, kim loại giảm 9,66%), năng lượng giảm 4,57% (giá dầu thô giảm 4,33%). Do<br /> giá cả hàng hoá thế giới giảm nên giá hàng hoá nhập khẩu cũng giảm , riêng giá xăng dầu nhập khẩu vào<br /> Việt Nam trong năm 2014 đã có 19/24 lần điều chỉnh giảm giá, mức điều chỉnh giảm giá xăng dầu ngày<br /> 22/12/2014 đã khiến giá xăng và dầu diesel giảm khoảng 26%, dầu hoả giảm 22%, mazut giảm 28,2% so<br /> <br /> Trong năm 2014, tỷ giá được điều chỉnh ở mức thấp 1%, thấp hơn so với mức điều chỉnh 3 - 9% của giai đoạn<br /> 2009 - 2011, bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế trong năm 2014 mặc dù tăng nhưng đã không tính các chi phí do tiền<br /> lương, tiền lãi, tiền khấu hao tài sản và giá điện tuy có sự điều chỉnh nhưng giá bình quân không đổi...<br /> 1<br /> <br /> với cuối năm 2013, đây là nguyên nhân chính khiến giá của nhóm hàng giao thông giảm mạnh trong năm<br /> 2014 và góp phần gián tiếp làm giá của các nhóm hàng khác cũng giảm theo.<br /> Một số dự báo quốc tế và trong nước đều cho rằng , lạm phát Việt Nam năm 2015 sẽ tăng ở mức<br /> thấ p nhưng cao hơn đáng kể so với lạm phát năm 2014.<br /> Áp lực lạm phát trong nước do tác động của giá thế giới trong năm 2015 không lớn. Dự báo của<br /> IMF (tháng10/2014) và WB (tháng 12/2014) đều cho rằng, giá cả hàng hoá thế giới trong năm 2015 sẽ<br /> giảm so với 2014, trong đó, giá lương thực - thực phẩm sẽ giảm 4 - 5%, giá năng lượng giảm khoảng 5 10%, tuy nhiên, các rủi ro về biến đổi khí hậu và căng thẳng chính trị ở khu vực U-crai-na, I-rắc có thể<br /> làm giá lương thực - thực phẩm và giá dầu tăng.<br /> Giá cả hàng hoá của một số nước nhập khẩu chính của Việt Nam được dự báo tăng trong năm<br /> 2015, theo đó, lạm phát tại Trung Quốc tăng 0,2 điểm phần trăm, Hàn Quốc tăng 0,8 điểm phần trăm Đài<br /> Loan tăng 0,6 điểm phần trăm, Nhật Bản tăng 0,4 điểm phần trăm... điều này có thể khiến giá nhập khẩu<br /> hàng hoá của Việt Nam tăng, góp phần gia tăng lạm phát trong nước nhưng không đáng kể do giá hàng<br /> hoá thế giới và lạm phát ở các nước trên đều ở mức thấp. Tuy vậy, diễn biến của giá cả hàng hoá thế<br /> giới và lạm phát trong nước không phải lúc nào cũng có cùng xu hướng, lạm phát trong nước vẫn phụ<br /> thuộc lớn vào chính sách điều hành giá của Chính phủ và các yếu tố nội tại của nền kinh tế.<br /> Một số dự báo lạm phát Việt Nam năm 2015 (%)<br /> Tổ chức<br /> Dự báo<br /> IMF (WEO, tháng 10/2014)<br /> 5<br /> ADB (ADO, tháng12/2014)<br /> 5,5<br /> WB (East Asia and Pacific economic update, tháng 10/2014)<br /> 5<br /> 6,36 (kịch bản thấp)<br /> Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (NCSEIF, 2014)<br /> 6,8 (kịch bản cao)<br /> Nguồn: Tổng hợp<br /> Ở trong nước, một số yếu tố tác động đến lạm phát 2015 như: (i) Thực hiện mục tiêu tăng trưởng<br /> năm 2015, tín dụng dự kiến sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2014, đồng thời, tỷ giá tiếp tục được<br /> điều chỉnh, tuy nhiên, để đảm bảo ổn định môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tỷ giá sẽ<br /> chỉ được điều chỉnh ở mức thấp, do đó, ảnh hưởng tới lạm phát là không lớn trong điều kiện giá cả hàng<br /> hoá thế giới được dự báo vẫn tiếp tục ở mức thấp trong năm 2015.<br /> (ii) Lạm phát phi lương thực - thực phẩm đã giảm tháng thư 6 liên tiế p . Từ giữa năm 2014 đến<br /> ́<br /> nay, lạm phát cơ bản theo phương pháp sắp xếp và lạm phát phi lương thực - thực phẩm không có sự<br /> chênh lệch lơn so với mức lạm phát chung . Tính bình quân cả năm, lạm phát phi lương thực - thực phẩm<br /> ́<br /> tăng 4,11%, lạm phát theo phương pháp sắp xếp tăng 3,96%, gần bằng mức lạm phát bình quân chung<br /> cả năm (4,09%). Như vậy, tính toán những yếu tố gây biến động đến mức lạm phát chung đã được loại<br /> bỏ khỏi lạm phát cơ bản, lạm phát năm 2015 có thể sẽ xoay quanh mức 5% .<br /> Lạm phát cơ bản năm 2014 (%)<br /> 7<br /> <br /> 8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> Phi lương thực - thực phẩm<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phương pháp sắp xếp<br /> <br /> 1<br /> <br /> CPI<br /> <br /> 0<br /> <br /> Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán<br /> 2<br /> (iii) Sự gia tăng tổng cầu do các yếu tố: (1) Sự hồi phục tích cực hơn của tăng trương kinh tế thế<br /> ̉<br /> 2<br /> <br /> Dự báo của IMF 910/2014), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 sẽ tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2014.<br /> <br /> giới trong năm 2015 sẽ hỗ trợ tốt cho sự phục hồi sản xuất trong nước và gia tăng xuất khẩu phục vụ nhu<br /> cầu thế giới; (2) Việc ký kết các hiệp định thương mại trong năm 2015 sẽ mở ra nhiều tiềm năng và cơ<br /> hội cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông thuỷ sản, điều này có thể gây tăng giá nông<br /> thuỷ sản trong nước; (3) Đầu tư tư nhân gia tăng do Chính phủ tiếp tục sử dụng các gói hỗ trợ tài chính<br /> nhằm thúc đẩy sản xuất và các nhà đầu tư muốn tranh thủ các cơ hội do lợi thế của việc ký kết các hiệp<br /> định thương mại mang lại; (4) Tiêu dùng tư nhân được cải thiện do chính sách điều chỉnh tiền lương của<br /> Chính phủ và niềm tin tiêu dùng được phục hồi do sự ổn định của thị trường giá cả trong 2 năm qua; (5)<br /> Đầu tư của Chính phủ tăng do quá trình hội nhập và việc ký kết các hiệp định thương mại đòi hỏi cần<br /> phải tiến hành một số cải cách như các thay đổi trong hệ thống thuế, tăng đầu tư giá dục nhằm nâng cao<br /> chất lượng lao động, đầu tư vào cơ sở hạ tầng...<br /> (iv) Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách điều chỉnh giá đối với các mặt hàng cơ bản, theo đó,<br /> giá điện, giá dịch vụ giáo dục, giá dịch vụ y tế sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015, đặc biệt, giá dịch vụ y tế<br /> năm 2015 sẽ bổ sung thêm các chi phí liên quan đến tiền lương, khấu hao tài sản, chi phí nhân công<br /> thuê ngoài...<br /> Với các nhận định này, lạm phát của Việt Nam trong năm 2015 được dự báo không vượt quá 7%.<br /> Vũ Thị Huyền Trang<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Tổng cục Thống kê (2014). “Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12<br /> năm 2014”.<br /> 2. World Bank (2014). “Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương tháng<br /> 10/2014”.<br /> 3. IMF (2014). “Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới” tháng 10/2014.<br /> 4. IMF (2014). “ Triển vọng thị trường giá cả và những rủi ro” tháng 12/2014.<br /> 5. ADB (2014). “Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế châu Á” tháng 9/2014.<br /> 6. ADB (2014). “Báo cáo bổ sung triển vọng kinh tế châu Á” tháng 12/2014.<br /> 7 World Bank (2014). “Triển vọng thị trường giá cả hàng hoá”, “Dự báo giá cả hàng hoá” tháng 10/2014.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2