Tổng quan thành phần loài cá bống (Actinopteri: Gobiiformes) ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết Tổng quan thành phần loài cá bống (Actinopteri: Gobiiformes) ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam đưa ra các định hướng cho nghiên cứu về phân loại học, phân bố, sinh học, sinh thái của bộ cá Bống ở Bắc Việt Nam, góp phần cho công tác bảo tồn, khai thác bền vững nguồn lợi này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan thành phần loài cá bống (Actinopteri: Gobiiformes) ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0046 TỔNG QUAN THÀNH PHẦN LOÀI CÁ BỐNG (Actinopteri: Gobiiformes) Ở KHU VỰC VEN BIỂN BẮC VIỆT NAM Phạm Văn Long1, Đặng Thị Thanh Hương2,*, Hà Lương Thái Dương2, Nguyễn Quang Huy2, Trần Đức Hậu2 Tóm tắt. Với tiềm năng về đa dạng loài, bộ cá Bống (Gobiiformes) đã ghi nhận được hơn 2000 loài trên thế giới và 102 loài ở Việt Nam, với nhiều loài ưu thế và đặc trưng ở các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn và cửa sông. Tuy nhiên, thông tin về thành phần loài cá bống ở khu vực Bắc Việt Nam còn nhiều hạn chế. Dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến thành phần loài cá bống ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam, nghiên cứu này đã cập nhật tên khoa học, hệ thống phân loại và đã thống kê được hơn 100 loài và dạng loài thuộc 60 giống, 2 họ thuộc bộ cá bống ở ven biển Bắc Việt Nam. Các loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (chiếm 73 %). Trong giai đoạn sớm, nghiên cứu này đã ghi nhận được tổng 25 loài ở Sông Kalong và sông Tiên Yên, trong đó có 13 loài còn xuất hiện ở cả giai đoạn trưởng thành ở các khu vực khác. Ở giai đoạn trưởng thành, số loài ghi nhận ở khu vực Sông Hồng lớn nhất (44 loài), tiếp theo là vịnh Hạ Long (42 loài) và ít nhất ở rừng ngập mặn Phù Long (chỉ 11 loài). Sự sai khác này liên quan tới phạm vi (thời gian và không gian), sự có mặt của rừng ngập mặn và cửa sông ở mỗi khu vực. Kết quả của nghiên cứu này góp phần cung cấp dẫn liệu cho việc bảo tồn, khai thác nguồn lợi cá bống ở khu vực nghiên cứu. Bài báo đưa ra các định hướng cho nghiên cứu về phân loại học, phân bố, sinh học, sinh thái của bộ cá Bống ở Bắc Việt Nam, góp phần cho công tác bảo tồn, khai thác bền vững nguồn lợi này. Từ khóa: Cửa sông, đa dạng loài, định hướng nghiên cứu, Gobiiformes, họ cá bống trắng, rừng ngập mặn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Nelson và cộng sự (2016), phân bộ cá Bống (Gobioidei) được tách ra khỏi bộ cá Vược và trở thành bộ cá Bống (Gobiiformes) gồm 8 họ, 321 giống và hơn 2000 loài. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Hảo (2005), bộ này có 102 loài thuộc 51 giống phân bố rộng từ vùng nước mặn đến nước ngọt, với nhiều loài có giá trị kinh tế. Chúng là nhóm cá chiếm ưu thế và đặc trưng ở các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, cửa sông (Vũ Trung Tạng, 2009; Tạ Thị Thủy và cộng sự, 2020; Tran và cộng sự, 2021a). Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra vai trò của rừng ngập mặn đối với các loài cá bống (Tran và cộng sự, 2021b; Nguyen và cộng sự, 2022; Ta và cộng sự, 2022b). Ven biển Bắc Việt Nam có sự đa dạng các hệ sinh thái như các vũng, vịnh, rừng ngập mặn và cửa sông, cho thấy tiềm năng sự đa dạng loài của các loài cá bống. Tuy 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: huongthithanhdang@gmail.com
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 415 nhiên, ở đây, thông tin về các loài cá bống chủ yếu được trình bày trong những nghiên cứu về khu hệ cá (Dương Quang Ngọc, 2007; Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2012; Tran và Ta, 2014; Kimura và cộng sự, 2018). Số ít công trình thực hiện riêng về các loài cá bống, như Ta và cộng sự (2021b) khi các tác giả xác định sự phân bố giai đoạn sớm của chúng ở cửa Sông Kalong, tỉnh Quảng Ninh; hay nghiên cứu của Tran và cộng sự (2020) về các loài cá bống Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình. Thống kê sơ bộ từ các nghiên cứu trên, cho thấy các loài cá bống có độ đa dạng cao, với nhiều loài được ghi nhận mới cho khu vực nghiên cứu (Tran và cộng sự, 2020). Gần đây, dưới tác động của biến đổi của khí hậu và tác động của con người, như khai thác nguồn lợi thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt, ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới các hệ sinh thái và các loài thủy sinh vật, trong đó có các loài cá (Phạm Hồng Tính và cộng sự, 2015). Hơn nữa, tên khoa học, hệ thống phân loại cần được cập nhật để hoàn thiện danh sách thành phần loài cá bống, là bước quan trọng cho các nghiên cứu khác. Bài báo này sử dụng các số liệu ghi nhận từ các nghiên cứu thực hiện ở vùng ven biển Bắc Việt Nam để tổng quan về thành phần loài, sự phân bố các loài cá bống, góp phần cung cấp dẫn liệu cho việc bảo tồn, khai thác nguồn lợi cá ở khu vực nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này dựa trên việc tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, công bố được chọn lọc với đầy đủ thông tin về bộ cá Bống cả giai đoạn đoạn sớm và giai đoạn trưởng thành ở vùng ven biển Bắc Việt Nam để tổng quan các nội dung về thành phần loài, phân bố, danh sách các loài cá quý, hiếm và có giá trị kinh tế. Các công trình thực hiện ở sông Kalong (Ta và cộng sự, 2021b, 2022b), sông Tiên Yên (Tạ Thị Thủy, 2011; Tran và Ta, 2014; Tran, 2018; ), sông Ba Chẽ (Tạ Thị Thủy, 2011; Tran và Ta, 2014), vịnh Hạ Long (Kimura và cộng sự, 2018), sông Bạch Đằng (Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2004), rừng ngập mặn (RNM) Phù Long (Nguyễn Văn Quân và Nguyễn Thị Hương Liên, 2014), sông Văn Úc (Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2012), cửa Ba Lạt, Sông Hồng (Nguyen và cộng sự, 2019), Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KBTTN ĐNN) Tiền Hải (Tran và cộng sự, 2020), cửa Sông Sò (Trần Trung Thành và cộng sự, 2017), và Sông Mã (Dương Quang Ngọc, 2007) (Hình 1). Hình 1. Sơ đồ các khu vực nghiên cứu ở vùng cửa sông và rừng ngập mặn thuộc Bắc Việt Nam
- 416 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nghiên cứu này được thực hiện theo các bước thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu thu thập được và tổng hợp kết quả. Tên khoa học của loài được đối chiếu, cập nhật theo hệ thống phân loại theo Fricke và cộng sự (2022), đồng thời xác định các loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN) (2007), NĐ 82 (2008), NĐ 82 và TT 01 (2011) và Danh lục Đỏ của IUCN (2021); các loài cá kinh tế dựa vào tài liệu có liên quan (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2012). Ngoài ra, các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh học, sinh thái học của các loài cá bống ở Bắc Việt Nam cũng được thu thập (Trần Đức Hậu và cộng sự, 2015, 2019a-b; Phùng Hữu Thỉnh và cộng sự, 2016; Tran và cộng sự, 2018; Ta và cộng sự, 2021a, 2022a; Tran và cộng sự, 2021b; Ha và cộng sự, 2022; Nguyen và cộng sự, 2022). Từ đó bài báo này đánh giá vai trò của vùng cửa sông, rừng ngập mặn đối với các loài cá bống và góp phần định hướng nghiên cứu nhóm cá này ở Bắc Việt Nam trong thời gian tới. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Thống kê từ các công trình đã công bố, nghiên cứu này tập hợp được tổng số hơn 100 loài thuộc 60 giống, 2 họ (Bảng 1, 2). Đây là danh sách loài cá bống đầy đủ, cập nhật nhất về tên khoa học và hệ thống phân loại ở Bắc Việt Nam. Trong đó, họ cá bống trắng (Gobiidae) đa dạng hơn với 92 loài (chiếm 92 % tổng số loài), còn lại là họ cá bống đen (Eleotridae) với 8 loài (chiếm 8 %) (Bảng 2). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2005), khi tác giả ghi nhận được 87 loài cá bống ở nước lợ, nước mặn ít hơn 13 loài so với nghiên cứu này (được thực hiện từ năm 2004 đến 2022). Như vậy, có thể thấy tiềm năng lớn về sự đa dạng các loài của bộ này ở Việt Nam. Trong hơn 100 loài ghi nhận được ở các khu vực, Butis butis là loài phân bố rộng nhất (với 9 trong 12 khu vực), tiếp theo là loài Butis koilomatodon, Acentrogobius viridipunctatus và Periophthalmus modestus xuất hiện tại 8 khu vực (Bảng 2). Về mức độ quý, hiếm, có loài Bostrychus sinensis ở cấp độ CR theo SĐVN (2007) và NĐ 82 (2008), ở bậc VU theo QĐ 82 và TT 01 (2011). Mặc dù vậy, đây là loài có vùng phân bố tương đối rộng, ghi nhận giai đoạn trưởng thành tại 8 khu vực ở cửa sông và rừng ngập mặn (Bảng 2). Ngoài ra, trong danh sách những loài thống kê được, Glossogobius giuris, G. olivaceus và Bostrychus sinensis, là ba loài có giá trị kinh tế (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2012). Về phân bố theo khí hậu, dựa trên tổng hợp của Froese và Pauly (2022), các loài cá bống ở ven biển Bắc Việt Nam chủ yếu là cá nhiệt đới với 73 loài (chiếm khoảng 73 %). Tiếp theo, vùng cận nhiệt đới có 12 loài: Eleotris oxycephala, Acentrogobius pflaumii, Favonigobius gymnauchen, Ctenotrypauchen chinensis, Mugilogobius abei, Myersina macrostoma, Odontamblyopus rubicundus, Periophthalmus modestus, Pseudogobius masago, Pseudogobius taijiangensis, Synechogobius ommaturus, Wuhanlinigobius polylepis. Cuối cùng là các loài cá ôn đới với 10 loài: Acanthogobius flavimanus, Acanthogobius hasta, Amblychaeturichthys hexanema, Chaeturichthys stigmatias, Glossogobius olivaceus, Myersina filifer, Rhinogobius similis, Tridenbtiger barbatus, Tridentiger bifasciatus, Tridenbtiger trigonocephalus (Bảng 2). Như vậy, có thể thấy các
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 417 loài cá nhiệt đới chiếm ưu thế với tỷ lệ cao nhất trong số các loài cá bống ven biển. Tuy nhiên, sự xuất hiện các loài cá cận nhiệt đới, ôn đới tại khu vực nghiên cứu cho thấy khí hậu ở miền Bắc Việt Nam phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của chúng. Điều đó khẳng định tính chất chuyển tiếp của khu vực Bắc Việt Nam như một số công trình khác (Trần Đức Hậu và cộng sự, 2019b; Ta và cộng sự, 2021b, 2022b). Bảng 1. Tỉ lệ cấu trúc thành phần loài cá bống trong các họ ở Bắc Việt Nam STT Tên họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Eleotridae 3 5 8 8 2 Gobiidae 57 95 92 92 Tổng số 60 100 100 100 3.2. Nhận xét thông tin phân bố các loài cá bống ở khu vực nghiên cứu Các nghiên cứu về giai đoạn sớm của cá ở Bắc Việt Nam mới chỉ có các nghiên cứu ở Sông Kalong (Ta và cộng sự, 2021b, 2022b), sông Tiên Yên (Tran, 2018) và Sông Sò (Trần Trung Thành và cộng sự, 2017). Theo thống kê, có hơn 25 loài cá bống thu được ở giai đoạn sớm ở cửa sông Kalong và sông Tiên Yên (Tran, 2018; Ta và cộng sự, 2022b), trong đó, có hơn 12 loài chỉ bắt gặp ở giai đoạn sớm, gồm: Butis amboinensis, Acanthogobius hasta, Acentrogobius viganensis, Brachygobius aggregatus, Gobiopterus brachypterus, Luciogobius sp., Pandaka sp., Parioglossus spp., Pseudogobius taijiangensis, Redigobius bikolanus, Rhinogobius similis, Silhouettea sp. (Bảng 2). Có 13 loài vừa thu được giai đoạn sớm ở cửa Sông Kalong và sông Tiên Yên, nhưng cũng thu được ở giai đoạn trưởng thành ở các khu vực khác, đó là: Butis butis, Butis koilomatodon, Acanthogobius flavimanus, Acentrogobius brevirostris, Acentrogobius caninus, Acentrogobius viridipunctatus, Favonigobius gymnauchen, Favonigobius reichei, Gobiopterus chuno, Periophthalmus modestus, Psammogobius biocellatus, Pseudogobius javanicus và Pseudogobius masago (Bảng 2). Cuối cùng là 75 loài chỉ ghi nhận được ở giai đoạn trưởng thành trong các KVNC khác (Bảng 2). Số lượng loài tại các điểm nghiên cứu trên cũng có sự chênh lệch đáng kể. Đối với giai đoạn sớm của cá, số lượng loài xuất hiện tại Sông Kalong nhiều nhất (20 loài), tiếp đó là sông Tiên Yên với 7 loài. Ở cửa Sông Sò chưa có thông tin về giai đoạn sớm các loài cá bống được ghi nhận vì trong nghiên cứu của Trần Trung Thành và cộng sự (2017), các tác giả chưa định danh được đến loài đối với những mẫu đã thu được và chúng có thể là những loài đã được ghi nhận trong danh sách thống kê của nghiên cứu này. Số lượng loài cá bống ở giai đoạn sớm thu được nhiều nhất ở Sông Kalong có thể do phạm vi và thời gian nghiên cứu lớn nhất, với tần suất một tháng một lần từ tháng 9/2014 tới tháng 8/2015 ở 10 điểm dọc theo cửa sông. Trong khi đó, có cửa Sông Sò cũng với tần suất và thời gian như nhau, nhưng chỉ thu mẫu tại một điểm. Ở giai đoạn trưởng thành, Sông Hồng và Vịnh Hạ Long ghi nhận được số loài lớn nhất với lần lượt là 44 và 42 loài. Tiếp đó là KBTTN ĐNN Tiền Hải (25 loài), Sông Bạch Đằng (21 loài), sông Văn Úc và Sông Mã đều là 20 loài, sông Ba Chẽ và Tiên Yên cùng ghi nhận được 16 loài. Cuối cùng là RNM Phù Long chỉ với 11 loài. Sự chênh lệch số lượng loài cá bống ở các nghiên cứu trên có thể do phạm vi, thời gian nghiên cứu khác
- 418 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM nhau. Ở Sông Hồng, công trình của Nguyen và cộng sự (2019) là tập hợp của nhiều bài báo khác nhau trong thời gian dài nên số lượng loài là lớn nhất. Ở vịnh Hạ Long, nghiên cứu được thực hiện với 04 đợt thực địa từ năm 2009 tới năm 2016, bao gồm thu mẫu ở các chợ trong khu vực nên số loài cá bống ven biển thu được tương đối phong phú. RNM được coi là môi trường lý tưởng cho các loài cá, trong đó đặc biệt đối với các loài cá bống (Tran và cộng sự, 2021b; Nguyen và cộng sự, 2022; Ta và cộng sự, 2022b). Do vậy, sự khác nhau về diện tích, phân bố RNM cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về đa dạng thành phần các loài cá bống ở Bắc Việt Nam. Tại cửa Ba Lạt, với hệ thống rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy và KBTTN ĐNN Tiền Hải phát triển, là môi trường thuận lợi cho các loài cá bống, do vậy số lượng loài ghi nhận nhiều hơn so với sông Bạch Đằng, sông Văn Úc hay Sông Mã. RNM Phù Long cũng phát triển nhưng diện tích nhỏ hơn so với vùng cửa Ba Lạt (38,6 ha so với 1.855 ha của Vườn quốc gia Xuân Thủy) (Nguyen và cộng sự, 2013; Đào Mạnh Sơn và cộng sự, 2008) và việc thực địa thu mẫu chỉ được thực hiện với 2 cuộc khảo sát vào năm 2011 nên thành phần loài thu được thấp hơn. Ngoài ra, RNM Phù Long ít chịu tác động của môi trường cửa sông nên và nồng độ muối luôn cao. Trong khi đó, RNM tại cửa Ba Lạt có nồng độ muối thay đổi chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước ngọt từ Sông Hồng. Như vậy, rừng ngập mặn vùng cửa sông được đánh giá là địa điểm lý tưởng cho cá bống sinh trưởng và phát triển trong khu vực nhiệt đới. Tuy nhiên, cần có nhiều điều tra hơn nữa ở những vùng RNM khác để có thể đánh giá và xác nhận nhận định này.
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 419 Bảng 2. Danh sách thành phần loài cá bống ở Bắc Việt Nam (Danh sách cá được sắp xếp theo hệ thống phân loại theo Fricke và cộng sự, 2022) Khu vực Vùng STT Tên Khoa học Tên phổ thông Giai đoạn sớm Giai đoạn trưởng thành khí hậu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tr S T Eleotridae Họ Cá Bống đen 1 Bostrychus sinensis Lacepède, 1801 Cá Bống bớp x x x x x x x x x 2 Butis amboinensis (Bleeker, 1853) x x 3 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá Bống cấu x x x x x x x x x x 4 Butis koilomatodon (Bleeker, 1849) Cá Bống cửa x x x x x x x x x 5 Eleotris acanthopomus Bleeker, 1853 Cá Bống gai má x x 6 Eleotris fusca (Forster, 1801) Cá Bống đen x x x x x x 7 Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 Cá Bống đen lớn x x x 8 Eleotris oxycephala Temminck & Schlegel, 1845 Cá Bống đen nhỏ x x Gobiidae Họ Cá Bống trắng 9 Acanthogobius flavimanus (Temminck & Schlegel, 1845) Cá Bống hoa x x x x x x x 10 Acanthogobius hasta (Temminck & Schlegel, 1845) x x 11 Acanthogobius stigmothonus Richardson, 1845 Cá Bống hoa gai dài x x x x 12 Acentrogobius brevirostris (Günther, 1861) Cá Bống sọc x x x x 13 Acentrogobius caninus (Valenciennes, 1837) Cá Bống chấm x x x x x x 14 Acentrogobius chlorostigmatoides (Bleeker, 1849) Cá Bống chấm bụng x x x x x 15 Acentrogobius moloanus (Herre, 1927) x x 16 Acentrogobius nebulosus (Forsskål, 1775) Cá Bống bóng x x 17 Acentrogobius pflaumii (Bleeker, 1853) Cá Bống mõm x x 18 Acentrogobius viganensis (Steindachner, 1893) x x 19 Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) Cá Bống chấm thân x x x x x x x x x 20 Amblychaeturichthys hexanema (Bleeker, 1853) Cá Bống râu x x 21 Amblyeleotris gymnocephala (Bleeker, 1853) Cá Bống-Tôm ngụy trang x x 22 Amblygobius phalaena (Valenciennes, 1837) Cá Bống vằn x x 23 Apocryptodon madurensis (Bleeker, 1849) Cá Bống răng sẻ x x x x x 24 Arcygobius baliurus (Valenciennes, 1837) Cá Bống can x x x x 25 Aulopareia unicolor (Valenciennes, 1837) Cá Bống chấm xanh x x x 26 Bathygobius fuscus (Rüppell, 1830) Cá Bống màu tạp x x x 27 Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770) Cá Thoi loi sao x x 28 Boleophthalmus pectinirostris (Linnaeus, 1758) Cá Lác x x x x x x x 29 Brachygobius aggregatus Herre, 1940 Cá Bống ống điếu trắng x x 30 Caragobius urolepis (Bleeker, 1852) Cá Bống tượng giun không x x vảy 31 Chaeturichthys stigmatias Richardson, 1844 Cá Bống tượng x x x
- 420 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 32 Cryptocentrus caeruleomaculatus (Herre, 1933) Cá Bống-Tôm chấm xanh x x 33 Ctenotrypauchen chinensis Steindachner, 1867 Cá Rễ cau Trung Hoa x x x x 34 Drombus ocyurus (Jordan & Seale, 1907) Cá Bống xanh dương x x 35 Drombus palackyi Jordan & Seale, 1905 Cá Bống nâu x x 36 Eugnathogobius illotus (Larson, 1999) x x 37 Eviota storthynx (Rofen, 1959) Cá Bống lùn x x 38 Favonigobius gymnauchen (Bleeker, 1860) Cá Bống cát mũi nhọn x x x x 39 Favonigobius reichei (Bleeker, 1854) Cá Bống cát nhiệt đới Ấn x x x Độ - Thái Bình Dương 40 Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 Cá Bống bể vàng x x 41 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống cát tối x x x x x x x x 42 Glossogobius olivaceus (Temminck & Schlegel, 1845) Cá Bống chấm gáy x x x x x x 43 Glossogobius sparsipapillus Akihito & Meguro, 1976 Cá Bống cát trắng x x x 44 Gobiopsis macrostoma Steindachner, 1861 Cá Bống râu miệng to x x x 45 Gobiopterus brachypterus (Bleeker, 1855) x x 46 Gobiopterus chuno (Hamilton, 1822) Cá Bống chu nơ x x x 47 Gobiosoma paradoxum (Günther, 1861) x x 48 Istigobius campbelli (Jordan & Snyder, 1901) x x 49 Istigobius ornatus (Rüppell, 1830) Cá Bống hoa x x 50 Istigobius spence (Smith, 1947) Cá Bống mắt lưới x x 51 Luciogobius sp. x x 52 Mahidolia mystacina (Valenciennes, 1837) Cá Bống vây cờ x x 53 Mugilogobius abei (Jordan & Snyder, 1901) Cá Bống Abe x x x x x 54 Mugilogobius chulae (Smith, 1932) Cá Bống Trung Hoa x x 55 Mugilogobius latifrons (Boulenger, 1897) Cá Bống đai x x 56 Myersina crocata (Wongratana, 1975) Cá Bống-Tôm đốm vàng x x 57 Myersina filifer (Valenciennes, 1837) Cá Bống-Tôm vây dài x x 58 Myersina macrostoma Herre, 1934 Cá Bống-Tôm miệng lớn x x 59 Odontamblyopus rubicundus (Hamilton, 1822) Cá Nhàm x x x x x x 60 Oligolepis acutipennis (Valenciennes, 1837) x x 61 Oxuderces dentatus Eydoux & Souleyet, 1850 Cá Bống nheo x x x 62 Oxyurichthys auchenolepis Bleeker, 1876 Cá Bống vây ngực dài x x x 63 Oxyurichthys microlepis (Bleeker, 1849) Cá Bống chấm mắt x x x x x 64 Oxyurichthys papuensis (Valenciennes, 1837) Cá Bống vảy nhỏ x x x x 65 Oxyurichthys tentacularis (Valenciennes, 1837) Cá Bống vân mắt x x 66 Oxyurichthys uronema (Weber, 1909) Cá Bống thệ đuôi dài x x 67 Pandaka sp. x 68 Parachaeturichthys polynema (Bleeker, 1853) Cá Bống chấm đuôi x x x x 69 Parapocryptes serperaster (Richardson, 1846) Cá Bống trụ x x x x x 70 Paratrypauchen microcephalus (Bleeker, 1860) Cá Bống chiến đấu x x x
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 421 71 Parioglossus spp. x 72 Periophthalmodon schlosseri (Pallas, 1770) Cá Thòi loi khổng lồ x x 73 Periophthalmus modestus Cantor, 1842 Cá Thòi loi x x x x x x x x x 74 Periophthalmus novaeguineaensis Eggert, 1935 Cá Thòi loi New Guinea x x x 75 Priolepis semidoliata (Valenciennes, 1837) Cá Bống nửa ngăn x x 76 Psammogobius biocellatus (Valenciennes, 1837) Cá Bống trụ dài x x x x x x x 77 Pseudogobius javanicus (Bleeker, 1856) Cá Bống vảy x x x x x 78 Pseudogobius masago (Tomiyama, 1936) x x x 79 Pseudogobius poicilosoma (Bleeker, 1849) Cá Bống mỡ bắc x x 80 Pseudogobius taijiangensis Chen, Huang & Huang, 2014 x x 81 Redigobius bikolanus (Herre, 1927) Cá Bống đốm x x 82 Rhinogobius similis Gill, 1859 Cá Bống Amur x x 83 Scartelaos histophorus (Valenciennes, 1837) Cá Thòi loi chấm x x x x x x x 84 Silhouettea sp. x 85 Stenogobius gymnopomus (Bleeker, 1853) Cá Bống gáy trần x x 86 Synechogobius ommaturus (Richardson, 1845) Cá Bống nước ngọt Châu Á x x 87 Taenioides anguillaris (Linnaeus, 1758) Cá Nhàm xám đầu dài x x x x 88 Taenioides eruptionis (Bleeker, 1849) Cá Nhàm xám x x x x x 89 Taenioides gracilis (Valenciennes, 1837) Cá Bống mú x x 90 Tomiyamichthys russus (Cantor, 1849) Cá Bống-Tôm đục x x 91 Tridentiger barbatus (Günther, 1861) Cá Bống râu x x x x x x 92 Tridentiger bifasciatus Steindachner, 1881 Cá Bống thân xám x x 93 Tridentiger trigonocephalus (Gill, 1859) Cá Bống vân x x x x x x 94 Trypauchen pelaeos Murdy, 2006 Cá Rễ cau ngắn x x 95 Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) Cá Lú hoa x x x x x x 96 Trypauchenichthys sumatrensis Hardenberg, 1931 Cá Chình Indonesia x x 97 Valenciennea immaculata (Ni, 1981) Cá Bống không vết x x 98 Valenciennea wardii (Playfair, 1867) x x 99 Wuhanlinigobius polylepis (Wu & Ni, 1985) x x 100 Yongeichthys criniger (Valenciennes, 1837) x x Tổng 20 7 0 16 16 42 11 21 20 25 44 20 72 12 10 *Ghi chú: 1: Sông Kalong (Ta và cộng sự, 2021b, 2022b), 2: Sông Tiên Yên (Tran, 2018), 3: Cửa Sông Sò (Trần Trung Thành và cộng sự, 2017), 4: Sông Ba Chẽ (Tạ Thị Thủy, 2011; Tran và Ta, 2014), 5: Sông Tiên Yên (Tạ Thị Thủy, 2011; Tran và Ta, 2014), 6: Vịnh Hạ Long (Kimura và cộng sự, 2018), 7: RNM Phù Long (Nguyễn Văn Quân và Nguyễn Thị Hương Liên, 2014), 8: Sông Bạch Đằng (Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2004), 9: Sông Văn Úc (Nguyễn Xuân Huấn và cộng sự, 2012), 10: KBTTN ĐNN Tiền Hải (Tran và cộng sự, 2020), 11: Sông Hồng (Nguyen và cộng sự, 2019), 12: Sông Mã (Dương Quang Ngọc, 2007). Khí hậu (theo Froese và Pauly, 2022) Tr: Nhiệt đới, S: Cận nhiệt đới, T: Ôn đới.
- 422 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3.3. Định hướng nghiên cứu các loài cá bống ở khu vực nghiên cứu Dựa vào các kết quả ở trên, có thể thấy rằng, nghiên cứu phân loại học, sinh học, sinh thái và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong đó có các loài cá bống ở Bắc Việt Nam có tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Nghiên cứu này đưa ra các định hướng cụ thể như sau: 1) Tiếp tục nghiên cứu về phân loại học, thành phần loài, vai trò của RNM, cửa sông đối với các loài cá bống. Tập trung nghiên cứu những nhóm cá có kích thước nhỏ, các nhóm loài còn gặp khó khăn trong việc định loại. So sánh thành phần loài giữa các vùng RNM, cửa sông, ven biển ở cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn sớm. Xây dựng bộ tư liệu về mẫu vật, ảnh chụp, hình vẽ các loài cá bống phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu sau này. Hiện nay việc định loại cá bống còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu này có ý nghĩa quan trọng các trong nghiên cứu. 2) Nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của các loài cá có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn, cần được tập trung và mở rộng hơn nữa. Dẫn liệu của các loài có vùng phân bố rộng, đặc biệt xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, cũng như đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các loài này. Hướng nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho việc nhân nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với các loài cá có giá trị kinh tế, góp phần cung cấp nguồn giống phong phú cho khu vực. 3) Nghiên cứu ứng dụng các loài cá bống trong việc đánh giá chất lượng RNM, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường. Áp dụng viễn thám và trí tuệ nhân tạo trong đánh giá, dự đoán mô hình phân bố của các loài chỉ thị (như các loài cá bống bùn) làm cơ sở cho quy hoạch bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi cá này ở Bắc Việt Nam. 4) Xây dựng các nhóm nghiên cứu về nhóm cá này. Hiện tại, nhân lực cho nghiên cứu ngư loại học nói chung và nhóm cá bống nói riêng tương đối còn hạn chế. Có đội ngũ chuyên nghiệp nghiên cứu về cá bống sẽ góp phần tìm hiểu đầy đủ nhất về các loài cá bống, góp phần quan trọng cho công tác bảo tồn và khai thác. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã thống kê được hơn 100 loài và dạng loài thuộc 60 giống và 2 họ thuộc bộ cá bống ở ven biển Bắc Việt Nam. Các loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới (chiếm 73 %). Trong giai đoạn sớm, nghiên cứu này đã ghi nhận được tổng 25 loài ở Sông Kalong và sông Tiên Yên, trong đó có 13 loài còn xuất hiện ở cả giai đoạn trưởng thành ở các khu vực khác và 75 loài chỉ ghi nhận được trong giai đoạn trưởng thành trong các khu vực nghiên cứu còn lại. Ở giai đoạn trưởng thành, số loài ghi nhận ở khu vực Sông Hồng lớn nhất (44 loài), tiếp theo là vịnh Hạ Long (42 loài) và ít nhất ở RNM Phù Long (chỉ 11 loài). Bài báo đưa ra các định hướng cho nghiên cứu về phân loại học, phân bố, sinh học, sinh thái học của các loài thuộc bộ cá Bống ở Bắc Việt Nam, góp phần cho công tác bảo tồn, khai thác bền vững nguồn lợi này.
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 423 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện KH&CN Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 268 tr. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. Nghị định & Thông tư: Về việc công bố Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Số: 82/2008/QĐ-BNN & 01/2011/TT-BNNPTNT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Nghị định: Về việc công bố danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Số: 82/2008/QĐ-BNN Fricke, R., Eschmeyer, W. N., and R. van der Laan (eds), 2022. Eschmeyer's catalog of fishes: genera, species, references. Tra cứu ngày 11/6/2022. (http://researcharchive.calacademy.org/research/ichthyology/catalog/fishcatmain.asp). Froese, R., and D. Pauly. Editors, 2022. FishBase. World Wide Web electronic publication. Tra cứu ngày 02/2022. www.fishbase.org, version. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam, tập 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 622 tr. Trần Đức Hậu, Nguyễn Thị Ánh, Chu Hoàng Nam, Mai Thu Huyền, Nguyễn Hà My, Trần Trung Thành, 2019a. Thành phần loài và đặc điểm phân bố giống cá bống Pseudogobius (Gobiiformes: Oxudercidae) tại miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 64 (10A): 38-47. Trần Đức Hậu, Trần Trung Thành, Nguyễn Hà My, Tạ Thị Thủy, 2015. Phân bố cá bống chu nơ (Gobiopterus chuno) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(4S): 102-107. Trần Đức Hậu, Trần Trung Thành, Tạ Thị Thủy, Kinoshita Izumi, 2019b. Tổng quan nghiên cứu giai đoạn sớm cá ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 41(2): 1-12. Nguyễn Xuân Huấn, Đoàn Hương Mai, Hoàng Thị Hồng Liên, 2004. Thành phần loài cá vùng cửa sông Bạch Đằng, Quảng Ninh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 121-122. Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam, Lê Hữu Tuấn Anh, 2012. Thành phần loài cá vùng cửa sông Văn Úc, thành phố Hải Phòng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 78-84. IUCN, 2021. The IUCN Red List of Threatened Species. Version 2021-3. Tra cứu ngày 12/6/2022. https://www.iucnredlist.org. Kimura S., Imamura H., Nguyen V.Q., and Pham T.D., 2018. Fish of Ha Long Bay. Published by Fisheries Research Laboratoty, Mie University, 4190-172 Wagu, Shima- cho, Shima, Mie 517- 0703, Japan, 314 pp.
- 424 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Ha, M. L., Nguyen, H. H., Ta, T. T., Nguyen X. H., and Tran, D. H., 2022. Spatio- temporal occurrence of different early life stages of Periophthalmus modestus in a tropical estuary. Animal Biology, 8: 1-20. DOI: 10.1163/15707563-bja10074. Nelson J.S., Grande T. C., and Wilson M. V. H., 2016. Fishes of the world, 5th ed. John Wiley & Sons, Hoboken, 752 pp. Dương Quang Ngọc, 2007. Góp phần nghiên cứu cá lưu vực Sông Mã thuộc địa phận Việt Nam. Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyen, H.D., Ngo, T. M. H., and Tran, D. H., 2019. List of fish in the Hong River, Viet Nam. Proceedings of the First National Conference on Ichthyology in Vietnam. Publishing House for Science and Technology, Ha Noi, tr. 22-39. Nguyen, H. T. M., Nguyen, T. T., Do, M. H., Le, T. T., Do, Q. V., 2013. Some studied data on the current status of mangrove ecosystem in Phu Long (Cat Hai - Hai Phong). Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 13(1): 41-50. DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/3505. Nguyen, T. N., Ha, M. L., Nguyen, T. A., Chu, H. N., Tran, D. H., Nguyen, P. H., and Ta, T. T., 2022. Variation in the allometry of morphometric characters, growth, and condition factors of wild Bostrychus sinensis (Butidae) in Northern Vietnam. Pakistan Journal of Zoology, pp.1-10. DOI:https://dx.doi.org/10.17582/journal.pjz/20200917140936 Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Hương Liên, 2014. Thành phần loài và biến động nguồn lợi cá vùng rừng ngập mặn Phù Long, Cát Hải, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(3): 384-391. Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Dương Thạo, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Công Thành, Lưu Xuân Hoà, Trương Văn Tuân, Đỗ Thanh An, Nguyễn Thị Việt Hà, Trần Quang Thư, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Văn Quảng, 2008. Đánh giá tác động môi trường tại các đầm nuôi tôm trong vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định. Báo cáo khoa học. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. DOI:10.13140/RG.2.1.2851.0245 Vũ Trung Tạng, 2009. Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam (Khai thác, duy trì và quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững). Nxb. Giáo dục Việt Nam, 328 tr. Trần Trung Thành, Hà Thị Ngọc, Trần Đức Hậu, 2017. Sự xuất hiện ấu trùng, cá con ở vùng nước ven bờ tại cửa Sông Sò, tỉnh Nam Định. Tạp chí Sinh học, 39(2): 152-160. Phùng Hữu Thỉnh, Trần Trung Thành, Chu Hoàng Nam, Trần Đức Hậu, 2016. Phân bố của ấu trùng và cá con của một loài cá bống điếu thuộc giống Branchigobius ở cửa sông Tiên Yên, Miền Bắc Việt Nam. Hội nghị toàn quốc lần thứ hai hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 640-645. Tạ Thị Thủy, 2011. Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố, tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá ở lưu vực sông Ba Chẽ và sông Tiên Yên thuộc địa phận Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 425 Tạ Thị Thủy, Chu Hoàng Nam, Nguyễn Lê Hoài Thương, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Thị Thảo, Trần Đức Hậu, 2020. Đặc điểm hình thái và phân bố giống cá Butis Bleeker, 1856 và Glossogobius Gill, 1859 ở hệ sinh thái RNM vùng cửa Ba Lạt, Sông Hồng. Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ tư về Nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. tr. 194-203. Ta, T. T., Chu, H. N., Nguyen, T. N., Tran, D. H., Tran, T. T., Ha, M. L., and Nguyen, T. N., 2022a. Morphometrics and body condition of Glossogobius olivaceus (Temmick and Schlegel, 1845) in mangrove forests of northern Vietnam. Journal of Animal and Plant Sciences, 32(3): 845-854. DOI: http://doi.org/10.36899/JAPS.2022.3.0485 Ta, T. T., Nguyen, H. M., and Tran, D. H., 2022b. First faunal record of larval and juvenile gobies (Actinopterygii: Gobiiformes) in the Ka Long estuary, northern Vietnam. Academia Journal of Biology, 44(1): 61-72. DOI: https://doi.org/10.15625/2615-9023/16120. Ta, T. T., Tran, D. H., Dinh, G. L., Nguyen, H. M., Tran, T. T., and Ha, M. L., 2021a. Planktonic larvae of Luciogobius sp. (Gobiidae) in a tropical estuary. Regional Studies in Marine Science, Volume 48. DOI: https://doi.org/10.1016/j.rsma.2021.102068. Ta, T. T., Tran, D .H., Nguyen, H.M., Ha, M.L., and Tran, T.T., 2021b. Spatio-temporal changes in larval and juvenile goby assemblages of the Kalong estuary, northern Vietnam. Tropical Natural History, 21(3): 365-379. Phạm Hồng Tính, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lại Thị Thảo, Mai Sỹ Tuấn, 2015. Tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu của RNM ven biển miền Bắc Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, tr. 1723-1728. Tran, D. H., Nguyen, H. H., and Ha, M. L., 2021a. Length-weight relationship and condition factor of the mudskipper (Periophthalmus modestus) in the Red River delta. Regional Studies in Marine Science, Volume 46. DOI: https://doi.org/10.1016/j.rsma.2021.101903. Tran, D. H., Nguyen, T. A., Chu, H. N., Nguyen, T. H. T., Ta, T. T., Nguyen, P. H., Pham, V. L., and Ha, M. L., 2021b. Length-weight relationship of 11 goby species from mangroves along Ba Lat Estuary, Vietnam. Acta Ichthyologica et Piscatoria, 51(3): 271-274. DOI: https://doi.org/10.3897/aiep.51.64918. Tran, D. H., and Ta, T. T., 2014. Fish diversity and fishery status in the Ba Che and Tien Yen Rivers, northern Vietnam, with consideration on factors causing recent decline of fishery products. Kuroshio Science, 7(2): 113-122. DOI: https://doi.org/10.3897/aiep.51.64918. Tran, D. H., Nguyen, L. H. T., and Nguyen, T. N., 2020. First data of goby fish in Tien Hai Wetland Nature Reserve, Thai Binh Province. HNUE Journal of Science, 65(10): 143-153. DOI:10.18173/2354-1059.2020-0058.
- 426 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Tran, T. T., 2018. Comparison of early life histories of euryhaline fishes in estuaries between Vietnam and Japan. Ph.D. Dissertation. Kochi University. Kochi, Japan. Tran, T. T., Tran, D. H., and Nguyen, X. H., 2018. Larval description and habitat utilization of an amphidromous goby, Redigobius bikolanus (Gobiidae). Animal Biology, 68(1): 15-26. DOI: https://doi.org/10.1163/15707563-17000079. AN OVERVIEW OF SPECIES COMPOSITION OF GOBY (Actinopteri: Gobiiformes) IN THE COAST IN NORTHERN VIETNAM Pham Van Long1, Dang Thi Thanh Huong2,*, Ha Luong Thai Duong2, Nguyen Quang Huy2, Tran Duc Hau2 Abstract. With the potential of species diversity, the Gobiiformes has recorded more than 2000 species in the world and 102 species in Vietnam, with many dominant species and specific species in ecotone regions such as mangroves and estuaries. However, information on the composition of goby species in Northern Vietnam is still limited. Based on the collection and analysis of data from research projects related to the composition of goby species in the coast of Northern Vietnam, this study has updated the scientific name, classification system, and more than 100 species from 60 genera and 2 families of the Gobiiformes order have been systematically stated in the coast of northern Vietnam. The species are mainly distributed in the tropical (for 73 %). In the early stages, the present study has recorded a total of 25 species in the Kalong and Tien Yen rivers, including 13 species that appear in both adult phases in other areas and 75 species only recorded in the adult stage in the remaining research areas. In the adult stage, the highest number of species recorded in the Red River area (44 species), followed by Ha Long bay (42 species) and at least in Phu Long mangroves (only 11 species). The results of this research contribute to providing data for the conservation and exploitation of goby fish resource in the research area. In addition, the article also offers research orientations on classification, biology, ecology, exploitation and use of goby in Northern Vietnam. Keywords: Estuaries, Gobiidae, Gobiiformes, mangroves, research orientation, species diversity. 1 Ministry of Natural Resources and Environment 2 Hanoi National University of Education * Email: huongthithanhdang@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tổng quan về cây ca cao
49 p | 391 | 84
-
nuôi thủy sản trong lồng nổi hdpe: phần 1
76 p | 107 | 8
-
Một số loại rau ăn lá thích ứng với biến đổi khí hậu - Sổ tay Hướng dẫn kỹ thuật canh tác: Phần 1
54 p | 19 | 7
-
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế)
10 p | 79 | 4
-
Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 15/2019
93 p | 28 | 4
-
Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững
20 p | 57 | 3
-
Tổng quan giống cá bống đá Rhinogobius Gill, 1859 ở Việt Nam
9 p | 30 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rừng keo lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 65 | 2
-
Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam
6 p | 89 | 2
-
Các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm giết mổ trong thức ăn nuôi tôm
16 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn