YOMEDIA
ADSENSE
Tổng quan thị trường Hoa Kỳ: Phần 1
68
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phần 1 của tài liệu Tổng quan thị trường Hoa Kỳ giới thiệu đến bạn một số nội dung về: Tổng quan kinh tế và ngoại thương, một số quy chế quản lý nhập khẩu, xuất nhập khẩu trong một số lĩnh vực như nông thủy sản và thực phẩm, hàng dệt may, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhựa tiêu dùng... Đề tìm hiểu rõ hơn về thị trường này, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan thị trường Hoa Kỳ: Phần 1
- GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
- BỘ CÔNG THƢƠNG VỤ THỊ TRƢỜNG CHÂU MỸ Biên soạn: Nguyễn Duy Khiên - Chủ biên Nguyễn Tú Anh Ngô Văn Phong Trần Ngọc Trung GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƢƠNG Hà Nội - 2014
- Mục lục Lời nói đầu 7 PHẦN I. TỔNG QUAN KINH TẾ VÀ NGOẠI THƢƠNG 1. Kinh tế 9 1.1. Cơ cấu kinh tế 10 1.2. Tốc độ tăng trưởng 10 2. Ngoại thương 12 2.1. Xuất khẩu 13 2.2. Nhập khẩu 14 2.3. Cán cân thương mại 14 2.4. Các bạn hàng chính 15 2.5. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 19 PHẦN II. XUẤT NHẬP KHẨU TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC 1. Nông thuỷ sản và thực phẩm 21 2. Hàng dệt may 30 3. Giày dép 38 4. Bàn, ghế, giường, tủ 41 5. Sản phẩm điện tử 45 6. Sản phẩm nhựa tiêu dùng 51 PHẦN III. MỘT SỐ QUI CHẾ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU 1. Quy trình thông quan 56 2. Một số qui chế quản lý nhập khẩu thực phẩm nói chung 59 3. Quy định về nhập khẩu một số ngành hàng 93
- PHẦN IV. MỘT SỐ LUẬT ĐIỀU TIẾT THƢƠNG MẠI 1. Mục đích của điều tiết thương mại 134 2. Mức độ sử dụng các luật điều tiết thương mại 135 PHẦN V. TẬP QUÁN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH 1. Một số nét cơ bản 186 2. Giao tiếp kinh doanh 192 3. Luật chống tham nhũng ở nước ngoài 199 4. Ăn ở và đi lại 201 PHẦN VI. THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG 1. Tiềm năng thị trường 209 2. Xây dựng hình ảnh thị trường Việt Nam 211 3. Nghiên cứu sơ bộ thị trường 214 4. Chiến lược cạnh tranh và đối tác 217 5. Tham gia hội chợ 221 6. Tìm hiểu đối tác kinh doanh 228 7. Kiểm tra tư cách pháp nhân của công ty 232 8. Trang web 236 9. Thư điện tử (E.mail) 240 10. Thư chào hàng (Sales letter) 242 11. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 245 12. Thành lập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ 250 13. Một số hội chợ lớn và có uy tín 257
- Lời nói đầu Phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược xuyên suốt của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Với tầm nhìn về một thị trường toàn cầu, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được tái thiết lập, đánh dấu một bước ngoặt của Việt Nam trong hành trình tiến ra thị trường thế giới. Kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại năm 1994, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn. Hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào tháng 7/2000. Tháng 11/2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, tạo tiền đề đưa Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng nỗ lực kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia khác, hứa hẹn tăng cường cơ hội cho Việt Nam trong thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể nói, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi trường thuận lợi để khai thác tối đa tiềm năng này. Với mong muốn góp phần giúp bạn đọc, nhất là cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Hoa Kỳ, đặc biệt là các cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình; cũng như học hỏi, nâng cao trình độ để phù hợp với các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Công Thương phối hợp với 7
- Vụ Thị trường châu Mỹ - Bộ Công Thương biên soạn cuốn sách “Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ”. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm, tận dụng tốt hơn các cơ hội mới đang được mở ra từ sự tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách không tránh khỏi có những thiếu sót. Chúng tôi rất hi vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn. BAN BIÊN SOẠN 8
- PHẦN I TỔNG QUAN KINH TẾ VÀ NGOẠI THƢƠNG 1. Kinh tế Năm 2013, GDP của Hoa Kỳ ước đạt xấp xỉ 16,8 nghìn tỷ USD (tính theo giá Đô la cùng năm), chiếm khoảng 22,5% tổng GDP toàn thế giới. Nếu tính theo sức mua (PPP) thì GDP của Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2013 đạt 52.500 USD. GDP của Hoa Kỳ so với GDP của thế giới Hoa Kỳ 22,5% Các nước khác 77,5% Bảng: GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2013 (Tính theo giá Đô la Mỹ cùng năm) Thứ tự Nƣớc GDP (triệu USD) Tỷ lệ % của thế giới Toàn thế giới 74.699.258 100% 1 Hoa Kỳ 16.768.050 22,5% 2 Trung Quốc 9.469.129 12,7% 3 Nhật Bản 4.898.530 6,6% 9
- 4 Đức 3.635.959 4,9% 5 Pháp 2.807.306 3,8% 6 Vương quốc Anh 2.523.216 3,4% 7 Brazil 2.246.037 3,0% 8 Nga 2.096.774 2,8% 9 Italy 2.071.255 2,8% 10 Ấn Độ 2.047.811 2,7% Nguồn: Quỹ Tiền tệ Thế giới 1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ năm 2013 gồm dịch vụ 79,8%, công nghiệp chế tạo 19,3% và nông nghiệp 0,9%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tăng. Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ Công nghiệp Nông nghiệp chế tạo 0,9% 19,3% dịch vụ 79,8% 1.2. Tốc độ tăng trƣởng Kể từ thập kỷ 1990 trở lại đây, Hoa Kỳ duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 10
- 1990 là 3,6%, trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bình quân của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định. Đặc biệt giai đoạn khủng khoảng 2008 đã đặt dấu mốc cho một chu kỳ tăng trưởng dưới 3% . Bảng: Tăng trƣởng GDP thực tế (%) (Tính theo giá Đô la năm 2009) 3 2 1 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 -1 -2 -3 -4 Nguồn: Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, v.v… Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng USD. Năm 2013, Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng 1.080 tỷ USD dịch vụ. 11
- Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. 2. Ngoại thƣơng Hoa Kỳ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là một trong ba nước thành lập ra Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước và dành ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. EU là đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ. Tiếp đó là Canada và Trung Quốc. Mexico đã đánh mất vị trí bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ cho Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ năm 2013 đạt xấp xỉ 7.213 tỷ USD, tăng khoảng 0,8% so với năm 2012, một mức tăng khiêm tốn, so với các mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn trước khủng hoảng 2008. Năm 2013, thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Hoa Kỳ đã giảm từ mức 1.000 tỷ USD năm 2006, mức thâm hụt cao nhất trong suốt thập niên 2000, xuống 512 tỷ. Kim ngạch xuất khẩu hàng đạt gần 3.000 tỷ USD, tăng 1,6%, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là 3.155 tỷ, giảm 1,6% so với năm 2012. Bảng dưới đây cho thấy, kể từ năm 2007 đến nay, mức thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ đã được cải thiện đáng kể. 12
- Bảng: Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Đơn vi: triệu USD) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng xuất khẩu 2.368 2.740 3.141 3.261 3.349 Hàng hoá 1.569 1.874 2.179 2.264 2.299 Dịch vụ 818 890 991 1.026 1.079 Tổng nhập khẩu 2.810 3.322 3.815 3.893 3.864 Hàng hoá 2.196 2.681 3.138 3.202 3.155 Dịch vụ 633 665 705 722 739 Tống cán cân -442 -582 -673 -632 -515 Hàng hoá -626 -807 -958 -937 -856 Dịch vụ 185 225 285 304 339 Nguồn: Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ 2.1. Xuất khẩu Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 2.300 tỷ USD, tăng 35,2 tỷ (1,6%) so với năm 2012. Các nhóm hàng có mức tăng cao nhất tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp như các mặt hàng sữa (35,6%), quặng và các sản phẩm quặng (22%), thức ăn chăn nuôi (19%). Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (Đơn vị: triệu USD) 2010 2011 2012 2013 Máy móc thiết bị 182.902 205.826 215.234 213.497 Sản phẩm điện, điện tử 151.776 159.468 162.374 165.815 Dầu thô và sản phẩm dầu mỏ 81.692 130.566 137.310 149.017 Ô tô 99.148 120.011 133.082 134.004 Máy bay 79.617 87.757 104.483 114.907 Khoáng sản và kim loại 73.960 79.383 83.367 84.365 13
- Thiết bị quang học 52.137 72.611 72.963 73.528 Đá, kim loại quý 53.625 58.743 59.012 60.969 Nhựa và sản phẩm nhựa 40.928 45.682 46.079 46.623 Hóa chất hữu cơ 40.373 39.377 40.634 42.115 Dược phẩm 40.788 38.341 40.128 39.725 Nguồn: USITC 2.2. Nhập khẩu Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đạt 3.155 tỷ, giảm 1,5% so với năm 2012. Điều trùng lặp là đa phần các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, cũng là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Bảng: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (Đơn vị: triệu USD) Nhóm hàng 2010 2011 2012 2013 Sản phẩm dầu mỏ 355.071 453.933 423.992 379.906 Thiết bị máy móc cơ khí 249.797 287.636 308.088 304.737 Thiết bị điện 258.236 278.579 291.566 298.484 Ô tô 182.789 202.619 240.005 249.004 Thiết bị quang học 58.876 66.081 68.810 71.164 Đá, kim loại quý 54.220 69.178 64.374 66.521 Dược phẩm 61.629 65.748 64.563 62.906 Hóa chất hữu cơ 41.900 45.881 53.264 56.822 Đồ gỗ nội thất 47.936 56.055 53.460 53.525 Nhựa 37.821 39.791 44.366 47.658 Dệt may 34.969 39.410 42.077 44.249 2.3. Cán cân thƣơng mại Trong giai đoạn 2010-2013, do tác động của suy thoái kinh tế, cùng các chính sách tăng cường xuất khẩu của chính 14
- quyền Obama, thâm hụt thương mại dần được giảm nhiệt. Thâm hụt thương mại năm 2013 đã giảm về gần bằng mức tương ứng của năm 2003. Các nhóm hàng có mức thâm hụt lớn nhất là: các sản phẩm năng lượng (- 243,3 tỷ), sản phẩm điện tử (- 149,9 tỷ), các phương tiện vận tải (- 90,9 tỷ), dệt may (- 82,6 tỷ), các mặt hàng chế tạo khác (- 72,2 tỷ), máy móc (- 41,2 tỷ). Nhóm hàng điện tử có mức và tỷ lệ tăng nhập siêu cao là do các công ty Hoa Kỳ tiếp tục di chuyển sản xuất ra nước ngoài để tận dụng giá lao động rẻ và để phục vụ thị trường châu Á đang tăng trưởng mạnh. 2.4. Các bạn hàng chính Hoa Kỳ, Canada và Mexico là ba nước thành viên Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã di chuyển cơ sở sản xuất sang Canada và Mexico để tận dụng giá lao động rẻ và các ưu đãi đầu tư của hai nước này, kéo theo đó là nhiều sản phẩm được xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang hai nước này để chế biến tiếp hoặc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập trở lại Hoa Kỳ. Do vậy, những nhóm hàng chế tạo và liên quan thường là những nhóm hàng có kim ngạch trao đổi hai chiều lớn nhất giữa Hoa Kỳ với hai nước này. Tuy nhiên, với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Mexico đã để mất vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ ba vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2003 và mất vị trí bạn hàng thương mại lớn thứ ba vào năm 2006. Canada Canada vẫn tiếp tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Năm 2013, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Hoa Kỳ và Canada là 641 tỷ USD, tăng khoảng 3%, trong đó Hoa Kỳ xuất sang Canada 303,4 tỷ và nhập từ Canada 337,6 tỷ USD. Như vậy, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Canada năm 2013 là 34,2 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2012 15
- và đã cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2005, khi mức thâm hụt luôn được duy trì ở mức 70 tỷ USD. Các nhóm hàng Hoa Kỳ xuất khẩu chính sang Canada gồm: thiết bị vận tải, hoá chất và các sản phẩm liên quan, khoáng sản và kim loại, các sản phẩm điện tử, máy móc, nông sản, lâm sản, các sản phẩm năng lượng. Các sản phẩm Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu từ Canada gồm: thiết bị vận tải, các sản phẩm năng lượng, lâm sản, khoáng sản và kim loại, hoá chất và các sản phẩm liên quan, nông sản, sản phẩm điện tử, máy móc. Trung Quốc Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã liên tục tăng với tốc độ cao. Năm 2003, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ ba và năm 2005 đã vượt Mexico để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Hoa Kỳ chỉ còn sau Canada. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Hoa Kỳ là 564 tỷ USD, tăng 26 tỷ so với năm 2012, trong đó Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ 414,6 tỷ (nhiều hơn Canada khoảng 77 tỷ) và nhập của Hoa Kỳ xấp xỉ 122 tỷ, là nước xuất siêu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Xuất siêu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2013 lần lượt là: 227 tỷ, 273 tỷ, 295 tỷ, 315 tỷ và 318 tỷ. Lý do là nhiều công ty Hoa Kỳ và các nước khác đầu tư vào Trung Quốc nhằm tận dụng lao động rẻ ở nước này để sản xuất, trong đó phần lớn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc gồm: các sản phẩm điện tử và các sản phẩm chế tạo khác, hàng dệt may, máy móc, khoáng sản và kim loại, giày dép, hoá chất và các sản phẩm liên quan. 16
- Mexico Mexico vốn là bạn hàng lớn thứ hai của Hoa Kỳ. Năm 2013, kim ngach buôn bán hàng hóa hai chiều giữa hai nước vẫn tăng dù khiêm tốn, khoảng 2.5%, đạt 513 tỷ USD. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Mexico năm 2013 là 60 tỷ USD. Các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất sang Mexico gồm: hoá chất và các sản phẩm liên quan, thiết bị vận tải, các sản phẩm điện tử, máy móc, nông sản, khoáng sản và kim loại, các sản phẩm năng lượng, dệt may - chủ yếu là vải. Các mặt hàng chính Hoa Kỳ nhập khẩu từ Mexico gồm: các sản phẩm điện tử, thiết bị vận tải, các sản phẩm năng lượng, máy móc, khoáng sản và kim loại, nông sản, dệt may, hoá chất và các sản phẩm liên quan Bảng: Một số bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ (Thứ tự theo tổng kim ngạch XNK năm 2013) Đơn vị: triệu USD STT Nƣớc/vùng lãnh thổ Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân 1 Canađa 338.384 303.048 - 25.336 2 Trung Quốc 441.616 122.838 - 318.788 3 Mexico 286.697 226.760 - 60.549 4 Nhật Bản 141.267 66.512 - 85.333 5 Đức 115.323 47.722 - 67.601 Nhóm các nƣớc EU Nếu tính gộp cả 25 nước EU thành một thị trường chung thì nhóm này là bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch hai chiều năm 2013 là 658 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ xuất 265 tỷ và nhập 392 tỷ, thâm hụt 127 tỷ USD. 17
- Các nhóm hàng Hoa Kỳ nhập khẩu lớn nhất từ EU cũng là những nhóm hàng Hoa Kỳ bị thâm hụt lớn nhất, trong đó nhóm các thiết bị vận tải nhập 66 tỷ và bị thâm hụt 29 tỷ, nhóm hoá chất và các sản phẩm liên quan nhập 67,8 tỷ và bị thâm hụt 30,3 tỷ, nhóm máy móc nhập 33 tỷ và bị thâm hụt 19 tỷ, nhóm các sản phẩm năng lượng nhập 22,5 tỷ và bị thâm hụt 18 tỷ USD. Thị trƣờng xuất khẩu của Hoa Kỳ Nhật Bản Mexico13% 6% EU-25 21% Các nước Canada 23% khác 37% Các nguồn nhập khẩu của Hoa kỳ Mexico 10% Trung Quốc Nhật Bản 5% 15% Các nước khác 34% Canada 17% EU 19% 18
- 2.5. Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước (BTSA) bắt đầu có hiệu lực. Sự kiện quan trọng gần đây nhất đánh dấu bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước là ngày 20 tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỷ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và đạt trên 35 tỷ USD trong năm 2014. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 36 của Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng vọt từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên 24,6 tỷ USD năm 2013 và có thể đạt 27 tỷ USD năm 2014. Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hóa, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 27 vào thị trường Hoa Kỳ. 19
- Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2013 gồm: dệt may (44,8%); giày dép (11%); đồ gỗ (10,7%); thiết bị điện tử (9,6%); nông lâm sản và thực phẩm kể cả thực phẩm chế biến (6,1%) trong đó chủ yếu là cà phê, hạt điều, tiêu, mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên; dầu khí và sản phẩm dầu khí (7,7%). Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Dầu khí Hàng khác Dệt May 7,69% 10,15% 44,74% Đồ gỗ 10,69% Giày dép 10,99% Nông sản Thuỷ hải sản 6,13% 9,62% Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam Năm 2013, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 5,1 tỷ USD. Các mặt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giày, v.v… Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác, hoặc các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu. 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn