intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔNG QUAN THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tăng HA là tình trạng tăng HA tâm thu và/hoặc tăng HA tâm trương có hoặc không có nguyên nhân. + Thường chia làm 2 loại : - Tăng HA thứ phát : khi tăng HA chỉ là triệu chứng của những tổn thương ở một cơ quan như thận, nội tiết, tim mạch, não…Điều trị nguyên nhân, HA sẽ trở lại bỡnh thường. - Tăng HA nguyên phát : khi nguyên nhân chưa rõ, lúc đó được gọi là bệnh tăng HA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔNG QUAN THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP

  1. THUỐC CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP 1. ĐẠI CƯƠNG : 1.1. Khái niệm chung : + Bệnh tăng HA là tình trạng tăng HA tâm thu và/hoặc tăng HA tâm trương có hoặc không có nguyên nhân. + Thường chia làm 2 loại : - Tăng HA thứ phát : khi tăng HA chỉ là triệu chứng của những tổn thương ở một cơ quan như thận, nội tiết, tim mạch, não…Điều trị nguyên nhân, HA sẽ trở lại bỡnh thường. - Tăng HA nguyên phát : khi nguyên nhân chưa rõ, lúc đó được gọi là bệnh tăng HA. 1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA :
  2. Huyết áp= cung lượng tim x sức cản ngoại vi. + Hai yếu tố này lại phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác nhau như : - Hoạt động của hệ TKTƯ. - Hoạt động của hệ TKTV. - Hoạt động của vỏ, tuỷ tuyến thượng thận. - Hormon ADH ?. - Hệ renin - angiotensin - aldosteron. ADH = anti diuretic hor mone - Tình trạng cơ tim. - Tình trạng thành mao mạch. - Khối lượng máu. - Cân bằng thể dịch. Một yếu tố rất quan trọng trong tăng HA là lòng các động mạch nhỏ và mao mạch thu hẹp lại, phần lớn không tìm được nguyên nhân tiên phát của tăng HA.
  3. Chính vì vậy phải dùng thuốc tác động lên các khâu của cơ chế điều hoà HA để làm giãn mạch, giảm lưu lượng tim dẫn đến hạ HA. Tất cả đều là những thuốc điều trị triệu chứng. 1.3. Phân loại thuốc chữa tăng huyết áp : Sau đây là bảng phõn loại thuốc điều trị tăng HA the o vị trớ tỏc dụng hoặc cơ chế tỏc dụng. 1.3.1. Thuốc lợi niệu : + Thuốc lợi niệu làm giảm K+/máu : thiazid, lợi niệu quai. + Thuốc lợi niệu giữ K+/máu : spironolacton. 1.3.2. Thuốc hủy giao cảm : + Tác dụng trung ương : a-methyl dopa, clonidin… + Thuốc liệt hạch : trimethaphan. + Thuốc phong tỏa neuron : guanethidin, reserpin. + Thuốc chẹn beta : propranolol, metoprolol… + Thuốc hủy a: prazosin, phenoxybenzamin… 1.3.3. Thuốc giãn mạch trực tiếp :
  4. + Gión động mạch : hydralazin, minoxidil, diazoxid… + Gión cảđộng mạch và tĩnh mạch : nitroprussid… 1.3.4. Thuốc chẹn kênh Ca2+ : Nifedipin, felodipin, nicardipin, amlodipin… 1.3.5. Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin : + Captopril, enalapril, ramipril... + Thuốc đối khỏng tại receptor AT2 : losartan, ibesartan… 1.4. Nguyên tắc sử dụng : + Bệnh tăng HA chủ yếu là chưa rõ nguyên nhân ( 95 % ), do đó các thuốc chống tăng HA chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, vỡ vậy phải dùng liên tục, lâu dài, không được ngừng thuốc. + Vấn đề phối hợp thuốc : - Không phối hợp các thuốc cùng nhóm. - Phối hợp các thuốc khác cơ chế : tác dụng trên các receptor khác nhau. - Phối hợp để giảm TDKMM của thuốc chống tăng HA.
  5. 2. MỘT SỐ NHÓM THUỐC : 2.1. Nhúm thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin ( ECA ) : Mới được dùng từ thập kỷ 80 với nhiều triển vọng. 2.1.1. Đặc điểm tác dụng : Các thuốc ức chế ACE khác nhau ở 3 điểm chính : hiệu lực, tác dụng do bản thân chất mẹ hoặc do chất chuyển hoá, dược động học; giống nhau : ở chỉ định, chống chỉ định, TDKMM. 2.1.2. Tác dụng dược lý : Liên quan đến giảm angiotensin II : + Làm giảm sức cản ngoại biờn, nhưng không làm tăng nhịp tim do ức chế trương lực giao cảm và tăng trương lực phú giao cảm. + Tác dụng hạ HA từ từ, êm dịu và kéo dài. + Làm giảm cả HA tâm thu và tâm trương. + Làm giảm tình trạng thiếu máu cơ tim do làm tăng cung cấp máu cho mạch vành. + Làm chậm dầy thất trái, giảm hậu quả của tăng HA. + Không gây tụt HA thế đứng, dùng được cho mọi lứa tuổi.
  6. + Trên TKTƯ : không gây trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và suy giảm tỡnh dục Vỡ vậy thuốc được chỉ định tốt trong tăng HA và suy tim ( giảm tiền gánh, giảm hậu gánh ). 2.1.3. Cơ chế tác dụng Enzym chuyển angiotensin ( ECA ) hay bradykinase II là một peptidase cú tỏc dụng : + Chuyển angiotensin I ( decapeptid khụng cú họat tớnh ) thành angiotensin II ( octapeptid cú họat tính ) là chất cú tỏc dụng co mạch và chống thải trừ Na+ qua thận. + Làm mất họat tính của bradykinin ( là chất gây giãn mạch và thải trừ Na+ qua thận ). Sau khi được hỡnh thành, angiotensin II sẽ tác động trên cỏc receptor riêng, hiện đó biết cỏc receptor AT1, AT2, AT3, AT4, trong đó chỉ có AT1 là được biết rõ nhất. Các receptor AT1 có nhiều ở mạch máu, não, tim, thận, tuyến thượng thận.Vai trò sinh lý : co mạch, tăng giữ Na+, ức chế tiết renin, tăng giải phóng aldosteron, kích thích giao cảm, tăng co bóp cơ tim và phỡđại thất trỏi.
  7. Cỏc receptor AT2 cú nhiều ởtuyến thượng thận, tim, não, cơ tử cung, mụ bào thai.Vai trò sinh lý : ức chế sự tăng trưởng tế bào, biệt hóa tế bào, sửa chữa mụ, kích họat prostaglandin, bradykinin và NO ( nitric oxyd ) ở thận. Các thuốc này ức chế ECA nên làm cho angiotensin I khụng chuyển được thành angiotensin II ( cú họat tính gây co mạch ) và cũng ngăn cản giáng hóa bradykinin, làm tăng tổng hợp các prostaglandin và NO. Ngoài ra nó còn ức chế giải phóng aldosteron ( một chất kháng lợi niệu ), do đó làm giảm thể tích dịch, đồng thời giãn mạch ngoại vi. Kết quả là làm giãn mạch, tăng thải trừ Na+ và hạ HA. 2.1.4. Chỉ định : + Cỏc thể tăng HA. + Suy tim sung huyết sau phẫu thuật và nhồi máu cơ tim. 2.1.5. Chống chỉ định : + Phụ nữ có thai ( gây quái thai, thai chết… ) + Suy thận nặng, hẹp động mạch thận. + Mẫn cảm với thuốc… 2.1.6. TDKMM :
  8. + Gây hạ HA ( thường gặp ở liều đầu tiên ), cú thể tụt HA thế đứng. + Suy thận cấp, nhất là trờn bệnh nhõn cú hẹp động mạch thận. + Tăng K+/máu khi cú suy thận hoặc đái thỏo đường, đặc biệt rừ khi dựng kốm với thuốc lợi niệu giữ K+/máu và thuốc phong tỏa beta. + Gây ho khan ( không phụ thuộc liều độ, hết sau khi ngừng thuốc ) và phự mạch thần kinh ( vựng mũi, họng, thanh quản, mụi, lưỡi ) : do bradykinin khụng bị giáng hóa, prostaglandin tích lũy ở phổi gây ho. + Độc tính : dị ứng, sốt, giảm bạch cầu ( hay gặp với những chất có nhóm sulhydril như captopril ), thay đổi vị giỏc. 2.1.7. Phân loại và dược động học : a- Thuốc ức chế ECA : Bảng : Đặc điểm dược động học của một số thuốc ức chế ECA Enalapril, perindopril, benazepril đều là cỏc “tiền thuốc”, vào cơ thể phải được gan chuyển húa mới cú tỏc dụng. b- Thuốc ức chế tại receptor của angiotensin II :
  9. Do việc chuyển angiotensin I thành angiotensin II cũn cú sự tham gia của cỏc enzym khác ( như chymase ) khụng chịu sự tác động của cỏc thuốc ức chế ECA nờn sự tạo thành angiotensin II vẫn còn. Mặt khác, do thuốc ức chế ECA ngăn cản sự giáng hóa của bradykinin n ên bradykinin ở phổi tăng, kích ứng niêm mạc khí phế quản, gây cơn ho khan rất khú điều trị. Vì thế thời gian gần đây, người ta bắt đầu dùng loại thuốc ức chế receptor AT1 của angiotensin II. Chỉ định và chống chỉ định tương tự các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin nhưng có ưu điểm không gây ho, phù mạch vì không làm bất hoạt bradykinin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0