intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về đích tác động tiềm năng trên chủng Staphylococcus aureus kháng methicllin (MRSA)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm tổng quan các đích tác động tiềm năng làm cơ sở cho việc sàng lọc các hợp chất hay thuốc kháng MRSA gồm màng sinh học, hệ thống tín hiệu Quorum sensing, độc tố, vách tế bào, cung như kênh bơm thuốc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về đích tác động tiềm năng trên chủng Staphylococcus aureus kháng methicllin (MRSA)

  1. TỔNG QUAN VỀ ĐÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG TRÊN CHỦNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN (MRSA) Mai Thị Ngọc Lan Thanh1 1. Trường Đại Học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Ngày nay, vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm vi khuẩn gồm các chủng Enterococcusfaecium, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa, và Enterobacter spp., trong đó, Staphylococcus aureus kháng methicllin (MRSA) được xếp vào nhóm quan trọng ưu tiên toàn cầu để nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị mới. MRSA có nhiều cơ chế kháng thuốc và các đích tác động tiềm năng, bài báo này nhằm tổng quan các đích tác động tiềm năng làm cơ sở cho việc sàng lọc các hợp chất hay thuốc kháng MRSA gồm màng sinh học, hệ thống tín hiệu Quorum sensing, độc tố, vách tế bào, cung như kênh bơm thuốc. Từ khóa: MRSA, đích tác động màng sinh học, độc tính, vách tế bào 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Staphylococcus có hơn 40 loài khác nhau, trong đó có 3 loài tụ cầu gây bệnh được chú ý trong y học: S. aureus (Tụ cầu vàng), S. epidermidis (Tụ cầu da), và S. saprophyticus. Ở cơ thể người, S. aureus là vi sinh vật cơ hội tấn công vào vết thương hở hoặc những người có sức đề kháng kém. Vi khuẩn thường kí sinh trên mũi, họng và da của con người và động vật. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, penicillin được đưa vào sử dụng lâm sàng, S. aureus lúc này còn rất nhạy với kháng sinh. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó các chủng S. aureus kháng penicilin đã được phát hiện (Dien Bard, Hindler, Gold, & Limbago, 2014). Hiện nay, S. aureus kháng penicillin - PRSA (Penicillin Resistant S. aureus) chiếm khoảng 90 % , MRSA dao động từ 30- 50 % trong tổng số các chủng S. aureus được phân lập (Bộ Y Tế, 2015). Methicilin là penicilin bán tổng hợp, MRSA kháng methicillin xuất hiện 2 cơ chế kháng phổ biến: một là siêu biểu hiện β-lactamases, hai là thay đổi dạng bình thường của Protein gắn Penicillin (PBPs). Biểu hiện enzyme β-lactamase được kiểm soát bởi operon bla. Trong Operon bla, blaZ là vùng gen mã hóa cho β-lactamase, và hai protein đóng vai trò là các protein điều hòa là: blaI (nhân tố ức chế) và blaR1 (nhân tố hoạt hóa). BlaI ức chế sự biểu hiện của blaZ bằng việc gắn với promoter. BlaR1 tồn tại như là protein xuyên màng; khi vùng bên ngoài tế bào gắn với β-lactam, thì vùng bên trong tế bào sẽ được giải phóng và phân giải BlaI, việc này cho phép biểu hiện blaZ. Cơ chế kháng thứ hai là biểu hiện protein PBP2a được mã hóa từ gen mecA, nằm trên vùng Operon mec. Operon mecA có hai nhân tố điều hòa là các protein mecI (là nhân tố ức chế) và mecR1 ( là nhân tố hoạt hóa nằm xuyên màng). mecI và mecR1 có chức năng tương đồng với blaI và blaR1; việc gắn với β-lactam, vùng mecR1 bên trong tế bào được giải phóng để phân giải mecI và cho phép sự phiên mã mecA. Sự hiện diện của protein PBP2a-là cơ chế hiện diện sau cùng trong hầu hết các chủng lâm sàng. S. aureus có 4 tiền chất PBPs thông thường trên màng tế bào chất tham gia vào quá trình liên kết chéo peptidoglycan của vách tế bào. Những PBPs này có hoạt động tương tự với serine của protease và có ái lực cao với những chất β-lactam. Khi xảy ra việc gắn, những PBPs không có chức năng hình thành phức hợp vách tế bào, dẫn đến vi 92
  2. khuẩn chết. PBP2a là protein có trọng lượng phân tử 76kDa, được biểu hiện trong các chủng MRSA. PBP2a có ái lực thấp với nhóm kháng sinh β-lactam. Nên dù có sự hiện diện của kháng sinh, PBP2a vẫn có chức năng sinh tổng hợp vách như PBPs thông thường, bằng cách này tế bào sẽ tránh được sự ly giải. PBP2a được biểu hiện từ gene mecA không hiện diện trong các chủng S.aureus nhạy kháng sinh (Palavecino, 2007). Vancomycin là thuốc ưu tiên hàng đầu cho điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do MRSA (Morrisette, Alosaimy, Abdul-Mutakabbir, Kebriaei, & Rybak, 2020). Tuy nhiên, các chủng MRSA kháng vancomycin (VRSA) chiếm tỉ lệ 6,1% đã được báo cáo (Spagnolo et al., 2014). Hơn nữa trong khoảng 30 năm trở lại đây, các nhà khoa học chưa thực sự thành công trong việc tìm ra loại kháng sinh mới, mà chủ yếu là các dạng sửa đổi (modify) dựa vào khung nguyên bản của thuốc kháng sinh thế hệ cũ. Vì vậy tổng quan các đích thuốc tiềm năng có khả năng kháng MRSA là cần thiết cho định hướng dò tìm các hợp chất mới với cơ chế MRSA hiệu quả hơn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp đánh giá được thực hiện bằng cách thu thập cơ sở dữ liệu từ các nguồn, bao gồm: Google Scholar, Science Direct và Pubmed. Tác giả đã sử dụng các thuật ngữ tìm kiếm: “MRSA”, “đích tác động”, “màng sinh học”, “độc tính”, “vách tế bào”; tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Bên cạnh đó các tài liệu có những yếu tố như là: tiêu đề không liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu viết bằng ngôn ngữ khác, bài nghiên cứu trình bày không rõ ràng hoặc dữ liệu không đầy đủ... sẽ không được sử dụng trong bài đánh giá này. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Màng sinh học Màng sinh học là tập hợp các vi sinh vật liên kết chặt chẽ với nhau ở trên bề mặt vật chất và được bao bọc bởi chất nền ngoại bào có thành phần là polysaccharide, protein và DNA (Bhattacharya, Wozniak, Stoodley, & Hall-Stoodley, 2015; Donlan, 2002). Trong màng sinh học có một hoặc nhiều loài vi khuẩn khác nhau (Thornton et al., 2011). Cấu trúc của màng sinh học hoàn chỉnh có tính phân lớp và không đồng nhất (Stewart & Franklin, 2008), trong đó vùng lõi của màng sinh học bao gồm các tế bào vi khuẩn chuyển sang trạng thái tĩnh, không hoạt động (persister), chiếm khoảng 1 % trong tổng số vi khuẩn cấu thành lớp màng sinh học. Trong nhiều bệnh nhiễm trùng mạn tính, sự hình thành màng sinh học làm cho vi khuẩn rất khó bị tiêu diệt bởi kháng sinh, bởi lẽ khi ngừng dùng thuốc, vi khuẩn ở trạng thái không hoạt động trong màng sinh học sẽ hồi phục và gây nhiễm trùng trở lại. Do được lớp polysaccharide bao bọc nên vi khuẩn có khả năng bám dính, tồn tại lâu dài trên bề mặt, đề kháng tốt với hiện tượng thực bào và sự tác động của kháng sinh (Costerton, Stewart, & Greenberg, 1999). S. aureus ở giai đoạn hình thành màng sinh học thì các tế bào vi khuẩn trong màng sinh học bao gồm những vi khuẩn dạng tĩnh giảm nhạy với kháng sinh, trong đó có vancomycin, việc phá hủy tế bào trở nên khó khăn hơn (Parastan, Kargar, Solhjoo, & Kafilzadeh, 2020). Nếu màng sinh học được hình thành thì khả năng kháng thuốc kháng sinh tăng đến 1000 lần (Ivanova, Ivanova, & Tzanov, 2018). Hơn nữa, đích tác động này chỉ có ở tế bào Prokaryote. Chính vì vậy, các hợp chất ức chế sự hình thành màng sinh học rất đáng được lưu tâm đối với các mầm bệnh khó điều trị như MRSA (Lee et al., 2013). Hệ thống tín hiệu Quorum sensing Hệ thống quorum sensing (QS) là một đích tác động tiềm năng, vì phân tử của QS được giải phóng ở giai đoạn hình thành khuẩn lạc vi sinh và biểu hiện nhiều gene để kiểm soát sự 93
  3. trưởng thành màng sinh học (Omar, Wright, Schultz, Burrell, & Nadworny, 2017). Vì vậy, hệ thống QS là cần thiết cho sự hình thành màng sinh học (Kalia & Kumar, 2014). Trong màng sinh học, vi khuẩn có đặc điểm biểu hiện độc tính và khả năng kháng kháng sinh. Nhóm tác giả Amelia Muhs và cộng sự đã sử dụng các loài thực vật bản địa được dùng trong điều trị làm lành vết thương và các bệnh nhiễm khuẩn, nghiên cứu sử dụng cao chiết từ loài Schinus terebinthifolia (Brazilian Peppertree) như là nguồn chất ức chế độc tính. Nhóm tác giả đã báo cáo hoạt tính ức chế từ phân đoạn cao chiết giàu flavone 430D-F5 cho hoạt tính ức chế các gene điều hòa độc tố trên chủng S. aureus (Muhs et al., 2017). Các nhân tố ức chế hệ thống QS có thể ảnh hưởng đến độc tố, giảm khả năng hình thành màng sinh học và tăng khả năng nhạy với liệu pháp thuốc trên chủng MRSA. Vì vậy các nhân tố ức chế QS có thể hữu dụng là các chất trợ nên nó không cần có hoạt tính ức chế vi khuẩn hay diệt khuẩn (Ni, Li, Wang, & Wang, 2009). Kênh bơm thuốc MRSA COL có kiểu hình kháng đa thuốc bằng cơ chế bơm thuốc ra bên ngoài tế bào MRSA, dẫn đến thuốc không đến được đich tác động của nó (Martins et al., 2007). NorA là một kênh bơm thuốc hiện diện trên S. aureus. Nhiều nhân tố ức chế kênh bơm thuốc nhưng không được sử dụng vì liên quan đến độc tính của nó. Ví dụ như reserpine là một nhân tố ức chế bơm tiềm năng nhưng gây thoái hóa thần kinh. Do đó, cần có nghiên cứu về những nhân tố ức chế NorA với khả năng gây độc tính thấp hơn (Sundaramoorthy et al., 2018). Những nhân tố ức chế bơm không có tính độc thường có thể dùng như những chất trợ với kháng sinh để tái nhạy trên chủng MRSA.Pinostrobin biểu hiện hoạt tính kết hợp với ciprofloxacin kháng lại vi khuẩn và sự hợp lực mạnh này giúp giảm đáng kể MIC ciprofloxacin trên chủng MRSA. Pinostrobin có chức năng là nhân tố ức chế kênh natri trong não người (Christena et al., 2015). Do đó có giả thuyết cho rằng pinostrobin được chứng minh là nhân tố ức chế bơm NorA ở S. aureus. Tuy nhiên, kết quả chứng minh pinostrobin thúc đẩy quá trình ức chế bơm nhưng không thông qua bơm NorA ở S. aureus, mà có liên quan đến những bơm MFS khác như NorB, NorC, MdeA. Độc tố là đích tác động cho sự thay đổi liệu pháp điều trị S. aureus có khả năng phá hủy tế bào hồng cầu bằng cách tiết ra các độc tố. Hemolysis là độc tố của S. aureus, gồm bốn loại (alpha, beta, gamma, delta), mang bản chất protein gây tan máu beta, tác động khác nhau lên các hồng cầu khác nhau. Có khả năng gây hoại tử da tại chỗ và giết chết súc vật thí nghiệm. Beta-hemolysis là một trong những exotoxin được sản xuất bởi hầu hết các chủng S.aureus, là protein có khả năng gây thoái hóa sphingomyelin gây ngộ độc cho nhiều tế bào kể cả hồng cầu người (Otto, 2014). Vách tế bào Acid teichoic của vách tế bào (WTA) là một đích tác động tiềm năng bởi vì WTA liên kết cộng hóa trị với peptidoglycan, đóng vai trò chính trong phân chia tế bào, kháng kháng sinh, và độc tố (Weidenmaier et al., 2004). Cấu trúc WTA có độ đa dạng cao trên các chủng vi khuẩn gram dương và thường đặc trưng cho từng loài (Neuhaus & Baddiley, 2003). Việc tổng hợp WTA và peptidoglycan xảy ra ở các bước sớm trong quá trình tổng hợp. Như vậy, ức chế tổng hợp WTA cũng sẽ ngăn chặn sự tổng hợp peptidoglycan. Hơn nữa, acid teichoic (WTA) của vách tế bào được đề nghị có vai trò trong việc kháng lại các hợp chất kháng khuẩn, và khả năng kháng nhóm β-lactam trên chủng S. aureus (Winstel, Xia, & Peschel, 2014). Do đó, khi MRSA tái nhạy với kháng sinh β-lactam thì nguyên nhân có thể là do ức chế quá trình tổng hợp WTA (Farha et al., 2013). 94
  4. Hình 1.3 Con đường tổng hợp vách tế bào của Staphylococcus aureus (Winstel et al., 2014). Việc ức chế TagO và kênh vận chuyển WTA TagGH sẽ dẫn đến khả năng MRSA tái nhạy với kháng sinh β-lactam (Campbell et al., 2011; Farha et al., 2013; Schneider et al., 2004). Nhân tố ức chế WTA cũng có thể khóa sự xâm nhập của MRSA vào tế bào chủ. Như vậy, khi MRSA tái nhạy với kháng sinh nhóm β-lactam thì vách tế bào là đích tác động và quá trình tổng hợp WTA bị ức chế. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu này, kết quả chỉ ra rằng có nhiều nhóm hợp chất cho hoạt tính kháng MRSA trong đó đáng chú ý là polyphenols, các dung môi chiết thường là ethanol, methanol hiếm khi sử dụng dung môi là nước trong khi đó các liệu pháp chữa bệnh theo đông y thường sử dụng là nước hay rượu, nên việc tổng quan này cũng góp phần cho thấy dung môi nước có thể được xem là ngã rẽ mới trong việc tìm các hoạt chất thực vật mới cho hoạt tính kháng MRSA. Các tinh chất kháng MRSA sẽ có 2 khả năng là hoạt tính kháng khuẩn cao sẽ tìm đích thuốc thông qua sự hợp lực với kháng sinh và các thí nghiệm chứng minh đích thuốc như RT-PCR, Micrroarrays, Western Blot. Hoạt tính kháng khuẩn trung bình, thấp, có trường hợp hiếm là không cho hoạt tính kháng MRSA một mình nhưng được chứng minh là các nhân tố ức chế bơm ở MRSA hay ức chế hình thành biofilm trên MRSA nên việc kết hợp với kháng sinh mà có tác dụng dựa vào nồng độ sẽ được chú ý. 95
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhattacharya, Mohini, Wozniak, Daniel J, Stoodley, Paul, & Hall-Stoodley, Luanne. (2015). Prevention and treatment of Staphylococcus aureus biofilms. Expert review of anti-infective therapy, 13(12), 1499-1516. 2. Bộ Y Tế. (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y Học. 3. Campbell, Jennifer, Singh, Atul K, Santa Maria Jr, John P, Kim, Younghoon, Brown, Stephanie, Swoboda, Jonathan G, . . . Walker, Suzanne. (2011). Synthetic lethal compound combinations reveal a fundamental connection between wall teichoic acid and peptidoglycan biosyntheses in Staphylococcus aureus. ACS chemical biology, 6(1), 106-116. 4. Costerton, J William, Stewart, Philip S, & Greenberg, E Peter. (1999). Bacterial biofilms: a common cause of persistent infections. Science, 284(5418), 1318-1322. 5. Christena, Lowrence Rene, Subramaniam, Shankar, Vidhyalakshmi, Mohan, Mahadevan, Vijayalakshmi, Sivasubramanian, Aravind, & Nagarajan, Saisubramanian. (2015). Dual role of pinostrobin-a flavonoid nutraceutical as an efflux pump inhibitor and antibiofilm agent to mitigate food borne pathogens. Rsc Advances, 5(76), 61881-61887. 6. Dien Bard, Jennifer, Hindler, Janet A, Gold, Howard S, & Limbago, Brandi. (2014). Rationale for eliminating Staphylococcus breakpoints for β-lactam agents other than penicillin, oxacillin or cefoxitin, and ceftaroline. Clinical infectious diseases, 58(9), 1287-1296. 7. Donlan, Rodney M. (2002). Biofilms: Microbial Life on Surfaces. . Emerging Infectious Diseases, 8(9), 881-890. 8. Farha, Maya A, Leung, Alexander, Sewell, Edward W, D’Elia, Michael A, Allison, Sarah E, Ejim, Linda, . . . Brown, Eric D. (2013). Inhibition of WTA synthesis blocks the cooperative action of PBPs and sensitizes MRSA to β-lactams. ACS chemical biology, 8(1), 226-233. 9. Ivanova, Aleksandra, Ivanova, Kristina, & Tzanov, Tzanko. (2018). Inhibition of quorum-sensing: A new paradigm in controlling bacterial virulence and biofilm formation. biotechnological applications of quorum sensing inhibitors, 3-21. 10. Kalia, Vipin C, & Kumar, Prasun. (2014). The battle: quorum-sensing inhibitors versus evolution of bacterial resistance Quorum sensing vs quorum quenching: a battle with no end in sight (pp. 385- 391): Springer. 11. Lee, Jin-Hyung, Park, Joo-Hyeon, Cho, Hyun Seob, Joo, Sang Woo, Cho, Moo Hwan, & Lee, Jintae. (2013). Anti-biofilm activities of quercetin and tannic acid against Staphylococcus aureus. Biofouling, 29(5), 491-499. 12. Martins, Ana, Couto, Isabel, Aagaard, Lone, Martins, Marta, Viveiros, Miguel, Kristiansen, Jette E, & Amaral, Leonard. (2007). Prolonged exposure of methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) COL strain to increasing concentrations of oxacillin results in a multidrug-resistant phenotype. International journal of antimicrobial agents, 29(3), 302-305. 13. Morrisette, Taylor, Alosaimy, Sara, Abdul-Mutakabbir, Jacinda C, Kebriaei, Razieh, & Rybak, Michael J. (2020). The Evolving Reduction of Vancomycin and Daptomycin Susceptibility in MRSA—Salvaging the Gold Standards with Combination Therapy. Antibiotics, 9(11), 762. 14. Muhs, Amelia, Lyles, James T, Parlet, Corey P, Nelson, Kate, Kavanaugh, Jeffery S, Horswill, Alexander R, & Quave, Cassandra L. (2017). Virulence inhibitors from Brazilian peppertree block quorum sensing and abate dermonecrosis in skin infection models. Scientific reports, 7(1), 42275. 15. Neuhaus, Francis C, & Baddiley, James. (2003). A continuum of anionic charge: structures and functions of D-alanyl-teichoic acids in gram-positive bacteria. Microbiology and molecular biology reviews, 67(4), 686-723. 16. Ni, Nanting, Li, Minyong, Wang, Junfeng, & Wang, Binghe. (2009). Inhibitors and antagonists of bacterial quorum sensing. Medicinal research reviews, 29(1), 65-124. 17. Omar, Amin, Wright, J Barry, Schultz, Gregory, Burrell, Robert, & Nadworny, Patricia. (2017). Microbial biofilms and chronic wounds. Microorganisms, 5(1), 9. 96
  6. 18. Otto, Michael. (2014). Staphylococcus aureus toxins. Current opinion in microbiology, 17, 32-37. 19. Palavecino, Elizabeth. (2007). Clinical, epidemiological, and laboratory aspects of methicillin- resistant Staphylococcus aureus (MRSA) infections. Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus (MRSA) Protocols, 1-19. 20. Parastan, Raziey, Kargar, Mohammad, Solhjoo, Kavous, & Kafilzadeh, Farshid. (2020). Staphylococcus aureus biofilms: Structures, antibiotic resistance, inhibition, and vaccines. Gene Reports, 100739. 21. Schneider, Tanja, Senn, Maria Magdalena, Berger‐Bächi, Brigitte, Tossi, Alessandro, Sahl, Hans‐ Georg, & Wiedemann, Imke. (2004). In vitro assembly of a complete, pentaglycine interpeptide bridge containing cell wall precursor (lipid II‐Gly5) of Staphylococcus aureus. Molecular microbiology, 53(2), 675-685. 22. Spagnolo, Anna Maria, Orlando, Paolo, Panatto, Donatella, Amicizia, Daniela, Perdelli, Fernanda, & Cristina, Maria Luisa. (2014). Staphylococcus aureus with reduced susceptibility to vancomycin in healthcare settings. Journal of preventive medicine and hygiene, 55(4), 137. 23. Stewart, Philip S, & Franklin, Michael J. (2008). Physiological heterogeneity in biofilms. Nature Reviews Microbiology, 6(3), 199-210. 24. Sundaramoorthy, Niranjana Sri, Mitra, Kartik, Ganesh, Jayasankari Senthil, Makala, Himesh, Lotha, Robert, Bhanuvalli, Shamprasad R, . . . Nagarajan, Saisubramanian. (2018). Ferulic acid derivative inhibits NorA efflux and in combination with ciprofloxacin curtails growth of MRSA in vitro and in vivo. Microbial pathogenesis, 124, 54-62. 25. Thornton, Ruth B, Rigby, Paul J, Wiertsema, Selma P, Filion, Pierre, Langlands, Jennifer, Coates, Harvey L, . . . Richmond, Peter C. (2011). Multi-species bacterial biofilm and intracellular infection in otitis media. BMC pediatrics, 11(1), 94. 26. Weidenmaier, Christopher, Kokai-Kun, John F, Kristian, Sascha A, Chanturiya, Tanya, Kalbacher, Hubert, Gross, Matthias, . . . Peschel, Andreas. (2004). Role of teichoic acids in Staphylococcus aureus nasal colonization, a major risk factor in nosocomial infections. Nature medicine, 10(3), 243- 245. 27. Winstel, Volker, Xia, Guoqing, & Peschel, Andreas. (2014). Pathways and roles of wall teichoic acid glycosylation in Staphylococcus aureus. International Journal of Medical Microbiology, 304(3- 4), 215-221. 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1