Trà đạo trong văn hóa đời sống người Nhật
lượt xem 3
download
Trà đạo (茶道) hay còn gọi là “ lối uống trà” trong văn hóa Nhật Bản có gì đặc biệt và trà đạo đã ảnh hưởng đến đời sống người Nhật và trở thành nét đặc trưng riêng biệt trong văn hóa đời sống người Nhật Bản. Bài viết "Trà đạo trong văn hóa đời sống người Nhật" nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn việc trà đạo là gì? Và những ảnh hưởng của trà đạo tác động đến đời sống người Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trà đạo trong văn hóa đời sống người Nhật
- TRÀ ĐẠO TRONG VĂN HÓA ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT Nguyễn Thị Minh Diệu*, Đào Hoàng Minh Hiền, Hồ Thị Thanh Hà, Vương Nguyễn Thiên Phúc, Nguyễn Nhất Khả Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phong Nhã TÓM TẮT Nhắc đến việc uống trà, người ta nghĩ ngay đến nét đặc trưng của các nước Á Đông như như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,… Nhưng việc uống trà được nâng tầm lên thành việc thưởng trà, thành “đạo” thì không đâu khác, đó chính là Nhật Bản. Trà đạo (茶道) hay còn gọi là “ lối uống trà” trong văn hoá Nhật Bản có gì đặc biệt và trà đạo đã ảnh hưởng đến đời sống người Nhật và trở thành nét đặc trưng riêng biệt trong văn hóa đời sống người Nhật Bản. Bài viết nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn việc trà đạo là gì? Và những ảnh hưởng của trà đạo tác động đến đời sống người Nhật. Từ khóa: trà đạo, văn hóa trà đạo, trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật uống trà 1. MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hiện nay, mọi thứ xung quanh chúng ta đều diễn ra một cách vội vã, xô bồ. Mọi người ai ai cũng tất bật chạy theo những giá trị vật chất, để chăm lo cho đời sống thường ngày. Nhưng có lẽ mọi người cũng quên mất rằng việc chăm sóc cho tâm hồn bằng những giá trị tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía Bắc. Lê Quý Đôn trong sách "Vân Đài loại ngữ" (1773) có ghi: “Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên...”.Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu đến tận Ipang, vùng Vân Nam, nơi có những cây chè đại cổ thụ. "Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng trĩu chè khi về. Tuy nhiên chỉ có ở Nhật Bản mới có những triết thuyết đưa vào đời sống từ góc nhìn thiền định thông qua việc thẩm trà và uống trà. 2. CON ĐƯỜNG TRÀ ĐẠO TỪ ĐỜI SỐNG ĐẾN TÂM LINH 2.1 Lịch sử trà Nhật 2474
- Trong thời kỳ Nara (710 - 794), ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa bao gồm việc du nhập trà cùng với sự thiền định trong Phật giáo. Đầu thời kỳ Kumakura (1185 - 1333), nhà sư Nhật Bản Eisai (1141 - 1215) sau khi nghiên cứu Phật giáo ở Trung Hoa đã trở về mang theo nghi thức uống trà trong các chùa Phật ở Trung Hoa dưới thời nhà Tống (960 - 1279). Eisai cũng mang về trà giống từ một loại cây là xuất xứ của phần lớn các loại trà trồng ở Nhật Bản ngày nay. Mặc dù trà trồng được ở Nhật Bản nhưng người ta cho rằng chất lượng không bằng những nơi khác, và loại trà từ giống trà của Eisai còn gọi là “trà thiệt” (honcha).Nguồn gốc của Trà đạo Nhật Bản gắn với Zen (Thiền) và khi uống phải ngồi nghiêm kiểu Thiền. 2.2 Các phương thức trà đạo Nhật Bản Không gian trà (trà thất - 茶室 chashitsu) được phát triển theo phong cách Sukiya khai sinh bởi bậc thầy nổi tiếng về trà – trà sư Sen no Rikyu. Bị ấn tượng sâu sắc qua sự chiêm nghiệm của các nghi lễ trà do các nhà sư Thiền thực hành, Rikyu tìm cách tái tạo bầu không khí đó trong các buổi tiệc trà của bản thân. Trong văn hóa truyền thống của Nhật, chashitsu là một không gian kiến trúc (cấu trúc nhà độc lập hoặc một phòng riêng) được thiết kế dành riêng cho các buổi gặp gỡ theo nghi thức của trà đạo (chanoyu). Một trà thất tiêu biểu thường được xây dựng độc lập, ẩn khuất trong một khu vườn yên tĩnh và hội tụ đủ 4 yếu tố quan trong trà đạo: hòa, kính, tinh, mịch. Hòa: sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa những con người cùng thưởng thức trà trong trà thất Kính: sự kính trọng của con người với con người và với mẹ thiên nhiên Tinh: sự thanh thản trong tâm hồn của người pha trà và người thưởng trà Mịch: không gian tĩnh mịch, thanh bình, lánh xa thế sự, chỉ tập trung vào ly trà Trà thất thường có 2 gian: gian chính và gian phụ. Gian chính là nơi chủ nhà tiếp khách và phục vụ trà. Gian phụ hay mizuya là nơi chuẩn bị đồ ngọt và chứa các dụng cụ. Gian chính được thiết kế và bày biện tối giản giúp người thưởng trà không bị xao nhãng. Trước đây, trà đạo thường được thưởng thức trong các phòng xây dựng theo phong cách kiến trúc Shoin kiểu kiến trúc tiêu biểu cho các Samurai và các bậc đế vương. Dưới dòng chảy của lịch sử và chiến tranh, rất nhiều các thiền sư, samurai hay các thương gia bắt đầu thực hành trà đạo với tâm thế tìm kiếm sự đơn giản và bình yên. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm niệm về thẩm mỹ của Rikyu đã khiến cho các kiến trúc Sukiya do ông sáng tạo trở nên phổ biến và phát triển đến ngày nay. 2475
- (Tên hình, Nguồn dẫn: Theo tạp chí Time năm 2012) Dụng cụ pha trà (gồm 19 loại): Chaire / 茶 入; Chakin / 茶巾; Chasen / 茶 筅; Chashaku / 茶 杓; Chawan / 茶碗; Fukusa / 袱 紗; Furo / 風 炉; Futaoki / 蓋 置; Hishaku / 柄 杓; Kama / 釜; Kaishi / 懐 紙; Kensui / 建 水; Kobukusa / 古 帛 紗, hoặc Dashibukusa / 出 帛 紗; Mizusashi / 水 指; Natsume / 棗; Sensu / 扇子; Shifuku / 仕 覆; Ro / 炉; Yakan / 薬 缶 . Cách thức thưởng trà: chúng ta sẽ thường thưởng thức trà với tinh thần “hòa, kính, thanh, tịnh”, cùng với 2 quy tắc “Osakini” và “ Tránh mặt chính của chén trà quan trọng khi uống” 2.3 Trà trong đời sống người Nhật Bản Trà đạo thực chất là sự ngưỡng vọng cái “Không” hoàn hảo, bởi nó là một nỗ lực thường xuyên nhằm tiến tới thực hiện được một cái gì có thể trong thế thái nhân sinh đầy rẫy những điều không có thể. Triết lý Trà không chỉ là một chủ nghĩa thẩm mỹ giản đơn như nhận thức thông thường của chúng ta về thuật ngữ ấy, bởi nó thể hiện đồng thời với mỹ học và tôn giáo, một quan niệm tổng hoà về con người và tạo hoá. Sự biệt lập từ xa xưa của nước Nhật Bản đối với thế giới đã thường xuyên thúc đẩy người Nhật coi trọng cuộc sống bên trong, luôn tự xét mình, hoàn cảnh ấy là nhân tố thuận lợi thúc đẩy Trà đạo phát triển. Không một ai nghiên cứu văn hoá Nhật lại có thể làm ngơ không nhìn thấy sự hiện hữu của nó. Trong ngôn ngữ thông dụng, người Nhật chúng tôi gọi kẻ nào hững hờ vô cảm đối với những cảnh bi hài đối với cuộc sống riêng tư của đồng loại là người “thiếu hơi trà”. Ngược lại, những ai thô lỗ tự cho phép mình buông thả theo dòng cảm xúc cá nhân dung tục, không biết kiềm chế để vượt qua chừng mực trước tấm thảm kịch của thế gian thì được coi là «bị dư chất trà». Người ngoài cuộc hẳn lấy làm ngạc nhiên tại sao người ta cso thể làm ồn ào đến vậy chung quanh một chuyển chẳng có gì. Nhưng nếu họ nhận thấy chén vui của nhân gian thường nhỏ bé như thế nào, cái chén ấy nhanh chóng tràn nước mắt ra sao, và trong cơn khát vọng cái Vô Cùng không có cách nào làm dịu bớt, chúng ta đã dễ dàng nốc cạn nó, thì chắc chắn người ta sẽ không trách cứ chúng tôi sao đi bày vẽ lắm thứ vì một chén trà bình thường. Loài người còn làm lắm điều tồi tệ hơn. Qua ngụm nước ánh màu hổ phách đựng trong chiếc chén sứ tráng men ngà, người sành điệu có thể thưởng ngoạn đồng thời vị ngọt hiền hậu ung dung của Khổng tử, chất chát thâm trầm của Lão tử và mùi hương thanh khiết lâng lâng của đức Thích ca Mâu ni. 2476
- 3. SO SÁNH TRONG VIỆC THƯỞNG TRÀ CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 3.1 Điểm tương đồng Theo các nghiên cứu, trà vốn bắt nguồn từ Trung Hoa, trà được dùng như một món hàng để các thương nhân trao đổi với các nước giao thương, kể cả phương thức uống trà. 3.2 Điểm khác biệt Dù đều đến từ Trung Hoa, nhưng khi du nhập đến các nước khác nhau, tiếp xúc đến các tầng lớp khác nhau, chắc chắn sẽ không có sự đồng nhất. Lấy sự so sánh trà đạo của Việt Nam và Nhật Bản làm ví dụ cụ thể. Quy định đối với những người tham gia buổi Trà đạo; quy định thời gian, không gian; quy định về trang phục tham sự; nội dung của buổi tiệc trà và mục đích của buổi tiệc trà được tổ chức. 4. KẾT LUẬN Được coi là công dụng là giúp thư giãn và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã dần dần thu hút nhiều người dân Nhật Bản đến với thú uống trà này. Việc kết hợp thú uống trà với tinh thần thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà đã phát triển trở thành trà đạo, một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật. Từ việc đơn thuần là uống trà, cách pha trà và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà đến khi đúc kết thành trà đạo, thì đây là cả một quá trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật hướng đến là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Ngọc Quỹ (2000), “Nguồn gốc chữ trà/chè”, Tạp chí Xưa và Nay, số 72. 2. Đỗ Ngọc Quỹ (2000), “Bản sắc văn hóa chè Việt Nam”, số 140. 3. Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè Việt Nam, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 4. Eiichi Aoki (2008), Nhật Bản – Đất nước con người, Nxb Văn học, Hà Nội. 5. Lục Vũ, Trần Quang dịch (2008), Trà Kinh, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Vương Hồng Sển (2003), “Có một đạo trà đặc trưng của người Việt cổ”, Tạp chí khoa học – Khoa học kỹ thuật chè, số 2. 2477
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các chứng từ thông dụng trong buôn bán quốc tế
28 p | 478 | 310
-
Bài kiểm tra - Môn xã hội học Đoàn Thể
16 p | 329 | 65
-
Đất Thăng Long và Văn vật - Ẩm thực: Phần 2
83 p | 186 | 44
-
Nghệ thuật uống trà của Việt Nam và trà đạo Nhật Bản
10 p | 158 | 13
-
Những bộ đồ trà thời Nguyễn
13 p | 106 | 9
-
Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
10 p | 69 | 8
-
Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông
13 p | 90 | 6
-
Tri thức dân gian của người Khmer Trà Vinh trong chế tác mão, mặt nạ phục vụ nghệ thuật biểu diễn
9 p | 109 | 6
-
Các hình thức tổ chức dạy học trong mối quan hệ với phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ
15 p | 115 | 5
-
Yếu tố văn hóa Trung Hoa trong việc đào tạo tiếng Hán cho người Việt
10 p | 30 | 4
-
Đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam hiện nay
5 p | 123 | 3
-
MIỀN NAM HOA KỲ BỊ CHIA RẼ
5 p | 78 | 3
-
BANG LOUISIANA VÀ NƯỚC ANH
8 p | 69 | 3
-
Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Trà Vinh - bước đầu góp phần định hướng hoàn thiện hoạt động chính quyền địa phương
5 p | 54 | 2
-
Võ Tân Khánh - Bà Trà ở Bình Dương
8 p | 45 | 2
-
Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản
11 p | 40 | 2
-
Một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thực hành giảng dạy của sinh viên sư phạm ngữ văn
8 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn