intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trà đạo và những điểm đặc sắc trong nghệ thuật uống trà của Nhật Bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Trà đạo và những điểm đặc sắc trong nghệ thuật uống trà của Nhật Bản trình bày khái quát về trà đạo; Lịch sử phát triển trà đạo; Những nét đặt trưng của trà đạo; Những điều cần lưu ý trong trà đạo; Sự hiếu khách của trà đạo (Omotenashi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trà đạo và những điểm đặc sắc trong nghệ thuật uống trà của Nhật Bản

  1. TRÀ ĐẠO VÀ NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT UỐNG TRÀ CỦA NHẬT BẢN Phạm Trần Lê Ngân, Nguyễn Thị Minh Phương, Dương Ngọc Anh Thư, Trần Song Quỳnh Trâm, Đinh Ngọc Yến Vy* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Từ xưa tới nay, uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Người Châu Á chúng ta nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích uống trà. Tùy theo mỗi nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mà cách thưởng thức trà sẽ khác nhau. Việt Nam thưởng thức trà theo cách người Việt Nam; người Nhật Bản thưởng thức trà theo kiểu người Nhật Bản. Uống trà không những có lợi cho sức khoẻ mà còn là một thú vui tinh thần khi mà mng ngôi yên lặng để thưởng thức chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống. Nhật Bản là một quốc gia giàu bản sắc dân tộc. Trải qua những biến đổi của lịch sử và sự phát triển nhanh chóng không ngừng. Nhưng nét văn hóa dân tộc độc đáo, vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Mà trong đó không thể kể đến một trong những nét văn hoá độc đáo mang tên Trà Đạo. Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Từ khóa: trà đạo, Nhật Bản, văn hóa, truyền thống 1. KHÁI QUÁT VỀ TRÀ ĐẠO Trà đạo là nghi thức thưởng trà truyền thống của người Nhật, được biết đến dưới những cái tên Cha-no-yu (茶 の湯), Sado hay Chado (茶道), hay nghĩa đen là hoạt động chuẩn bị và thưởng thức Matcha (抹茶) - bột trà xanh cùng với các loại đồ ngọt trong văn hoá của Nhật Bản, có nguồn gốc từ phái Thiền tông của Phật giáo. Những khái niệm chung về Trà đạo gồm: Cha-no-yu (茶の湯, nước nóng dùng pha trà), đây là nghi lễ uống trà đơn lẻ; Sado hay Chado (茶道, phương cách thưởng trà) được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà. Đặc biệt hơn có trà sự với trà hội: Cha-ji (茶事, trà sự) là một nghi lễ trà đạo đầy đủ gồm Kaiseki (một bữa ăn nhẹ), Usuicha (một lượt trà trà loãng) và Koicha (một lượt trà đặc), nghi lễ này thường kéo dài trong vòng bốn tiếng. Chakai (茶会, trà hội) không bao gồm một bữa ăn nhẹ. Nhờ Trà đạo, người Nhật sẽ rút ra được nhiều bài học, đó là đức tính giản dị, sự hồn nhiên và tác phong chững chạc, sự ngăn nắp, trọng kỉ luật và tuân thủ 1281
  2. các quy chế xã hội. Thông qua các phép tắt uống trà, người Nhật mong muốn hòa cùng thiên nhiên làm tươi mát tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần Phật giáo. Vì thế từ xa xưa trà đạo ở Nhật Bản có bốn nguyên tắc cơ bản : Hòa – Wa (和) - hòa hợp trong tự nhiên , Kính - Kel (敬) - kính trọng, Thanh - Sei (清) – tinh khiết, Tịnh - Jaku (寂) – tĩnh mịch. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRÀ ĐẠO Giai đoạn 1: Năm 1191 vào thời kỳ Kamakura (1185-1333), có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), ông sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ông mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa tại Uji, phía nam Kyoto. Vào thế kỉ thứ 8 – 14 phong tục trà đạo dần dần lan rộng đến các ngôi chùa Phật giáo và các xã hội samưrai, và vào nửa sau của thời kỳ Kamakura, người dân thường bắt đầu thưởng thức trà đạo như một thú vui. Thời kỳ Muromachi thu thập một số lượng lớn trà Trung Quốc như của Yoshimasa Ashikaga. Giai đoạn 2: Vào cuối thế kỉ 16, Trà đạo đã được nhà sư Senno Rikyu là một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa và sáng lập và hoàn thiện lễ nghi cùng 1 buổi tiệc trà và ông cũng là người đầu tiên làm một cuộc cải cách về phương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền của Trung Hoa nhập vào Nhật Bản đã được ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi: có giá cả bình dân. Người dân bắt đầu nhiệt liệt hưởng ứng Trà đạo. Giai đoạn 3: Đến đầu thế kỉ 19, tức là cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ nữa mới chính thức được tham sự tiệc trà. Cùng với tiến trình hội nhập, trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi. Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì được phép ngồi ghế gỗ. 3. NHỮNG NÉT ĐẶT TRƯNG CỦA TRÀ ĐẠO 3.1 Không gian thưởng trà Trà viên (ちゃにわ): là nơi yên tĩnh phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và nghệ thuật sống hòa hợp. Vườn trà đã được thiết kế như là không gian yên bình, tự nhiên để tách mình ra khỏi thế giới hằng ngày sôi động trước khi vào trà thất và đến với thế giới trà đạo yên tĩnh. Roji - Lối đi sân vườn dẫn đến phòng trà. Thuật ngữ “Roji” có nghĩa đen là “mặt đất đầy sương”. Mong đợi rằng những người tham gia Trà đạo để lại tất cả những suy nghĩ và mong muốn trần tục của họ bên ngoài bằng cách đi qua khu vườn. Đèn đá (石灯籠 -いしとうろう) được coi như một điểm dẫn đường trong khuôn viên sân vườn rộng lớn. Ngày nay chúng chủ yếu được dùng để trang trí và được thắp sáng trong các dịp lễ truyền thống. Tsukubai (蹲 - つくばい) là một chậu rửa được đặt tại các lối vào của những nơi vườn trà hoặc nơi mang tính chất lễ nghi để khách trước khi bước vào sẽ thực 1282
  3. hiện "nghi thức" rửa tay, rửa miệng nhằm "tẩy rửa" cho sạch sẽ. Khách tham dự một buổi tiệc trà sẽ cuối xuống rửa tay trước khi bước vào như một hành động lịch sự đầy tính trang trọng. Trà thất (茶室): theo truyền thống Nhật Bản là một không gian kiến trúc được thiết kế để sử dụng cho các cuộc tụ họp trà đạo (chanoyu). Trà thất thường là những công trình kiến trúc nhỏ, đơn giản bằng gỗ. Chúng được đặt trong khu vườn hoặc khuôn viên của nhà riêng. Trà thất nhỏ nhất sẽ có hai phòng: phòng chính, nơi chủ nhà và khách tụ tập và phục vụ trà, và một phòng khác nơi chủ nhà chuẩn bị đồ ngọt và dụng cụ. Toàn bộ cấu trúc có thể có tổng diện tích sàn chỉ bằng ba tấm chiếu tatami. Các thuật ngữ liên quan của Nhật Bản là chaseki (席), nghĩa rộng là "nơi dành cho trà", và ngụ ý bất kỳ loại không gian nào mà mọi người ngồi để tham gia vào trà đạo, và chabana , "hoa trà", phong cách cắm hoa liên quan đến trà Lễ. Tokonoma (床の間―とこ のま): là một kiểu trang trí phòng tatami được phát triển từ kiến trúc Shoin của thời Kamakura và Muromachi. Cách sử dụng truyền thống là bố trí không gian có sàn nâng trong phòng kiểu Nhật Bản, đặt hoa và tượng nhỏ, đồng thời trang trí cuộn treo ở bức tường phía sau. Tokonoma là góc phòng hơi thụt vào trong so với vách tường dùng để treo tranh, thư pháp, hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, hoặc có thể là một chiếc bình… Kakejiku (掛軸ーかけじく) là một cuộn giấy treo của Nhật Bản thường được gắn với các mép vải lụa trên phong nền có thể cuộn lại để cất giữ. Chabana (茶花ーちゃばな) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. “Cha”, theo nghĩa đen là Trà và “bana” là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa. Phong cách của Chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Irori (囲炉裏 ・居炉裏 いろり) là bếp có hình dạng hố vuông đặt âm sàn, thường được làm bằng gỗ hoặc đá. Bên trong chứa tro và cát. Dùng để nấu nước pha trà. Kougou (香合 - こうごう) thường được đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng. Trầm hương có tác dụng làm cho căn phòng có được mùi hương thoang thoảng phảng phất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người được thư giãn tinh thần, thoải mái dễ chịu. 3.2 Dụng cụ pha trà Kama-nồi đun nước: quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Tetsubin-ấm đun nước: thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát. Natsume-hộp đựng trà: làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân. Natsume có thể được trang trí hoa văn bên ngoài và trong buổi trà đạo hoa văn này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Chasaku-thìa xúc trà: Làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán Chasaku là khấc tre, và người cầm Chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. 1283
  4. Chasen-dụng cụ pha trà: Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt. Chakin-khăn lau: Làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng. Shaku-gáo múc nước: Dùng để múc nước nóng từ nồi đun vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi. Kensui: Là dụng cụ để nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… nhưng trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ. Chawan-bát trà: Bát trà được làm bằng gốm, là những chiếc bát thô sơ giản dị, và hơn nữa là được làm bằng tay. Chiếc bát trà không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “Tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”. 3.3 Bánh khi thưởng trà và trang phục trong Trà đạo Người ta dùng bánh Wagashi trong Trà đạo cũng tượng trưng cho lòng hiếu khách của Teishu người chủ trì tiệc trà. Sự hiện hữu của Wagashi là không thể thiếu. Đối với các buổi tiệc Trà tại nhà theo truyền thống, điều đặc biệt, chủ nhà và những vị khách tham gia tiệc trà đều phải mặc trang phục Kimono truyền thống. Đối với các dịp trang trọng, khách tham dự nên lựa chọn trang phục để phù hợp với không khí của buổi lễ trà. Trong tiệc trà Hatsugama (初釜) được tổ chức khi chiếc ấm được mở lần đầu tiên trong năm mới, vì khá trang trọng nên lựa chọn Furisode – là kimono chỉ dành cho các cô gái độc thân. Còn Houmongi – là kimono dành cho các cô gái đã kết hôn, thay thế cho Furisode. Ngoài ra, trong tiệc trà được tổ chức vào một ngày cố định hàng tháng gọi là Tsukikama (月釜) thì có thể lựa chọn Edo Komo – kimono đời thường mặc hàng ngày. Ngoài ra, trang phục mặc trong các buổi học trà đạo cũng cần lưu ý. Trong các nghi thức mô phỏng quy trình cho khách thưởng trà thì không yêu cầu trang phục trang trọng. Bất cứ ai có cơ hội trải nghiệm một buổi trà đạo nên cố gắng thực hiện các thao tác phù hợp. Lưu ý tránh mặc váy ngắn, quần jean và trang phục thiếu vải. Không nên ăn vận quá lòe loẹt và xức lên mình hương thơm quá gắt. Bởi làm như vậy dễ khiến người thưởng trà bị mất tập trung và không thể trải nghiệm trà thật trọn vẹn. 4. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG TRÀ ĐẠO Phải thay vớ bằng 1 đôi vớ trắng mới, sạch sẽ. Đây là loại vớ sử dụng khi mặc Kimono và được gọi trong tiếng Nhật là Tabi. Không đi chân trần trong trà thất. Phải cầm bằng hai tay. Đừng quên lời cám ơn. 1284
  5. Nhớ quay mặt trước chén trà ra ngoài. Ngồi quỳ khi uống trà. Hạn chế nói chuyện riêng. 5. SỰ HIẾU KHÁCH CỦA TRÀ ĐẠO (OMOTENASHI) “Omotenashi” có thể nói là một thuật ngữ phổ biến hiện nay. Trong tiếng Nhật, Omotenashi có nghĩa là tận tâm, đối đãi hoặc dịch vụ. Trong thực tế, Omotenashi còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn. Cụ thể là: 設い (shitsurai): là sự chuẩn bị hoàn hảo khi đón tiếp khách hàng; 装い (yosoi): là trang phục, diện mạo của người làm trong ngành dịch vụ; 振る舞い (furumai): là cử chỉ, hành động bao gồm hoạt động chào hỏi, chăm sóc khách hàng. Hơn nữa, những lời dạy của Senrikyu – người đặt nền móng cho văn hóa Omotenashi Nhật Bản được phản ánh mạnh mẽ trong trà đạo. Quy tắc gồm: - Trà ngon như cơm áo (nghĩ đến hoàn cảnh và tình cảm của khách). - Đặt than vào nước sôi (cần chuẩn bị chính xác bằng cách nhấn giữ các điểm). - Mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông (lòng hiếu khách sử dụng các công cụ và đồ ngọt để người đối diện cảm thấy thoải mái). - Sống như thể bông hoa trên cánh đồng (thể hiện bản chất bằng cách tận dụng vẻ đẹp và sức sống ban đầu của bông hoa). - Đặt thời hạn sớm (làm mọi thứ trong lòng mà không bỏ qua việc chuẩn bị). - Chuẩn bị cho dù trời không mưa (chuẩn bị thật kỹ cho quy trình để có thể linh hoạt ứng phó bất cứ lúc nào). - Hãy quan tâm đến khách của bạn (chủ, khách và khách cũng nên tôn trọng nhau và quan tâm đến nhau). KẾT LUẬN Trà đạo đã ảnh hưởng rất lớn trong đời sống người dân Nhật Bản, là một nét đẹp truyền thống, được lưu truyền và gìn giữ qua các thế hệ. Bên cạnh đó, Trà đạo đã góp phần hình thành nên những con người với tính cách điềm tĩnh và thanh cao, có lẽ điều đó đã tạo nên sự khác biệt giữa con người Nhật Bản với những quốc gia khác. Thêm vào đó là đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo và ngăn nắp khi thực hiện từng hành động trong một chuỗi thao tác nhỏ của một buổi tiệc trà. Vì thế, Việt Nam cần tiếp thu những điều tốt đẹp đó để góp phần làm phong phú nên nền văn hoá Việt Nam của chúng ta. 1285
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] "お茶会にどのきものを着ればいいの? 気を付けるべきマナーとは? | きもの着方教室 いち瑠". 2021. きもの着方教室 いち瑠 |. Tôi nên mặc kimono nào cho bữa tiệc trà? Các nghi thức cần chú ý là gì?.Chiến dịch Dải băng hồng. Công ty TNHH Ichizo, Nhật Bản https://ichiru.net/column/which-kimono-should-i-wear-for-tea-party/ [2] "茶道で着る着物には、どんなルールや決まり事がある?【着物編】 - 晴れ着の丸昌横浜店 晴れ 着のアレコレ". 2019. 晴れ着の丸昌横浜店 晴れ着のアレコレ Marusho Yokohama, Các quy tắc và quy đinh đối với Kimono mặc trong trà đạo là gì? https://www.hareginomarusho.co.jp/contents/kimono/1105/ [3] "Trà Thất Trong Trà Đạo Nhật Bản - DIVA Gốm Sứ". 2016. DIVA Gốm Sứ. Vân Nguyễn, Trà Thất trong Trà Đạo Nhật Bản, 06/2016 http://gomsu.divashop.vn/tra-that-trong-tra-dao-nhat-ban [4] “Những Dụng Cụ Pha Trà Cơ Bản Trong Nghệ Thuật Trà Đạo” Tạp chí văn hóa nghệ thuật (www.vanhoanghethuat.org.vn), Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản – Đỉnh cao nghệ thuật trà Á Đông, 1973-2021 https://vanhoanghethuat.org.vn/tra-dao/tra-dao-nhat-ban.htm 1286
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0